Sáng kiến kinh nghiệm - Để dạy tốt môn giáo dục công dân ở trường THCS

 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện:

 Môn GDCD là môn học trực tiếp nhất là về công tác giáo dục ý thức, tư tưởng chính trị, đạo đức và pháp Luật: Vì môn GDCD cung cấp các tri thức về nhân sinh và làm người. Những tri thức này trực tiếp xây dựng tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức; trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Chính vì thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học này nên bản thân tôi mong muốn học sinh của mình phải có cái nhìn nghiêm túc và thật sự yêu thích môn GDCD. Thế nhưng có một thực trạng mà đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học này hiện nay phải thừa nhận vấn đề đó là: Học sinh còn học lơ là, chưa thật sự hứng thú, chưa vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Phần đông các em học qua loa đại khái là để đối phó với thầy cô giáo. Đặc biệt là sự suy giảm về đạo đức ở một bộ phận học sinh có sự gia tăng. Để trả lời những câu hỏi trên, bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy môn học này phải có một cách nhìn nhận một cách thấu đáo, sâu sắc về phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD. Do vậy làm thế nào để dạy và học tốt môn Giáo dục công dân, để công tác giáo dục. tư tưởng, đạo đức và pháp luật của môn học này nhằm phát huy tối đa và có hiệu quả cao nhất. Đây chính là điều mà tôi trăn trở và tâm quyết. Vì thế, tôi chọn đề tài: ‘‘ Để dạy tốt môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở ’’ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp đang giảng dạy môn Giáo dục công dân.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Để dạy tốt môn giáo dục công dân ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN ĐỂ DẠY TỐT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện: Môn GDCD là môn học trực tiếp nhất là về công tác giáo dục ý thức, tư tưởng chính trị, đạo đức và pháp Luật: Vì môn GDCD cung cấp các tri thức về nhân sinh và làm người. Những tri thức này trực tiếp xây dựng tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức; trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Chính vì thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học này nên bản thân tôi mong muốn học sinh của mình phải có cái nhìn nghiêm túc và thật sự yêu thích môn GDCD. Thế nhưng có một thực trạng mà đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học này hiện nay phải thừa nhận vấn đề đó là: Học sinh còn học lơ là, chưa thật sự hứng thú, chưa vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Phần đông các em học qua loa đại khái là để đối phó với thầy cô giáo. Đặc biệt là sự suy giảm về đạo đức ở một bộ phận học sinh có sự gia tăng. Để trả lời những câu hỏi trên, bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy môn học này phải có một cách nhìn nhận một cách thấu đáo, sâu sắc về phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD. Do vậy làm thế nào để dạy và học tốt môn Giáo dục công dân, để công tác giáo dục. tư tưởng, đạo đức và pháp luật của môn học này nhằm phát huy tối đa và có hiệu quả cao nhất. Đây chính là điều mà tôi trăn trở và tâm quyết. Vì thế, tôi chọn đề tài: ‘‘ Để dạy tốt môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở ’’ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp đang giảng dạy môn Giáo dục công dân. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Áp dụng và triển khai thực hiện ở tổ chuyên môn Văn – Sử - GDCD, đặc biệt là môn GDCD ở trường THCS xã Hàng Vịnh. 3. Mô tả sáng kiến: Để dạy tốt môn GDCD ở trường THCS, bản thân tôi luôn biết kết hợp công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức với pháp luật, đặc biệt là phải nắm chắc các nội dung: 3.1/ Đặc điểm và vị trí của môn GDCD ở trường THCS: a. Đặc điểm của môn GDCD là bao quát cái kiến thức về đạo đức và pháp luật: * Các kiến thức môn GDCD là rất giản đơn và sơ lược: Về quan hệ ứng xử trong gia đình. Quan hệ làng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội. Hiểu được các quy tắc pháp luật như: Quyền làm người, được học hành, quyền tự do, * Đặc điểm của chương trình môn học: Tôi luôn hiểu và nắm vững cấu trúc đồng tâm với các cấp hoc và lớp học nhằm phát triển một cách hệ thống giá trị, năng lực và nhân cách của học sinh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Về phần đạo đức cần nắm vững ba loại tri thức: Những khái niệm về tình cảm đạo đức: Tình cảm quê hương; lòng biết ơn;... Những khái