Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác và sử dụng phần mềm Encata trong giảng dạy Địa Lí 11

1. Giới thiệu về Encata

 Microsoft Encata là một phần mềm tra cứu nổi tiếng thế giới được phát triển bởi hãng Microsoft ( M ỹ ) . Phần mềm giống như một bách khoa toàn thư, chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ về nhiều lĩnh vực, nhiều môn học. Giáo viên Địa Lí có thể sử dụng phần mềm này trực tiếp hay khai thác lấy thông tin để thiết kế bài giảng của mình cho phù hợp. Đặc biệt phần mềm này có chứa phần mềm World Atlas, cho phép chúng ta khai thác được các bản đồ theo ý tưởng từng bài dạy. Các bộ đĩa tra cứu này lại liên tục được cập nhật thông tin hàng năm, trở thành công cụ rất đắc lực trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2. Khai thác Encata

Sử dụng Encata có thể khai thác hệ thống bản đồ, bao gồm các bản đồ thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu cho đến bản dồ các vùng sinh thái, bản đồ phân bố dân cư, quần cư, các bản dồ thống kê, .Encata cho phép sử dụng nhiều dạng tư liệu khác nhau: dạng dữ liệu số , dạng văn bản để chuyển sang Word hoặc Excel, các đoạn videoclip, các hình ảnh để phục vụ giảng dạy.

Để khai thác thông tin hỗ trợ giảng dạy Địa Lí, ta nhấn chọn Geography. Trong đó có những tính năng sau:

- Encata Selections ( Lựa chọn những chủ đề trong Encata)

- Discovery Channel videos ( các đoạn video mang tính chất khám phá)

- Tours ( du lịch ảo)

- World Atlats ( tập bản đồ thế giới)

- Statistics ( các số liệu thống kê)

