Sáng kiến kinh nghiệm - Giải toán trên máy tính CASIO FX 500 MS Lớp 6

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

 * Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

 * Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm

 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 * Phương pháp nghiên cứu

PHẦN 2: NỘI DUNG

 A- Cơ sở khoa học

 B – Nội dung cụ thể

 C – Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN 3 : KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT

 

doc23 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Giải toán trên máy tính CASIO FX 500 MS Lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo hoà bình Phòng giáo dục - Đào tạo cao phong Trường THCS dũng phong ..& Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán trên máy tính CASIO FX 500 MS Lớp 6 Người thực hiện : Nguyễn anh tuấn Chức vụ : GV Trường : THCS Dũng Phong Năm học : 2004 – 2005 Mục lục Phần 1: Đặt vấn đề * Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm * Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu Phần 2: Nội dung A- Cơ sở khoa học B – Nội dung cụ thể C – Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Phần 3 : Kết luận chung và đề xuất Phần I: Đặt vấn đề : Huyện Cao Phong là một huyện vùng cao, mới được thành lập, điều kiện kinh tế còn khó khăn, học sinh phần lớn là học sinh các dân tộc ít người, sự đầu tư về thời gian và vật chất cho học tập còn nhiều hạn chế. Chương trình sách giáo khoa mới có nhiều nội dung khó trong đó có nội dung giaỉ toán trên máy tính bỏ túi. Tuy nhiên với các bài tập đó chỉ mang tính chất giới thiệu. Để đánh giá kết quả dạy – học nội dung đó, hàng năm Sở GD - ĐT có tổ chức thi giải toán THCS trên máy tính bỏ túi. Để đáp ứng được nhu cầu đó trước hết trong từng đơn vị trường, từng giáo viên toán phải có kế hoạch, nội dung , chương trình cho việc dạy và học giải toán trên máy tính bỏ túi. Vì thế tôi đã nghiên cứu, thực hành và giới thiệu tới học sinh những kiến thức , kỹ năng, thao tác cơ bản nhất lần lượt theo từng lớp học để giúp các em làm quen với máy tính bỏ túi, hình thành kỹ năng sử dụng tạo cho học sinh thói quen sử dụng máy tính và nhu cầu sử dụng máy tính Tôi chọn loại máy : S –V.P.A.M (Super Visually Perfect Algebraic Method). “CASIOFX 500MS” để giảng dạy vì đây là loại máy ấn phím thuận và có ghi biểu thức nên ta cứ việc ấn để ghi biểu thức lên màn hình giống như dạng viết trên giấy, xong kiểm tra lại, nếu biểu thức đúng đảm bảo kết quả đúng, nếu thấy có sai sót hoặc muốn đổi vài ký tự trong biểu thức ta chỉ cần dùng phím REPLAY( )đưa con trỏ lên dòng biểu thức sửa lại nơi cần chỉnh mà thôi. Ngoài ra giá trị kinh tế của máy CASIO FX 500 MS phù hợp kinh tế của địa phương được học sinh và nhân dân hưởng ứng ủng hộ. * Mục tiêu của SKKN - Giới thiệu cách sử dụng máy tính CASIO FX 500 MS - Giúp các em học sinh lớp 6 biết cách giải toán trên máy tính CASIO FX 500MS, từ đó học sịnh biết cách sử dụng các loại máy tính khác. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Nghiên cứu về vấn đề : “Giải toán trên máy tính CASIO FX 500 MS ” - Phạm vi : Học sinh lớp 6 trường THCS Dũng Phong * Phương pháp nghiên cứu : - Chủ yếu là phương pháp tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình dạy học và sử dụng máy tính bỏ túi. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu các nội dung giải toán trên máy tính bỏ túi trong chương trình sách giáo khoa toán hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo, kết hợp với nghiên cứu tài liệu tham khảo : + Tài liệu giải toán trên máy tính CASIO FX 500 MS. Tác giả: Nguyễn Trường Chấng. Nhà xuất bản: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh + Tài liệu hướng dẫn nội dung thi giải toán THCS bằng máy tính bỏ túi. Tác giả : Tạ Duy Phương – Nguyễn Hữu Thảo. - Nghiên cứu thực tiễn như dự giờ, thăm lớp các đồng nghiệp, tham gia sinh hoạt chuyên môn tập thể và điều tra thực tế khả năng sử dụng máy tính bỏ túi của học sinh Phần II Nội dung I, Cơ sở khoa học: Để đáp ứng được xu thế phát triển của thế giới cũng như của nước ta theo hướng hiện đại hoá.SGK toán hiện nay đã đưa vào những nội dung giải toán trên máy tính bỏ túi. Với mục tiêu quá trình học tập của học sinh ngoài việc lĩnh hội kiến thức toán học phải kết hợp biết sử dụng sự trợ giúp của máy tính để giải toán cho đơn giản hơn. Từ đó giúp học sinh có khả năng kết hợp suy luận toán học để làm nhẹ quá trình tính toán, học sinh có hứng thú hơn trong học toán, có nhiều thời gian để luyện toán, hướng tới mục tiêu ((muốn giỏi tính phải giỏi toán trước đã )) II . Nội dung cụ thể. A. Sơ lược về cách sử dụng máy tính CASIO FX500 MS. 1, Mở, Tắt máy: Mở máy : ấn ON Tắt máy: ấn SHIFT OFF Xoá màn hình để thực hiện phép tính khác : ấn AC Xoa kí tự cuối vừa ghi: ấn DEL Máy tự động tắt sau khoảng 6 ph không được ấn phím 2, Mặt phím: Các phím chữ trắng & DT : ấn trực tiếp Các phím chữ vàng ( chữ nhỏ bên trên): ấn sau SHIFT Các phím chữ đỏ ( chữ nhỏ bên trên): ấn sau ALPHA Hoặc SHIFT STO Hoặc RCL 3, Tính chất yêu tiên của máy & cách sử dụng: - Máy thực hiện trước các phép tính có tính chất yêu tiên( ví dụ: Phép nhân, chia thì ưu tiên hơn cộng, trừ) - Nên ấn liên tục để đến kết quả cuối cùng, tránh tối đa việc chép kết quả trung - Nên ấn liên tục để đến kết quả cuối cùng, tránh tối đa việc chép kết quả trung gian ra giấy rồi ghi lại vào máy vì việc đó có thể dẫn đến sai số lớn ở kết quả cuối. - Máy có ghi biểu thức tính ở dòng trên màn hình,khi ấn phím nên nhìn để Phát hiện chỗ sai. Khi ấn sai thì dùng phím REPLAY hay đưa con trỏ đến chỗ sai để sửa bằng cách ấn đè hoặc ấn chèn (ấn SHIFT INS trước) Khi đã ấn = mà thấy biểu thức sai( đưa đến kết quả