I-Đặt vấn đề:
Theo tôi trong hầu hết các môn học, người giáo viên nào cũng đều muốn học sinh phải thực sự hiểu bài, điều đáng quan tâm là phải yêu thích môn mình giảng dạy và bản thân là giáo viên dạy văn thì tôi cảm thấy vấn đề trên đặc biệt quan trọng và thiết thực. Bởi văn là môn học chính, môn học có vai trò rất lớn đến sự nhận thức và hình thành trí dục cho học sinh. Do đó việc tiếp thu kiến thức ở môn văn là vô cùng trọng yếu. Từ đây, có hàng loạt nghi vấn đặt ra: làm thế nào để thông qua những bài học các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, làm sao để học sinh nhận thức được vai trò của môn học này và có ý thức tích cực hơn khi học môn ngữ văn. Muốn đạt được những điều ấy, phần lớn phải nhờ vào vai trò giảng dạy của người giáo viên mặc dù hiện nay phương pháp giáo dục đã đổi mới (Lấy học sinh làm trung tâm). Vậy người giáo viên phải dùng cách nào để vừa đảm bảo chất lượng môn học vừa kích thích được sự say mê, hứng thú học tập của học sinh ở môn văn, điều đó cho thấy nhiệm vụ của người giáo viên vô cùng nặng nề và khó khăn.
Để nhiệm vụ ấy hoàn thành tốt, điều trước tiên người giáo viên cần làm được là có sự khởi đầu (Giới thiệu bài) hay, hấp dẫn để gây sự chú ý, tạo ấn tượng sâu đậm về kiến thức bài học cho học sinh ngay từ những giây phút đầu tiên của tiết học. Nếu làm tốt thì đây sẽ là nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh và là động lực kích thích các em đi sâu vào tìm hiểu, khai thác từ đó sẽ yêu thích môn học này ngày càng nhiều hơn. Chính vì tất cả những điều đó, cho thấy khâu giới thiệu bài là một trong những hoạt động cơ bản nhưng không thể thiếu trong việc định hướng hình thành tri thức mới, đồng thời là yếu tố quan trọng tạo nên tình cảm say mê của học sinh đối với môn văn nói riêng và các môn học khác nói chung. Để thực hiện khâu giới thiệu bài đạt kết quả cao, hướng đến những mục tiêu như trên thì phải tiến hành ra sao? phương pháp thế nào? Đó là vấn đề tôi luôn trăn trở, lo lắng và quan tâm nhiều nhất trong việc giảng dạy của mình, trong nhà trường phổ thông hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Gây hấp dẫn và tạo sự yêu thích cho học sinh qua việc giới thiệu bài ngữ văn ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT LONG PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐẠI NGÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN: NGỮ VĂN
Giáo viên trường THCS Đại Ngãi
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Gây hấp dẫn và tạo sự yêu thích cho học sinh qua việc giới thiệu bài ngữ văn ở trường THCS”
I-Đặt vấn đề:
Theo tôi trong hầu hết các môn học, người giáo viên nào cũng đều muốn học sinh phải thực sự hiểu bài, điều đáng quan tâm là phải yêu thích môn mình giảng dạy và bản thân là giáo viên dạy văn thì tôi cảm thấy vấn đề trên đặc biệt quan trọng và thiết thực. Bởi văn là môn học chính, môn học có vai trò rất lớn đến sự nhận thức và hình thành trí dục cho học sinh. Do đó việc tiếp thu kiến thức ở môn văn là vô cùng trọng yếu. Từ đây, có hàng loạt nghi vấn đặt ra: làm thế nào để thông qua những bài học các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, làm sao để học sinh nhận thức được vai trò của môn học này và có ý thức tích cực hơn khi học môn ngữ văn. Muốn đạt được những điều ấy, phần lớn phải nhờ vào vai trò giảng dạy của người giáo viên mặc dù hiện nay phương pháp giáo dục đã đổi mới (Lấy học sinh làm trung tâm). Vậy người giáo viên phải dùng cách nào để vừa đảm bảo chất lượng môn học vừa kích thích được sự say mê, hứng thú học tập của học sinh ở môn văn, điều đó cho thấy nhiệm vụ của người giáo viên vô cùng nặng nề và khó khăn.
