Trong những năm học trước, phương pháp dạy học trong nhà trường được nhiều cán bộ giáo viên quan tâm.
Lý do chủ yếu là do phương pháp dạy học chậm được đổi mới giáo viên dạy còn sử dụng kiểu dạy học khó chấp nhận đó là kiểu dạy "Thầy đọc, trò chép", "Thầy nói, trò ghi", "Thầy truyền đạt, trò ghi nhớ", nhìn chung việc truyền thụ kiến thức mang tính chất "Nhồi nhét" học thụ động, dạy chay, dạy không có đồ dùng dạy học. Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS là rất cần thiết, làm sao để học sinh biết phương pháp tự học theo hướng tích cực, tự tìm ra kiến thức mới, lĩnh hội kiến thức mới một cách tốt nhất.
Là một giáo viên Toán, tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học 5 năm gần đây trong trường THCS có tác dụng rất lớn đối với việc tự học theo hướng tích cực của học sinh, với vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học, đặt biệt "đổi mới việc chuẩn bị bài giảng" (hay thiết kế bài giảng) là một khâu rất quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên. Vì thế ý kiến của tôi phần nào góp phần cho việc thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS trong những năm qua và những năm tiếp theo.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới việc chuẩn bị bài giảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới việc chuẩn bị bài giảng
------------------------------------
Họ và tên: Lê Hữu Quý
Đơn vị: Trường THCS Phúc Thịnh
I) lý do:
Trong những năm học trước, phương pháp dạy học trong nhà trường được nhiều cán bộ giáo viên quan tâm.
Lý do chủ yếu là do phương pháp dạy học chậm được đổi mới giáo viên dạy còn sử dụng kiểu dạy học khó chấp nhận đó là kiểu dạy "Thầy đọc, trò chép", "Thầy nói, trò ghi", "Thầy truyền đạt, trò ghi nhớ", nhìn chung việc truyền thụ kiến thức mang tính chất "Nhồi nhét" học thụ động, dạy chay, dạy không có đồ dùng dạy học. Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS là rất cần thiết, làm sao để học sinh biết phương pháp tự học theo hướng tích cực, tự tìm ra kiến thức mới, lĩnh hội kiến thức mới một cách tốt nhất.
Là một giáo viên Toán, tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học 5 năm gần đây trong trường THCS có tác dụng rất lớn đối với việc tự học theo hướng tích cực của học sinh, với vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học, đặt biệt "đổi mới việc chuẩn bị bài giảng" (hay thiết kế bài giảng) là một khâu rất quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên. Vì thế ý kiến của tôi phần nào góp phần cho việc thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS trong những năm qua và những năm tiếp theo.
II) Mục đích "Đổi mới việc chuẩn bị bài giảng":
- Trong bài giảng cần phân biệt được dạy kiến thức gì chẳng hạn.
- Dạy kiến thức mới (dạy khái niệm, dạy định lý).
- Dạy giải bài tập.
+ Đối với việc dạy kiến thức mới giáo viên đặt vấn đề dẫn dắt học sinh đi dần vào kiến thức, dùng hệ thống câu hỏi, phương pháp gợi mở để học sinh khẳng định được kiến thức mới.
Củng cố kiến thức bằng bài tập nhỏ hoặc câu hỏi hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
Đối với dạy 1 tiết luyện tập thì giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập trước ở nhà, một vài học sinh lên bảng trình bày cách giải của mình, thầy giáo hướng dẫn học sinh trong lớp đánh giá cách làm của bạn, giáo viên tổng kết ưu - khuyết điểm của học sinh đưa ra lời giải mẫu nhằm thông qua bài tập để củng cố lý thuyết.
Để soạn giảng, điều quan trọng là giáo viên phải xác định đúng kiến thức cơ bản của tiết học. Thông thường mỗi tiết học có từ 1-2 kiến thức cơ bản nhiều nhất là 3 kiến thức cơ bản, kiến thức còn lại là kiến thức dẫn dắt làm thành một hệ thống kiến thức có mối lên kết lôgíc nhất định. Trong những bài có 2-3 kiến thức cơ bản, giáo viên phải xác định được một kiến thức cơ bản nhất của tiết học đó là một khái niệm (định nghĩa) hoặc một tính chất (định lý). Từ đó giáo viên lập ra quy trình soạn một bài giảng đó là:
- Chọn kiến thức cơ bản nhất để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, vạch sơ đồ liên kết kiến thức được với các kiến thức khác của tiết học.
