1.Thực trạng đề tài.
Trong dạy học nói chung và trong bộ môn Địa Lí nói riêng ở nhà trường hiện nay theo Tôi rất cần thiết phải có sự phối hợp giữa nhóm các phương pháp dạy học truyền thống với nhóm phương pháp dạy học hiện đại vì mục tiêu đào tạo hiện nay có sự thay đổi là đào tạo thế hệ trẻ có đủ cả đức lẫn tài, bản lĩnh đối đầu với thách thức mới trong thời kì hội nhập. Đối với môn Địa Lí nội dung bài học có nhiều phần kiến thức khác nhau trong một tiết học, có những phần mà người thầy cần phải sử dụng kết hợp hai nhóm phương pháp nêu trên.
2.Nội dung cần giải quyết.
a. Một số khái niệm.
b. Các phương pháp dạy học.
c. Các phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học.
d. Một số kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.
18 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp giữa nhóm phương pháp dạy học truyền thống với nhóm phương pháp dạy học hiện đại ở môn Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LONG AN
***
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
Kết Hợp Giữa Nhóm Phương Pháp Dạy Học Truyền Thống Với Nhóm Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại ở Môn Địa Lí
&
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN
Đơn vị:Trường THPT VĨNH HƯNG
HUYỆN VĨNH HƯNG Năm 2008
Nhận xét đánh giá của HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM trường:
Tác dụng của SKKN:
Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
Hiệu qủa:
Xếp loại:
Vĩnh hưng, ngày tháng..năm 2008
CT. HĐKHGD
Nhận xét đánh giá của HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM Phòng GD – ĐT:
Tác dụng của SKKN:
Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
Hiệu qủa:
Xếp loại:
Vĩnh hưng, ngày tháng..năm 2008
CT. HĐKHGD
Nhận xét đánh giá của HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM Sở GD – ĐT:
Tác dụng của SKKN:
Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
Hiệu qủa:
Xếp loại:
Vĩnh hưng, ngày tháng..năm 2008
CT. HĐKHGD
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề.
Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, một thời đại mà hàng ngày, hàng giờ nhân loại công bố hàng loạt phát minh mới, một vấn đề lớn đặt ra đối với giáo dục: làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng tri thức tăng dường như vô hạn ở nhà trường phổ thông. Từ bấy lâu nay nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định rằng: đã đến lúc nhà trường không thể hoàn thành nhiện vụ trang bị cho thanh thiếu niên một vốn kiến thức đủ dùng cho cả đời. Điều quan trọng hơn là làm cho người học có đủ năng lực học tập, tự nghiên cứu, tự mình chiếm lĩnh các tri thức mới, có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập hôm nay và trong đời sống thực tế ngày mai.
Thực tế, trong trường phổ thông hiện nay tình trạng người thầy còn giữ vai trò trung tâm, tức trong một tiết học thầy sử dụng phương pháp thuyết trình, giải thích. Để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Học sinh chỉ việc nghe, ghi vào vở học thuộc lòng. Chính vì vậy tạo tính ỉ lại không cần suy nghĩ, không phát huy được năng lực, được tính tự lực, tự tìm kiến thức của học sinh.
2. Mục đích đề tài.
Trước việc thực hiện chương trình đổi mới toàn bộ sách giáo khoa ở các cấp học của bộ GiáoDục- Đào Tạo, với một lượng kiến thức, thông tin khá lớn từ sách giáo khoa đã không cho phép người thầy sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống đơn thuần vì không đủ thời lượng, không kích hoạt được trí óc của học sinh, không rèn luyện được cho học sinh trở thành một người lao động mới trong thời kì hội nhập, mà người thầy phải kết hợp nhiều nhóm phương pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm kiến thức. Vì vậy, Tôi mạnh dạn chọn đề tài:” Kết Hợp Giữa Nhóm Phương Pháp Dạy Học Truyền Thống Với Nhóm Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại ở môn Địa Lí”.
