CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1 Tổ chức
Trong khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
một cách cụ thể và luôn chú ý rằng động vật luôn di chuyển như kiếm mồi, chạy
trốn và có thể gây nguy hiểm cho các em nên trước khi quan sát giáo viên cần
làm cho học sinh hiểu rõ và hết sức chú ý cẩn thận trước khi quan sát.
3.2 Chuẩn bị
3.2.1. Giáo viên
- Trước hết giáo viên cần làm cho học sinh thấy rõ mục đích ý nghĩa của việc quan
sát.
- Tiếp đó là công việc chuẩn bị những đồ dùng dụng cụ cần mang theo cụ thể :
• Quan sát nơi chúng thường xuất hiện.
• Chọn vị trí thích hợp cho việc quan sát.
• Chuẩn bị sẵn giấy, bút, phiếu quan sát.
• Các dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc quan sát như : ống nhòm ( nếu có ),
cần câu, vợt, ống, lọ đựng.
• Ngoài ra Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lường trước những tình
huống có thể xảy ra để kịp thời xử lý hoặc ghi chép lại, việc này tạo bất ngờ
và ấn tượng rất lớn cho học sinh khi các em tiếp xúc với thiên nhiên.
• Tất nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự trang bị cho mình những
dụng cụ sơ cứu như : bông, băng gạc, dầu gió, oxy già, alcoll 900, nịt garo.
để phòng khi có bất trắc xảy ra thì kịp thời xử lý. Hơn nữa việc này còn
nâng cao tinh thần cảnh giác và rèn luyện tính cẩn thận và hạn chế sự hiếu
động của các em.
Phần việc này giáo viên xây dựng phiếu hướng dẫn dính kèm phiếu quan
sát.
26 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng kiến thức về hình thái học động vật qua báo cáo khoa học nho, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH BÌNH PHƯỚC
PHÒNG GD HUYỆN ĐỒNG PHÚ
TRƯỜNG THCS THUẬN LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bộ mônä âä âä â : SINH HỌC
ĐỀ TÀI
HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG KIẾN THỨCÙ Ã Ï Â Ï Á ÙÙ Ã Ï Â Ï Á ÙÙ Ã Ï Â Ï Á Ù
VỀ ÀÀÀ HÌNH THÁI HỌC ĐỘNG VẬT Ù Ï Ä ÄÙ Ï Ä ÄÙ Ï Ä Ä QUA
BÁO CÁO KHOA HỌC NHỎÙ Ù Ï ÛÙ Ù Ï ÛÙ Ù Ï Û
Tổ: Tự nhiên
Bộ môn: Sinh học
Giáo viên: Nguyễn Đức Trọng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay chúng ta đã khẳng định đổi mới nội dung phương pháp dạy –
học trong trường phổ thông là cần thiết và bước đầu đã đem lại những kết quả
đáng khích lệ. Việc đổi mới đã thể hiện được vai trò là trung tâm của người
học, vai trò chủ đạo của người dạy. Kết quả là người học tích cực, chủ động,
hứng thú trong lĩnh hội tri thức, khắc sâu kiến thức và mở ra khả năng tiếp cận,
xử lý thông tin một cách có hệ thống trên cơ sở khoa học của các vấn đề quanh
người học. Có thể kể ra một vài kết quả đạt được như sau : Học sinh ( người
học ) được tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kiến thức bằng quan sát trên
mẫu, mô hình, thực hành quan sát và giải phẫu trên mẫu tươi sống. Học sinh
tham gia vào việc thể hiện quan điểm, nhận xét, kết luận của mình bằng thảo
luận nhóm. Đó là những kết quả to lớn, những thay đổi về nhận thức một cách
sâu sắc trong người học. Đồng thời việc đổi mới phương pháp đã thể hiện rõ
vai trò chủ động trong xây dựng kiến thức cho người học, vai trò là trọng tài
của người dạy cho những cho những kết luận khoa học của người học.
