I. Đặt vấn đề:
Học kỳ một năm 2002 – 2003, học sinh khối 6 đạt tỉ lệ trung bình môn chưa cao. Đây là một khó khăn cho chất lượng học tập của học kì hai và chất lượng học tập của năm lớp 7. Ban giám hiệu của nhà trường đã xem xét, đánh giá các lí do chủ quan và khách quan về học sinh và đã chia lại 3 lớp 6 theo hướng sắp xếp theo trình độ học sinh. Ban giám hiệu đã phân công tôi giảng dạy trực tiếp một lớp 6 có 51% học sinh xếp loại yếu và 49% học sinh xếp loại trung bình.
Trong học kì hai, tôi đã cố gắng hết khả năng của bản thân và đưa ra các biện pháp thử nghiệm để học sinh trung bình, yếu có hứng thú trong việc học môn ngữ văn, sao cho các em tự vươn lên trong học tập. Qua đó. Tôi cũng đã rút ra được các kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
II. Nội dung chính:
- Giáo viên cần nắm vững các yêu cầu về lượng kiến thức cần truyền đạt đến học sinh. Giáo viên chỉ nên truyền đạt kiến thức trọng tâm.
- Về phần giảng dạy lý thuyết (phần Đọc – Hiểu văn bản, phần Tiếng việt, phần lí thuyết Tập làm văn), cần chuẩn bị trước những yêu cầu về kiến thức mà học sinh phải nắm được, để hình thành được cách ghi bài học gọn gàng. Các khái niệm về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại, văn bản nhật dụng được tóm tắt ngắn gọn giúp học sinh dễ học, dễ thuộc, dễ nhớ. Trong quá trình giảng dạy lí thuyết, giáo viên sử dụng các tranh ảnh, sơ đồ minh họa để học sinh dễ tiếp thu bài học.
- Về việc giảng dạy phần luyện tập, cần giảm bớt lượng bài tập, chỉ để lại một số bài tập, chủ yếu là các bài tập củng cố kiến thức và cơ bản, sao cho học sinh có cảm giác học tập thoải mái. Bài tập vừa sức học sinh, từ dể đến trung bình, từ đó tạo được sự hứng thú học ngữ văn nơi học sinh. Cần kiên trì, nhắc và ôn lại những kiến thức cũ mà học sinh đã quên. Tạo cho học sinh tính chủ động trong giải bài tập, không can thiệp vào quá trình giải bài của học sinh cho dù học sinh làm sai. Sau khi kết thúc bài giải nên hướng dẫn học sinh tìm thấy được chỗ sai của mình để tự sữa chữa, việc này sẽ giúp học sinh nhớ lâu và dần dần sẽ hình thành nơi học sinh kỹ năng giải bài tập ngữ văn. Giáo viên giúp học sinh thấy được các kiến thức cần phải sử dụng để áp dụng vào việc luyện tập. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh. Trong giờ luyện tập, giáo viên tổ chức thi đua có thưởng giữa các tổ sẽ gây được không khí sôi nổi, hào hứng và hiệu quả đạt được sẽ cao.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên trong việc giảng dạy môn Ngữ văn đối với học sinh yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – ĐT Huyện Bình Chánh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Lê Minh Xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO VIÊN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU
Người thực hiện: Lê An Thư
Đơn vị: Trường THCS Lê Minh Xuân
I. Đặt vấn đề:
Học kỳ một năm 2002 – 2003, học sinh khối 6 đạt tỉ lệ trung bình môn chưa cao. Đây là một khó khăn cho chất lượng học tập của học kì hai và chất lượng học tập của năm lớp 7. Ban giám hiệu của nhà trường đã xem xét, đánh giá các lí do chủ quan và khách quan về học sinh và đã chia lại 3 lớp 6 theo hướng sắp xếp theo trình độ học sinh. Ban giám hiệu đã phân công tôi giảng dạy trực tiếp một lớp 6 có 51% học sinh xếp loại yếu và 49% học sinh xếp loại trung bình.
Trong học kì hai, tôi đã cố gắng hết khả năng của bản thân và đưa ra các biện pháp thử nghiệm để học sinh trung bình, yếu có hứng thú trong việc học môn ngữ văn, sao cho các em tự vươn lên trong học tập. Qua đó. Tôi cũng đã rút ra được các kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
II. Nội dung chính:
- Giáo viên cần nắm vững các yêu cầu về lượng kiến thức cần truyền đạt đến học sinh. Giáo viên chỉ nên truyền đạt kiến thức trọng tâm.
- Về phần giảng dạy lý thuyết (phần Đọc – Hiểu văn bản, phần Tiếng việt, phần lí thuyết Tập làm văn), cần chuẩn bị trước những yêu cầu về kiến thức mà học sinh phải nắm được, để hình thành được cách ghi bài học gọn gàng. Các khái niệm về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại, văn bản nhật dụng được tóm tắt ngắn gọn giúp học sinh dễ học, dễ thuộc, dễ nhớ. Trong quá trình giảng dạy lí thuyết, giáo viên sử dụng các tranh ảnh, sơ đồ minh họa để học sinh dễ tiếp thu bài học.
