Chương trình Tập làm văn (TLV) bậc học Trung học cơ sở (THCS) bao gồm 6 kiểu văn bản được xây dựng theo theo kết cấu đồng tâm với mục tiêu cụ thể ở từng lớp học. Sáu kiểu văn bản đã được giới thiệu khái quát về mục đích biểu đạt và phương thức biểu đạt ngay từ lớp 6. Theo quan điểm tích hợp, trong các đơn vị bài học học sinh (HS) được làm quen dần kiểu văn bản thông qua các văn bản trong phân môn văn học. Tuy không tách ra thành các kiến thức TLV, nhưng khi cho các em tìm hiểu văn bản, giáo viên đã phần nào giúp các em sơ bộ nắm được một số đặc điểm cơ bản của từng kiểu văn bản. Riêng phân môn TLV, ở vòng 1, chương trình lớp 6 và lớp 7, các em lần lượt nắm kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm bài văn của các kiểu văn bản theo trình tự sau:
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học Tập làm văn lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chương trình Tập làm văn (TLV) bậc học Trung học cơ sở (THCS) bao gồm 6 kiểu văn bản được xây dựng theo theo kết cấu đồng tâm với mục tiêu cụ thể ở từng lớp học. Sáu kiểu văn bản đã được giới thiệu khái quát về mục đích biểu đạt và phương thức biểu đạt ngay từ lớp 6. Theo quan điểm tích hợp, trong các đơn vị bài học học sinh (HS) được làm quen dần kiểu văn bản thông qua các văn bản trong phân môn văn học. Tuy không tách ra thành các kiến thức TLV, nhưng khi cho các em tìm hiểu văn bản, giáo viên đã phần nào giúp các em sơ bộ nắm được một số đặc điểm cơ bản của từng kiểu văn bản. Riêng phân môn TLV, ở vòng 1, chương trình lớp 6 và lớp 7, các em lần lượt nắm kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm bài văn của các kiểu văn bản theo trình tự sau:
Lớp 6:
- Học kì I: Văn bản tự sự
- Học kì II: Văn bản miêu tả, Văn bản hành chính - công vụ (viết đơn)
Lớp 7:
- Học kì I: Văn bản biểu cảm
- Học kì II: Văn bản nghị luận, Văn bản hành chính công vụ ( văn bản đề nghị và văn bản báo cáo)
Như vậy, kết thúc vòng một, HS THCS đã có các kiến thức và kĩ năng cơ bản của 4 kiểu văn bản chính và làm quen với một loại văn bản của kiểu văn bản điều hành. Đến vòng hai, ở chương trình lớp 8, HS được học lại kiểu văn bản tự sự với yêu cầu nâng cao bằng nội dung kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm; tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của văn bản thuyết minh, rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh với yêu cầu sử dụng các phương pháp thuyết minh; được học lại văn bản nghị luận với yêu cầu nâng cao: Sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận. Đến chương trình lớp 9, học sinh được học lại 4 kiểu văn bản: thuyết minh, tự sự, nghị luận và hành chính công vụ. Trong đó, văn bản hành chính công vụ được học thêm các loại văn bản báo cáo, văn bản hợp đồng, thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. Ba kiểu văn bản còn lại có các yêu cầu nâng cao, hoàn thiện, sát với thực tế giao tiếp. Đây là một thuận lợi cơ bản cho cả giáo viên và HS, nhưng không phải là dễ nắm bắt yêu cầu nâng cao và rèn luyện kĩ năng làm bài văn với các yêu cầu nâng cao đó. Một thực tế đáng quan tâm ở các đơn vị trường học là đội ngũ giáo viên dạy lớp 9 là đội ngũ nòng cốt của trường, có trình độ chuyên môn tốt nhất, nên thường được phân công giảng dạy lớp 9 CCGD liên tục cho đến khi chuyển sang chương trình lớp 9 thay sách lần này. Những giáo viên đó ít được phân công giảng dạy các lớp thay sách, đặc biệt là không “đuổi” theo chương trình. Do vậy, tuy có trình độ chuyên môn tốt, nhưng vì những lí do trên, việc nắm bắt mục tiêu chung của bộ môn và mục tiêu cụ thể của phân môn TLV nói chung, đối với từng kiểu văn bản ở từng lớp có khi chưa sát, dẫn đến việc thực hiện mục tiêu dạy học các kiểu văn bản được cơ cấu trong chương trình lớp 9 với các yêu cầu nâng cao cũng gặp khó khăn.
