Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt bằng bản đồ tư duy

Những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ Văn luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra. Dù có khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất hướng tới mục đích khẳng định vai trò chủ động, tích cực của người học. Như vậy, dạy Ngữ văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức cho học sinh. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay.

Năm học 2011- 2012 Bộ giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh, bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn

Với việc áp dụng BĐTD trong giảng dạy, từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ, giáo viên giúp học sinh phát hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên bản đồ. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, BĐTD còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả.

 

doc28 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt bằng bản đồ tư duy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ Văn luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra. Dù có khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất hướng tới mục đích khẳng định vai trò chủ động, tích cực của người học. Như vậy, dạy Ngữ văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức cho học sinh. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay. Năm học 2011- 2012 Bộ giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh, bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn Với việc áp dụng BĐTD trong giảng dạy, từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ, giáo viên giúp học sinh phát hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên bản đồ. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, BĐTD còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả. Sử dụng BĐTD (dưới dạng sơ đồ) trong dạy học các môn khoa học tự nhiên và một số môn khoa học xã hội ( như Địa lí, Lịch sử) đã trở thành quen thuộc. Đối với môn Ngữ văn BĐTD đã bắt đầu được vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy các tiết ôn tập tiếng Việt, làm văn và các bài văn học sử. Việc vận dụng BĐTD vào giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung, văn xuôi tự sự nói riêng còn rất ít, thậm chí chưa có, vì thế nên mạnh dạn đổi mới, mạnh dạn đa dạng hoá phương pháp trong một giờ lên lớp là điều nên làm, cần phải làm. Mỗi lần đọc Vợ nhặt tôi lại cảm thấy tâm đắc với câu nói của Banzăc “Nhà văn chân chính là thư ký trung thành của thời đại”. Đúng thế, viết Vợ nhặt, Kim Lân đã ghi lại chân thực không khí ngột ngạt của nạn đói lịch sử năm 1945 mà nhân dân ta phải trải qua trong nỗi kinh hoàng, rùng rợn. Nhưng đâu phải ghi lại một cách dửng dưng, khách quan, Kim Lân đã viết về bối cảnh đó với tất cả tâm hồn rộn rạo bao nỗi ưu tư. Viết Vợ nhặt, ông đã thể hiện thật tự nhiên tình cảm của mình với người dân đất Việt trước cảnh lầm than, cơ cực. Bằng tình yêu và niềm tin của mình, Kim Lân muốn khẳng định: Dẫu phải đối diện với nạn đói, với khổ đau, người dân không những càng thương yêu nhau mà còn cùng nhau cất cao bài ca hy vọng tràn đầy niềm lạc quan yêu sống:“Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh” (Kim Lân, Tác giả nói về tác phẩm). Tất cả chúng ta đều nhận thấy, Vợ nhặt có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Cùng với vẻ đẹp của tư tưởng, tác phẩm còn hấp dẫn bạn đọc bởi nghệ thuật viết truyện tài hoa của nghệ sĩ. Với sự kết hợp hài hòa của giá tri tư tưởng và nghệ thuật, Vợ nhặt xứng đáng là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Chính vì thế suốt hơn nửa thế kỉ qua Vợ nhặt không chỉ là đối tượng nghiên cứu của giới văn học nghệ thuật mà còn là đối tượng để giảng dạy trong nhà trường THPT. Thời lượng dành cho bài đọc- hiểu "Vợ nhặt" là hai tiết, trong khi nội dung cần truyền đạt tới học sinh lại vô cùng phong phú và cần thiết. Vì vậy, vấn đề "dạy như thế nào" để vừa đảm bảo thời gian vừa làm chủ được kiến thức bài học là một thử thách đối với người dạy. Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân bằng bản đồ tư duy" làm mục đích tìm hiểu để có dịp trao đổi cùng đồng nghiệp cách hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn trên theo cảm nhận chủ quan của mình. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Bản đồ tư duy Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra BĐTD thì: BĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, BĐTD khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó, các ý tưởng của con người sẽ phát triển. Hay hiểu một cách khác, BĐTD trình bày một cách tóm tắt ngắn gọn nhất, khoa học nhất về văn bản bằng các biểu tượng (các mô hình, các hình ảnh, các nhánh..) trên một mặt phẳng thể hiện sự liên quan giữa các đơn vị kiến thức và trật tự logic giữa chúng. 