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác và sử dụng phần mềm Encata trong giảng dạy Địa Lí 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đã làm cho nền kinh tế xã hội thế giới có nhiều thay đổi. Bất cứ lĩnh vực nào đều ít nhiều bị các thành tựu của khoa học kĩ thuật tri phối. Ngành giáo dục không phải là một ngoại lệ. Hiện nay đã có rất nhiều phương tiện hiện đại được đưa vào sử dụng trong ngành giáo dục, nhằm giúp nâng cao chất lượng dạy và học và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Một trong những phương tiện mà hiện nay các giáo viên đã được dùng là bộ máy chiếu hỗ trợ trình chiếu trong các giờ lên lớp bằng giáo án điện tử. Tuy nhiên khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên thường gặp phải khó khăn là thiếu các tư liệu giảng dạy, vì thế để có được một tiết dạy giáo viên thường mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu hỗ trợ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến mỗi năm giáo viên cố gắng thực hiện được hai giáo án điện tử dùng trong các giờ dạy tốt, còn các giờ dạy thường chúng ta lại quay về với phấn trắng và bảng đen. Thực ra có rất nhiều địa chỉ để chúng ta tìm kiếm tư liệu hỗ trợ dạy học, đó là hệ thống thông tin trên mạng Internet, các phần mềm hỗ trợ dạy học, nhưng việc khai thác như thế nào lại là một câu hỏi khó với giáo viên. Chính vì thế, tôi đã thực hiện đề tài này nhằm giúp cho chính bản thân mình và các đồng nghiệp trong tổ có thể khắc phục được phần nào khó khăn trên trong quá trình giảng dạy sau này. Mục đích nghiên cứu Qua những khoá đào tạo về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, và qua một năm sử dụng phần mềm Encata, tôi thấy đó là một phần mềm có rất nhiều tiện ích cho môn Địa Lí, đặc biệt là môn Địa lí 11. Với khối lượng kiến thức đa dạng lại được cập nhật hàng năm, Encata được ví như một bộ bách khoa toàn thư. Trong khi đó khối lượng kiến thức và tư liệu hỗ trợ dạy học địa lí kinh tế xã hội thế giới lớp 11 lại đòi hỏi phải nhiều phải rộng. Encata là một địa chỉ lí tưởng cho chúng ta. Nhưng đây là phần mềm của nước ngoài nên việc sử dụng nó là hơi khó đối với chúng ta- những người không chuyên về tin học. Vì vậy tôi viết đề tài này trên cơ sở ghi lại những gì được học, những gì đúc rút trong quá trình sử dụng, hy vọng nó sẽ giúp ích được giáo viên Địa Lí nhanh chóng tìm được tư liệu cho bài dạy của mình. Và hơn hết tôi mong rằng khi giải quyết được khó khăn về tư liệu, thì các giáo án điện tử sẽ ra đời nhiều hơn, học sinh sẽ cảm thấy hào hứng khi đến tiết học của chúng ta- những giáo viên Địa Lí. Phần II. Nội dung đề tài Giới thiệu về Encata Microsoft Encata là một phần mềm tra cứu nổi tiếng thế giới được phát triển bởi hãng Microsoft ( M ỹ ) . Phần mềm giống như một bách khoa toàn thư, chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ về nhiều lĩnh vực, nhiều môn học. Giáo viên Địa Lí có thể sử dụng phần mềm này trực tiếp hay khai thác lấy thông tin để thiết kế bài giảng của mình cho phù hợp. Đặc biệt phần mềm này có chứa phần mềm World Atlas, cho phép chúng ta khai thác được các bản đồ theo ý tưởng từng bài dạy. Các bộ đĩa tra cứu này lại liên tục được cập nhật thông tin hàng năm, trở thành công cụ rất đắc lực trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Khai thác Encata Sử dụng Encata có thể khai thác hệ thống bản đồ, bao gồm các bản đồ thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu cho đến bản dồ các vùng sinh thái, bản đồ phân bố dân cư, quần cư, các bản dồ thống kê,..Encata cho phép sử dụng nhiều dạng tư liệu khác nhau: dạng dữ liệu số , dạng văn bản để chuyển sang Word hoặc Excel, các đoạn videoclip, các hình ảnh để phục vụ giảng dạy. Để khai thác thông tin hỗ trợ giảng dạy Địa Lí, ta nhấn chọn Geography. Trong đó có những tính năng sau: Encata Selections ( Lựa chọn những chủ đề trong Encata) Discovery Channel videos ( các đoạn video mang tính chất khám phá) Tours ( du lịch ảo) World Atlats ( tập bản đồ thế giới) Statistics ( các số liệu thống kê) Khai thác thông tin bản đồ Muốn khai thác hệ thống bản đồ trong Encata, từ Geography chọn World Atlas, sẽ xuất hiện cửa sổ Tại cửa sổ này có thể chọn các chức