Nắm tình hình đó, Ban chỉ đạo bồi dưỡng thay sách lớp 9 của Sở đã phân công chúng tôi nghiên cứu trước chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy phân môn TLV lớp 9 báo cáo cho đội ngũ giáo viên Ngữ văn trong đợt bồi dưỡng thay sách. Nội dung đề tài này vừa là nội dung cơ bản của báo cáo chuyên đề phân môn TLV lớp 9 trong đợt bồi dưỡng hè 2005, vừa có những nội dung đề xuất sau hợn một năm chúng tôi trực tiếp giảng dạy và tham gia công tác thanh tra chuyên môn giáo viên Ngữ văn trong thành phố theo phân công của Sở .
Chúng tôi tập trung vào ba kiểu văn bản chính: Thuyết minh, Tự sự và Nghị luận. Hi vọng rằng tài liệu này phần nào giúp cho quí thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9 có thêm thông tin để giúp cho các em HS hoàn thiện kĩ năng làm bài văn thuộc ba kiểu văn bản trên. Đồng thời hi vọng có thể giúp cho quí thầy cô giảng dạy các kiểu văn bản này ở các lớp 6, 7, 8 có định hướng hướng dẫn các em rèn luyện, hình thành các kĩ năng cơ bản của ba kiểu văn bản này làm cơ sở vững chắc cho việc học TLV ở lớp 9.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Mục tiêu cần đạt của phân môn:
Lớp 9 là lớp cuối của vòng hai, đồng thời cũng là lớp cuối cùng của cấp THCS nên có một vị trí vô cùng quan trọng: vừa phải tổng kết được những kiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện trong bốn năm học, vừa phải chuẩn bị tốt tiềm lực cho HS học lên Trung học phổ thông. Để đảm bảo vai trò chung đó, phân môn TLV nhận lãnh trách nhiệm khá nặng nề. Mục tiêu chung của phân môn là hoàn thiện kĩ năng các kiểu văn bản chủ yếu trên cơ sở củng cố các đăc điểm cơ bản được rèn luyện ở các lớp dưới, hoàn thiện kĩ năng tạo lập văn bản với các yêu cầu nâng cao được đưa thêm vào ở chương trình lớp 9. Mục tiêu cần đạt của từng kiểu văn bản cần xác định cụ thể như sau:
Văn bản thuyết minh: Rèn luyện kĩ năng mô tả sự vật đúng đặc điểm, bản chất của nó; bài văn thuyết minh phải sinh động và hấp dẫn người đọc, người nghe.
Văn bản tự sự: Rèn luyện kĩ năng tóm tắ văn bản tự sự theo các ngôi kể khác nhau, mạch kể khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính liên tục, tính qui trình và mối quan hệ giữa các sự kiện; kĩ năng kể chuyện sinh động, hấp dẫn và bày tỏ được thái độ, suy nghĩ của người kể (thông qua nhân vật, vai kể của người kể chuyện).
Văn bản nghị luận: Rèn luyện năng lực đọc, viết văn bản nghị luận cho học sinh ở cả 4 dạng bài nghị luận.
2. Những điểm mới và khó trong chương trình Tập làm văn 9 :
2.1 Nội dung dạy - học :
Trong chương trình Tập làm văn, Ngữ văn 9 thay sách học sinh được học 4 kiểu văn bản chính với các nội dung cơ bản sau :
1. Văn bản thuyết minh :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Văn bản tự sự :
Kết hợp miêu tả.
Kết hợp nghị luận
Người kể
Đối thoại, độc thoại
3. Văn bản nghị luận :
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích )
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
4. Văn bản hành chính công vụ :
Biên bản
Hợp đồng
Thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi.
Ở chương trình Tập làm văn lớp 9 CCGD trước đây học sinh được học 3 kiểu bài cụ thể : Bình luận, Phân tích tác phẩm và Báo cáo. Như vậy so với chương trình cũ, học sinh được học nhiều nội dung hơn, toàn diện và sâu sắc hơn.