3. Lịch sử đề tài.
Đây là đề tài có khá nhiều nhà giáo dục, nhà sư phạm đề cập đến nhưng với bản thân Tôi từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy, từ đặc điểm học sinh của trường là học một cách rất thụ động lười suy nghĩ, khả năng tự ghi chép bài còn hạn chế,. Mà để đảm bảo kiến thức, kĩ năng cho học sinh, Tôi đã phối hợp nhiều lần và khá thành công giữa hai nhóm phương pháp dạy học nêu trên.
4. Phạm vi đề tài.
Trong thời gian sáu năm công tác, hầu như năm nào tôi cũng được phân công giảng dạy ở các khối lớp 10, 11, đã tiếp xúc với nhiều phương pháp dạy học từ thực tế, nhưng đối với chương trình sách giáo khoa mới chỉ mới thực hiện được hai năm đối với khối 10 và một năm đối với khối 11 với hàm lượng kiến thức nhiều nên tôi mạnh dạn áp dụng sự phối hợp giữa hai nhóm phương pháp dạy học này thấy kết qủa khá khả quan . Theo Tôi có thể áp dụng để giảng dạy môn Địa Lí ở các khối 10, 11, 12.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1.Thực trạng đề tài.
Trong dạy học nói chung và trong bộ môn Địa Lí nói riêng ở nhà trường hiện nay theo Tôi rất cần thiết phải có sự phối hợp giữa nhóm các phương pháp dạy học truyền thống với nhóm phương pháp dạy học hiện đại vì mục tiêu đào tạo hiện nay có sự thay đổi là đào tạo thế hệ trẻ có đủ cả đức lẫn tài, bản lĩnh đối đầu với thách thức mới trong thời kì hội nhập. Đối với môn Địa Lí nội dung bài học có nhiều phần kiến thức khác nhau trong một tiết học, có những phần mà người thầy cần phải sử dụng kết hợp hai nhóm phương pháp nêu trên.
2.Nội dung cần giải quyết.
a. Một số khái niệm.
b. Các phương pháp dạy học.
c. Các phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học.
d. Một số kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.
3.Biện pháp giải quyết.
a. Một số khái niệm về phương pháp dạy học: Gồm có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học:
a1. Khái niệm 1:
“Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người giáo viên để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục học sinh theo tiêu chí của nhà trường.”
Khái niệm này phản ánh một quan niệm cũ về vai trò của người giáo viên trong qúa trình dạy học. Theo quan niệm này giáo viên là nhân vật trung tâm giữ vai trò chủ đạo, hoạt động tích cực, còn học sinh thì thụ động thực hiện những điềuu thầy dạy. Ơû đây người thầy sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, giảng giải, đàm thoại v,v ..
a2. Khái niệm 2
“Phương pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làm việc của giáo viên và học sinh trong qúa trình dạy học, nhằm đạt tới những mục đích giáo dục”.
Khái niệm này dung hoà hơn, coi phương pháp dạy học là một sự kết hợp, ngang hàng của hoạt động dạy và học tức nhiệm vụ truyền thụ kiến thức của thầy cũng quan trọng như nhiệm vụ lĩnh hội trí thức của học sinh. Ơû đây người thầy cũng sử dụng chủ yếu các phương pháp truyền thống: đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề – giải quyết vấn đề. Nhưng có sự hỗ trợ của nhiều phương tiện dạy học: các loại bản đồ, bảng số liệu, lược đồ
a3. Khái niệm 3
“Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh dẫn tới học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung bài học, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức.”
Phương pháp này thể hiện quan niệm mới, gần đây nhất từ sau khi xuất hiện lí thuyết về lĩnh hội tri thức. Theo quan niệm này thì dạy học là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong qúa trình học là vai trò chủ động. Ơû đây người thầy kết hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại, có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, vững chắc.
Theo Tôi đồng ý và tâm đắc với khái niệm dạy học này vì nó phù hợp trong quá trình dạy học trong nhà trường THPT hiện nay nói chung, ơ’các trường vùng sâu thiếu thiết bị dạy học hiện đại trong vùng Đồng Tháp Mười nói riêng.