Để nhiệm vụ ấy hoàn thành tốt, điều trước tiên người giáo viên cần làm được là có sự khởi đầu (Giới thiệu bài) hay, hấp dẫn để gây sự chú ý, tạo ấn tượng sâu đậm về kiến thức bài học cho học sinh ngay từ những giây phút đầu tiên của tiết học. Nếu làm tốt thì đây sẽ là nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh và là động lực kích thích các em đi sâu vào tìm hiểu, khai thác từ đó sẽ yêu thích môn học này ngày càng nhiều hơn. Chính vì tất cả những điều đó, cho thấy khâu giới thiệu bài là một trong những hoạt động cơ bản nhưng không thể thiếu trong việc định hướng hình thành tri thức mới, đồng thời là yếu tố quan trọng tạo nên tình cảm say mê của học sinh đối với môn văn nói riêng và các môn học khác nói chung. Để thực hiện khâu giới thiệu bài đạt kết quả cao, hướng đến những mục tiêu như trên thì phải tiến hành ra sao? phương pháp thế nào? Đó là vấn đề tôi luôn trăn trở, lo lắng và quan tâm nhiều nhất trong việc giảng dạy của mình, trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Trong thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế ở trường về vấn đề này, tôi rút ra được một số nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học môn văn hiện nay:
+ Đa số học sinh có quan niệm rằng: văn học là môn chính nên kiến thức khó tiếp thu, thêm vào đó là tư tưởng ngại khó, điều này dễ dàng nhận biết qua chất lượng của môn học còn thấp, tỷ lệ học sinh giỏi chưa cao.
+ Mặt khác hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống xem nhẹ khâu giới thiệu bài, nên không đổi mới được nhận thức tư duy và tạo hứng thú cho học sinh trong môn học.
Trên cơ sở xác định kết quả học tập của học sinh là chính, nên tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài mà bấy lâu nay tôi quan tâm, ôm ấp là: “Gây hấp dẫn và tạo sự yêu thích cho học sinh qua việc giới thiệu bài ở môn ngữ văn trong trường THCS”
II-Giải quyết vấn đề:
Giới thiệu bài không phải là một vấn đề mới, song đối với phương pháp giảng dạy trước đây một số thầy cô thường xem nhẹ hoạt động này, hoặc không mấy chú trọng lắm trọng hoạt động dạy và học. Giới thiệu bài luôn bị xem là yếu tố phụ, khâu này không được xem là một trong những hoạt động của quá trình giảng bài mới mà nó tách ra làm thành một hoạt động riêng biệt, do đó vai trò của việc giới thiệu bài không được khẳng định trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh cũng như việc tiếp nhận kiến thức của học sinh nên giới thiệu bài chưa trở thành một hoạt động thường xuyên được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy. Bên cạnh đó không ít giáo viên có quan niệm rằng: chỉ cần dạy đúng, đủ nội dung bài là đạt yêu cầu hay khi vào bài mới chỉ cần nêu một, hai câu là xong không cần khoa trương, cầu kì quá tránh gây mất thời gian ảnh hưởng đến việc tổ chức bài mới.
Chẳng hạn khi dạy bài “Từ láy” giáo viên giới thiệu: các em đã biết qua khái niệm về từ láy, ở tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các mặt của loại từ này. Giáo viên ghi tựa đề lên bảng. Hay khi dạy bài “Cây bút thần”, giới thiệu: ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu qua truyện cổ tích Việt Nam và ở bài học này ta sẽ làm quen với truyện cổ tích Trung Quốc “Cây bút thần”.
Giới thiệu bài như thế sẽ làm cho học sinh không nhớ và liên hệ lại những kiến thức cũ, Từ đó, học sinh cảm thấy mình bị áp đặt kiến thức, không hứng thú đối với tiết học nữa, điều đó dễ dẫn đến học sinh “Ngán” kiến thức, không ấn tượng với môn học và tất nhiên kết quả đạt được của môn học sẽ rất thấp.
Thực tế minh họa trên, cho thấy quan niệm đó hoàn toàn không thiết thực, dẫn đến số lượng học sinh yêu thích môn văn ngày càng ít, chất lượng bộ môn không đạt được yêu cầu cao.