2.2. Những điểm mới, khó và các định hướng dạy học:
Trong chương trình mới có 4 kiểu văn bản, trong đó tập trung vào 3 kiểu văn bản chính : Văn bản thuyết minh, văn bản tự sự và văn bản nghị luận. So với chương trình lớp 9 cũ có hai kiểu văn bản mới được đưa vào, nhưng so với cơ cấu chương trình mới của cả cấp học thì không mới về kiểu văn bản mà chỉ là sự củng cố và nâng cao phù hợp với yêu cầu rèn luyện, hoàn thiện các kĩ năng theo mục tiêu của cả môn học.
Để đáp ứng tốt yêu cầu, mục tiêu dạy học 3 kiểu văn bản nêu trên chúng ta cần nắm vững một số điểm sau :
2.2.1. Khái niệm kiểu văn bản :
Khái niệm kiểu văn bản là một vấn đề mới, là một khái niệm cơ bản, bao gồm mục đích (đích ) biểu đạt và phương thức biểu đạt. Kiểu văn bản được thể hiện hoặc sử dụng từng yếu tố vào các thể loại văn học hoặc kiểu văn bản khác. Ví dụ : Kiểu văn bản nghị luận có đích biểu đạt là phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra; phương thức biểu đạt của kiểu văn bản nghị luận là lập luận. Trong thực tế, khi tìm hiểu các văn bản không thuộc kiểu văn bản nghị luận chúng ta vẫn thấy : hoặc kiểu văn bản nghị luận được thể hiện trong kiểu văn bản tự sự ( Tiểu thuyết Ê-min hay Về giáo dục của Ru-xô), hoặc chỉ sử dụng yếu tố lí lẽ để lập luận nhằm bộc lộ suy nghĩ trong một đoạn văn ngắn của văn bản ( Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao : Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…)
Khi dạy học lại ba kiểu văn bản thuyết minh, tự sự và nghị luận, chúng ta cần chú ý cho học sinh nhắc lại khái niệm kiểu văn bản, nhưng không theo kiểu thuộc lòng, mà chỉ cần các em nắm được đích biểu đạt và phương thức biểu đạt của kiểu văn bản đó.
2.2.2. Ba kiểu văn bản chủ yếu :
Trong chương trình HKI, HS sẽ được học 2 kiểu văn bản thuyết minh và tự sự
2.2.2.1. Văn bản thuyết minh :
Vận dụng khái niệm kiểu văn bản ta xác định được văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là trình bày các tri thức khách quan chính xác về con người, sự vật, phương pháp… bằng 6 phương pháp nêu định nghĩa, liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, phân loại, dùng số liệu. Kiểu văn bản này được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực. Với cơ cấu 2 vòng theo hướng đồng tâm và đồng qui của chương trình cấp học, chương trình Tập làm văn 9 vừa củng cố, vừa nâng cao về kiến thức và kĩ năng. Trong 3 tuần đầu của chương trình, ngoài yêu cầu củng cố, điểm mới, cũng là yêu cầu nâng cao đựoc bố trí trong 4 tiết tìm hiểu, luyện tập và 2 tiết viết bài.
- 2 tiểt Tìm hiểu và luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Yêu cầu cần đạt khi dạy hai tiểt này là giúp các em thấy được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh giúp cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn hơn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc, từ đó hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng vận dụng thích hợp một số biện pháp nghệ thuật khi làm bài thuyết minh. Biện pháp nghệ thuật dược vận dụng trong bài thuyết minh có thể sử dụng biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, tưởng tượng sau khi hướng dẫn học sinh thực hành qui nạp từ ngữ liệu Hạ Long- Đá và Nước (cần lưu ý rằng ngữ liệu này trích trong bài viết của Nguyên Ngọc phục vụ cho các hướng dẫn viên du lịch thuộc Ban quản lí thắng cảnh Hạ Long chứ không phải là một bài tuỳ bút, do vậy tính chất thuyết minh khá rõ ràng); hoặc xây dựng chuyện kể tưởng tượng khi hướng dẫn các em thực hành luyện tập ngữ liệu Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh. Trong quá trình dạy, giáo viên cần lưu ý cho các em là các biện pháp nghệ thuật chỉ sử dụng như phương tiện bổ trợ làm nổi bật đối tượng thuyết minh, không biến bài thuyết minh thành bài kể chuyện hay biểu cảm, nghĩa là vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh. Đồng thời, cũng cho học sinh xác định được rằng không phải loại bài thuyết minh nào cũng có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nếu không cần tới tính giải trí. Ví dụ thuyết minh phương pháp không thể sủ dụng biện pháp nghệ thuật.