2. Vận dụng BĐTD trong tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt Vận dụng BĐTD trong tiếp cận truyện ngắn "Vợ nhặt" nghĩa là chúng ta phải chuyển hoá những thông tin liên quan trong bài học lên các mô hình, các hình ảnh, các nhánh của bản đồ và ngược lại. Bài học sử dụng BĐTD với mục đích: - Một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh: Với những ưu điểm của mình, BĐTD trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Bước quan trọng nhất là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm bản đồ - trọng tâm bài học. Sau đó, theo nguyên lí BĐTD là ý nọ gợi ý kia dần dần giúp học sinh khám phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắp xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. - Một công cụ để củng cố, khái quát bài học của học sinh: Sau mỗi tiết học bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thức trọng tâm. Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn dung lượng bài. Sử dụng BĐTD giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào BĐTD có thể tái hiện được cơ bản toàn bộ kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. Như thế, học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian.  - Một công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp về bài học: Từ hai mục đích trên, như một hệ quả tất yếu BĐTD sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức tổng hợp về bài học. Phương pháp này không những giúp học sinh biết cách học, biết cách ghi kiến thức vào bộ não; biết nhận thức, nắm bắt vấn đề rành mạch, sâu sắc, lôgic từ luận đề đến luận điểm, đến luận cứ mà còn rèn luyện kĩ năng tư duy tổng hợp, khái quát vấn đề cho học sinh. Thể hiện bài học dưới dạng BĐTD sẽ phát huy tối đa khả năng vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học và khả năng sáng tạo của mỗi người. 3. Công việc chuẩn bị a. Giáo viên Để vận dụng BĐTD vào bài học, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học, chuyển hoá được các ý chính mang tính trọng tâm lên một bản đồ sao cho logic khoa học. Nếu giáo viên không sử dụng máy chiếu phục vụ cho tiết dạy thì sử dụng bảng phụ và vẽ các BĐTD lên bảng phụ đó. Nếu giáo viên sử dụng máy chiếu phục vụ cho tiết dạy thì bài học sẽ tiến hành thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Trên BĐTD được trình chiếu, những thông tin chính không thể hiện đầy đủ mà để trống, hoặc phát bảng phụ cho học sinh và yêu cầu học sinh tự hình dung rồi liên kết các tri thức để vẽ bản đồ (Bài viết này được soạn thảo cho tiết dạy sử dụng máy chiếu, áp dụng công nghệ thông tin). b. Học sinh Nghiên cứu sách giáo khoa. Soạn kĩ các câu hỏi hướng dẫn học bài vào vở bài tập. Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Vận dụng BĐTD vào hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn "Vợ nhặt": 1. Dung lượng kiến thức cần nắm của bài học: a. Xét ở mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Về kiến thức: + Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết. + Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm - Về kĩ năng: Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong truyện ngắn hiện đại.. - Giáo dục: Sự cảm thông, đồng cảm với những con người nghèo khổ, có khát vọng vươn lên trong mọi hoàn cảnh. b. Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài học khi sử dụng BĐTD: Một bài đọc - hiểu tác phẩm trên lớp thường được chia thành ba phần lớn: I. Tiểu dẫn; II; Đọc- Hiểu văn bản, III. Tổng kết và củng cố bài học. Trong mỗi phần lớn sẽ chia thành các phần nhỏ nhằm mục đích định hướng cho học sinh nắm bắt được toàn bộ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản, đồng thời hướng tới rèn luyện kĩ năng, phương pháp tiếp cận tác phẩm cho học sinh. Dựa vào tiến trình lên lớp như trên, bài học này trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản sẽ sử dụng các BĐTD như sau: I. TIỂU DẪN Sau khi đặt câu hỏi để học sinh nắm được hai đơn vị kiến thức trong phần tiểu dẫn (tác giả và tác phẩm), giáo viên trình chiếu chân dung nhà văn Kim Lân và hình ảnh tác phẩm Vợ nhặt (qua BĐTD có các nhánh trung tâm), yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa và chuẩn bị trả lời bằng cách hoàn thiện nội dung bản đồ Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đi đến kết luận: BĐTD 01 Giáo viên diễn giải nội dung trên