Xây dựng cách dựng kiến thức được chọn bằng phương pháp tích cực. Muốn vậy, giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập để dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức đó.
Vạch kế hoạch giảng dạy kiến thức còn lại theo những phương pháp phù hợp với bộ môn.
Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa nêu bổ sung câu hỏi, bài tập củng cố kiến thức, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh.
III) Các kết quả của sáng kiến kinh nghiệm:
* Một số ví dụ về soạn một bài giảng đổi mới phương pháp dạy học như sau:
Ví dụ 1: Số học 6.
I: Yếu cầu trọng tâm:
- Học sinh nắm chắc khái niệm ước chung, bội chung.
- Biết vận dụng giải bài tập - Liên hệ một số ví dụ thực tế.
II: Lên lớp:
1) Kiểm tra bài cũ:
Ư (8) B (2)
Ư (12) B (3)
Học sinh nhận xét các phần tử chung của hai tập hợp sau đó giáo viên đặt vấn đề vào bài mới.
2) Bài mới.
x ẻ BC (a, b, c) Û x; a; x; b ; x; c
x ẻ ƯC (a, b, c)
Û a ; x ; b ; x ; c ; x
H1: Trong Ư(8), Ư(12) có những số nào chung (tô đậm)
H2: Cho biết: Ư(8) = {1;2;4;8}
H2: Cho biết: Ư(12) = {1;2;3;4;6;12}
H3: Ư(8)
H(4): Ư(21)
H5: ƯC {12; 18; 21}
H6: Số 6 có phải.
H7: Cho biếy ƯC của hai hay nhiều số là gì ?
H8: Học sinh đọc SGK.
H9: xẻƯC (a,b,c)
x thoả mãn gì ?
H10: Ngược lại: a; x ; b ; x
c: x thì suy ra gì?
áp dụng:
8 ẻ ƯC (16, 40)
8 ẻ Ư (32, 28) sai
Bài tập
a) 4 ƯC (12 ; 18)
2 ƯC (4 ; 6 ; 8)
6 ƯC (12 ; 18)
4 ƯC (4 ; 6 ; 8)
+ Tìm B (2), B(3), BC (2;3)
Đọc ký hiệu
2) Thoả mãn điều kiện
Ngược lại
áp dụng:
80 BC (20; 30)
24 BC (4; 6 ; 8)
60 BC (20; 30)
12 BC (4; 6 ; 8)
* 6 ẻ BC (3, )
* So sánh sự giống nhau và khác nhau ở ƯC; BC
Cho biết tập A gồm những phần tử nào
X = { Mận, đào}
Y = { Cam, Táo, lê}
X Y
+ Dặn dò học sinh về nhà làm bài tập
1) Ước chung: ƯC
a) Ví dụ:
Ư(8)
Ư(12)
ƯC (8; 12)
Ví dụ 2: ƯC (12 ; 18 ; 21) = {1,3}
b: Kết luận: SGK trang 51
c) Ký hiệu
2) Bội chung: (BC)
a) Ví dụ:
B(2) = {0, 2, 4, 6, 8 , 10, 12...}
B(3) = { 0, 3, 6, 9, 12, ...}
BC (2, 3) = {0, 6, 12, ...}
b) Kết luận: SGK Trang 52.
c: Ký hiệu:
3) Chú ý:
A = Ư(8)
B = Ư(12)
C = ƯC (8, 12)
A B = C
Bài tập ƯC (14; 21 ; 35; 49)
A
C
B
N
M
M N = N
NèM
Ví dụ 2: Đại số 9:
1. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax+l.
- Hàm số bậc nhất đồng biến khi a > 0, nghịch biến khi a < 0.
2. Kiến thức trọng tâm:
- Công thức tổng quát của hàm số bậc nhất y= ax+l.
3. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên đọc đề toán mở đầu cho học sinh tóm tắt bài toán và đưa ra câu hỏi:
- Hỏi 1: Trong chuyển động quãng đường được tính như thế nào?
- Hỏi 2: Sau t giờ ô tô cách Hà Nội bao nhiêu km?
Học sinh: Sau t giờ ô tô cách Hà Nội
S = 40t +5
- Hỏi 3: Khi t thay đổi thì S có thay đổi không?
- Hỏi 4: Biểu thức (1) biểu thị sự tương quan giữa hai đại lượng nào?
- Hỏi 5: Tương quan giữa S và t có phải là tương quan hàm số không?
- Hỏi 6: Vậy hàm số bậc nhất là gì? công thức biểu diễn nó như thế nào?
Giáo viên bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt như trên đi đến định nghĩa hàm số bậc nhất và từ công thức của hàm số bậc nhất cho học sinh phát hiện và chứng minh được tính chất của hàm số bậc nhất.
Ví dụ 3: Hình học 6:
Bài: "Cộng hai đoạn thẳng"
1. Kiến thức cơ bản:
- Học sinh nắm được: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A,B thì MA +MB = AB và ngược lại.
2. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên dụng bài tập sau để đi đến kiến thức của bài dạy nhằm làm cho học sinh tự phát hiện ra kiến thức (Như vậy đối với một bài toán PPDH đổi mới yêu cầu học sinh phải thực sự hoặc động trí óc, phải tư duy).
Bài tập: "Cho 3 điểm thẳng hàng A,M,B như hình vẽ".
B
M
A
- Hỏi 1: Hãy đo MA, MB, AB.
- Hỏi 2: So sánh MA + MB và AB.
- Hỏi 3: Cho biết 3 điểm A,M,B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
- Hỏi 4: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A, B thì ra có điều gì?
Bằng câu hỏi như trên, giáo viên đưa học sinh đi đến kiến thức của bài.
Vậy đổi mới PPDH là từ ví dụ, bài tập, hình ảnh thực tế mà đi đến kiến thức mới của bài, yêu cầu học sinh phải học sinh trí óc, phải tư duy. Chính vì thế học sinh mới lĩnh hội được kiến thức khắc sâu được kiến thức bài.
IV) Kết luận:
Như vậy, qua 5 năm đổi mới phương pháp dạy học, tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học có tác dụng rất lớn đối với học sinh, nó phát huy được tư duy tích cực, óc độc lập, sáng tạo của học sinh và đặc biệt hơn nữa để giúp học sinh tự mình hình thành kiến thức mới thì việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên là một khâu quan trọng, quyết định thành công của việc hình thành kiến thức với học sinh nó phát huy được tư duy tích cực, óc độc lập, sáng tạo của học sinh và đặc biệt hơn nữa để giúp học sinh tự mình hình thành kiến thức mới thì việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên là một khâu quan trọng quyết định thành công của việc hình thành kiến thức mới hay củng cố kiến thức cũ của học sinh. Trong việc đổi mới chuẩn bị bài giảng của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi rõ ràng, gợi mở sẽ phát huy tính tích cực của học sinh. Làm cho lớp học sôi nổi dễ cuốn hút học sinh ham mê môn học và tiết học bao giờ cũng đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ về nội dung "Đổi mới việc thiết kế bài giảng" của giáo viên sau 5 năm đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã rút ra được, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do đổi mới phương pháp dạy học của bản thân chưa được tối ưu nên khi trình bày bài viết này còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của Tổ chuyên môn./.
Ngày 07 tháng 4 năm 2004
Người viết
Lê Hữu Quý
Sở giáo dục - đào tạo thanh hoá
Phòng giáo dục huyện Nga Sơn
Trường THCS Nga Bạch
-----------------@&?-----------------
Giáo viên: Mai Văn Sơn
bộ môn: Toán
Đơn vị: Trường THCS Nga Bạch
Kinh nghiệm
Đổi mới thiết kế bài giảng
Năm học : 2003 - 2004
*************
File đính kèm:
- SKKN DOI MOI BAI GIANG.doc