Song khi tôi triển khai việc đổi mới phương pháp ở trường và những tiết giự
giờ thăm lớp những đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng :
• Thứ nhất, khi xây dựng kiến thức vềø đời sống của Động vật, học sinh đã tích
cực xây dựng, đóng góp ý kiến nhưng những nhận xét của học sinh còn rời
rạc khó đi đến trọng tâm ta cần triển khai. Đôi lúc học sinh còn phụ thuộc
rất nhiều vào Sách Giáo Khoa. Điều này sẽ chiếm rất nhiều thời gian lên
lớp cũng như một số giáo viên phải phân xử và thanh lọc nhiều thông tin để
hướng học sinh đi đến trọng tâm của bài học và tất nhiên bài học vừa dàn
trải lại thiếu đi sự phong phú thật sự.
• Thứ hai những hiến thức về hình thái động vật, học sinh giải quyết chưa sâu
sắc bởi vì đó là những quan sát trên hình ảnh, tranh vẽ, dựa vào những
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 3
thông ting trong Sách Giáo Khoa hoặc nhớ lại những hình ảnh mà các em
thấy ở đâu đó. Điều này hiển nhiên sẽ bị rập khuôn cứng nhắc mặc dù thế
giới động vật quanh em lại rất phong phú đa dạng .
• Thứ ba, điều tất yếu là những kết quả thảo luận của học sinh khi các em
làm việc nhóm sẽ bị hạn chế chưa phát huy hết khả năng tư duy của các
em. Bởi vì những tài liệu “ trực quan sinh động“ bị hạn chế rất nhiều.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 4
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc đổi mới về nội dung phương pháp là phù hợp, nhưng chúng ta với vai
trò là người chủ đạo, trọng tài trong lĩnh hội kiến thức và những kết luận khoa
học cho học sinh phải xác định rằng Sách Giáo Khoa là tài liệu cung cấp cho
các em những kiến thức cơ bản và là tài liệu định hướng cho việc học tập và
nghiên cứu của học sinh cũng như của giáo viên. Do đó muốn thực hiện có
hiệu quả việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy – học thì ngoài
việc nghiên cứu Sách Giáo Khoa và các tài liệu liên quan, người giáo viên cần
khai thác một cách triệt để giới động vật xung quanh. Cách tốt nhất là hướng
dẫn trước các em quan sát ở nhà bằng phiếu hướng dẫn quan sát. Kết quả của
phiếu quan sát sẽ là những tư liệu quý giá giúp các em xây dựng kiến thức bài
học và là cơ sở vững chắc cho những kết luận khoa học của mình. Vì thế việc
quan sát và tìm hiểu trước về đời sống và hình thái Động vật dưới sự hướng
dẫn của giáo viên sẽ khắc phục được những hạn chế vừa nêu. Đó chính là lý do
tôi chọn đề tài này.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 5
3. CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1 Tổ chức
Trong khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
một cách cụ thể và luôn chú ý rằng động vật luôn di chuyển như kiếm mồi, chạy
trốn và có thể gây nguy hiểm cho các em nên trước khi quan sát giáo viên cần
làm cho học sinh hiểu rõ và hết sức chú ý cẩn thận trước khi quan sát.
3.2 Chuẩn bị
3.2.1. Giáo viên
- Trước hết giáo viên cần làm cho học sinh thấy rõ mục đích ý nghĩa của việc quan
sát.
- Tiếp đó là công việc chuẩn bị những đồ dùng dụng cụ cần mang theo cụ thể :
• Quan sát nơi chúng thường xuất hiện.
• Chọn vị trí thích hợp cho việc quan sát.
• Chuẩn bị sẵn giấy, bút, phiếu quan sát.
• Các dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc quan sát như : ống nhòm ( nếu có ),
cần câu, vợt, ống, lọ đựng...
• Ngoài ra Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lường trước những tình
huống có thể xảy ra để kịp thời xử lý hoặc ghi chép lại, việc này tạo bất ngờ
và ấn tượng rất lớn cho học sinh khi các em tiếp xúc với thiên nhiên.
• Tất nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự trang bị cho mình những
dụng cụ sơ cứu như : bông, băng gạc, dầu gió, oxy già, alcoll 900, nịt garo...
để phòng khi có bất trắc xảy ra thì kịp thời xử lý. Hơn nữa việc này còn
nâng cao tinh thần cảnh giác và rèn luyện tính cẩn thận và hạn chế sự hiếu
động của các em.