năng: Read Article: bài viết về các quốc gia trên thế giới. Map Legend: xem bản chú giải của từng bản đồ Cartographer: Thay đổi cách thể hiện nội dung của bản đồ chuyên đề ( ẩn, hiện tên địa danh, đường ranh giới của các quốc gia) Dùng công cụ có hình bàn tay di chuyển bản đồ Dùng công cụ Zoom in, Zoom out để phóng to thu nhỏ bản đồ Dùng công cụ toạ độ để xác định toạ độ một điểm bát kì trên bản đồ Dùng công cụ thước tỉ lệ để đo khoảng cách theo đường chim bay giữa 2 điểm hoặc đường ranh giới của một quốc gia Dùng công cụ đánh dấu để đánh dấu và ghi chú trên bản đồ Tại cửa sổ này, phía bên phải của màn hình còn có danh sách các bản đồ chuyên đề: Comprehensive: bản đồ tổng hợp Political: Bản đồ hành chính Physical Featres: Bản đồ tự nhiên Statistical: Bản đồ thống kê Earth By Day: Bản đồ Trái Đất ban ngày Earth By Night: Bản đồ Trái Đất Ban đêm Tectonic: bản đồ kiến tạo Eco- Regions: Bản đồ vùng sinh thái Climate: Bản đồ khí hậu Tempetature ( July): Bản đồ nhiệt độ tháng 7 Tempetature( January):Bản đồ nhiệt độ tháng giêng Precipitation ( January): Bản đồ lượng mưa tháng giêng Precipitation( July):Bản đồ lượng mưa tháng 7 Precipitation ( Annual): Lượng mưa cả năm Population density: Bản đồ mật độ dân số Languages: Bản đồ ngôn ngữ Religions: Bản đồ các tôn giáo Time Zones: Bản đồ múi giờ Outline: Bản đồ khung The Moon: Bản đồ Mặt Trăng Khi muốn copy một bản đồ làm tư liệu hỗ trợ dạy học hoặc để thiết kế giáo án trên PowerPoint, thực hiện các bước sau: Lựa chọn nội dung bản đồ chuyên đề Sử dụng công cụ để phóng to khu vực bản đồ cần copy Nhấn chuột phải vào vùng trên bản đồ và chọn Copy map, xuất hiện hộp thoại, nhấn chọn vào Map và tích vào OK. Sau khi Copy bản đồ chúng ta có thể chuyển chúng thành các File ảnh và lưu trữ lại, sau đó có thể sử dụng các File ảnh này để tạo các bản báo cáo hoặc sử dụng làm nguồn tư liệu thiết kế bài giảng. Ví dụ: Khi dạy về bài 5 tiết 3- Một số vấn đề khu vực Tây Nam á và Trung á, giáo viên thường khó khăn khi giới thiệu về điều kiện tự nhiên hai khu vực trên vì không có bản đồ tự nhiên. Nếu sử dụng bản đồ treo tường thì học sinh khó theo dõi. Trong trường hợp phần mềm Encata sẽ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta. Tại của sổ World Atlas, nhấn chọn vào mục Physical Featres- Bản đồ tự nhiên, sau đó dùng biểu tượng Zoom out, khoanh vùng bản đồ khu vực Tây Nam á hoặc Trung á. Dùng Cartographer để thay đổi bản đồ theo ý đồ của giáo viên. Với bản đồ này giáo viên thiết kế giáo án trên PowerPoint sẽ rất thuận tiện, giúp học sinh dễ dàng nhận biết các đặc điểm tự nhiên khu vực này. Khai thác tư liệu hình ảnh Trong chương trình Encata có rất nhiều hình ảnh quý giá về tất cả các quốc gia trên thế giới, đây có thể coi là kho tư liệu khổng lồ để giáo viên Địa Lí có thể khai thác phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Để khai thác được các hình ảnh trong bộ đĩa có rất nhiều cách khác nhau, có thể tìm kiếm theo từ khoá ( bằng tiếng Anh) của hình ảnh đã biết hoặc tìm kiếm theo tên quốc gia. Tìm kiếm hình ảnh thực hiện theo các bước sau: - Tại cửa sổ chính của chương trình, nhập từ khoá vào hộp Search, sau đó nhấn Enter trên bàn phím, kết quả chương trình sẽ liệt kê toàn bộ các tư liệu về đối tượng cần tìm. Nháy chuột vào hình để xem đúng kích cỡ. - Để copy hình ảnh làm tư liệu cho bài giảng hoặc lưu hình ảnh vào máy tính, kích chuột phải vào hình ảnh và chọn copy, xuất hiện hộp thoại, kích chuột vào Image và nhấn OK. Sau đó chúng ta có thể dán vào Powerpoit hoặc vào nơi lưu trữ để làm tư liệu. Ví dụ: Khi giáo viên muốn có một số tư liệu hình ảnh phục vụ cho bài 7-Liên minh châu Âu, chúnh ta có thể làm như sau: Tại cửa sổ chính của Encata đánh từ khoá EU, chương trình sẽ tự động liệt kê các tư liệu liên quan. Giáo viên có thể chọn các hình ảnh theo ý tưởng bài dạy. Chúng ta có thể lấy hình ảnh đồng tiền Ơ-rô, hoặc lá cờ của EU.. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phần mềm Encata nhiều giáo viên sẽ gặp trường hợp, nhiều bức ảnh không cho chúng ta copy trực tiếp. Lúc này chúng ta lại cần phải có một phần mềm hỗ trợ- Snagtl, để chụp lại màn hình. Trình tự các bước như sau: - Tại của sổ chính của Snagtl, nhấn chọn vào Image sau đó nhấn vào Capture, lúc này phần mềm sẽ cho phép ta chọn hình ảnh mà ta muốn chụp, sau đó nhấn vào biểu tượng Save as. Như vậy chúng ta đã có được hình ảnh như ý muốn để phục vụ cho bài dạy. Ví dụ: Khi dạy về Hoa Kì, giáo viên muốn cung cấp cho học sinh một vài hình ảnh là biểu tượng của Hoa Kì như: tượng nữ thần tự do, quốc kì Giáo viên có thể khai thác tại Encata. Đi kèm với các hình ảnh thường có các thông tin, giáo viên có thể biết thêm được các kiến thức để bổ trợ cho bài dạy, có thể làm cho tiết học thêm thú vị. Hoặc cùng với lá cờ thường là quốc ca của các nước, đây là một phần rất có ý nghĩa giúp cho việc học địa lí các nước bớt khô khan, mà học sinh lại nhớ kiến thức lâu hơn, có nhiều hiểu biết khác ngoài sách giáo khoa. Đôi khi các hình ảnh đã chon lại có chất lượng không cao, lúc này giáo viên cần có một vài thao tác nhỏ để chỉnh sửa lại theo ý muốn: - Kích phải chuột vào bức tranh, xuất hiện thanh Picture. - Trên thanh công cụ này cho phép chúng ta thay đổi độ sáng tối, độ nét của bức tranh. Ngoài ra ta còn có sử dụng để cắt bức tranh theo ý người sử dụng. 2.3. Khai thác thông tin dạng văn bản Để tìm kiếm được thông tin cần thiết về đối tượng muốn nghiên cứu ( dạng văn bản), chúng ta có thể chuyển chúng thành các file của Word và lưu trữ lại, sau đó biên tập để tạo thành bản báo cáo. Tuy nhiên đây là phần mềm của nước ngoài nên tất cả các thông tin đều được viết bằng tiếng Anh. Vì thế đòi hỏi người sử dụng phải dịch sang tiếng việt thì mới có thể sử dụng được. Chúng ta thực hiện như sau: Gõ tên địa danh vào hộp thoại Search Nhấn chọn Article để xem thông tin được liệt kê trong danh sách Chọn một chuyên mục muốn tìm đọc Nhấn chuột phải vào vùng văn bản và chọn Whole Article Text, sau đó chọn OK. Khởi động chương trình Word Vào menu Edit, chọn Paste ( hoặc ấn Ctrl + V) Mở mennu File, chọn save Ví dụ: Khi dạy về EU, giáo viên muốn có một vài những thông tin về liên minh này, sau khi làm theo các bước như trên chúng ta có thể có những thông tin như sau: Europe I INTRODUCTION Europe, conventionally one of the seven continents of the world. Although referred to as a continent, Europe is actually just the western fifth of the Eurasian landmass, which is made up primarily of Asia. Modern geographers generally describe the Ural Mountains, the Ural River, part of the Caspian Sea, and the Caucasus Mountains as forming the main boundary between Europe and Asia. The name Europe is perhaps derived from that of Europa, the daughter of Phoenix in Greek mythology, or possibly from Ereb, a Phoenician word for “sunset.” The second smallest continent (Australia is the smallest), Europe has an area of 10,355,000 sq km (3,998,000 sq mi), but it has the third largest population of all the continents, 729 million in 2006. The northernmost point of the European mainland is Cape Nordkinn, in Norway; the southernmost, Punta de Tarifa, in southern Spain near Gibraltar. From west to east the mainland ranges from Cabo da Roca, in Portugal, to the northeastern slopes of the Urals, in Russia. Khai thác Video clip trong Encata Trong Encata 2007 chứa nhiều videi clip. Những đoạn phim có thể sử dụng trực tiếp hoặc copy và sử dụng phần mềm khác để biên tập, chỉnh sửa... thành những đoạn video clip có nội dung phù hợp với bài giảng của giáo viên, có thể chèn vào Powerpoint để trình chiếu Để lấy được các đoạn video này, chúng ta thực hiện các bước sau: Nháy chuột phải trên nút Start, chọn Explore Trên cửa sổ trái của Explore chọn thư mục C:\ Program Files\Microsoft Encata\2007 Encata Contents\E07ZXLRD\DSV. Lựa chọn các File nhấn chọn Copy Ví dụ: Khi giáo viên về giới thiệu đặc điểm công nghiệp cộng hoà liên bang Đức, giáo viên có thể sử dụng một đoạn video về quy trình công nghệ để học sinh phát hiện ra kiến thức. Thao tác các bước thực hiện như trên, sau khi hiển thị các file, chúng ta nhấn chọn và file t627520a.wmv, copy file và lưu trữ lại để sử dụng. Tuy nhiên các đoạn video clip trong Encata thường hay sử dụng lời bình bằng tiếng anh. Vì thế khi sử dụng giáo viên phải tiến hành chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp bằng phần