BĐTD để học sinh nắm được kiến thức phần Tiểu dẫn II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc - hiểu khái quát a. Tóm tắt GV yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tóm tắt văn bản (phần này yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 5phút, ghi nội dung lên bảng phụ). Giáo viên yêu cầu nhóm 1 cử đại diện trình bày bằng cách treo lên bảng và thuyết trình. Các nhóm 2, 3, 4 nhận xét, bổ sung (có thể tóm tắt theo hướng khác) sau đó giáo viên kết luận, trình chiếu bản đồ để học sinh tham khảo: BĐTD 02 b. Bố cục Giáo viên cho học sinh phát biểu về cách phân chia bố cục của mình và định hướng nội dung trọng tâm bài học: Tiếp cận văn bản qua phân tích ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện và khát vọng, tình yêu thương của người dân nghèo qua các nhân vật: Tràng, Thị, bà cụ Tứ theo định hướng sau: BĐTD 03 Học sinh dựa vào những nội dung trọng tâm trên để tìm hiểu 2. Đọc - hiểu chi tiết a. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt” Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận phát, biểu theo cách hiểu của mình. Giáo viên nhận xét và đi đến kết luận: BĐTD 04 Từ BĐTD trên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh “đọc bản đồ” bằng một đoạn văn nói về ý nghĩa nhan đề: Nhan đề Vợ nhặt tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là “nhặt được vợ”. Chỉ riêng hai chữ “Vợ nhặt” cũng đã nói lên khá nhiều về cảnh ngộ, số phận của Tràng và cả của người đàn bà xa lạ. Đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ. Cái giá của con người chưa bao giờ lại rẻ rúng đến như vậy. Nhưng vợ lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Gia đình Tràng từ khi có vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó quây quần, chăm lo thu vén cho tổ ấm của mình. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời cũng cho thấy “trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để hướng tới hạnh phúc tương lai”. b. Tình huống truyện GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận các câu hỏi: Nội dung câu hỏi ứng với các nhánh trên bản đồ trình chiếu) Các nhóm thảo luận trong 5 phút, cử đại diện trình bày. Giáo viên nhận xét, kết luận. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét về tình huống truyện: Lưu ý: Quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh được tiến hành đồng thời với việc trình chiếu lần lượt các nhánh của BĐTD. Kết thúc hoạt động cũng là lúc toàn bộ kiến thức cơ bản trược thể hiện trên BĐTD: BĐTD tham khảo: BĐTD 05 Sau khi hoàn thành các đơn vị kiến thức cơ bản, giáo viên có thể yêu cầu học sinh “đọc” bản đồ bằng lời văn của mình: Tràng là nhân vật có ngoại hình xấu. Gia cảnh đáng ái ngại, nguy cơ ế vợ đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói, cái chết luôn đeo bám. Trong lúc không một ai nghĩ đến chuyện lấy vợ thì anh Tràng đột nhiên có vợ. Trong hoàn cảnh này “nhặt” vợ là thêm một miệng ăn, đẩy mình đến gần hơn với bờ vực của cái chết. Vì thế việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Qua tình huống truyện, nhà văn không chỉ tạo dựng được chân dung các nhân vật, mà quan trọng hơn, thái độ của nhà văn được thể hiện thật tự nhiên và sâu sắc. Kim Lân đã đã xây dựng được một tình huống truyện “độc nhất vô nhị”. Qua tình huống đó giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm được thể hiện rõ nét. c. Khát vọng sống và tình yêu thương của những người lao động nghèo trong nạn đói Giáo viên gợi dẫn: Từ tình huống truyện éo le của cuộc hôn nhân kì lạ, nhà văn muốn khẳng định: cuộc sống dù nghèo đói, tăm tối đến đâu, những người lao động vẫn gắng gượng vui sống, gắn bó với nhau bằng tình thương yêu, bằng lòng bao dung, nhân hậu, để cùng gìn giữ niềm vui sống, niềm khát khao mái ấm gia đình, hướng tới một ngày mai tươi sáng. Kim Lân có nói “Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự”. Điều đó được thể hiên rõ nét qua các nhân vật: Tràng, Thị và bà cụ Tứ: * Nhân vật Tràng Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời theo các nhánh bản đồ đã được phác thảo trên máy chiếu: - Nhóm 1: Tìm các biểu hiện của nhánh “lai lịch, ngoại hình”. - Nhóm 2, 3: Tìm các biểu hiện của nhánh “tính cách” - Nhóm 4: Tìm các biểu hiện của nhánh “số phận” Giáo viên theo dõi quá trình hoạt động của học sinh, đồng thời phát vấn gợi mở để học sinh có thể tìm ra các nhánh bộ phận của bản đồ (luận cứ) và đánh giá khái quát về nhân vật. Các nhóm thảo luận trong 3 phút và cử đại diện trả lời (các nhóm khác có thể nhận xét). Giáo viên nhận xét và kết luận: BĐTD tham khảo BĐTD 06 Từ bản đồ trên học