sai) ta dùng hay đưa con trỏ lên dòng biểu thức để sửa sai và ấn = để tính lại. - Gọi kết quả cũ ấn ASN = - Trước khi tính toán phải ấn MODE 1 ( chọn COMP) - Nếu màn hình có hiện chữ : FIX , SCI thì ấn MODE MODE MODE MODE 3 và ấn thêm 1 ( NORM1) hoặc 2 ( NORM2) - Nếu màn hình có chữ M hiện lên thì ấn O SHIFT STO M Trong chương trình toán THCS khi tính toán màn hình hiện chữ D (ấn MODE MODE MODE 1 ) B, Các dạng toán sử dụng máy tính bỏ túi. 1, Cộng,trừ, nhân, chia, bình phương, luỹ thừa: Các phép tính độc lập hoặc các phép tính hỗn hợp : đều ấn phím thuận( ấn các phím số & phép tính lần lượt từ trái sang phải của biểu thức số) Ví Dụ: Tính 1232 ấn : 123 x2 = Kết quả : 15129 * Tính 35+77 ấn : 3 Ù 5 + 7 Ù 7 = Kết quả : 823786 * Tính 29 x 34 ấn : 2 Ù 9 x 3 Ù 4 = Kết quả 41472 2/ Phép tính có dấu ngoặc : Khi trong biểu thức có dấu mở hay đóng ngoặc thì khi ấn máy cũng ấn phím mở hay đóng ngoặc trừ các dấu đóng ngoặc cuối cùng cạnh dấu , = thì được miễn, dấu nhân trước dấu ngoặc hay trước chữ cũng được miễn Bài toán : Tính : 347 x {[ (216 + 184) : 8 ] x 92} ấn : 347 ( ( ( 216 + 184 ) : 8 ) x 92 = Kết quả: 1596200 3/ Căc phép tính có sử dụng phím nhớ : a- Phím nhớ : STO , M, A, B, C, D, E, F, X, Y, RCL - Nếu cần nhớ số 5 vào M thì ấn : 5 SHIFT STO M - Sau đó khi nào ấn RCL M hoặc ALPHA M = Thì máy hiện lại số 5. - Tắt máy, mở lại ấn RCL M hoặc ALPHA M = Thì máy hiện lại số 5. - Muốn nhớ số 13 vào M thì ấn 13 SHIFT STO M Khi ấy giá trị mới của M là 13 - Khi ấn : SHIFT STO M SHIFT STO A SHIFT STO B SHIFT STO C Sau một biểu thức (chưa ấn = ) thì giá trị của biểu thức ấy ( như đã ấn = được nhập vào M,A,B,C - Khi gọi A,B,C thì ấn : ALPHA A = - Khi dùng A,B,Cđể tính thì ấn : ALPHA A - Khi ấn SHIFT STO M hay RCL M thì giá trị của M được đưa vào phím ANS - RCL M hoặc RCL A chỉ dùng sau phép tính Ví dụ: 4 x RCL M Nếu dùng M, A ở đầu biểu thức thì ấn ALPHA M; ALPHA A Ví dụ: ALPHA M x 4 + 171 b- Phím M+ , SHIFT M- Khi ấn M+ sau một số đơn độc hay một biểu thức tính thì số đơn độc hay giá trị của biểu thức ấy được cộng thêm vào số nhớ M Ví dụ : ấn 7 M+ thì số nhớ M được cộng thêm 7 ấn : 7 + 4 M+ thì số nhớ M được cộng thêm 11 Khi ấn SHIFT M – sau một số đơn độc hay một biểu thức tính thì số đơn độc hay giá trị của biểu thức ấy được bớt ra ở số nhớ M - Ví dụ : ấn 7 SHIFT M – thì số nhớ bị bớt 7 ấn : 7 + 4 SHIFT M – thì số nhớ bị bớt 11 Ví dụ : ấn 266 SHIFT STO M và ấn tiếp 15 + 3 M+ sau đó ấn RCL thì máy hiện 284 c - Xoá nhớ : - Xoá số nhớ M thì ấn O SHIFT STO M chữ M trên màn hình bị xoá và giá trị số nhớ M là 0 - Xoá tất cả số nhớ, ấn SHIFT CLR 1 = d – thực hành : Bài toán 1 : Tính : 12 x 271 – 2 + 271 + 1897 : 271 ấn : 271 SHIFT STO M x 12 - 2 + RCL M + 1897 : RCL M = Kết quả : 3528 Bài toán 2 : Tính + Tổng cộng ? ấn 0 SHIFT STO M M ấn 53 + 6 M1 m 29 - 8 M1 150 x 3 M1 124 : 4 M1 ấn