Phần việc này giáo viên xây dựng phiếu hướng dẫn dính kèm phiếu quan
sát.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 6
- Xây dựng phiếu quan sát
• Định hướng chung
o Khi xây dựng phiếu quan sát giáo viên phải hiểu rõ mục đích yêu cầu
của bài học, xác định rõ kiến thức trọng tâm của bài và những kiến thức
liên quan của chương trình, liên môn (kế hoạch bộ môn).
o Tìm hiểu sự có mặt của những động vật cần nghiên cứu.
o Xác định tiến trình quan sát, nội dung quan sát.
Kinh nghiệm cho thấy khi hướng dẫn học sinh quan sát ta nên cho học sinh quan
sát nhiều đặc điểm trong một lần như : đời sống, hình dạng, họat động, tập tính của
các con vật. Làm như thế các em vừa tiết kiệm được thời gian quan sát vừa tận dụng
được sự tiếp cận không phải là lúc nào cũng thực hiện được của học sinh với con vật
các em cần quan sát và tất nhiên các em sẽ không bỏ lỡ những cơ hội chứng kiến
những hình ảnh, những họat động và những tập tính sống động tự nhiên của con vật.
Đây sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quý giá phục vụ cho quá trình học tập của các em.
Tôi đã xây dựng phiếu quan sát theo hướng sau ( Bài 11 ĐỜI SỐNG ,CẤU TẠO
NGOÀI CỦA ẾCH ĐỒNG , Sinh Học 8 ) :
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 7
Trường THCS thuận Lợi
Tổ Tự nhiên
Bộ môn Sinh Học
Lớp Nhóm
PHIẾU QUAN SÁT
SỐ/BCKHN NĂM HỌC
TÊN ĐỘNG VẬT Con Ếch ĐồngÁ àÁ àÁ à
Các em thường nghe Ếch kêu vào mùa
Các em thường thấy những con Ếch vào những khoảng thời gian
Chúng thường ở
Ở đó chúng thường quay đầu về phía
Theo dõi các họat động của con Ếch trong 10 – 15 phút và nghi chép lại
Thử móc mồi hoa vào cần câu (tốt nhất là buộc mồi hoa vào chứ không dùng lưỡi
câu) rồi nhử ếch. Quan sát các bước di nhuyển và vồ mồi của Ếch
Khi gặp nguy hiểm ếch phản ứng ra sao? ( Các em có thể dậm mạnh chân xuống đất
để quan sát phản ứng cảu Ếch )
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 8
Ghi chép khác
Sau dó các em tìm những đám trứng Ếch rồi Quan sát mô tả chúng
+ Vị trí tìm thấy trứng Ếch
+ hình dạng, màu sắc trứng Ếch
+ Những đặc điểm khác
Tìm và thu thập các dạng trứng và nòng nọc
Tìm hiểu và ghi tên các con thuộc lớp Ếch nhái có ở địa phương theo bảng sau :
3.2.2. Học sinh
- Học sinh chuẩn bị những nội dung theo hướng dẫn của giáo viên cụ thể như sau:
• Chọn vị trí thích hợp cho việc quan sát.
• Dụng cụ cần thiết phiếu quan sát ( giáo viên phát cho từng nhóm học sinh ).
• Chuẩn bị sẵn giấy, bút để ghi chép.
• Các dụng cụ phục vụ như ống nhòm ( nếu có ), cần câu, vợt, ống, lọ đựng...
STT
(1)
TÊN GỌI
(2)
TÊN KHOA HỌC
(3)
MÔ TẢ
(4)
GHI CHÚ
(5)
01
Ếch đồng Phía lưng màu nâu
xám, bụng màu trắng
da trơn .
Ven ao
hồ
suối
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 9
• Ngoài ra học sinh còn phải trang bị cho mình những dụng cụ sơ cứu như : bông,
băng gạc, dầu gió, oxy già, alcoll 900, nịt garo... để phòng khi có bất trắc xảy
ra thì kịp thời xử lý.
- Ngoài sự chuẩn bị trên học sinh cần xác định khoảng thời gian thích hợp cho công
việc của mình sao cho thuận việc quan sát, ghi chép mà không ảnh hưởng đến
thời gian học trên lớp và thời gian ở nhà. Tốt nhất là buổi sáng hoặc chiều (15h ).
