CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 - Môi trường là gì ?
Là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Trong đó các nhân tố sau:
Nhân tố vô sinh như : đất, đá, nước,không khí
Nhân tố hữu sinh như : sinh vật và con người
2 - Giáo dục bảo vệ môi trường là gì ?
Là tổng hợp các biện pháp nhằm giáo dục duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa tổng thể.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS
Người thực hiện: TRỊNH THẾ QUYỀN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây về tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc. Năng suất lao động tăng nâng mức sống con người ngày càng cao, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp,đô thị hoá ngày càng tăng,diện tích rừng bị thu hẹp đã gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành nạn ô nhiễm, gây nhiều hậu quả xấu đối với đời sống con người.
Kinh tế tăng trưởng xã hội phát triển dân số nhanh, sinh hoạt của con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.
Môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến hai loại chất thải đó là:
Chất thải trong công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt hầu như chưa xử lý gây nạn ô nhiễm môi trường. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao. Chính vì nhu cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trường sinh thái biến đổi, tài nguyên thêm phần cạn kiệt.
Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới tốc độ trong thiên nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, có nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện.
Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước, chiếm với lực lượng khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại.
Chúng ta phải giáo dục việc bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương,đất nước và môi trường sẽ có thể có hai mặt:
Xấu: thiên nhiên ngày càng bị tàn phá, ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái.
Tốt: Nếu nhận thức của mỗi học sinh có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con người.
Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường (Báo Hà Bắc ngày 16/8/1994) nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực. Cho học sinh nên nhận rõ trách nhiệm của mình đóng góp bảo vệ môi trường. Nhằm góp phần tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “ Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở”. Đề tài này chủ yếu áp dụng cho học sinh vùng dân tộc.
II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Để làm tốt về bảo vệ môi trường ở trường THCS.
- Về nội dung: Giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường.
III - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ một
Sơ lược về một số vấn đề lý luận chung về môi trường và công tác giáo dục bảo vệ môi trường
2. Nhiệm vụ hai
Phân tích đánh giá việc bảo vệ môi trường.
3. Nhiệm vụ ba
Các ý kiến đề xuất.
IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Kinh nghiệm giáo dục của bản thân trong quá trình giảng dạy
- Trao đổi với các bộ phận môi trường
- Nghiên cứu tài liệu liên quan
V - ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Trường PTDTNT Phó Bảng TT Phố Bảng
- Các trường THCS, PTCS trên địa bàn huyện Đồng Văn
VI - ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nâng cao dần nhận thức và giáo dục ý thức tự giác về môi trường. Để nâng cao nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường, gia đình và xã hội để có môi trường “xanh- sạch- đẹp”.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 - Môi trường là gì ?
Là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Trong đó các nhân tố sau:
Nhân tố vô sinh như : đất, đá, nước,không khí
Nhân tố hữu sinh như : sinh vật và con người
2 - Giáo dục bảo vệ môi trường là gì ?
Là tổng hợp các biện pháp nhằm giáo dục duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa tổng thể.
II - CƠ SỞ THỰC TẾ
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mỗi công dân cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Khi những vấn đề trên chưa trở thành bức xúc, trong chúng ta tồn tại một số suy nghĩ chưa thật đúng về vấn đề này.
Trước hết, cho con người là chúa tể của muôn loài. Con người có thể thống trị, chế ngự muôn loài trên trái đất. Thái độ của con người với muôn loài không phải là thái độ bè bạn, cùng chung sống mà là khai thác, “bóc lột”, bắt muôn loài phục vụ cho đời sống của mình như bắt động vật để chơi, để ăn thịt, dùng một số bộ phận của động vật để làm thuốc, làm đồ dùng (mật gấu, cao hổ cốt, cao khỉ, dày da)
Con người cho rằng tài nguyên của trái đất là vô tận, có thể thả sức khai thác phục vụ lợi ích của mình mà không lo cạn kiệt (tài nguyên mỏ, rừng, biển), không cần phải để dành cho thế hệ sau.
Con người hoàn toàn có khả năng chinh phục thiên nhiên. Đặc biệt khi khoa học kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, người ta chỉ nghĩ đến sự tiện lợi (xe máy, ô tô) đến năng suất, chất lượng sản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống: Khói bụi nhà máy xả ra gây ô nhiễm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt các sinh vật v.v
Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiễm ra sao, tài nguyên thiên nhiên còn hay hết, coi đó là việc của xã hội, của người khác. Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, lại cũng không phải chỉ ở một quốc gia nào mà ở số đông người, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không, những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa.
Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế thải chất độc hại ra môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt.
Bảo vệ nguồn tài nguyên, thiên nhiên từ đó nhận thức được mối quan hệ, tương hỗ giữa kinh tế - chính trị - văn hóa - môi trường.
Hiểu biết một cách đầy đủ về sự tác động của con người với môi trường.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG HỌC
1 - Thực trạng của nhà trường trong những năm qua
Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, xa nhà dân, xa chợ, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành.
Số lượng học sinh của nhà trường 279 em. Số lớp: 12 lớp. Khu vực xung quanh nhà trường công tác vệ sinh môi trường của nhân dân địa phương xung quanh nhà trường nhìn chung là tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ.
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về môi trường trong trường học.
Đứng dưới góc độ công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trường học có nhiều thuận lợi về sự tuyên truyền hiểu biết về môi trường.
Chương trình “xanh - sạch - đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường như các dự án của Bộ GD&ĐT phát động về vệ sinh học đường. Ngoài việc khai thác các nội dung trong các môn học như : sinh học; địa lý; giáo dục công dân Do các giáo viên trên lớp thực hiện, bên cạnh đó nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch,có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp.Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
*Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn:
Học sinh 100% là con em người đồng bào thiểu số, với nhiều tập tục sống còn lạc hậu,gia đình có hoàn cảnh kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn.
Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.
Địa bàn có khí hậu mưa nhiều quanh năm lạnh và ẩm ướt.
Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và hình thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan.
Đồ dùng dạy học của môn giáo dục môi trường hầu như không có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay.
Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta gặp nhiều gian nan khác. Đó chính là bài toán giáo viên đào tạo về ngành này hoặc trong chương trình học chuyên nghiệp đưa việc học giáo dục môi trường cũng chỉ sơ lược mang tính chất thông báo.
Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.
2 - Những công việc đã làm
Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục môi trường trong trường học.Nhà trường đã làm được những việc như sau:
A - Tác động môi trường
a.1 - Môi trường không khí
+ Sân trường:
Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học, hàng tuần học sinh có tổ chức chăm sóc, vun sới khu vực mình phụ trách (bồn hoa cây cảnh). Trong quá trình chăm sóc cây các lớp nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, sử dụng phân hoai mục.
Hàng tuần chào cờ, bên cạnh biểu dương những lớp, những học sinh có thành tích giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ý thức bảo vệ cây, bảo vệ môi trường tốt, còn có hình thức phê bình các cá nhân, các lớp chưa thực hiện tốt. Vận động phụ huynh học sinh trồng cây cảnh cho nhà trường và các điểm trường; vận động chi đội, chi đoàn phát động phong trào thi đua tạo quang cảnh môi trường trong nhà trường.
Nhà trường đã được trang bị bình nước lọc hợp vệ sinh cho học sinh trong quá trình sử dụng nước uống, khâu vệ sinh trường lớp luôn được coi trọng; có sọt đựng rác, có hố đổ rác cho học sinh.
+ Khu lớp học:
Mỗi lớp trồng một cây cảnh để tạo không gian “xanh” trong trường học và cũng tạo ý thức bảo quản cho học sinh; trong mỗi lớp đều thực hiện tốt công tác vệ sinh chung có quy ước rõ ràng.
Mỗi lớp đều có ý thức giáo dục học sinh trong vệ sinh hàng ngày, đổ rác thải đúng nơi quy định.
+ Tác động của cây xanh tạo được môi trường “xanh- sạch- đẹp”.Tạo được không khí thoáng mát, có bóng râm, cản bụi do tác dụng của xe cơ giới, tạo lượng ôxy cho con người
+ Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh trong nhà trường và gia đình.
a.2 - Môi trường nước
Hệ thống thoát nước (không tự động) không liên hoàn nhưng không gây ách tắc, không ứ đọng.
Nước sử dụng: nước suối hợp vệ sinh, nước giếng đào,hay nước lọc để đảm bảo vệ sinh sức khỏe học đường cho học sinh, mỗi học sinh đều được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh.
a.3 - Môi trường đất, chất thải rắn
Bón cây cảnh, không sử dụng phân hữu cơ tươi, không sử dụng phân hóa học (thuốc trừ sâu). Chủ yếu dùng phân vi sinh hoặc dùng phân ủ hoai mục.
Xây dựng công trình vệ sinh cho học sinh đúng tiêu chuẩn quy tắc vệ sinh, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Hàng tuần xử lý các hố rác được thu gom trong quá trình vệ sinh trong tuần bằng biện pháp thu đốt.
Khu rác thải được bố trí đổ riêng ở một vị trí khác, phát động thường xuyên phong trào vệ sinh trường lớp vệ sinh nơi công cộng; nhà trường phân công địa điểm vị trí rõ ràng.
B - Giảng dạy
b.1 - Trên lớp
Việc giáo dục môi trường được gắn với các bộ môn liên quan đưa vào ngành giáo dục.
+ Sinh học: 50%
+ Địa lý : 30%
+ Các môn khác : 20%
* Kiến thức giáo dục môi trường:
+ Kiến thức về thành phần môi trường gồm không khí, nước, cây cối, đất đai, động thực vật học sinh có ý thức bảo vệ và được tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn toàn diện về vị trí, vai trò, ý nghĩa to lớn của giáo dục môi trường và học sinh phải hiểu nếu những thành phần trên bị ô nhiễm thì cuộc sống của loài người sẽ kéo theo nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo. Trồng cây trên đất trống, đồi trọc tăng thu nhập kinh tế cho nhân dân.
+ Học sinh phải hiểu những thành phần của môi trường do thiên nhiên ban tặng song không phải là vĩnh hằng tồn tại mà có lúc sẽ hết và cạn kiệt, nên phải có ý thức tôn tạo, phục hồi và phát triển.
+ Kiến thức về sử dụng tài nguyên: Hợp lý đúng khoa học tránh khai thác bừa bãi ồ ạt, khai thác phải gắn liền với phần quy hoạch (trồng rừng, cải tạo đất, giữ nguồn nước ngầm, chống xói mòn).
+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển bền vững, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về các vấn đề này. Một môi trường trong lành hết sức cần thiết cho con người để sống và phát triển bình thường. Sống trong môi trường không khí ô nhiễm mất cân bằng sinh thái, con người và mọi sự sống trên trái đất sẽ dần dần bị hủy diệt. Học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên nhiều nhưng không phải là vô tận. Ta cần khai thác để phát triển kinh tế, song cần khai thác có quy hoạch, gắn kết với tái tạo tài nguyên nhằm sự ổn định môi trường cho thế hệ mai sau. Các thế hệ tương lai rất cần tài nguyên và họ có quyền được hưởng một môi trường tốt đẹp như chúng ta. Trong quá trình sử dụng tài nguyên, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm, khai thác đúng mực, đúng cách và nên tận dụng nguyên liệu tái chế.
+ Để bảo vệ môi trường, chỉ có nhận thức chưa đủ mà còn phải có kiến thức. Có kiến thức mới bảo vệ có hiệu quả: Ví như, có hiểu rừng không chỉ cho gỗ mà rừng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước,ổn định cần bằng không khí,cân bằng sinh thái. ta mới không phá rừng, chặt gỗ bừa bãi; không đốt nương làm rẫy tùy tiện làm cho núi trống, đồi trọc. Có hiểu bảo vệ đàn cá, bảo vệ các loài động vật quý hiếm ta mới không săn bắn bừa bãi, không dùng thuốc nổ, hoá chất để đánh bắt cá, không làm ô nhiễm sông, suối, ao, hồ v.v
b.2 - Giáo viên dạy ngoại khoá
+ Giáo viên dạy mẫu
+ Chọn bài có kiến thức môi trường
* Phương pháp giảng dạy:
+ Lồng ghép giữa kiến thức bộ môn với kiến thức bảo vệ môi trường một cách hài hòa.
+ Tổng hợp các nội dung quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm của mình với môi trường mình đang sống, sử dụng nó.
+ Qua các giờ dạy đó có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể.
b.3 - Học sinh hoạt động ngoại khóa
- Học sinh được tham gia cắm trại, thăm khu di tích lịch sử, thăm các công trình vui chơi giải trí.
- Mời các chuyên gia môi trường trong huyện về trao đổi và hướng dẫn.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường.
3 - Những việc chưa làm được
- Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức rất hạn chế trên địa bàn toàn TT vì nhà dân ở theo cụm rải rác không tập trung.