- 2 tiết Tìm hiểu và luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Yêu cầu cần đạt khi dạy hai tiết này là giúp học sinh củng cố lại lí thuyết về văn thuyết minh : Xác định đúng đối tượng thuyết minh, các đặc điểm chính của đối tượng cần phải được trình bày đúng, khách quan. Phải cho biết đối tượng là gì, như thế nào, có ích, có hại ra sao; sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn, làm cho đối tượng thuyết minh cụ thể, nổi bật và gây ấn tượng (ở một số đặc điểm, chi tiết nào đó cần thiết). Yếu tố miêu tả sử dụng phổ biến hơn trong văn thuyết minh, nhất là thuyết minh về các sản vật, danh lam thắng cảnh, con người…, nhưng nếu sử dụng yếu tố miêu tả không hợp lí, bài văn thuyết minh dễ trở thành bài văn miêu tả. Đây là điều giáo viên cần hết sức lưu ý cho học sinh.
- 2 tiết Bài văn thuyết minh kết hợp các biện pháp nghệ thuật và miêu tả.
Sách giáo khoa đã cho 4 đề bài tham khảo và đề ra yêu cầu cơ bản cho học sinh. Để giúp các em làm tốt các đề văn thuyết minh đó, có lẽ giáo viên nên có những định hướng cho từng đề trong khi dạy các tiết tìm hiểu, luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh ở hai tuần đầu.
Để học sinh phát huy tính chủ động, tích cực của mình, phát huy tối đa khả năng làm bài văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả, giáo viên nên định hướng cho các em mô hình dàn ý:
Ví dụ với đề bài Thuyết minh một loài cây thân thuộc ở quê em, có thể cho các em tham khảo mô hình sau:
Sử dụng biện pháp nghệ thuật: Loài cây kể chuyện về mình
Mở bài: Loài cây giới thiệu chung về mình và vai trò của nó trong đời sống ở quê hương người thuyết minh.
Thân bài: Loài cây giới thiệu, trình bày lần lượt từng đặc điểm của mình, về:
a) Đặc điểm về hình dáng, nguồn gốc giống loài, điều kiện sinh sống về khí hậu, thổ nhưỡng (Sử dụng yếu tố miêu tả hình dáng)
b) Đặc điểm về quá trình sinh trưởng, tập tính (Sử dụng yếu tố miêu tả các giai đoạn sinh trưởng)
c) Đặc điểm về công dụng của nó trong đời sống tinh thần và vật chất của người dân quê. (Sử dụng yếu tố miêu tả một sản phẩm do loài cây mang lại)
Kết bài: Loài cây khẳng định sự gắn bó của mình với đời sống ở quê hương người thuyết minh.
2.2.2.2. Văn bản tự sự :
Cũng như văn bản thuyết minh, các tiết học về văn bản tự sự được bố trí ở lớp 9 nhằm mục đích củng cố và nâng cao. Trong quá trình dạy, giáo viên cần cho các em nắm chắc lại nội dung khái niệm kiểu văn bản tự sự : Văn bản tự sự nhằm đích tái hiện các sự việc diễn ra trong tính liên tục, tính quá trình và có các mối liên hệ nào đó. Phương thức biểu đạt chủ yếu là kể việc. Ngoài sự việc, văn bản tự sự còn phải có nhân vật. Nhân vật là tiêu điểm suy nghĩ, đánh giá của ngưòi viết, cho nên có ý nghĩa quan trọng. Giữa nhân vật và sự việc có mối liên hệ hữu cơ, nhân vật làm ra sự việc ( hành động ), sự việc thuyết minh bản chất nhân vật. Chương trình bố trí 14 tiết cho kiểu văn bản này, bao gồm : 1 tiết củng cố và rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, 1 tiết củng cố về vai trò người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự và các tiết thiên về nâng cao với các nội dung cụ thể sau :
- 1 tiết tìm hiểu Miêu tả trong văn tự sự
Yêu cầu cần đạt của tiết học là giúp HS tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự và rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự. Đặc biệt, miêu tả nhân vật (tốt hoặc xấu) là nhắm bày tỏ thái độ đối với đời.Tất nhiên phải cho HS ý thức được rằng trong văn bản, việc kể việc và trình bày diễn biến của sự việc vẫn là chính, miêu tả nhân vật, cảnh vật, sự việc chỉ có tác dụng giúp cho chuyện kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc. Tiết học bố trí trong tuần này còn phục vụ cho yêu cầu tích hợp với việc tiếp nhận các đoạn thơ sử dụng nhiều yếu tố miêu tả nhân vật và cảnh vật trong Truyện Kiều.