Các nhóm phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học truyền thống”lấy thầy làm trung tâm”.
+ Phương pháp diễn giải.
+ Phương pháp giảng thuật.
+ Phương pháp giảng giải (giải thích)
+ Phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp)
+ phương pháp dạy học nêu vấn đề (đặt vấn đề kích thích học sinh suy nghĩ, tìm cách giải quyết).
- Phương pháp dạy học hiện đại ” lấy học sinh làm trung tâm”.
+Phương pháp hình thành các kĩ năng khai thác tri thức địa lí cho học sinh.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, tranh ảnh.
+ Phương pháp hướng dẫn khai thác tri thức qua số liệu thống kê kinh tế và các bản đồ.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức qua băng hình.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Địa Lí.
Một số thiết bị và đồ dùng dạy học:
- Qủa cầu địa lí.
- Các loại bản đồ treo tường (bản đồ hành chính, bản đồ kinh tế – xã hội, bản đồ địa lí tự nhiên.)
- Atlat địa lí.
- Các loại tranh ảnh và băng hình
- Các bảng số liệu thống kê.v,v.
d. Một số kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.
Với yêu cầu thực tế của cuộc sống, của đất nước, với nội dung qúa nhiều ở chương trình sách giáo khoa mới, phân ban. Theo Tôi nếu người giáo viên chỉ đơn thuần dùng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, diễn giải.. để truyền thụ kiến thức cho học sinh thì học sinh gặp phải tình trạng không lĩnh hội hết kiến thức từ sách giáo khoa.
Qua hai năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở hai khối 10 và 11 , từ thực tế giảng dạy trên lớp, từ trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, Tôi đã đúc kết được một điều là người giáo viên cần phải như một đạo diễn chuyên nghiệp, phải biết cách tổ chức điều khiển lớp học để học sinh tự tiếp thu bài một cách tốt nhất. Đã là đạo diễn thì phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều cách . Nhằm thu hút học sinh vào tiết học mà làm được điều đó người giáo viên phải biết uyển chuyển thay đổi phương pháp hợp lí trong một tiết học nhằm giúp các em tiếp thu đủ kiến thức, vừa rèn luyện tính tự học, tự đi tìm kiến thức, người thầy chỉ giữ vai trò hướng dẫn.
Sau đây là một số kinh nghiệm từ bản thân thực hiện trong qúa trình giảng dạy Địa Lí trên lớp có sự kết hợp giữa các nhóm phương pháp dạy học:
Ví Dụ 1:Ơû Bài 11 “Khu Vực Đông Nam Aù.” Tiết 1 “Tự Nhiên, Dân Cư Và Xã Hội”
* Mục 1:
Nên cho học sinh tự tìm kiến thức để rút ra kết luận Học sinh: Dựa vào hình 11.1 và bản đồ các nước Đông Nam Á.Thì học sinh tự xác định được vị trí của khu vực ĐNÁ và vị trí của các nước ĐNÁ. Giáo viên gợi mở học sinh sẽ rút ra được ý nghĩa của vị trí địa lí:
Thuận lợi: + Giúp ĐNÁ dễ dàng giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các nước trên thế giới.
+ Khí hậu làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
Khó khăn: + Thiên tai thường xuyên xảy ra.
+ Trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực.
* Mục 2: Đặc điểm tự nhiên ĐNÁ giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, hoạt động theo nội dung phiếu học tập: Mỗi nhóm làm một nội dung:
- Học sinh: tự trình bày lại kiến thức.
- Giáo viên: Điều khiển lớp, chuẩn kiến thức.
Thành phần tự nhiên
ĐNÁ lục địa
ĐNÁ biển đảo
1. Địa hình
2. Sông ngòi
3. Khoáng sản
4. Khí hậu
Hoặc phần II mục 1
Gọi 1 học sinh đọc đoạn kiến thức sách giáo khoa:
“ĐNÁ có số dân đông, mật độ dân số cao (trung bình 124 người /km2 – năm 2005, trong khi đó thế giới chỉ là 48 người /km2). Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đang có chiều hướng giảm. Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.