niệm thuộc về ý trí kiến thức cao hơn như: Tính tự lập, tính kỷ luật, tính năng động và sáng tạo. Những kiến thức thuộc về hành vi đạo đức như: Tự rèn luyện bản thân về các mặt trí tuệ, thái độ và hành vi trong lao động; học tập và xây dựng quê hương đất nước. - Về phần pháp luật cần nắm hai loại tri thức ở mức sơ giản:Quyền và trách nhiệm của công dân Ngoài những nội dung trên tôi còn lưu ý những vấn đề sau: Môn GDCD là môn giáo dục trực tiếp về tư tưởng đạo đức và hành vi pháp luật cho học sinh. Vì vậy, môn GDCD truyền thụ tri thức, hình thành tình cảm, niền tin đạo đức, pháp luật và nhất là hình thành hành vi, thói quen đạo đức và pháp luật ở mỗi học sinh: Tri thức -> Xúc cảm -> Tình cảm -> Niềm tin -> Hành động -> Thói quen -> Hành vi đạo đức. - Việc quán triệt đặc điểm chương trình môn học sẽ giúp người giáo viên nắm vững hai nội dung: Sử dụng tri thức cần thiết, liên hệ thức tế để tạo sự hứng thú sinh động trong giảng dạy. Phương pháp và hình thức giảng dạy phải phù hợp với đối tượng như lứa tuổi, thời gian, cần tránh nhồi nhét hình thức và giáo dục tư tưởng chung chung. b. Vị trí của môn GDCD ở trường THCS: - Cung cấp những hiểu biết sơ giản và cần thiết về các khái niệm, về phạm trù đạo đức của con người. Như khái niệm đạo đức tập trung vào tình cảm đạo đức của một cá nhân, tư cách làm người, những thái độ hành vi ứng xử đúng đắn trong tất cả các mối quan hệ. - Trang bị cho học sinh những tri thức về nghĩa vụ và tránh nhiệm của công dân thông qua các tri thức hình thành cho học sinh bước đầu những quan điểm mới, những kiến thức tối thiểu làm người công dân, đặc biệt là công dân trong xã hội mới ngày nay. - Lĩnh hội kiến thức đạo đức sẽ giúp học sinh hình thành những quan niệm về ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó, học sinh có thái độ, hành vi tốt đẹp trong cuộc sống, đó là biết yêu ghét, lòng dũng cảm, khoan dung, lòng tự trọng, tính kỷ luật, - Lĩnh hội kiến thức pháp luật rõ hình thành cho học sinh những hiểu biết về quyền con người, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, để từ đó sẽ góp phần hình thành những hành vi mới trong cuộc sống của học sinh và làm lành mạnh của mối quan hệ xã hội. Đây chính là cơ sở để tiếp tục giúp học sinh nâng cao hơn ở các cấp học trên. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý đến nhiệm vụ của môn GDCD ở trường THCS để tránh hai khuynh hướng sau: Coi nhẹ môn GDCD là môn giáo dục tư tưởng chung chung thuần túy, ai cũng có thể dạy được. Tuyệt đối hóa môn GDCD coi nó là quan trọng nhất về mặt tư tưởng chính trị, coi nhẹ việc truyền thụ tri thức khoa học và liên hệ thực tiễn đời sống. 3.2/ Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức, chính trị: - Đây là một môn học khoa học, rộng mở và có tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Đó là lợi thế đặc biệt mà các môn học khác không có được. - Chính vì hiểu được đặc thù của môn GDCD về giáo dục tư tưởng đạo đức sẽ giúp cho việc xác định tầm quan trọng của bộ môn. Trước tiên, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học này phải quán triệt; lãnh đạo nhà trường phải nhìn nhận sâu sắc, thấu đáo phân công những giáo viên có kinh nghiệm, kỹ năng sống phong phú, có phương pháp và hình thức dạy học, có khoa học để phụ trách môn học này (Có thể giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân không đúng chuyên môn), ngoài xã hội phải đánh giá đúng vai trò và nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân. - Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một công tác then chốt để xây dựng đất nước. - Trong thực tế công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh chưa được đội ngũ giáo viên coi trọng, việc giáo dục tư tưởng cho học sinh chỉ chung chung chưa cụ thể. Đôi khi còn tách rời giáo dục tư tưởng đạo đức với môn Giáo dục công dân. - Phải xuất phát từ tri thức môn học để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức phải thông qua kiến thức bài giảng, không thể hô hào chung chung, nêu khẩu hiệu và lời kêu gọi, thoát li tri thức bài giảng.Như vậy, trên cơ sở của kiến thức, của khái niệm đó để hình thành tư tưởng cho học sinh. - Phải gắn việc giáo dục tư tưởng đạo đức của môn học với ngoài thực tiễn xã hội. Mỗi bài giảng với một tri thức nhất định, một khái niệm nhất định đều có ý nghĩa vận dụng của nó. - Giáo viên cũng cần phải lưu ý giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh đòi hỏi phải gắn bài giảng với các chủ đề lớn của xã hội, gắn