tiếp RCL M Kết quả : 561 Lưu ý : Trước khi tính toán phải ấn O SHIFT STO M để xoá số nhớ M cũ. 4- Tìm ước số và bội số Bài toán 1: Tìm các ước số của 36 ấn : 36 SHIFT STO M : 2 = để được kết quả là 18 (số nguyên) nên ghi : 2;18 ấn tiếp ALPHA M : 3 = được kết quả là 12 (số nguyên) nên ghi 3;12 ấn tiếp ALPHA M : 4 = được kết quả là 9 (số nguyên) nên ghi 4;9 ấn tiếp ALPHA M : 5 = được kết quả là 7;2 (số nguyên) nên ghi 5 và 7;2 không là ước số của 36 ấn tiếp ALPHA M : 6 = được kết quả là 6 (số nguyên) nên ghi 6. Thấy kết quả là 6 nên ngừng phép chia và ghi kết quả Ư(36) = {1; 2 ; 3; 4 ; 5; 6 ;9 ; 12 ; 18; 36 } Bài toán2 : Tìm ước số của 34 ấn : 36 SHIFT STO M : 2 = để được kết quả là 17 (số nguyên) nên ghi : 2;17 ấn tiếp ALPHA M : 3 = được kết quả là 11;3 (không là số nguyên) nên 3 và 11,3 không là ước số của 34 Tương tự ấn tiếp ALPHA M : 4 ALPHA M : 5 ALPHA M : 6 Đều được là kết qủ không là số nguyên nên không là ước số của 34, mặt khác khi chia cho 6 thì kết quả nhỏ hơn 6 nên dừng phép chia và ghi kết quả Ư(34) = {1; 2 ; 17; 34 } Bài toán 3: Tìm các bài toán 13 nhỏ hơn 100 ấn : 13 SHIFT STO M ấn tiếp ALPHA M + ANH = = .= Cứ sau một lần ấn = là một bội số hiện lên Kết quả : B(13) = { 0; 13 ; 26; 39;52 ; 65; 78;91} 5- Phép chia hết và phép chia có dư. Bài toán 4 : Tìm thương số nguyên và số dư của các phép chia a, 156723 : 21576 b, 13464 : 748 Giải a, 156723 : 21576 ấn : 21576 SHIFT STO M ấn tiếp 156723 : ALPHA M = được thương số nguyên là 7 ấn tiếp -7 = x ALPHA M = được số dư là5691 Kết quả thương là 7 Số dư là 5691 b- 13464 : 748 ấn : 748 SHIFT STO M ấn tiếp 13464 : ALPHA M = được thương là 18 9 không có phần lẻ thập phân ) khi đó phép chia là phép chia hết. 6/ Các phép tính về phân số a- Tính : - + + 8 ấn : 3 a b/c 4 a b/c 7 – 2 a b/c 3 + 7 a b/c 6 a b/c 15 + 8 = Nếu đưa kết quả về phân số thì ấn SHIFT d/c Nếu đưa kết quả về số thập phân thì ấn tiếp a b/c b- Tính A = 3+ ấn : 3 a b/c 4 a b/c 7 – 2 a b/c 3 + 7 a b/c 6 a b/c 15 + 8 = ấn : 3 + ( 2 : ( 5 + 3 : 4 + = kết quả Nếu đưa kết quả về số thập phân thì ấn tiếp a b/c d/c Nếu đưa kết quả về phân số thì ấn SHIFT d/c c- Tính: B = 5 + 5 + ( 1 : ( 1 + 1 : ( 1 + 1 : 1 + = kết quả 7/ Số nghịch đảo: Bài toán 1 : Tìm số nghịch đảo của 8 ấn 8 3 x -1 = kết quả 0,125 ấn tiếp a b/c kết quả Bài toán 2 : Tìm số nghịch dảo của : a- Tổng b- Hiệu 9 - c- Tích Giải Tính giá trị các biểu thức trên bằng phân số rồi tìm số nghịch đảo a- ấn : 5 a b/c 3 a b/c 7 + 2 a b/c 4 a b/c 9 x-1 = Kết quả b- ấn : 9 - 3 a b/c 1 a b/c 8 = x-1 = Kết quả : c- ấn : 4 a b/c 1 a b/c 3 x 2 a b/c 3 a b/c 3 a b/c 7 = x-1 = kết quả : 8/ Tỉ số – phần trăm – tỉ xích số. Bài toán1 Tính tỉ số phần trăm của 3 với 15 Giải ấn : 3 : 15 SHIFT % 8 Kết quả :20% Bài toán 2: tính tỉ số phần trăm của với ấn : 3 a b/c 1 a b/c 4 : 5 a b/c 4 SHIFT % kết quả : 260% Bài toán 3: Theo kế hoạch phảI trông 108 héc ta rừng và đã trồng được 82% kế hoạch . Hỏi đã trồng được bao nhiêu héc ta? Giải ấn : 108 x 82 SHIFT % kết quả : 88,56 héc ta Bài toán 4 Số 82 tăng lên thành 115 là đã tăng lên bao nhiêu phần trăm (đối với 82)? Giải ấn : 115 - 82 SHIFT % kết quả : 40,24 % Bài toán 5 Tính 3500 – 25% (của 3500) Giải ấn : 3500 x 25 SHIFT % - kết quả : 2625 9/ Tính phần teăm có dùng số nhớ Bài toán 1 Tính : 15% 23% 31% của 1200 Giải ấn : 1200 SHIFT STO M x 15 SHIFT % kết quả : 180% ấn tiếp : ALPHA M x 23 SHIFT % kết quả : 276% ấn tiếp : ALPHA M x 31 SHIFT % kết quả : 372% Bài toán 1 Tìm : 26 % của 2200 , của 3300 , của 3800 Giải ấn : 26 SHIFT STO M x 2200 SHIFT % kết quả : 572 ấn : ALPHA STO M x 3300 SHIFT % kết quả : 858 ấn : ALPHA STO M x 3800 SHIFT % kết quả : 988 10/ Bài toán về tỉ xích số Bài toán 1 a/ Đoạn đường xe lửa Hà Nội – Hải Phòng dài 102 km, trên bản đồ đoạn đường đó dài 5,1 cm. Tìm tỉ xích số của bản đồ b/ Cũng trên bản đồ với tỉ xích số đó đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hoà dài 30 Km được vẽ dài bao nhiêu? c/ Cũng trên bản đồ với tỉ xích số đó, đoạn đường sông từ Hà Nội đến Quảng Yên dài 8,5 cm thì trên thực tế dài bao nhiêu? Giải 102 km = 102 x 105 cm 30 km = 30 x 105 cm a/ Tỉ xích của bản đồ là ấn : 102 EXP 5 : 5,1 = SHIFT STO M Máy hiện 2.000.000 đọc kết quả b/ Trên bản đồ đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến biên hoà dài : ấn : 30 EXP 5 : ALPHA M = Kết quả 1,5 cm c/ Đường sông từ Hà Nội đến Quảng Yên là : 8,5 x 2.000.000 ấn : 8,5 x ALPHA M = Kết quả : 17.000.000 cm Hay : 170 km 11. Sô gần đúng - sô lẻ - tính tròn Tính giá trị của biểu thức chính xác đến 0,01 a/ 1,25 x( 3,752 +4,152) 5,35 . 7,05 b/ 15,252 x 6,453 22,15 x ( 2,232 + 3,452) Giải ấn : MODE MODE MODE MODE 1 2 Máy hiện FIX và 0,00 a/ ấn 1,25 x è 3,75 x2 + 4,15 x2 ẫ : è 5,35 x 7,05 = Kết quả : 1,04 b/ ấn 15,25 x2 x 6,45 x3 : è 22,15 è 2,23 x2 + 3,45 x2 = Kết quả : 166,95 12/ Tạp số - Số đo góc Bài toán 1: a, Tính. 3 giờ 15 phút 47 giây + 7 giờ 49 phút 32 giây b, Tính. 6 giờ 5 phút 13 giây - 4 giờ 27 phút 58 giây c, Tính. 4 giờ 7phút 28 giây x 3 Giải ấn : MODE MODE MODE 1 Máy hiện D a, ấn : 3 . ‘’’ 15 . ‘’’ 47 . ‘’’ + 7 . ‘’’ 49 .’’’ 32 . ‘’’ = Kết quả : 11giờ 5 phút 19giây b, ấn : 6 . ‘’’ 5 . ‘’’ 13 . ‘’’ - 4 . ‘’’ 27 .’’’ 58 . ‘’’ = Kết quả : 1giờ 37 phút 15 giây c, ấn : 4 . ‘’’ + . ‘’’ 28 . ‘’’ x 3 = Kết quả : 12giờ 22 phút 24 giây Bài toán 2: Tính thời gian để một người đi hết quãng đường 145 km với vân tốc 27,3 km/ h Giải ấn : 145 : 27,3 = SHIFT ơ Kết quả : 5giờ 18 phút 41 giây Bài toán 3 Tính quãng đường một người đi trong 3 giờ 18 phút với vận tốc 12,6 km/h Giải ấn : 12,6 x 3 . ‘’’ 18 . ‘’’ = . ‘’’ Kết quả : 41,58 km Bài toán 4: Tính vận tốc để một người đi hết quãng đường 100 km trong 6 giờ 20 phút Giải ấn : 100 : 6 . ‘’’ 20 . ‘’’ = . ‘’’ Kết quả : 15,79 km/ giờ Bài toán 5 Hai vòi nước chảy vào một cái bể, trong 1 giờ vòi I chảy được 26 % bể, vòi II chảy được bể Hỏi cả hai cùng chảy thì trong bao lâu đầy bể ? Giải Gọi x là thời gian cần tìm Có Tìm x ấn 26 100 + 1 4 = x-1 = SHIFT ơ Kết quả : 1 giờ 57 phút 39 giây Bài toán 6 Để hoàn thành một công việc, người thứ nhất làm trong 4,5 giờ, người thứ hai làm trong 3 giờ Hỏi cả hai người cùng làm thì xong trong mấy giờ? Giải ấn : 1 : 4,5 + 1 : 3 = x-1 = SHIFT ơ Kết quả 1 giờ 48 phút C. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm học trước khi chưa giảng dạy theo định hướng này, tôi thấy phần lớn học sinh không có kỹ năng giải toán trên máy tính bỏ túi, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện dẫn đến mất nhiều thời gian và đôi khi không chính xác, khi gặp những dạng phức tạp học sinh thấy mất tự tin ở bản thân mình. Chính vì thế mà chất lượng dạng toán này còn thấp, học sinh chỉ biết có thể áp dụng máy tính nhưng không biết sử dụng . Sau thời gian đúc rút kinh nghiệm từ thực tế tôi đã nghiện cứu và đưa ra sang kiến này áp dụng vào học sinh khối lớp 6 trường THCS Dũng Phong. Qua quá trình thực tế, kiểm tra việc thực hiện các thao tác và kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi tôi thấy Khối lớp Giỏi; khá Trung bình Yếu 6 27 % 70% 3% Với kết quả đó học sinh lớp 6 đã tự tin hơn đó chính là nền tảng vững chắc để hoc sinh học tiếp được những dạng toán sử dụng máy tính bỏ túi của lớp 7, 8, 9, đồng thời giúp học sinh gặp nhiều thuận lợi trong việc học toán thêm yêu thích môn toán Phần III Kết luận chung và đề xuất Là giáo viên toán đã trực tiếp giảng dạy ở trường THCS nhiều năm tôi thấy rằng, ngoài những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, mỗi giáo viên phải nghiên cứu có hệ thống từng vấn đề cụ thể để học sinh có kết quả cao trong học tập, Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc kết trong quá trình giảng dạy. Qua quá trình thử nghiệm tôi thấy khả năng sử dụng máy tính bỏ túi, kỹ năng tính toán của học sinh được năng cao rõ rệt. Tôi đã dành nhiều thời gian và trí tuệ để viết sáng kiến kinh nghiệm này xong không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự góp ý của tập thể giáo viên, hội đồng khoa học huyện để tôi kịp thời bổ xung cho sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng của môn học Tôi xin có đề xuất : Phòng GD - ĐT tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, các loại sách tham khảo phục vụ giảng dạy bộ môn toán THCS Tôi xin chân thành cảm ơn./. Dũng Phong, ngày 25 / 4 / 2005 Người viết Hoàng Thị ánh Đánh giá của tổ khoa học tự nhiên Đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học trường Đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học huyện

File đính kèm:

  • docGiai toan tren may tinh CASIO lop 6.doc
Giáo án liên quan