Nguồn lao động của ĐNÁ dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phân bố dân cư ở ĐNÁ không đồng đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ bazan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân).”
Gọi vài học sinh rút ra đặc điểm dân cư, lao động và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ĐNÁ.
- Đặc điểm: + Dân số đông, trẻ, số người trong độ tuổi lao động nhiều (50%).
+ Phân bố dân cư không đều.
- Ý nghĩa: + Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: lao động chưa có tay nghề, chuyên môn cao, gây sức ép lên kinh tế xã hội.
Nội dung bài dạy khá dài, lượng kiến thức lớn cho nên giáo viên không thể sử dụng hoàn toàn bằng nhóm phương pháp hiện đại (thảo
luận nhóm, đọc bản đồ.) không đủ thời gian tiếp thu kiến thức nên ở mục II giáo viên sử dụng nhóm phương pháp truyền thống (đàm thoại, nêu vấn đề..) thực hiện được như vậy mới đảm bảo được đủ kiến thức, vừa đảm bảo được thời gian cho một tiết học.
Ví Dụ 2: Ơû Bài 14: “Thực Hành Đọc Bản Đồ Sự Phân Hóa Các Đới Và Các Kiểu Khí Hậu Trên Trái Đất. Phân Tích Biểu Đồ Một Số Kiểu Khí Hậu”
Mục I : Học sinh đọc bản đồ
Giáo viên: treo bản đồ khí hậu trên trái đất.học sinh xác định
Xác định phạm vi từng đới khí hậu?
Những đới khí hậu nào có sự phân hóa, gồm những kiểu nào?
Thì học sinh tự đọc được bản đồ tìm ra các đới và các kiểu khí hậu:
- Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu:
1. Khí hậu cực.
2. Khí hậu cận cực.
3. Khí hậu ôn đới.
4. khí hậu cận nhiệt đới.
5. Khí hậu nhiệt đới.
6. Khí hậu cận xích đạo
7. Khí hậu xích đạo
- Những đới khí hậu có sự phân hóa:
1. Khí hậu nhiệt đới.
- Kiểu khí hậu lục địa
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
2. Khí hậu cận nhiệt đới.
- Cận nhiệt đới lục địa.
- Cận nhiệt đới gió mùa.
- Cận nhiệt đới địa trung hải.
3. Khí hậu ôn đới.
- Oân đới lục địa.
- Oân đới hải dương
Mục II: Phân tích biểu đồ khí hậu. Giáo viên một mặt dùng phương pháp giảng giải để phân tích biểu đồ mẫu, mặt khác dùng phương pháp thảo luận nhóm tập học sinh tự phân tích biểu đồ và rút ra kết luận.
* Biểu đồ nhiệt đới gió mùa: Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.
- Về nhiệt độ: + Tháng thấp nhất: là tháng 1 và tháng 12 (18 độ c).
+ Tháng cao nhất: là tháng 6 (30độ c).
+ Biên độ nhiệt năm: (12độ c).
- Về lượng mưa: + Cả năm 1694 mm
+ Mưa nhiều: là tháng 6 (350 mm)
+ Mưa ít: là tháng 1 và tháng12: (20 mm).
+ Lượng mưa chênh lệch lớn: (280 mm).
Còn các biểu đồ còn lại học sinh làm việc theo nhóm tại lớp . Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, chuẩn lại kiến thức khi học sinh trình bày xong.
Đối với dạng bài thực hành trên cần có sự kết hợp hai nhóm phương pháp để vừa rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, phân tích được biểu đồ khí hậu: giúp học sinh so sánh được một số kiểu khí hậu, nhằm đảm bảo kiến thức, đủ thời gian rèn luyện được kĩ năng cho học sinh.