- 2 tiết Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
SGK cho 4 đề bài tham khảo. Các đề này rất phù hợp với yêu cầu tự sự kết hợp miêu tả. Các đề bài tạo điều kiện cho HS dễ dàng trong việc chọn đề tài cụ thể, phù hợp với sở trường của mình. Nhưng để HS thực hiện theo đúng yêu cầu, giáo viên cần có những định hướng rõ về phương pháp, giúp các em tránh được tình trạng lạm dụng yếu tố miêu tả làm nhoè sự việc và mạch kể chuyện.
- 1 tiết tìm hiểu Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Đây là một nội dung hoàn toàn mới đối với HS về mặt phương pháp, bởi trong quá trình học về văn tự sự từ bậc Tiểu học, đến lớp 6, lớp 7 và lớp 8 thay sách lần này HS đã được học nhiều văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật, nhưng chưa được tìm hiểu về phương pháp một cách chính thức. Trong khi đó đây lại là một vấn đề rất thường gặp khi tìm hiểu, phân tích văn bản tự sự không chỉ trong chương trình THCS. Vì thế yêu cầu cần đạt của tiết này là giúp các em phân biệt được đối tượng miêu tả bên ngoài là những gì quan sát trực tiếp được, còn đối tượng miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật…những gì không thể quan sát trực tiếp được. Các văn bản tự sự thuộc chương trình Ngữ văn 8 có nhiều đoạn miêu tả nội tâm nhân vật rất đặc sắc, giáo viên có thể gợi lại để các em có điều kiện thẩm thấu văn bản hơn. Tẩt nhiên tiết học này cũng phục vụ thiết thực cho việc học các đoạn trích Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên theo hướng tích hợp trục ngang của chương trình Ngữ văn 9. Dạy học tiết này, giáo viên cố gắng giúp các em định hướng được các biện pháp miêu tả nội tâm: miêu tả nội tâm thông qua miêu tả ngoại cảnh (đoạn trích Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích…), miêu tả nội tâm thông qua cử chỉ, hành động (đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ); miêu tả trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật bằng từ ngữ.
- 1 tiết tìm hiểu Nghị luận trong văn tự sự
- 1 tiết Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Yêu cầu cần đạt của 2 tiết này là giúp HS nắm được việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự khi cần thuyết phục và kêu gọi người đọc về một vấn đề, người viết nêu các ý kiến, nhận xét, triết lí, lí lẽ, dẫn chứng, diễn đạt bằng các câu và từ ngữ mang màu sắc lập luận ( đoạn lập luận trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ). Trên cơ sở đó giáo viên giúp HS nhận ra các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với những đề tài gần gũi. Cần phải cho học sinh xác định rõ đây là một yếu tố quan trọng giúp người kể chuyện thể hiện được thái độ, sự nhận xét, đánh giá của mình về sự việc, nhân vật hướng tới làm rõ chủ đề câu chuyện.
- 1 tiết tìm hiểu về Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật trong tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện : ngoại hình, trang phục, nội tâm, hành động, ngôn ngữ… Ở các lớp 6, 7, 8 HS được học về miêu tả nhân vật ở các mặt ngoại hình, hành động, trang phục…Chương trình lớp 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật là một phương diện nghệ thuật giúp nhà văn khắc hoạ tính cách và phẩm chất nhân vật khá rõ nét. Đồng thời, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, câu chuyện có tính thực hơn, sống động hơn. Do vậy yêu cầu cần đạt của tiết học là giúp các em nhận diện, thấy được vai trò và tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, từ đó biết rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố này khi xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự. Về mặt phương pháp luận thì đây là vấn đề mới, nhưng về thực tế, trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm văn học là văn bản tự sự, các em ít nhiều đã được làm quen với việc phân tích yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. Vì thế để HS dễ dàng hơn khi học tiết này, giáo viên có thể dẫn lại một số đoạn văn trong các văn bản tự sự học ở lớp 8 hoặc một số câu thơ miêu tả ngôn ngữ đối thoại của Mã Giám Sinh, Từ Hải, Lục Vân Tiên… miêu tả ngôn ngữ độc thoại của Kiều…Đây cũng là thao tác tích hợp rất có hiệu quả. Điều lưu ý là thời lượng sử dụng cho thao tác này phải phù hợp với yêu cầu tiết dạy.