Nhưng từ khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới, phương pháp dạy của giáo viên và việc học của học sinh đã thực sự gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Học sinh học tập tự động, chủ động, tích cực và sáng tạo; giáo viên điều chỉnh, thay đổi phương pháp dạy phù hợp với đặt trưng bộ môn, với trình độ của học sinh hơn. Đặc biệt là đổi mới hình thức hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS, trong đó có việc đa dạng hóa giới thiệu bài thể hiện rõ nét nhất. Đây là một trong những vấn đề trung tâm gây nhiều tranh luận ở việc thực hiện hoạt động dạy và học của bộ môn, theo phương pháp đổi mới cho thấy vai trò của giới thiệu bài đã thật sự được nâng cao hơn, nó đã trở thành một hoạt động tiêu biểu cho quá trình giảng bài mới, kinh nghiệm giảng dạy thực tế của tôi cho thấy giới thiệu bài là một thành công không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: hướng học sinh vào học tập một cách chủ động, tích cực ngay từ giây phút ban đầu của bài học. Như vậy giới thiệu bài là tiền đề cho sự nhận thức, là động lực thúc đẩy các em say mê đối với môn học, là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giờ học sinh động, điều tôi muốn trình bày ở đây không phải chỉ là những vấn đề trên mà là việc giới thiệu bài để gây hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào giờ học làm cho học sinh yêu thích môn văn ngày càng đông hơn. Lời giới thiệu bài hay, mới mẽ, sáng tạo thì học sinh càng hứng thú tìm hiểu bài, trái lại lời giới thiệu bài rời rạc hoặc hình thức chỉ làm qua loa, đại khái sẽ dẫn đến tình trạng học sinh không thể hòa nhập vào tiết học, bài giảng của giáo viên từ đó học sinh không tiếp thu được tri thức của bài học.
Về phía giáo viên, nếu giới thiệu bài đơn điệu cứng nhắc hoặc không có lời giới thiệu bài thì khó có được cảm hứng đi vào bài dạy. Giới thiệu bài tốt vừa là điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt tri thức cho học sinh của giáo viên, vừa là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và tạo niềm say mê học tập của học sinh. Tuy giới thiệu bài chỉ thực hiện thời gian ngắn nhưng đấy là cầu nối giữa giáo viên và học sinh, giữa sự truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, giữa bài học và người học. Do đó giới thiệu bài có tác dụng và ý nghĩa rất lớn trong giảng dạy và học tập, để làm được việc này với kết quả cao, thời gian lâu dài thì nhất thiết phải có một phương pháp cụ thể, một hoạt động đa dạng, phong phú. Nhận biết được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số phương pháp dẫn dắt vào bài như sau:
Nếu nhìn một cách tổng thể, bao quát thì giới thiệu bài có hai cách chính là:
+ Giới thiệu bài trực tiếp
+ Giới thiệu bài gián tiếp
1-Giới thiệu bài trực tiếp:
Giới thiệu bài trực tiếp là giới thiệu bài bằng cách nêu ra ngay vấn đề cần giải quyết và lý giải khái quát vấn đề đó với một vài ý hay câu hỏi. Đây là cách giới thiệu bài được áp dụng phổ biến, rộng rãi nhất bởi thực hiện phương pháp này không mất nhiều thời gian, dễ dàng đưa học sinh vào nội dung của vấn đề cần tìm hiểu. Cách này có một ưu điểm là có thể dùng vào những trường hợp nội dung bài nhiều.
Ví dụ: Giới thiệu bài “Từ mượn” (Ngữ văn 6, tập 1):
Trong từ vựng tiếng việt, ngoài những từ thuần Việt chúng ta còn thấy nhiều từ được vay mượn từ các nước khác và những từ đó gọi là từ mượn. Vậy từ mượn như thế nào? Công dụng, cấu tạo ra sao? Hôm nay, ở bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về loại từ này. Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
2-Giới thiệu bài gián tiếp: cách giới thiệu này không đi thẳng vào vấn đề ngay như giới thiệu bài trực tiếp, mà dẫn dắt học sinh vào nội dung bài từ những vấn đề tương tự hay có liên quan đến bài sẽ học. Phương pháp này sẽ khơi dậy nguồn kiến thức của học sinh; kích thích óc học hỏi, tìm hiểu của các em tạo nên một tiền đề cho sự tiếp thu bài học tốt hơn, sâu hơn.