Không nên xuất phát quá trễ rất dễ gây nguy hiểm cho các em.
- Các em cần chuẩn bị tốt phương tiện đi lại để chủ động về thời gian. Nếu gần các
em co thể đi bộ. Tốt nhất là xe đạp. Các em không nên đi bằng xe ô5
3.3 Thực hiện
3.3.1 Tiến hành quan sát
Đây là khâu quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến kết quả và độ chính xác tin
cậy của các số liệu, thông tin quan sát nên giáo viên cần đưa ra trình tự quan sát
hợp lý ( trên phiếu quan sát ). Các bước tiến hành phải chủ động, lường trước
những tình huống có thể xảy ra. Điều quan trọng là những thông tin học sinh lấy
được phải trung thực, chính xác và đáp ứng được mục đích đề ra.
3.3.2 Xử lý kết quả của phiếu quan sát
Sau khi đã có kết quả từ phiếu quan sát trong trường hợp tốt nhất là các em tự
tổng hợp kết quả quan sát dựa theo phiếu quan sát như thế sẽ tạo điều kiện cho các
em phát huy tính tự chủ trong công việc bằng cách trả lời hệ thống câu hỏi bằng giấy
in sẵn hoặc triển khai đến học sinh ở cuối bài học trước dưới dạng giao bài về nhà (
phần số 5 trong tiến trình dạy – học ).
Sau khi học sinh đã có những thông tin từ phiếu quan sát, các em sẽ “xử lý thô”
những thông tin này bằng những câu hỏi hoặc yêu cầu nhận xét ngay dưới phiếu
quan sát. Việc này nhóm thực hiện có thể thảo luận ngay sau khi quan sát, và kết quả
thảo luận này còn tiếp tục thực hiện trong giờ lên lớp ở phần thảo luận nhóm.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 10
Khi các em đã có các số liệu và hình ảnh về các con vật và những ghi chép được
ngoài thiên nhiên, tất nhiên các em có thể chia sẻ nguồn thông tin cho nhau về những
điều các em quan sát được hoặc các bảng biểu, cũng có thể là những kết luận qua
thảo luận.
Lưu ý: Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra cần sát với phiếu quan sát thể hiện tính
logic của vấn đề và tất nhiên hệ thống câu hỏi này chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên
cứu của từng bài học. Như vậy học sinh sẽ giải quyết từng phần của vấn đề và kết
quả của phần này sẽ là tư liệu để nghiên cứu phần tiếp theo. Kinh nghiệm cho thấy
nếu để cho các em dừng lại ở bước hoàn thiện phiếu quan sát đến khi lên lớp các em
mới thảo luận đưa ra ý kiến thì lúc đó các em sẽ bị lúng túng khi giải quyết vấn đề.
Do đó kết qủa thảo luận trên lớp sẽ là lúc các em thống nhất công bố kết quả của
nhóm đồng thời các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến dưới sự hướng dẫn, điều khiển
của giáo viên để đi đến kết luận chung.
3.4 Áp dụng vào tiến trình bài giảng
Sau khi đã chuẩn bị xong về tài liệu, nội dung, phương pháp, tôi đưa vấn đề vào
tiến trình bài giảng cụ thể như sau :
Bài 11
ĐỜI SỐNG ,CẤU TẠO NGOÀI CỦA ẾCH ĐỒNG
( Sinh Học 8)
1. Đời sống
Khi dạy phần này giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả quan
sát của nhóm mình ( thường là nhóm trưởng ). Tiếp đó giáo viên
hướng dẫn học sinh thảo luận trong khoảng 5 phút. Các em có thể
trình bày kết quả dưới dạng báo cáo kết luận từng phần. Sau đó các
nhóm khác bổ sung, góp ý để xây dựng hoàn thiện kiến thức. Cuối
cùng giáo viên chốt lai những kiến thức cơ bản.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 11
2. Cấu tạo ngoài
Tương tự như vậy giáo viên tiếp tục cho học sinh trình bày báo cáo
của nhóm . Cho nhận xét bổ sung giữa các nhóm rồi đi đến kết luận
chung.
Việc áp dụng kết quả của nhóm vào tiến trình bài giảng là tuỳ thuộc vào nội dung
cụ thể của từng bài giảng, từng lớp, trường hay từng khu vực do mặt bằng kiến thực
của học sinh không giống nhau. Việc này thể hiện ở sự phối hợp tốt các phương pháp
lên lớp của giáo viên.