- 1 tiết Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Yêu cầu của tiết luyện nói đã khá quen thuộc với HS. Cái khó của tiết này là vừa phải luyện tập các kĩ năng nói chung về nói, vừa phải góp phần củng cố các kiến thức, kĩ năng về tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Để đạt yêu cầu của tiết học, giáo viên cần làm tốt việc hướng dẫn, phân công HS chuẩn bị theo các đề bài đã cho trong mục 1 của tiết học. Trong 3 đề bài của SGK đề 1 thiên về miêu tả nội tâm, đề 2 thiên về nghị luận, đề 3 kết hợp cả nghị luận và miêu tả nội tâm. Việc xác định mức độ yêu cầu của đề giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc phân công chuẩn bị ở nhà theo từng đối tượng. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà nên phân công các em làm việc theo nhóm có đủ các loại đối tượng về năng lực học tập, yêu cầu nhóm trưởng phân công các bạn có sức học trung bình chuẩn bị đề 1 và đề 2, các bạn khá và giỏi chuẩn bị đề 3. sau đó tổ chức họp nhóm trao đổi, góp ý, thống nhất dàn ý và phân công chuẩn bị nói trướcc lớp.
- 2 tiết Viết bài văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
SGK có 4 đề tham khảo với 4 mức độ yêu cầu khác nhau. Tùy theo chất lượng chung của đối tượng đại trà trong lớp, giáo viên chọn đề phù hợp để HS làm bài ( hoặc có định hướng rõ hơn về yêu cầu kết hợp ). Cũng như đối với các bài viết trước, muốn đạt hiệu quả cao GV cần định hướng, cho các em làm quen với những đề này khi học các tiết trước một cách hợp lí.
- 1 tiết tìm hiểu về Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Ở các lớp dưới HS được học về ngôi kể và việc chuyển đổi ngôi kể trong văn bản tự sự. Tiết học này có yêu cầu nâng cao hơn. Yếu cầu cần đạt là giúp các em hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. Thực chất đây là vấn đề điểm nhìn trong tự sự. Trong văn bản tự sự, người kể chuyện dù đứng ở ngôi kể nào cũng gắn liền với một điểm nhìn nhát định. Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn thông qua đôi mắt của nhân vật, ví dụ như người kể chuyện đứng ở vai ông giáo, ngôi thứ nhất trong truyện ngắn Lão Hạc. Điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn khách quan, không đi sâu vào tâm lí nhân vật, ví dụ như người kể chuyện trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Còn điểm nhìn thấu suốt là điểm nhìn mà người kể có mặt ở khắp mọi nơi, thấy tất mọi hành động, hiểu hết mọi tư tưởng, tình cảm của nhân vật và thường đưa ra các nhận xét về họ, ví dụ như người kể trong các truyện ngắn Làng, Lặng lẽ Sapa, Tắt đèn…Trong tiết học, 2 văn bản được sử dụng làm ngữ liệu tìm hiểu và luyện tập, người kể chuyện đứng ở hai điểm nhìn khác nhau. GV cần cho các em nhận rõ ưu điểm của từng điểm nhìn thông qua yêu cầu 2d/I và 2a/II. Từ đó giúp các em có cơ sở hơn khi tìm hiểu các văn bản tự sự. Sau khi các em đã thực hiện xong yêu cầu 2a/II, giáo viên có thể cho thêm ví dụ về điểm nhìn bên ngoài để các em có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò người kể chuyện, điểm nhìn trong văn bản tự sự. Từ việc tìm hiểu đặc điểm, tác dụng về vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự, giáo viên cần giúp các em có ý thức chọn người kể chuyện (đúng hơn là chọn điểm nhìn) hợp lí khi xây dựng một chuyện kể.