sinh có thể dễ dàng đánh giá khái quát về dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật Tràng: - Miêu tả tâm trạng nhân vật Tràng xoay quanh tình huống nhặt vợ hết sức đặc biệt. Cũng từ đó, hình tượng nhân vật Tràng có vai trò lớn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự sống”. - Qua Tràng và câu chuyện nhặt vợ của anh, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động nghèo: đó là vẻ đẹp tình người và niềm tin tưởng vào tương lai. - Qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã bộc lộ khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và ngòi bút nhân đạo sâu sắc. * Nhân vật Thị Giáo viên giới thiệu: Nhân vật được xây dựng bên cạnh Tràng là Thị. Hiện lên trong tác phẩm, người phụ nữ được Tràng nhặt về làm vợ có cảnh ngộ nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống mãnh liệt Sau khi chuyển ý, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc độc lập. Tìm, liệt kê những chi tiết, sự việc liên quan đến nhân vật Thị. Phân tích hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình, tính cách, tâm hồn và đánh giá tổng quát về nhân vật. Giáo viên phát vấn và cho học sinh trả lời, bổ sung rồi nhận xét và trình chiếu sơ đồ cho học sinh quan sát và kết luận: BĐTD tham khảo BĐTD 07 Sau khi quan sát bản đồ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đánh giá quá trình “trở lại là chính mình” của người đàn bà đáng thương và tội nghiệp: Người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, không người thân đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tình nhân ái bao dung của Tràng và người mẹ chồng đáng kính. * Bà cụ Tứ Giáo viên giới thiệu: Cũng như Tràng và người vợ nhặt, bà cụ Tứ là một trong ba nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Xuất hiện trong tác phẩm, bà cụ Tứ là một người mẹ già, nghèo khổ nhưng giàu tình thương con và giàu lòng nhân hậu. Giáo viên định hướng học sinh phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai phương diện (trình chiếu trên máy mô hình phân tích: hoàn cảnh và tâm trạng): từ đó đánh giá về phẩm chất, tấm lòng của bà cụ. Lưu ý: Đặc biệt chú ý đến diễn biến tâm trạng của nhân vật, bởi qua tâm trạng, tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương con vô bờ của bà mẹ được bộc lộ sâu sắc. Dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên, học sinh độc lập suy nghĩ trả lời các câu hỏi: (theo nội dung phân tích). Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung cơ bản qua bản đồ để học sinh tham khảo: BĐTD tham khảo: BĐTD 08 Từ tình huống đặc biệt (vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo) đã làm nổi bật tâm trạng của các nhân vật trong truyện, trong đó có tâm trạng bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo, thương con, vui buồn với những gì diễn ra trong cuộc đời con. Sau khi phân tích xong ba nhân vật, giáo viên đặt câu hỏi đánh giá về hình ảnh người dân lao động nghèo trong nạn đói 1945. Học sinh độc lập suy nghĩ và trả lời (Các học sinh khác nhận xét) Giáo viên trình chiếu BĐTD tham khảo: BĐTD 09 Giáo viên diễn giải BĐTD: Ba nhân vật có niềm khao khát sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng ở thời điểm mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng tới ánh sáng, vẫn tin váo sự sống và vẫn hi vọng váo tương lai”. III. TỔNG KẾT Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết bài học trên hai phương diện: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, phát cho mỗi nhóm hai bảng phụ và thực hiện việc tổng kết văn bản. Học sinh thảo luận trong 3 phút, cử đại diện nhóm treo bảng phụ và thuyết trình. Các nhóm theo dõi và rút ra nhận xét, đánh giá. Giáo viên nhận xét và trình chiếu sơ đồ tổng kết bài học: BĐTD 10 IV. CỦNG CỐ Để học sinh khái quát kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động thì không có phương phát nào hữu dụng như BĐTD. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, BĐTD còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài, tức tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định được luận điểm, luận cứ của bài: Giáo viên trình chiếu BĐTD tổng hợp kiến thức bài học để học sinh tham khảo: BĐTD 11 2. Sử dụng BĐTD để hướng dẫn học sinh so sánh với các tác phẩm cùng đề tài Sau khi củng cố nội dung bài học, giáo viên đặt câu hỏi mở rộng để học sinh liên hệ, so sánh với các tác phẩm có cùng đề tài. Đây là việc làm cần thiết để giúp học sinh chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả. Từ đó, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm, từng nhân vật hay sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn.... đồng thời, góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. a. So sánh ở cấp độ tác phẩm *“Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao BĐTD 12 *“Vợ nhặt” của Kim Lân với truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài Giáo viên gợi ý tiêu chí so sánh: Hoàn cảnh ra đời, đề tài.... Học sinh độc lập suy nghĩ và trả lời. Giáo viên nhận xét và trình chiếu BĐTD tham khảo: BĐTD 13 b. So sánh ở cấp độ nhân vật Giáo viên tiếp tục định hướng học sinh tìm những điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật trong các tác phẩm: (Vợ nhặt, Vợ chồng APhủ và Chiếc thuyền ngoài xa) Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: So sánh giữa Tràng và APhủ Nhóm 2: So sánh giữa Thị và Mị. Nhóm 3: So sánh giữa Thị và Người đàn bà Học sinh thảo luận và cử đại diện trả lời. Học sinh nhóm khác nhận xét. Giáo viên đánh giá và trình chiếu BĐTD tham khảo: * BĐTD so sánh giữa Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và APhủ trong “Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài BĐTD 14 *BĐTD so sánh giữa Thị trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và Mị “ Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài BĐTD 15 *BĐTD so sánh giữa Thị trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Tham khảo đề thi Đại học năm học 2009 - 2010) BĐTD 16 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Qua kinh nghiệm của bản thân, nhờ cách dùng BĐTD - một kênh hình trực quan sinh động mà học sinh của chúng tôi rất hứng thú và chủ động trong quá trình tìm hiểu và chiếm lĩnh tác tác phẩm (nhiều em còn áp dụng để tự học những tác phẩm cùng thể loại, những tác phẩm không cùng thể loại..). Mặt khác, dùng BĐTD cũng góp phần tích cực trong phát triển tư duy cho học sinh. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hiểu vấn đề một cách đầy đủ, thuộc bài rất nhanh và nhớ lâu. Không khí học tập sôi nổi, giờ học sinh động. Cũng nhờ dạy học theo BĐTD, trong quá trình làm bài của học sinh, các em lập dàn ý nhanh, đầy đủ. Trình bày vấn đề mạch lạc, khúc chiết, logic và có sức thuyết phục cao. Năm học 2010 - 2011 khi chưa vận dụng BĐTD vào giảng dạy tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, kết quả thu được như sau: TT Lớp Tổng số HS Xếp loại Giỏi Khá T.bình Yếu Kém Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ% Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 1 12A2 49 3 6.2 17 34.8 24 48.9 4 8.1 1 2.0 2 12B4 46 1 2.2 14 30.5 24 52.2 5 10.8 2 4.3 3 12B6 47 0 0 11 23.4 26 55.3 7 14.9 3 6.4 Năm học 2011- 2012, sau khi trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi đã vận dụng BĐTD vào giảng dạy truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, kết quả thu được có nhiều khả quan, cụ thể như sau: TT Lớp Tổng số HS Xếp loại Giỏi Khá T.bình Yếu Kém Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 1 12A4 49 6 12.2 23 46.9 19 38.8 1 2.1 0 0 2 12A6 46 3 6.5 22 47.7 20 45.6 1 2.2 0 0 3 12A9 46 3 6.5 18 39.1 23 50.0 2 4.4 0 0 C. KẾT THÚC VẦN ĐỀ I. KẾT LUẬN Trên đây chúng tôi đã trình bày vấn đề: Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân bằng BĐTD.. Trong giảng dạy không có phương pháp, biện pháp nào là độc tôn, là vạn năng. Người dạy cần kết hợp các phương pháp, biện pháp một cách sinh động để gây hứng thú, kích thích tính tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học một cách khoa học logic, kĩ năng tổng hợp khái quát vấn đề mà không làm mất đi chất văn của tác phẩm văn học. Đề tài được viết xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay và kinh nghiệm được chắt lọc từ quá trình dạy học của bản thân. Mặc dù phạm vi đề cập chưa lớn, đối tượng học sinh chưa đa dạng, nhưng hi vọng đề tài này sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi tự sự nói riêng, tác phẩm văn học nói chung trong nhà trường. II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Muốn dạy học tác phẩm thuộc thể loại truyện bằng BĐTD cần lưu ý các điểm sau: - Phải hiểu sâu sắc văn bản, tìm ra logic nội tại sự phát triển của tác phẩm. Biết khái quát vấn đề và tóm tắt chi tiết nhất để định ra được luận đề, luận điểm, luận cứ. Ngôn ngữ ghi trong sơ đồ phải tinh giản, chắt lọc, chính xác, mang tính bản chất. - Biết cách trình bày BĐTD một cách khoa học, trực quan đảm bảo tính sư phạm. Các hình tượng, kết cấu trong BĐTD phải gần gũi với đời sống, phù hợp tâm lí học sinh. Chú ý rèn luyện kĩ năng tư duy, tổng hợp, khái quát vấn đề.. 2. Dạy học v

File đính kèm:

  • docSKKN HD HS tiep can truyen ngan Vo nhat bang BDTD.doc