Ví dụ: Giới thiệu bài “Sông núi nước Nam”-Lý Thường Kiệt (Ngữ văn 7, tập 1):
Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam ta vốn đã có dũng khí kiên cường nên đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt. Điều tự hào nhất là ông cha ta đã đưa đất nước sang một trang sử mới, thoát khỏi ách thống trị ngàn năm của phương Bắc mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Vào thời điểm đó bài “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt ra đời, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định một quốc gia độc lập tự chủ. Vậy nội dung của bài thơ như thế nào mà được xem là bản tuyên ngôn. Ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản này.
Còn nhìn từ gốc độ cụ thể và dựa vào đặc điểm cơ bản của cách giới thiệu bài gián tiếp kết hợp với sự phong phú về lập luận ta có thể khái quát một số cách giới thiệu sau:
a-Giới thiệu bài bằng cách nêu xuất xứ:
Giáo viên có thể bắt đầu giới thiệu từ xuất xứ của tác phẩm cuộc đời của tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Khi dẫn vào bài bằng cách này, bước đầu học sinh có thể nắm được một phần nội dung cần lĩnh hội và dần hình thành kiến thức trong tiềm thức của mình
Ví dụ 1: Giới thiệu bài “Tức nước vỡ bờ” (Ngữ văn 8, tập 1)
Trào lưu văn học hiện thực có rất nhiều cây bút tên tuổi như: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan và cả Ngô Tất Tố. Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực xuất sắc, đặc biệt khi viết về đề tài sưu thuế ở nông thôn Việt Nam trong xã hội thực dân phong kiến. Một trong số đó tiêu biểu là tác phẩm “Tắt đèn”, ở đây tác giả nêu lên những khổ đau của người nông dân bị áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến đương thời, chính vì lẽ đó mà sự đè nén đã vỡ tung và đấu tranh lại diễn ra. Điều này ta sẽ thấy rõ nét hơn qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Ví dụ 2: Giới thiệu bài “Ếch ngồi đáy giếng” Ngữ văn 6, tập 1)
Các truyện cổ dân gian chúng ta đã được học như truyền thuyết, cổ tích, thần thoại. . . những truyện ấy thường có ý nghĩa giáo dục con người hướng con người đến chân thiện mỹ, ở đó ta có thể tìm thấy những bài học thiết thực cho cuộc sống. Tuy nhiên không chỉ có các truyện ấy mới chuyển tải những nội dung tốt đẹp đó mà ta có thể tìm thấy ý nghĩa giáo huấn rõ rệt trong những câu truyện ngụ ngôn. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu thể loại này qua văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”. Giáo viên ghi tựa bài.
b-Giới thiệu bài bằng lời văn sáng tạo: Đây là cách giới thiệu bài có thể nói là phong phú và đa dạng nhất bởi nó chỉ tùy thuộc vào cách lập luận của giáo viên. Tuy thực hiện bằng nhiều cách khác nhau để dẫn vào bài nhưng mục đích chính là đều làm cho học sinh nắm được vấn đề một cách rõ ràng nhất.
Ví dụ 1: Giới thiệu bài “Trong lòng mẹ”-Nguyên Hồng (Ngữ văn 8, tập 1)
Tạo hóa đã tạo ra nhiều kỳ quan nhưng có lẽ kỳ quan tuyệt hảo nhất chính là trái tim người mẹ, tình cảm của mẹ dành cho con bao giờ cũng thiêng liêng và sâu sắc, không gì có thể sánh được, không lời nào nói hết. Do đó, tình mẹ luôn là một đề tài lớn và được nhiều tác giả lấy nó làm chủ đề sáng tác cho mình trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đặc biệt trong văn học đây là một mảng đề tài xuyên suốt ở mỗi giai đoạn. Nhưng vấn đề này, dường như nhà văn Nguyên Hồng cảm nhận được tinh tế và sâu sắc hơn nên ông viết rất chân thành, rất sinh động qua việc thể hiện tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, tiêu biểu là qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Đó là văn bản hôm nay chúng ta sẽ học.
