Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - Hiểu tác phẩm truyện hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2

Chúng ta biết rằng cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa bậc THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng là vấn đề rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo nguyên tắc tích hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Do vậy người giáo viên với tư cách là người định hướng, tổ chức, dẫn dắt để học sinh nghiên cứu và rút ra định lượng kiến thức cần nắm phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS là môn được cấu tạo thành gồm 3 phân môn Văn, Tiếng việt và Tập làm văn, việc giảng dạy bộ môn này phải theo đặc trưng của từng phân môn. Ở phân môn Văn, khi giảng dạy một tác phẩm văn chương ( Thơ, truyện ) thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như những đặc trưng về thể loại văn chương đang học đồng thời khơi dậy trong tâm hồn học sinh những khả năng cảm thụ thơ văn. Muốn đạt được những điều đó thì người giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về đặc trưng thể loại, về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và đặc biệt phải thông qua một hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú, lô gíc kết hợp với các phương pháp, biện pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì kết quả giờ dạy sẽ được nâng cao.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - Hiểu tác phẩm truyện hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Đặt Vấn Đề Chúng ta biết rằng cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa bậc THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng là vấn đề rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo nguyên tắc tích hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Do vậy người giáo viên với tư cách là người định hướng, tổ chức, dẫn dắt để học sinh nghiên cứu và rút ra định lượng kiến thức cần nắm phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS là môn được cấu tạo thành gồm 3 phân môn Văn, Tiếng việt và Tập làm văn, việc giảng dạy bộ môn này phải theo đặc trưng của từng phân môn. ở phân môn Văn, khi giảng dạy một tác phẩm văn chương ( Thơ, truyện …) thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như những đặc trưng về thể loại văn chương đang học đồng thời khơi dậy trong tâm hồn học sinh những khả năng cảm thụ thơ văn. Muốn đạt được những điều đó thì người giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về đặc trưng thể loại, về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm … và đặc biệt phải thông qua một hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú, lô gíc kết hợp với các phương pháp, biện pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì kết quả giờ dạy sẽ được nâng cao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kỳ II cụm bài truyện hiện đại Việt Nam được đưa vào giảng dạy gồm 2 tác phẩm: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn (Bài 26) và Những trò lố hay là Va –ren và Phan Bội Châu của Nguyễn ái Quốc. Đây là những tác phẩm truyện ngắn hiện đại có những đặc trưng riêng so với các thể loại văn học khác. Vì vậy khi giảng dạy những tác phẩm này nếu không có sự chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng thì giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình truyền thụ tri thức, học sinh nắm bắt tác phẩm hời hợt không đầy đủ, hiệu quả giờ học sẽ khong cao. Trong quá trình giảng dạy cụm bài này tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giúp học sinh đọc - hiểu tác phẩm truyện hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 một cách có hiệu quả hơn. Đó chính là nội dung bản kinh nghiệm này. B. Giải quyết vấn đề: I. Những điều cơ bản cần lưu ý: 1. Những vấn đề cơ bản cần chú ý về truyện ngắn hiện đại: 1.1. Về thuật ngữ “truyện ngắn hiện đại”: “Theo từ điển thuật ngữ văn học truyện ngắn hiện đại là sản phẩm của một kiểu tư duy nghệ thuật mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện trong lịch sử văn học”. 