với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ở từng thời điểm. - Mỗi bài giảng có nhiều khái niệm tri thức khác nhau. Do vậy, chúng ta phải có sự chuẩn bị và phân loại của chủ đề giáo dục phù hợp. 3.3/ Yêu cầu và nội dung công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức chính trị cho HS: a. Yêu cầu công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức chính trị cho học sinh: - Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức chính trị phải phù hợp với trình độ của học sinh. Đặc điểm kiến thức về đạo đức ở hệ trung học cơ sở là rất giản đơn thường gắn với thực tế để minh họa giảng giải chứ không nên đề cập đến vấn đề cao siêu. Cho nên giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh ở mức độ nhẹ nhàng, tự nhiên trên cơ sở giảng giải. - Giáo viên cũng cần lưu ý đế học sinh trung học cơ sở còn nhỏ tuổi, việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp và cảm tính nên giáo viên phải có phương pháp giáo dục thích hợp để từ đó học sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức, ý thức của bản thân. - Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực phù hợp với yêu cầu của thức tiễn xã hội hiện nay. b. Nội dung công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức chính trị cho học sinh: - Trên cơ sở kiến thức môn GDCD ở THCS giáo viên cần xác định những nội dung chính sau: Về đạo đức: Xây dựng những tình cảm và hành vi đạo đức. Về pháp luật: Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. - Giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc: Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn Giáo dục công dân đó là việc làm bắt buộc phải có. Giáo viên xuất phát từ khái niệm của đạo đức và pháp luật để hình thành những tình cảm, hành vi đạo đức và những hành vi vi phạm pháp luật. Phải cho học sinh hiểu khái niệm rồi mới nút ra ý nghĩa vận dụng hình thành tư tưởng tình cảm cho hoc sinh. Giáo dục tư tưởng đạo đức phải đáp ứng nhu cầu thiết thực của giáo dục học đường và xã hội ở địa phương. Giáo dục tư tưởng đạo đức phải phù hợp với đối tượng, với chương trình học. - Một bài giảng có tính giáo dục tốt là phải biết vận dụng, kết hợp các nguyên tắc trên và một số biện pháp sau: Biện pháp đưa các dẫn chứng thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng làm cho bài giảng phong phú, sinh động, để học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học. Biện pháp nêu gương: Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật, mỗi chủ đề cần đưa ra những gương tốt về ‘‘Người thật, việc thật’’ đồng thời đưa ra gương xấu (Nếu có) để học sinh tránh. Biện pháp cho hoc sinh đi thăm quan với các chủ đề về đạo đức và pháp luật (Nếu giáo viên tổ chức được biện pháp này thì đạt hiệu quả rất cao về tư tưởng đạo đức, ý thức chính trị). - Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp: Kích thích tư duy, thảo luận nhóm, 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Với thực trạng học sinh chưa thật sự nhận ra được ý nghĩa và vai trò quan trọng của môn GDCD, các em chỉ học để nắm nội dung mà chưa vận dụng vào thực tiễn vào đời sống hành ngày, cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy mà hiệu quả chưa cao trong việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh. Nhờ nắm vững những nội dung trên và kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy môn GDCD và đã gặt hái nhiều kết quả khả quan trong năm học vừa qua. Quan trọng hơn là phần đông học sinh của tôi trực tiếp giảng dạy đã ngày càng hoàn thiện hơn về đạo đức, thấu hiểu hơn về chính sách pháp luật của Nhà nước và ngày càng yêu thích học môn học này. Dưới đây là kết quả đạt được cụ thể như sau: Học sinh đạt HK và HL từ Tb trở lên của môn GDCD, năm học 2011 – 2012 mà tôi trực tiếp giảng dạy: 98,7% và HK I năm học 2012 -2013: 99,3%. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Áp dụng và triển khai thực hiện ở tổ chuyên môn Văn – Sử - GDCD, đặc biệt là môn GDCD ở trường THCS xã Hàng Vịnh. 6. Kiến nghị, đề xuất: - Kiến nghị với BLĐ cùng đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy, đặc biệt là GV giảng dạy môn GDCD quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS. - Đề xuất của tôi là mong được nhà trường và tổ chuyên môn cho phép được mở một chuyên đề với nội dung sáng kiến trên. Hàng Vịnh, ngày 18 tháng 03 năm 2013 Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết P. Hiệu trưởng Trần Đức Hương Phạm Duy Độ

File đính kèm:

  • doc_TSK __.doc
  • docDe ngh_ cong nhan SK.doc
Giáo án liên quan