Ví Dụ 3: Bài 37: Địa Lí Các Ngành Giao Thông Vận Tải
Với bài này nội dung kiến thức rất nhiều trong một tiết học mà học sinh phải tìm hiểu nắm bắt 6 loại hình giao thông vận tải: đường sắt, đường ôtô, đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không
Đối với nội dung bài như thế giáo viên cần xác định thật kỹ trọng tâm chính của bài. Dùng các nhóm phương pháp hiện đại đối với phần kiến thức trọng tâm: Dùng tranh ảnh, thảo luận nhóm. Để khai thác tri thức ưu nhược điểm của các loại hình giao thông. Dùng nhóm phương pháp truyền thống: đàm thoại, diễn giải, đối với phần còn lại của bài.
Bài này nếu trong qúa trình giảng dạy giáo viên được hỗ trợ các thiết bị hiện đại như máy chiếu, dạy bằng giáo án điện tử, sẽ giúp học sinh khai thác tốt hơn phần kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá nhờ hệ thống tranh ảnh đa dạng được tải từ mạng internet, và đảm bảo được nội dung kiến thức.
4. Kết qủa, chuyển biến của đối tượng
Học sinh lĩnh hội tri thức một cách tự giác, rèn luyện được các kĩ năng quan sát, đọc bản đồ, lược đồ. Biết phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra được kiến thức. Biết cách tự học tập như:
Đối với khối 10, Học sinh phần lớn từ không biết đọc bản đồ (Phương hướng bản đồ, đọc bảng chú giải, xác định các châu lục, các nước trên thế giới, v v ..thậm chí không xác định được Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới.). Từ không biết nhìn vào bảng số liệu để nhận xét, giải thích, phần lớn học sinh không có thói quen đọc sách giáo khoa, v, v. Nhưng sau thời gian áp dụng kết hợp các nhóm phương pháp dạy học nêu trên , phần lớn các em đã biết sử dụng bản đồ, hình thành các kĩ năng, khai thác tri thức từ sách giáo khoa.
Đối với khối 11: Đa số các em đã nắm được các phần rèn luyện kĩ năng, lĩnh hội tri thức nói trên. Với những kết qủa đạt được như thế bản Tôi thân khá hài lòng với sự kết hợp các nhóm phương pháp dạy học nói trên của mình trong các năm học vừa qua.
Bảng kết qủa khảo sát chất lượng học sinh:
Khối 10
Khảo sát
Khối 11
Khảo sát
Trước(%)
Sau (%)
Trước(%)
Sau(%)
10A1
70
90
11A2
60
70
10a2
52
68
11A4
50
65
10A11
10
25
11A6
15
25
III. KẾT LUẬN.
1. Tóm lược giải pháp.
Muốn kết hợp tốt hai nhóm phương pháp thì bản thân người giáo viên đầu tư thật kĩ , chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã hổ trợ rất nhiều. Khá nhiều bài học có đầy đủ cả hai kênh chữ và kênh hình các bảng số liệu, các lược đồ, biểu đồ. Ở phần kiến thức mang tính bao quát khó hiểu đối với học sinh. Giáo viên phải sử dụng nhóm phương pháp truyền thống gợi mở học sinh. Phần kiến thức mang tính suy luận, bàn cải, mang tính rèn luyện kĩ năng từ hình ảnh, bảng số liệu, bản đồ Giáo viên sử dụng nhóm phương pháp hiện đại tổ chức, điều khiển lớp học để học sinh tự tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng.như ví dụ sau học sinh tự điền được.
Thành phần tự nhiên
ĐNÁ lục địa
ĐNÁ biển đảo
1. Địa hình
- Bị chia cắt mạnh gồm núi, đồng bằng phù sa
- Nhiều đảo, núi lửa là chủ yếu..
2. Sông ngòi
- Nhiều sông lớn
- Ít sông ngòi lớn
3. Khoáng sản
- Nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nhiệt đới ẩm, xích đạo mang tính chất gió mùa.
4. Khí hậu
- Giàu khóang sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt thiếc, than..
- Giàu khoáng sản: Dầu mỏ, than đá, đồng..