1.2. Sự khác biệt giữa truyện ngắn hiện đại với truyện trung đại và với tiểu thuyết: - Truyện ngắn hiện đại ít nhiều khác với truyện trung đại bởi một bên viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại, một bên viết bằng chữ hán, một bên đã thiên về tính chất hư cấu, một bên còn thiên vào việc kể chuyện thật, do đó còn gần với kể, với sử. Một bên cốt truyện đã phức tạp hơn, một bên cốt truyện thường còn đơn giản. Một bên đã hướng vào việc khắc hoạ hình tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người, một bên còn thiên vào mục đích giáo huấn… - Truyện ngắn hiện đại cũng khác với tiểu thuyết ở chổ: ở tiểu thuyết dung lượng phản ánh cuộc sống khá rộng lớn nó “nó chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn nguyên vẹn của nó” trong khi truyện ngắn hiện đại “thường hướng tới việc khắc hoạ một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, hay đời sống tâm hồn của con người”. Nhân vật của tiểu thuyết thường phức tạp phản ánh nhiều mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của nhiều trạng thái tồn tại của con người, còn nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội ….truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Cốt truyện của tiểu thuyết được kết cấu đa chiều, đa tuyến, có thời gian cũng đa chiều đa tuyến và không gian cũng biến đổi phức tạp. Cốt truyện của truyện ngắn thường dựa vào trong một thời gian, không gian hạn chế. 1.3 Quá trình hình thành truyện ngắn hiện đại ở nước ta: - Truyện ngắn hiện đại ở nước ta bắt đầu hình thành chủ yếu từ đầu thế kỷ XX, nhưng tác phẩm được coi như mở đầu lại là Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản in năm 1887. Sau đó vào những năm 20 của thế kỷ XX thì bắt đầu phát triển và những người được coi là thành tựu về truyện ngắn ở giai đoạn đầu là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. - Vào những năm 1922 -1925 ở Pa ri xuất hiện cây bút truyện ngắn khá độc đáo lag Nguyễn ái Quốc. Truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc độc đáo trên phương diện nội dung tư tưởng cách mạng mới mẻ mà còn cả trên phương diện nghệ thuật viết truyện hiện đại - hiện đại hơn so với những truyện ngắn xuất hiện trong nước lúc bấy giờ. 2. Về vị trí tác giả và tác phẩm: 2.1. Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của những năm 20 đầu thế kỷ XX, là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu nhất của ông. Tác phẩm được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam bởi nhiều lẽ song trước hết là nó được viết bằng tiếng Việt hiện đại, mặc dù trong đó vẫn còn dấu ấn của ngôn ngữ văn học trung đại nói chung. Tác phẩm được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. 2.2.Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nỗi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh của Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ và nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có “Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu” tác phẩm được viết vào năm 1925 bằng tiếng Pháp , với tác phẩm này Nguyễn ái Quốc đã chứng tỏ cho người đọc thấy tài năng viết truyện ngắn rất hiện đại của mình cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật. 3. Về nội dung khái quát của tác phẩm: - ở văn bản sống chết mặc bay, tác giả Phạm Duy Tốn đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phởn xa hoa của lũ quan lại, qua đó mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Tác phẩm đã phối hợp sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp. - ở văn bản Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu của Nguyễn ái Quốc tác phẩm ra đời tháng 6 năm 1925 nhân sự kiện nhà ái quốc Phan Bội Châu bị bắt giam tại Huế chờ xử tử, trong khi Va-ren chuẩn bị sang nhận chức quan Toàn quyền Đông Dương. Viết truyện này Nguyễn ái Quốc vạch trần âm mưu thủ đoạn tàn ác của thực dân Pháp (qua điển hình nhân vật Va-ren) và cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1.Văn bản Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn) 1.1.