- 2 tiết Ôn tập Tập làm văn có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn chuẩn bị ở nhà cũng như hoạt động trên lớp, sao cho đạt được hai yêu cầu củng cố - nâng cao về hai kiểu văn bản thuyết minh và tự sự, tích hợp chặt chẽ với phần Văn và phần Tiếng trong chương trình HKI Ngữ văn 9.
- 3 tiết Trả bài viết
Ngoài yêu cầu chung của một tiết trả bài, GV cần chỉ rõ mức độ đạt yêu cầu của việc kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh ( bài viết số 1 ); sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự ( bài viết số 2 ); sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, các hình thức thoại trong bài văn tự sự ( bài viết số 3).
Về đề bài văn tự sự: Các đề bài tự sự trong sách giáo khoa có định hướng khá cụ thể. Với thói quen học “bài mẫu”, học sinh rất dễ sa vào tình trạng viết sẵn bài cho từng đề (nhất là khi giáo viên giới hạn đề cho mỗi bài viết). Điều này làm hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh. Do vậy, giáo viên nên giúp các em chủ đề (chứ không phải đề tài cụ thể) và xây dựng mô hình bài văn tự sự khi kể chuyện.
Ví dụ: Với đề mở Một kỉ niệm sâu sắc, có thể xác định một trong hai chủ đề:
- Chủ đề về tình cảm: câu chuyện thể hiện tình cảm sâu sắc (tình thương yêugiữ con người với nhau, tình cảm gia đình, tình bạn bè…).
- Chủ đề về giao tiếp, ứng xử : câu chuyện là một bài học sâu sắc về thái độ giao tiếp ứng xử với người thân, bạn bè…trong cuộc sống.
* Mô hình dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu lí do kể chuyện, khái quát sự việc và nhân vật.
Thân bài:
- Hoàn cảnh phát sinh câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu, lúc nào, liên quan tới ai? Dẫn dắt, xây dựng tình huống truyện sao cho hợp lí, bất ngờ. Chú ý sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm khi có tình huống xảy ra.
- Diễn biến câu chuyện: Xây dựng các sự việc nhỏ, các tình tiết hợp lí cho câu chuyện. Sử dụng yếu tố miêu tả để miêu tả nhân vật, cảnh vật, sự việc; sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm khi sự việc, chi tiết tác động đến tâm lí, tình cảm người kể chuyện hoặc nhân vật trong câu chuyện; sử dụng yếu tố nghị luận bày tỏ suy nghĩ, đánh giá về một sự việc, thái độ, lời nói của nhân vật hướng tới chủ đề.
- Kết thúc câu chuyện: Kết thúc hợp lí, có ý nghĩa. Nếu ở hoàn cảnh phát sinh câu chuyện có tình tiết thắt nút, thì ở phần kết thúc phải có tình tiết mở nút làm rõ ý nghĩa chủ đề câu chuyện.
Kết bài: Những suy nghĩ, tình cảm về kỉ niệm đó.
2.2.2.3. Văn bản nghị luận :
Đây là kiểu bài trọng tâm của HKII. Đích của kiểu văn bản nghị luận là thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết bằng phương thức đề xuất luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận. Điểm mới cơ bản về nghị luận là : Tạo điều kiện cho HS bàn bạc, phản bác, lập luận, nêu các ý kiến trái chiều để tăng cường tính chủ động, tích cực và giúp các em vận dụng linh hoạt các thao tác, các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận.
Chương trình và sách Tập làm văn trước đây chủ yếu yêu cầu học sinh giải thích, chứng minh, bình luận và làm sáng tỏ những chân lí có sẵn. Học sinh ít được bàn bạc, phản bác, lập luận, nêu những ý kiến trái chiều, thể hiện rõ cá tính và ý kiến độc đáo, chủ quan của mình. Sách Ngữ văn mới cần dạy cho HS biết cách tạo ra ý, làm phong phú và biết lập luận, phản bác để bảo vệ ý kiến của mình. Nghĩa là tăng cường rèn luyện tính chủ động, tích cực trong suy nghĩ của người học.
Sách Tập làm văn trước đây chia nhỏ và phân biệt các kiểu bài một cách máy móc và khô cứng. Làm văn mới chủ trương dạy cho học sinh năng lực vận dụng các thao tác làm văn một cách sáng tạo, linh hoạ
File đính kèm:
- Day hoc TLV 9.doc