Ví dụ 2: Giới thiệu bài: “Bánh chưng, bánh giầy” (Ngữ văn 6, tập 1)
Hằng năm, mỗi khi xuân về tết đến bên cạnh quả dưa hấu đỏ, hoa mai vàng và các loại hương hoa khác, nhân dân ta không thể quên đi cặp bánh chưng, bánh giầy để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên. Tập tục đó đã có từ thời vua Hùng mà mãi đến ngày nay nhân dân ta vẫn lưu truyền và giữ gìn. Vậy tập tục đó hình thành như thế nào trong cuộc sống của nhân dân ta ngày xưa? Hai loại bánh đó được làm ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về hai loại bánh này.
c-Giới thiệu bài bằng một vài nhận định tiêu biểu, các ý kiến tranh luận hoặc cảm nhận chủ quan:
Cách giới thiệu này đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt chính xác các nhận định, ý kiến từ những người khác về một vấn đề nào đó. Quan trọng là phải xem xét, đánh giá lại những điều đã tiếp nhận được đúng hay sai, có phù hợp với vấn đề của mình hay không? Hoặc từ vấn đề muốn tìm hiểu giáo viên nêu cảm nhận của mình gắn với điều kiện thực tiễn xã hội để học sinh có cách nhìn nhận đúng đắn về kiến thức sẽ học.
Cách giới thiệu này có thể tạo được trong sự hình thành tri thức học sinh sâu sắc hơn từ những nhận định, ý kiến của người khác mà có thể các em đã được đọc hoặc nghe qua.
Ví dụ 1: Giới thiệu bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” (Ngữ văn 8, tập 1).
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay là rác thải, trong đó khó xử lý nhất là rác thải công nghiệp và sinh hoạt. Mà rác thải sinh hoạt luôn gắn chặt với đời sống mỗi người và mỗi người cần có ý thức và sự hiểu biết về nó, để cùng tham gia xử lý nó. Những vấn đề đó trở thành đề tài nóng bỏng của xã hội hiện nay là: làm thế nào để bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp? Và vào năm 2000 Việt Nam đã tham gia vào tổ chức “Ngày Trái Đất” đồng thời chọn chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. Đó cũng là một phần nội dung của văn bản hôm nay sẽ tìm hiểu.
d-Giới thiệu bài bằng câu hỏi trắc nghiệm: người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Bởi phương pháp này người giáo viên làm sao? Thế nào? Mà từ câu hỏi đặt ra học sinh có thể lựa chọn và xác định được đáp án đúng nhất, mà không mất nhiều suy nghĩ. Nếu học sinh trả lời chính xác thì đó là tiền đề tốt để làm nền tảng cho nhận thức mới của các em. Có hiểu biết vấn đề thì học sinh mới đáp đúng yêu cầu của giáo viên đưa ra. Sau câu trả lời của học sinh có thể nhận xét lại các vấn đề có liên quan và khẳng định lại vấn đề đúng để học sinh nắm vững.
Ví dụ: Giới thiệu bài: “Chiếc lá cuối cùng” (Ngữ văn 8, tập 1)
Trên đời này, điều gì cao cả và đẹp nhất, lâu bền với thời gian nhất, với con người nhất?
A.Địa vị B.Tình người C.Vật chất
Giáo viên cho học sinh chọn đáp án. Giáo viên nêu thêm: Thực vậy trong cuộc sống thực tế mọi người gắn bó với nhau cũng bởi cái tình. Tình người là một thứ tình cảm bao la, vĩ đại do nó không bị ràng buộc bởi bất kỳ mối quan hệ nào. Vấn đề ấy được nhà thơ Tố Hữu nhận định: “Có gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau”, và tình cảm ấy còn được nhà văn nổi tiếng của Mỹ O-Henri thể hiện qua văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, hôm nay ta sẽ tìm hiểu văn bản này.
e-Giới thiệu bài bằng cách kiểm tra bài cũ:
Hầu như đa số giáo viên cũng thường áp dụng cách giới thiệu này, thông qua một bài đã học, một kiến thức đã tiếp thu được khái quát lại một cách sơ lược bằng hệ thống câu hỏi hay mô hình, lời diễn giảng của giáo viên học sinh dần nhớ lại những tri thức đã học. Từ cơ sở đó giáo viên dễ dàng đưa học sinh hòa nhập vào bài mới một cách tự nhiên, không bó buộc. Điều đặc biệt ở đây giữa bài học cũ và nội dung bài mới phải có một sự liên quan về nội dung hoặc hình thức.
Ví dụ: Giới thiệu bài: “Số từ và lượng từ” (Ngữ văn 6-tập )
Giáo viên cho học sinh lên bảng kẻ lại mô hình của cụm danh từ và điền các cụm từ: ba con trâu ấy, cả làng, các bạn ấy vào mô hình đó.