Từ bảng thông tin trên giáo viên có thể khai thác kiến thức, học sinh, phân tích được những thuận lợi, khó khăn của các yếu tố tự nhiên:
* Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm, đất phù sa, feralit, đất đỏ bazan. Thuận lợi phát triển nông nghiệp
- Các nước thuộc ĐNÁ đều giáp biển (trừ Lào) Thuận lợi: phát triển kinh tế biển, thương mại, hàng hải..
- Giàu khoáng sản. Thuận lợi: phát triển công nghiệp.
- Diện tích rừng lớn. Thuận lợi: Cung cấp gỗ, nguyên liệu công nghiệp giấy
* Khó khăn:
- Thiên tai thường xuyên xảy ra (động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, hạn hán..)
- Diện tích rừng đang bị thu hẹp.
Như vậy trong một tiết học, môt bài dạy người giáo viên có thể kết hợp cả hai nhóm phương pháp, mà muốn đạt kết qủa cao khi thực hiện phải phối hợp, sử dụng nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học như :tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, các bảng thống kê bên cạnh đó phải khai thác triệt để hệ thống câu hỏi giữa bài ở sách gíao khoa, thiết lập sơ đồ kiến thức, phân tích biểu đồ.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm được rút ra từ bản thân trong qúa trình giảng dạy thực tế trên lớp. Có thể được áp dụng ở các môn học nhưng đặc biệt nó rất cần thiết đối với người giáo viên giảng dạy môn Địa Lí ở trường THPT hiện nay nhất là đối với các trường trong vùng Đồng Tháp Mười, học sinh chưa tự giác học tập, chưa có ý thức tự tìm kiến thức đã quen được cung cấp kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Tôi nghĩ đã đến lúc giáo viên các trường này cần thực hiện việc thay đổi phương pháp dạy học nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng để học sinh trong vùng tiến kịp cùng với những học sinh vùng khác, trở thành một lực lượng lao động có trình độ trong tương lai.
3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện.
Trong qúa trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thiết bị dạy học cho nên để cho việc giảng dạy đạt chất lượng tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau:
+ Trường bổ sung các loại tranh ảnh.
+ Bổ sung các loại bản đồ địa lí tự nhiên các nước (Hoa Kì, Liên Bang Nga, Trung Quốc, các nước trên thế giới loại lớn.)
+ Nên bố trí phòng thiết bị dùng chung, để thuận tiện cho giáo viên giảng dạy giáo án điện tử, các tiết thao giảng, v, v ..
Tuy nhiên, do hạn chế bản của thân nên trong qúa trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót, mong qúi thầy cô, các bạn đồng nghiệp cùng thông cảm và đóng góp ý kiến nhiệt tình, để đề tài có chất lượng phục vụ việc giảng dạy tốt hơn.
&
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
Lý Luận Dạy Học Địa Lí.Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc.NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 1998.
Rèn Luyện Kĩ Năng Địa Lí. Mai Xuân Sang. NXB Giáo Dục.
Đổi Mới việc dạy học Lịch Sử lấy “học sinh là trung tâm”. Hội Giáo Dục Lịch sử. Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Dạy Và Học Hợp Quy Luật Hoạt Động Trí Oùc. Nguyễn Hữu Lương. NXB Văn Hóa Thông Tin Hà Nội – 2002.
Tài liệu: Hướng Dẫn Học, Làm Bài Thi Học Sinh Giỏi Quốc Gia Môn Địa Lí Và Sử Dụng Máy Tính Trong Dạy Học Địa Lí. Nguyễn Thanh Hiền.
MỤC LỤC
***
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề trang 2
2. Mục đích đề tài trang 2
3. Lịch sử đề tài trang 3
4. Phạm vi đề tài trang 3
II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
Thực trạng đề tài trang 4
Nội dung cần giải quyết trang 4
Biện pháp giải quyết trang 4
Kết qủa, chuyển biến của đối tượng trang 11
III. KẾT LUẬN:
Tóm lược giải pháp trang 12
Phạm vi đối tượng áp dụng trang 13
Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện trang 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_giua_nhom_phuong_phap_day_hoc.doc