- Việc bố trí cho học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng còn quá ít, các chuyên gia về môi trường hầu như không có để mời nói chuyện.
- Quy hoạch của nhà trường chưa hợp lý về các công trình vệ sinh do đó việc bảo vệ môi trường khi giáo dục cho học sinh gặp nhiều khó khăn.
- Chưa cho các em tham quan những nơi có tác động xấu như khí thải của nhà máy, nước thải của các khu công nghiệp, bãi rác lớn của khu đông dân cư.
4 - Những kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường
- Hoạt động dạy học bảo vệ môi trường được đưa vào kế hoạch từ đầu năm thông qua hội nghị cán bộ công chức.
- Thông qua đội thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động thi đua đã giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường và qua các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm đã lồng ghép sinh hoạt theo chủ điểm.
- Liên hệ bàn bạc với địa phương các ý kến đề xuất kịp thời.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm xã hội và là hành vi đạo đức, hai vấn đề này gắn với nhau. Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện. Học sinh có thể phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập còn nếu môi trường xung quanh ô nhiễm và xấu nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, học sinh thấy chán trường dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Chính vì vậy nội dung giáo dục môi trường do Bộ giáo dục đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân là rất đúng, kịp thời nhất là trong giai đoạn hiện nay môi trường đang bị tàn phá bởi tốc độ đô thị hoá nhanh, sự tăng nhanh của các khu công nghiệp..., sự thiếu ý thức của con khi tác động vào tự nhiên và sự biến đổi bất thường của thiên nhiên.
*Kiến nghị với UBND TT
+ Địa phương cần có kế hoạch bố trí các bảo vệ cho các nhà trường để học sinh khi trồng cây các em có ý thức bảo vệ không phá cây đã trồng.
+ Các công trình vệ sinh cần có sự quan tâm và cải tạo, xây mới đảm bảo đủ số lượng và chất lượng các công trình.
+ Vận động, tuyên truyền các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường. Không chặt phá rừng bừa bãi và có kế hoạch xây dựng khu dân cư sạch, chuồng trại trâu bò hợp vệ sinh, có nơi đổ rác thải, nước thải, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường thường xuyên cho nhân dân nhất là xử lý các chất thải vô cơ khó tiêu.
*Kiến nghị với phòng giáo dục
+ Cần tăng cường kiểm tra đánh giá các trường thường xuyên về công tác bảo vệ môi trường các trường học.
+ Coi công tác vệ sinh môi trường là một trong các điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các nhà trường trong năm học.
PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN
Giáo dục môi trường trong các trường học cần phát triển hơn nữa xứng đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người phát triển toàn diện, vì học sinh các trường THCS là những học sinh còn nhỏ chủ yếu tuổi từ 12-15 và là con em địa phương ý thức về vệ sinh môi trường còn hạn chế. ý thức tự giác của các em chưa cao, nhận thức còn hạn chế, nên để nâng cao dần nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường phải đi từ những việc làm rất nhỏ, rất cụ thể từ biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thu gom rác; bỏ vào nơi quy định, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh chắc chắn cùng với sự lớn dần của các em sẽ ý thức ngày càng rõ về môi trường và biết tham gia bảo vệ môi trường.
PHẦN THỨ IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa 9/phần : Sinh vật và môi trường
2. Sách giáo khoa 6/phần : Vai trò của thực vật
3. Các báo Khoa học và Đời sống/phần về môi trường
Phó Bảng, ngày 11 tháng 11 năm 2012
Người viết
Trịnh Thế Quyền
Phụ lục
STT
NỘI DUNG
Trang
Phần I. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
Nhiệm vụ một
2
Nhiệm vụ hai
2
Nhiệm vụ ba
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
V. Địa điểm nghiên cứu
2
VI. Đóng góp của đề tài
2
Phần II. Nội dung
Chương I. Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu
2
I. Cơ sở lý luận
3
1. Môi trường là gì ?
3
2. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì ?
3
II. Cơ sở thực tế
3
Chương II. Thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường ở trường học
4
Thực trạng của nhà trường trong những năm qua
5
Những công việc đã làm
5,6
Những việc chưa làm được
7
Những kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường
7
Chương III. Một số ý kiến đề xuất
7
Phần III. Kết luận
8
Tài liệu tham khảo:
8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sin.doc