3.5 Kết quả khảo sát
- Trong năm học 2002 – 2003 tôi đã tiến hành thử nghiệm phương án này cho học
sinh của 4 lớp thuộc khối lớp 8 là : Lớp 8A 1 ; Lớp 8A 2 ; Lớp 8A 3 ; Lớp 8A 4 của
trường THCS Thuận Phú với với cách thức khảo sát như sau :
• Luân phiên lấy các lớp làm lớp đối chứng.
• Lấy 2 lớp áp dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh xây dựng kiến thức
về hình thái học động vật qua báo cáo khoa học nhỏ”.
• Lớp còn lại là lớp áp dụng phương pháp truyền thống.
• Sau đó tôi thu kết quả bằng bài kiểm tra củng cố ngay tại lớp bằng hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi bài học ( 5 câu trong 5 phút )và phiếu thăm dò
mức độ hứng thú và hiểu bài của học sinh. Với phiếu thăm dò, tôi yêu cầu
các em không ghi tên để đảm bảo tính khách quan của kết quả.
Sau khi so sánh đối chiếu giữa kết quả của bài kiểm tra với kết quả phiếu
thăm dò , tôi có kết quả đạt được như sau :
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 12
Bảng 1 : Kết quả khảo sát khối 8 năm học 2002 – 2003 .
Qua bảng số liệu cho ta thấy :
+ Trong năm học 2002 – 2003 khả năng tiếp thu kiến thức tương đối tốt. Ở học kỳ I
sự chuyển biến về mức độ hứng thú trong học tập ở lớp đối chứng là chậm ( 71.3% ),
hiểu bài ( 81.3% ) trong khi sự chuyển biến ở lớp áp dụng phương pháp mới là khả
quan. Ở những buổi đầu, mức chuyển biến chưa cao, điều này ta có thể lý giải như
sau : đây là lần đầu học sinh được tiếp cận với một vấn đề mới, với cách thức làm
việc khác trước nên các em còn lúng túng và cảm thấy công việc rất khó khăn và
nặng nề nên mức độ hứng thú thấp (65%), hiểu bài (82%). Nhưng ở những bài báo
cáo về sau sự chuyển biến tăng lên rõ rệt với kết quả : hứng thú ( 76.3% ), hiểu bài (
84.3% ) là do các em đã bắt đầu làm quen với công việc và biết cách triển khai công
việc nên mức độ hứng thú và hiểu bài được cải thiện : hứng thú tăng 5%, hiểu bài
tăng 3%. Mặc dù con số này chưa cao nhưng đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho cả
thầy và trò.
STT
Hứng Hiểu Hứng Hiểu Hứng Hiểu
thú (%) bài(%) thú (%) bài(%) thú (%) bài(%)
1 8A2 70 80 8A1 ,8A3 65 82 8A4 72 80
2 8A2 72 81 8A3 ,8A4 75 83 8A1 70 83
3 8A2 71 82 8A1 ,8A4 81 85 8A3 73 83
4 8A2 72 82 8A1,8A3,8A4 84 87 8A1 ,8A3 ,8A4 68 82
71.3 81.3 76.3 84.3 70.8 82
8A3 75 82 8A2 ,8A4 83 87 8A1 74 83
8A3 77 86 8A1 ,8A2 86 86 8A4 72 85
8A3 74 84 8A1 ,8A4 89 91 8A2 76 84
8A3 78 85 8A1 ,8A2 ,8A4 88 89 8A1 ,8A2 ,8A4 73 86
76 84.3 86.5 88.3 73.8 84.5
73.7 82.8 81.4 86.3 72.3 83.3
Kết qủa học kỳ I
Trung bình
Lớp Lớp Lớp
Lớp đối chứng Lớp áp dụng PP :BCKHN Lớp sử dụng PP truyềm thống
TB cả năm
Trung bình
Kết qủa học kỳ II
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 13
+ Đối với các lớp áp dụng phương pháp truyền thống mức độ hứng thú và hiểu bài có
cao hơn đôi chút so với lớp đối chứng, điều này được lý giải :do có sự thay đổi luân
phiên giữa các lớp nên ít nhiều các em đã có lối tư duy theo cách làm việc mới nên
kết quả có cao hơn.