Mô hình cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2
ba
con
trâu
cả
làng
các
bạn
ấy
Từ mô hình đó, giáo viên nhận xét: trong cụm danh từ những từ ngữ ở phần trước có tác dụng về mặt ngữ pháp vô cùng to lớn và chúng tiêu biểu cho khả năng kết hợp của danh từ, đây là đặc điểm để nhận biết danh từ với các từ loại khác. Vậy những từ đó là loại từ nào? Hoạt động ra sao? Cấu tạo thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu những từ loại ấy, qua bài học này.
Với những phương pháp đã trình bày như trên, tôi nhận thấy đa số các phương pháp đó có rất nhiều ưu điểm và kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy là rất đáng kể, đặc biệt là góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công trong sự yêu thích học môn văn của văn nói riêng và các môn học khác nói chung. Đạt được kết quả này là do có sự đổi mới quan niệm dạy và học; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Trong số đó, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng quy trình hóa việc chuẩn bị và tiến hành dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là việc làm vô cùng quan trọng, bởi việc đổi mới này tránh gây tâm lý mệt mỏi, thụ động, tư tưởng ngại khó của học sinh nhằm tạo ra ấn tượng mới sâu sắc hợp lý kích thích sự hứng thú, say mê và tích cực của học sinh ở mức tối đa, đạt hiệu quả cao trong học tập.
Tuy nhiên không phải thế mà phủ nhận đi toàn bộ những điểm yếu vốn có của nó, nhưng tôi đã từng thử nghiệm qua và tôi thiết nghĩ những khuyết điểm ấy chỉ là một yếu tố nhỏ mà người giáo viên với năng lực của mình có thể tự khắc phục được một cách nhanh chóng.
* Kết quả:
Qua nhiều năm giảng dạy và được nhà trường phân công phụ trách bộ môn Ngữ văn (6, 7, 8) nên từng bước tôi đã tạo sự yêu thích và hứng thú học tập cho học sinh ở bộ môn Ngữ văn .
Hiệu quả được thể hiện rõ ở trong các bài kiểm tra và kết quả cuối năm : Hơn 80% HS đạt kết quả từ trung bình trở lên.
III-Kết thúc vấn đề:
Thực tế trong những năm qua chất lượng môn văn ngày càng cao, số lượng học sinh yêu thích môn học ngày càng đông hơn. Cho thấy người giáo viên giảng dạy bộ môn đã cố gắng làm hết vai trò của mình, không ngừng tìm tòi nghiên cứu các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong nghị quyết TW4 về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ cần “Đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp học”, cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, phát huy tính tích cực của người học. Do vậy, trong những năm gần đây nội dung và chương trình giáo dục đã được thay đổi nhiều lần để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và yêu cầu phát triển của nền giáo dục, cho nên đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh. Người học biết tự mình tìm ra kiến thức cơ bản, giải đáp những câu hỏi, hoạt động cá nhân, với bạn, với thầy. . . chuyển hóa quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo. Đối với môn ngữ văn học sinh muốn học tốt, muốn có được niềm say mê từ môn học thì đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn, dẫn dắt học sinh hoạt động một cách sinh động, hào hứng. Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật cho nên mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn, phải thường xuyên bồi dưỡng phương pháp giảng dạy để có thể truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất. Người giáo viên không chỉ dạy cho các em biết chữ mà còn dạy cho các em cách sống làm người, trang bị những kiến thức cần thiết để làm hành trang bước vào đời, có trình độ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xứng đáng là những chủ nhân tương lai cho nước nhà trong thế kỷ XXI.
Trên đây là một số phương pháp cần thiết của riêng bản thân tôi góp phần trong quá trình dạy học Ngữ văn nhằm giúp cho học sinh vận dụng kiến thức được học vào thực tế và giúp các em hăng say trong học tập. Do đó chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót nên tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô, quý đồng nghiệp, giúp cho bài viết của tôi thêm phong phú để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn.
Đại Ngãi, ngày 10 tháng 11 năm 2008
Người viết
Trương Cẩm Nguyên
File đính kèm:
- SKKN-Cam Nguyen.............doc
- SKKN-Cam Nguyen.doc