- Về việc giảng dạy phần luyện tập, cần giảm bớt lượng bài tập, chỉ để lại một số bài tập, chủ yếu là các bài tập củng cố kiến thức và cơ bản, sao cho học sinh có cảm giác học tập thoải mái. Bài tập vừa sức học sinh, từ dể đến trung bình, từ đó tạo được sự hứng thú học ngữ văn nơi học sinh. Cần kiên trì, nhắc và ôn lại những kiến thức cũ mà học sinh đã quên. Tạo cho học sinh tính chủ động trong giải bài tập, không can thiệp vào quá trình giải bài của học sinh cho dù học sinh làm sai. Sau khi kết thúc bài giải nên hướng dẫn học sinh tìm thấy được chỗ sai của mình để tự sữa chữa, việc này sẽ giúp học sinh nhớ lâu và dần dần sẽ hình thành nơi học sinh kỹ năng giải bài tập ngữ văn. Giáo viên giúp học sinh thấy được các kiến thức cần phải sử dụng để áp dụng vào việc luyện tập. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh. Trong giờ luyện tập, giáo viên tổ chức thi đua có thưởng giữa các tổ sẽ gây được không khí sôi nổi, hào hứng và hiệu quả đạt được sẽ cao.
- Giáo viên động viên, khích lệ sự cố gắng học tập của học sinh bằng việc khen thưởng cho học sinh có điểm kiển tra 15 phút, 1 tiết từ 7 điểm trở lên trước tập thể lớp.
- Giáo viên theo dõi các học sinh yếu, ghi nhận được một cách tổng quát về các kiến thức còn thiếu sót của học sinh, nắm bắt được nguyên nhân về thái độ không hứng thú trong việc học ngữ văn, dựa vào đó vạch ra những kế hoạch và phương pháp giảng dạy, trao đổi với tổ chuyên môn.
* Tự nhận xét kết quả:
Sau một học kì thực hiện các biện pháp trên, hoạt động đã đi vào nề nếp và tạo được kết quả:
+ Học sinh không cảm thấy môn ngữ văn là quá khó, dần có được sự hứng thú trong học tập.
+ Học sinh yếu thật sự có được những nền móng cơ bản để theo được chương trình lớp 7.
III. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ngữ văn. Với sáng kiến kinh nghiệm “Giáo viên trong việc giảng dạy môn ngữ văn đối với học sinh yếu”, tôi mong muốn được lãnh đạo cấp trên, bạn bè đồng nghiệp góp ý thêm để hoạt động dạy học ngày càng hiệu quả.
Ngày 30 tháng 05 năm 2003
Người viết
Lê An Thư
Phòng GD – ĐT Huyện Bình Chánh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Lê Minh Xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Năm học: 2002 – 2003
I. SƠ YẾU LÍ LỊCH:
Họ và tên: Lê An Thư
Sinh ngày: 03/08/1980
Quê quán: Tp.HCM
Địa chỉ thường trú: 176/19 (lầu 2) – Hậu Giang – Phường 6 – Quận 6
Trình độ văn hóa: 12/12
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
Nguồn đào tạo: Trường Cao đẳng sư phạm Tp.HCM
Chức vụ: Giáo viên
Nhiệm vụ công tác hiện nay:
1/ Công tác chính: dạy ngữ văn lớp 63, 71, 72.
2/ Công tác kiêm nhiệm:
- Chủ nhiệm lớp 71.
- Thư ký Hội đồng.
Quá trình công tác trong ngành GD – ĐT:
Từ tháng 09/2002 đến nay: Giáo viên trường THCS Lê Minh Xuân.
II. THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1/ Thành tích đạt được:
a/ Về chất lượng giảng dạy: đạt 97,7% học sinh trên trung bình.
b/ Về công tác chủ nhiệm: 97,7% học sinh đủ điều kiện lên lớp (23,3% học sinh giỏi, 65,1% học sinh khá).
* Thực hiện đúng qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách đầy đủ.
2/ Nguyên nhân đạt được thành tích trên:
- Sự chỉ đạo và quan tâm của BGH nhà trường, tổ bộ môn.
- Một tập thể giáo viên đoàn kết gắn bó trong công tác, nhiệt tình, có tinh thần cầu tiến.
- Có kế hoạch ôn tập từng chương, từng học kì đúng với mọi đối tượng học sinh.
- Đối với lớp chủ nhiệm:
+ Theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Ban cán sự lớp hoạt động.
+ Tập cho Ban cán sự lớp biết điều khiển giờ sinh hoạt lớp.
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân trong lớp.
+ Động viên những học sinh yếu.
+ Phối hợp với PHHS trong việc giáo dục học sinh cá biệt.
III. KẾT QUẢ THI ĐUA:
1/ Tự đánh giá thành tích phát huy: khá tốt
2/ Đề nghị hình thức khen thưởng: GV giỏi cấp trường
Hiệu trưởng Người viết báo cáo
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Ngu van 6.doc