Sự biến đổi tích cực của các lớp áp dụng phương pháp mới trong học kỳ II về cả
hứng thú và hiểu bài ở mức bình quân cao hơn so với học kỳ I, Kết quả này còn giúp
ta khẳng định mức dộ biến đổi tích cực trong tư duy và kỹ năng của các em khi tiếp
xúc với phương pháp mới này.
- Đến năm học 2003 – 2004, tại trường THCS Thuận Lợi tuy là trường mới tách
điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn quyết tâm theo đuổi mục đích của
mình và mạnh dạn áp dụng phương pháp này cho học sinh khối 8 và một số tiết ở
khối lớp 7.
- Trong năm học 2003 – 2004 tôi đã tiến hành thử nghiệm phương án này cho học
sinh của 3 lớp thuộc khối lớp 8 là: Lớp 8B1 ; Lớp 8B2 ; Lớp 8B3
• Luân phiên lấy các lớp làm lớp đối chứng.
• Lấy 1 lớp áp dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh xây dựng kiến thức
về hình thái học động vật qua báo cáo khoa học nhỏ”
• Lớp còn lại là lớp áp dụng phương pháp truyền thống.
• Sau đó tôi thu kết quả bằng bài kiểm tra củng cố ngay tại lớp bằng hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi bài học ( 5 câu trong 5 phút )và phiếu thăm dò
mức độ hứng thú và hiểu bài của học sinh. Với phiếu thăm dò, tôi yêu cầu
các em không ghi tên để đảm bảo tính khách quan của kết quả
Với kết quả đạt được như sau :
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 14
Bảng 2 : Kết quả khảo sát khối 8 năm học 2003 – 2004
Qua quá trình triển khai tôi nhận thấy mặt bằng kiến thức của học sinh khối 8 năm
học 2003 – 2004 phần nào thấp hơn so với học sinh khối 8 năm học 2002 – 2003 nên
việc áp dụng gặp một số khó khăn. Nhưng nhìn chung sự biến đổi về mức độ hứng
thú và hiểu bài theo hướng tích cực và tăng lên như năm học trước. Qua đây ta nhận
thấy rằng mặt bằng kiến thức của học sinh cao thì việc áp dụng phương pháp thuận
lợi và đạt kết quả cao nhưng ở những nơi mặt bằng kiến thức của học sinh còn thấp
thì ta vẫn có thể áp phương pháp mới và việc này rất phù hợp để cải thiện việc học
của học sinh.
- Cũng trong năm học 2003 – 2004 tôi đã khảo sát các lớp thuộc khối 7 đây là khối
lớp áp dụng đổi mới phương pháp với lý do các lớp đã áp dụng phương pháp mới
thì việc áp dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh xây dựng khiếm thức hình thái
học động vật bằng báo cáo khoa học nhỏ” có hiệu quả hay không ?
STT
Hứng Hiểu Hứng Hiểu Hứng Hiểu
thú (%) bài(%) thú (%) bài(%) thú (%) bài(%)
1 8A2 70 80 8A1 ,8A3 65 82 8A4 72 80
2 8A2 72 81 8A3 ,8A4 75 83 8A1 70 83
3 8A2 71 82 8A1 ,8A4 81 85 8A3 73 83
4 8A2 72 82 8A1,8A3,8A4 84 87 8A1 ,8A3 ,8A4 68 82
71.3 81.3 76.3 84.3 70.8 82
8A3 75 82 8A2 ,8A4 83 87 8A1 74 83
8A3 77 86 8A1 ,8A2 86 86 8A4 72 85
8A3 74 84 8A1 ,8A4 89 91 8A2 76 84
8A3 78 85 8A1 ,8A2 ,8A4 88 89 8A1 ,8A2 ,8A4 73 86
76 84.3 86.5 88.3 73.8 84.5
Kết qủa học kỳ I
Trung bình
Lớp Lớp Lớp
Lớp đối chứng Lớp áp dụng PP :BCKHN Lớp sử dụng PP truyềm thống
Trung bình
Kết qủa học kỳ II
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 15
Bảng 3: Kết quả khảo sát khối 7 năm học 2003 – 2004
Dựa vào bảng số liệu ( Bảng 3) ta có thể trả lời ngay câu hỏi đặt ra là việc
áp dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh xây dựng khiếm thức hình thái học
động vật bằng báo cáo khoa học nhỏ” đạt hiệu quả rất cao ở các lớp sử dụng
phương pháp mới. Kết quả này ta giải thích như sau : Ở lớp 7 các em đã qua
một năm học tập bằng phương pháp đổi mới ( năm lớp 6 ) và tục sử dụng
phương pháp mới ở năm nay do đó các em đã được trang bị những kiến thức kỹ
năng theo hướng tích cực chủ động bằng lối tư duy sáng tạo nên khi bắt tay vào
việc các em thực hiện rất tốt.