Đọc -Tóm tắt – Bố cục: * Đọc văn bản: Cần phân biệt giọng các nhân vật: Giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, nạt nộ, bẳn gắt, sung sướng khi ù to; giọng thầy đề sợ sệt, khúm núm; giọng dân phu lo sợ, giọng kể tả của tác giả. * Kể tóm tắt nội dung truyện 1 lần ở ngôi kể thứ 3. Giải thích từ khó: Văn bản này có rất nhiều từ khó (40 từ) trên lớp chỉ tìm hiểu được một số từ như: núng thế, thẩm lậu, tỉnh mịch, đường bệ, chi chi ….những từ còn lại học sinh phải tìm hiểu ở nhà. * Bố cục: 3 đoạn Đoạn 1: “Gần 1 giờ đêm ……. đến khúc đê này hỏng mất” Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. Đoạn 2: “ấy lũ con dân. ….. đến điếu mày”( Trọng tâm miêu tả) Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê. Đoạn 3: đoạn còn lại Cảnh đê vỡ nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu. 1.2. Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản: ở phần này tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi tương ứng với mỗi bài nhằm giúp học sinh khai thác và nắm vững những giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. ? Đọc kỹ toàn truyện, theo dõi mạch truyện từ đầu đến cuối ta thấy tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào? Em hiểu gì về những biện pháp nghệ thuật đó? Hãy chỉ ra cụ thể trong tác phẩm? - Tác giả phối hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp. - Phép tương phản (còn gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra, những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau, để qua đó làm nỗi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính trong tác phẩm. - Phép tăng cấp trong nghệ thuật là việc lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong tác phẩm Sống chết mặc bay tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật. ? Phép tương phản và tăng cấp thể hiện như thế nào ở cảnh đê sắp vỡ và sự chống đỡ của người dân? ( Tìm chi tiết và so sánh) Theo dõi và so sánh các chi tiết ở bảng sau: Thế lực của tự nhiên Sự chống đỡ của con người -Trời mưa tầm tả - Đê núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu. - Trên trời mưa vẫn tầm tả trút xuống. - Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên - Thế đê khó cự nỗi với thế nước - Kẻ đội đất, kẻ vác tre nào đắp nào cừ bì bỏm dưới bùn ngập quá khuỷu chân. - Người nào người nấy ướt như chuột lột - Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng gọi nhau xao xác. - ai ai cũng mệt lữ cả rồi. - Sức người khó lòng địch nỗi với sức trời. - Phép tương phản giữa sức người nhỏ bé với sức trời to lớn làm cho khúc đê núng thế khó cự lại với thế nước. -Phép tăng cấp: * Về mức độ trời mưa: “trời mưa tầm tả” đến “trời vẫn mưa tầm tả trút xuống” *Về nguy cơ đê vỡ: “đê núng thế lắm” đến “ thế đê không sao cự lại được thế nước” * Về sức chống đỡ của con người: Từ chổ còn sức khoẻ (đội đất, vác tre, đắp…) với sự thúc giục của trống đánh, ốc thổi ….nhưng rồi ai ai cũng mệt lử cả. Bằng những phép tương phản và tăng cấp tác giả làm cho người đọc thấy được sự nguy cấp của khúc đê sắp vỡ và sự chống đỡ vừa khẩn trương căng thẳng, vừa vất vả của dân phu. ? Phép tương phản và tăng cấp được thể hiện như thế nào trong cảnh quan phụ mẫu và nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình? (tìm chi tiết so sánh với cảnh ngoài đê) Theo dõi và so sánh các chi tiét ở bảng sau: Cảnh ngoài đê Cảnh trong đình -Ngoài kia mưa gió ầm ầm dân phu rối rít. - Trăm nghìn dân phu vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến. - Ngoài kia lũ con dân chân lấm tay bùn trăm lo, nghìn sợ. - Tiếng kêu vang trời dậy đất - Có người nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! - Tiếng người kêu ầm ỉ, tiếng nước chảy xiết, một người nhà quê vào báo: - Đê vỡ mất rồi! - Nước tràn lênh láng cuốn trôi nhà cửa, ruộng đất, kẻ chết không nơi chôn, người sống không chổ ở - Trong này tĩnh mịch nghiêm trang lắm - Trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lại lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộ ràng, quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi. - Trong đình rất nhàn hạ đường bệ nguy nga, quan và nha lại ung dung êm ái, cười nói vui vẻ dịu dàng. - Quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chờ người ta bốc trúng quân bài của mình. - Ngài cắu mặt gắt: - Mặc kệ! - Quan quát to: Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày. Rồi bình thản hỏi thầy đề: Thầy bốc quân gì thế? - Quan ù to, sung sướng, hả hê, đắc ý. ? Hãy nhận xét tác dụng của phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ tới sinh mạng của người dân? Với nghệ thuật tương phản tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng “gần một giờ đêm. trời mưa tầm tã … nước sông lên to quá- hai ba đoạn đê đã thẩm lậu rồi không khéo thì vỡ mất”. Tính mạng “ con dân” cả vùng đang bị đe doạ nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi với cơn lũ thật khẩn trương vất vã, “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đát, vác tre, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Một bên là cảnh quan huyện “kẻ cha mẹ của dân” - có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì đang chểm chệ trong đình cách đó chừng bốn năm trăm thước, nhưng vững chải nước to cũng chẳng việc gì. Quan phủ và nha lại ung dung êm ái cười nói vui vẻ. Cảnh ngoài kia và trong này là hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương thì trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả.Trái với “ con dân” đang “trăm lo nghìn sợ”, quan phụ mẫu “uy nghi chểm chệ ngồi” như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy vô trách nhiệm chính là một tội ác. Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nguy nan của tính mạng người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. -Cùng với biện pháp tương phản, biện pháp tăng cấp đã được sử dụng để khắc hoạ bản chất vô lương tâm vô trách nhiệm của viên quan phủ mỗi lúc một tăng. Hắn đam mê tổ tôm đến mức quên cả việc mình đang đi hộ đê. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng 120 lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch trang nghiêm chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi “điếu mày”, tiếng “dạ”, “bốc”, “Bát sách” “ăn”, “ thất văn” ….. “phỗng”…. Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri nhân tính. “ Nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp”, hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng đê vỡ, quan mặt đỏ tía tai quát mắng “đê vỡ rồi rồi ông cách cổ chúng mày” rồi thản nhiên tiếp tục đánh bài chờ ù. Ván bài “ù to” quan sung sướng hả hê đắc chí còn dân chúng rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. ? Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật ( ngôn ngữ, hiện tượng, nhân vật….) của truyện sống chết mặc bay? Giá trị hiện thực: Bài văn phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của người dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”. Giá trị nhân đạo: Tác giả trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến. Giá trị nghệ thuật: Vận dụng thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp, ngôn ngữ sinh động, ngôn ngữ thể hiện cá tính nhân vật, câu văn sáng gọn, giọng văn khi tha thiết xúc động, khi cay độc mỉa mai…. ? Theo em bốn chữ “ Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì ? A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê. B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước đến nay trước cuộc sống của người dân quê. C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại. D. là một vế của câu thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Đáp án: A. ? Ngày nay nhà nước ta đã quan tâm giáp đỡ nhân dân chống thiên tai và nhân dân bị thiên tai như thế nào? (Thấy được tính ưu việt của xã hội XHCN Việt Nam) 2. Văn bản: Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu.(Nguyễn ái Quốc) 2.1 Xuất xứ của truyện: - Về Phan Bội Châu: ông bị kết án tử hình năm 1913, bị bắt cóc ở Trung Quốc năm 1925, bị kết án tù chung thân. Nhưng trước áp lực của phong trào đấu tranh của nhân dân, kẻ thù đã phải ân xá và giam lỏng ông ở Bến Ngự, xứ Huế cho đến ngày qua đời (1940). Người Huế gọi ông là “Ông già Bến Ngự”. Nay ở Huế, có lăng mộ thờ ông. -Về Va-ren: Đảng viên Xã hội Pháp, sau phản bội Đảng, được cử làm Toàn quyền Đông Dương thay Méc-lanh (trước đó bị nhà cách mạng Phạm Hồng Thái giết hụt, phải về nước). Trước ngày sang Đông Dương, ông tuyên bố sẽ quan tâm tới vụ Phan Bội Châu. Ngay lập tức, Nguyễn ái Quốc viết truyện này. 2.2. Đọc – Tóm tắt – Bố cục: *Đọc: Đọc lời kể chuyện vừa bình thản, vừa dí dỏm hài hước; chú ý đọc lời đối thoại của Va-ren, lời tái bút ….. với giọng phù hợp. *Bố cục: Có thể phân đoạn trích làm 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu …….đến Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù: Lời hứa của Va- ren. Đoạn 2: Nhưng chúng ta …..đến không hiểu Phan Bội Châu: Cuộc đối thoại giữa Va – ren và Phan Bội Châu. Đoạn 3: đoạn còn lại. Các nhân chứng nói về thái độ của Phan Bội Châu. *Tóm tắt tác phẩm:theo bố cục trên. 2.3. Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu tác phẩm: ở phần này tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi tương ứng với mỗi bài nhằm giúp học sinh khai thác và nắm vững những giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. ? Giải thích ý nghĩa cụm từ những trò lố, nhan đề ấy gợi cho người đọc suy nghĩ gì? -Những trò lố có nghĩa là những trò hề nhảm nhí, tồi tệ, kệch kỡm, mà người làm trò càng diến càng bộc lộ sự vô duyên và lố bịch, tức cười. -Nhan đề Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu hé trước người đọc đây là những trò hề, lố bịch hấp dẫn mà Va-ren đã diễn với Phan Bội Châu. ? Trò lố thứ nhất mà Va –ren đã diễn là gì? Trên đường sang nhận chức toàn quyền Đông Dương để trấn an vuốt ve nhân dân Việt Nam Va-ren đã “nữa chính thức hứa” sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Nhưng ngài chỉ muốn chăm sóc khi nào yên vị xong xuôi ở bên ấy đã. Hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài 4 tuần lễ. Trong 4 tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Thực chất đây là lời hứa dối trá, hứa để vuốt ve, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu – lời hứa đó thực chất là một trò lố.Tác giả đã mĩa mai sự quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa “nữa chính thức” của y không thực hiện lời hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan toàn quyền vụt biến mất. ? Trò lố tiếp theo diễn ra ở cuộc gặp gỡ diễn ra giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Để làm nỗi bật trò lố ấy tác giả đã xây dựng hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu trong sự tương phản đối lập nhau như thế nào ? (Tìm chi tiết so sánh) Theo dõi và so sánh các chi tiết ở bảng sau: Va - ren Phan Bội Châu - Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp - Tên chính khách đã bị đuổi ra khỏi tập đoàn.Con người ruồng bỏ quá khứ lòng tin giai cấp ->viên quan toàn quyền - Kẻ phản bội nhục nhã, bất lương. Nhưng thống trị. - Con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi phải thấy mặt bọn cướp nước mình. - Con người bị án tử hình vắng mặt. Con người bị đày đoạ trong nhà giam ngày đêm bị bóng dáng của máy chém đe doạ vì tội yêu nước -> bị tù đày. - Người cách mạng vĩ đại, vị anh hùng xã thân vì độc lập. Nhưng thất bại bị đàn áp. ? Bên canh sự đối lập trên tác giả còn khắc hoạ bản chất của nhân vật qua sự đối lập về số lượng lời văn giành cho từng nhân vật – em có nhận xét gì về số lượng lời văn dành cho từng nhân vật đó? Sự đối lập đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhân vật? Tác giả đã giành một số lượng từ ngữ lớn hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách của Va-ren. Còn Phan Bội Châu tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là bút pháp vừa tả vừa gợi rất thâm thuý, sinh động hứng thú. ? Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?. - Qua ngôn ngữ gần như độc thoại của Va- ren động cơ tính cách của Va-ren được bộc lộ rất rõ nét mọi lời Va-ren nói với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chỉ có dẫn chứng “ta” mà còn có cả dẫn chứng “tây”. Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác, rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta -vơ, A-lêch-xăng, A-ri–xtit… nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.? ? Để làm nỗi bật bản chất của Va-ren, tác giả đã xây dựng thành công cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Em có nhận xét gì về cuộc gặp gỡ đó ? -Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tộc tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt quyết liệt. Trong cuộc đối thoại đó chỉ có lời độc thoại của Va-ren. Va-ren sửng sốt vì tưởng y có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra người đối thoại cao sừng sững uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. ? Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va- ren ? -Trong cuộc đối thoại đó Phan Bội Châu chỉ giữ thái độ im lặng, nhưng đó là sự im lặng bằng vàng, nó thể hiện cao nhất sự phủ nhận đối với Va-ren và khẳng định tư thế hiên ngang ngạo nghễ của người anh hùng. ? Việc tác giả lồng vào lời tái bút có tác dụng gì? Tác giả còn khéo lồng vào lời tái bút (TB) khá thú vị. Chỉ cần đọc lời TB bao nhiêu “cơ sự” đều được phơi bày! Vậy là đủ Va-ren đã chịu sự thất bại nhục nhã trong khi Phan Bội Châu không nói gì nhưng chỉ cái mỉm cười và hành động nhổ nước bọt vào mặt viên toàn quyền đã đủ là tiếng tố cáo và căm giận tuột độ. Một người tử tù lại hiên ngang trong tư thế một người chiến thắng. ? Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng điêu luyện, bố cục chặt chẻ độc đáo hấp dẫn; khả năng tưởng tượng hư cấu phong phú; giọng văn sắc sảo hóm hỉnh. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn góp phần làm nỗi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn ái Quốc – thể hiện tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại. ? Cụm từ “ những trò lố” được tác giả dùng với dụng ý gì ? Trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren. Để gây sự chú ý ở người đọc. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc làm của mình. Để nói lên quan điểm của người đọc về việc làm của Va-ren. Đáp án: A III.Liên hệ: - Để hiểu thêm về bài sống chết mặc bay, có thể tham khảo một đoạn văn trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố ( từ Bóng cây ngã gần tường bao lan. Mặt trời chênh chếch nhòm vào gốc đa, gốc gạo …đến Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh …đánh chết vô tội vạ). Và trả lời câu hỏi: Trong đoạn trích có những cảnh tương phản nào? Việc xây dựng cảnh tương phản đó có ý nghĩa gì? - Để hiểu thêm bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có thể đọc thêm đoạn trích “văn minh” Pháp ở Đông Dương (trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập, tập hai NXB Chính trị quốc gia, H.,2000) và trả lời câu hỏi: Đoạn văn thể hiện nội dung gì mà bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã đề cập? C. Kết luận: Trong các giờ dạy học Ngữ Văn , tôi tin rằng từ những lời giảng thấu tình đạt lý cùng việc vân dụng các phương pháp dạy phù hợp, kết hợp sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên trong giờ dạy … học sinh sẽ tiếp nhận vẻ đẹp văn chương một cách tự nhiên thoải mái , biết khám phá hết những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua sự gợi dẫn của thầy. Đồng thời khi tiếp nhận không bị “gò ép” hay “thụ động”, “giáo điều”. Giờ lên lớp giữa thầy và trò phải thực sự cởi mở, chân tình… có như vậy thì giờ dạy Ngữ Văn mới mang lại hiệu quả cao. D.Kiến nghị -đề xuất Trên đây là một số vấn đề cần khai thác, vận dụng khi dạy những tác phẩm truyện ngắn hiện đại trong sách Ngữ văn 7 tập II. Thực tế thành công của một giờ dạy còn phụ thuộc rất nhiều vào sự linh hoạt của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học, và hoạt động tích cực của học sinh. Để có một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp cho từng bài học quả là vấn đề vô cùng khó. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình với sáng kiến: “ Đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2. Rất mong được sự bổ sung góp ý xây dựng của quý đồng nghiệp, của quý cấp chuyên môn để bàn kinh nghiệm của tôi thực sự bổ ích nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy, đưa chất lượng học sinh ngày một tiến lên. Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docSKKN doc hieu truyen hien dai.doc