- Đến năm học 2004 – 2005, tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này đối với học sinh
khối 7. Khối gồm 2 lớp đó là lớp 7A1 và lớp 7A2 với 86 học sinh. Do đó, đây cũng
là điểm khó khăn trong việc khảo sát kết quả đề tài. Vì vậy tôi chỉ có thể thực
hiện dưới dạng lớp áp dụng phương pháp thí điểm và cũng là phương pháp mới áp
dụng cho chương trình Sách giáo khoa mới lớp 7. Trong quá trình khảo sát, tôi
nhậm thấy mức độ hứng thú của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nội
dung của phiếu quan sát, kỹ năng quan sát của học sinh, nhưng đặc biệt là hệ
thống câu hỏi của phiếu quan sát. Và điều này lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng,
kỹ năng và kinh nghiệm của giáo viên. Sau đây là kết quả khảo sát ở khối lớp 7 (
tính đến 3/2005 ):
Lớp KS 7B1 7B2 7B3 7B1 7B2 7B3 7B1 7B2 7B3
Hứng thú 85 82 84 88 87 88 93 89 91
Hiểu bài 87 84 84 94 91 93 95 93 94
Bài dạy
Bài 38 ( trang 124 )
Thằn Lằn đuôi dài
Ghi chú
Bài 46 ( trang 149 )
Thỏ
Bài 51 ( trang 166 )
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 16
LỚP 7A1 LỚP 7A2
HT HB HT HB STT TÊN BÀI DẠY
(%) (%) (%) (%)
1 Bài 8 : Thủy tức 78 82 81 85
2 Bài 15 : Giun đất 80 80 84 89
3 Bài 19 : Một số Thân mền khác 88 86 89 86
4 Bài 20 : TH : quan sát một số Thân mềm 87 86 88 85
5 Bài 22 : Tôm sông 90 91 86 87
6 Bài 24 : Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác 85 87 88 92
7 Bài 25 : Nhện và sự đa dạng cảu lớp hình Nhện 86 89 91 93
8 Bài 26 : Châu chấu 93 86 89 89
9 Bài 27 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ 87 92 90 94
10 Bài 28 : TH : Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ 96 91 92 95
11 Bài 31 : Cá chép 88 94 91 90
12 Bài 35 : Eách đồng 89 89 93 96
13 Bài 37 : Đa dạng vá đặc điểm chung của Lưỡng cư 92 96 95 91
14 Bài 38 : Thằn lằn bóng đuôi dài 95 93 96 93
15 Bài 41 : Chim bồ câu 85 95 87 95
16 Bài 44 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim 94 88 91 94
17 Bài 45 : TH : Xem băng hình về ĐS và TT của chim 95 92 93 96
18 Bài 46 : Thỏ 83 91 95 90
19 Bài 50 : ĐDLT(tt) Bộ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm bộ ăn thịt 89 93 89 95
20 Bài 51 : ĐDLT(tt) Các Bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng 91 95 94 96
21 Bài 52 : TH : Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú 95 97 95 98
Kết quả khảo sát theo lớp 89 90 90 91.9
Kết quả khảo sát theo khối 89.6 91
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm học 2005 – 2006
Trường THCS Thuận Lợi Nguyễn Đức Trọng Trang 17
− Qua bảng biểu và biểu đồ ta thấy mức độ hứng thú của học sinh là rất cao. Kết
quả này là sự kết hợp của nhiều yếu tố như : sự đổi mới c
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_kien_thuc.pdf