mềm HTVideo Editor 6.5. Khai thác các bảng số liệu thống kê Trong chương trình có rất nhiều bảng số liệu thống kê theo các chủ đề: Nông nghiệp, thông tin liên lạc, kinh tế, giáo dục, năng lượng, khoáng sảnTừ những bảng thống kê này có thể copy sang Excel để thành lập các biểu đồ, xử lí, từ đó liên kết sang Mapinfo xây dựng bản đồ chuyên đề theo những mục đích khác nhau. Để khai thác các bảng số liệu thống kê, thực hiện như sau: Từ cửa sổ chính của World Atlas chọn bản đồ chuyên đề Statistics. Xuất hiện cửa sổ, nhấn chọn choose, xuất hiện bảng chỉ tiêu thống kê Chọn một chỉ tiêu thống kê tại cửa sổ bên trái Chọn một bảng thống kê ở hộp bên phải bằng cách nháy đúp chuột, bảng chỉ tiêu thống kê sẽ xuất hiện Muốn copy bảng thống kê sang Excel để lưu làm cơ sở dữ liệu hoặc xây dựng các biểu đồ, bản đồ, ta thực hiện các bước sau: Kích chuột phải, chọn Whole Table/OK Khởi động chương trình Microsoft Excel Từ Edit chọn Paste Để làm mất các đường link từ Encata của bảng số liệu, từ Edit/ copy tiếp tục chọn Edit, chọn Paste Special, xuất hiện hộp thoại, kích chọn vào Values, nhấn chọn ta sẽ được các bảng như mong muốn Từ những số liệu này giáo viên có thể vẽ các biểu đồ như mong muốn, phục vụ cho bài dạy của mình Các từ khoá tra trong bảng thống kê Basic Indication Những chỉ tiêu cơ bản All Statistics Toàn bộ các bảng thống kê Agriculture Nông nghiệp Communications Thông tin liên lạc Economy Kinh tế Education Giáo dục Environment Môi trường Geography Địa lí Health Sức khoẻ Population Dân số Trade Thương mại Transport Vận tải Ví dụ. Khi dạy về địa lí kinh tế các cường quốc kinh tế như Hoa Kì, Nhật Bản hay cộng hoà liên bang Đức, giáo viên thường muốn có một biểu đồ so sánh tổng thu nhập quốc dân của các nước lớn trên thế giới. Chúng ta thực hiện các bước như sau. Tại cửa sổ World Atlas nhấn chọn vào choose Statistics Nhấn chon Economy/ GDP Chọn Statistics Table Nhấn chuột phải chọn copy/ Whole Table/ OK Khởi động chương trình Excel và chọn Paste Rank Country Value 1 United States 11,712 2 Japan 4,623 3 Germany 2,741 4 United Kingdom 2,124 5 France 2,047 6 China 1,932 7 Italy 1,678 8 Spain 1,040 Sử dụng Excel để vẽ biểu đồ, ta sẽ được biểu đồ cần phải có. Khai thác các trò chơi, và ảnh không gian ba chiều Ngoài những tính năng kể trên, trong Encata còn chứa rất nhiều trò chơi, ảnh không gian ba chiều mà giáo viên có thể sử dụng để khắc sâu, hay mở rộng kiến thức cho học sinh. Thao tác các bước như sau: Tại cửa sổ chính của Encata chọn Game & Fun Stuff, chọn Geography Kích đúp vào File cần chon Tuy nhiên với các trò chơi này, Tôi chưa tìm được phần mềm hỗ trợ để lấy ra khỏi phần mềm này nên khi sử dụng để giảng dạy chúng ta sẽ tiến hành Link trực tiếp tới Encata. Thao tác này có khi giáo viên sử dụng Power Point Ví dụ: Khi dạy xong tiết 1 của bài 7- Liên minh châu Âu, chúng ta có thể cho các em chơi trò chơi ghép hình các nước thuộc thành viên EU. Sau khi nhấn chọn vào Geography xuất hiện cửa sổ gồm nhiều lợi trò chơi với các địa danh khác nhau, nhấn chọn Europe Jigsaw Puzzle. Đối với các trò chơi tuỳ theo mục đích muốn đạt được của bài học mà giáo viên linh động sử dụng cho thích hợp. Các bức ảnh không gian ba chiều là một trong những phương tiện trực quan có tác động rất lớn trong việc tạo ấn tượng đối với học sinh. Chúng ta có thể sử dụng chúng để khởi động vào bài mới, hoặc minh hoạ cho kiến thức bài học. Ví dụ: Khi giới thiệu về trụ sở của Liên minh châu Âu, thay vì ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh quan sát ảnh không gian ba chiều về nơi này chắc chắn sẽ có hiệu quả trong việc thu hút người học hơn. ứng dụng việc khai thác Encata trong giảng dạy địa lí Trong chương trình địa lí 11 có rất nhiều bài dạy có thể khai thác tư liệu trong Encata. Với mỗi tiết dạy giáo viên tuỳ theo ý tưởng mà thiết kế bài dạy theo những hướng khác nhau. Dưới đây tôi trình bày một giáo án theo ý tưởng của riêng mình, trên cơ sở khai thác một số tư liệu trong phần mềm Encata. Bài 9. Nhật Bản Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế * * * * * * Mục tiêu bài học Kiến thức Xác định và trình bày được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. Nắm được đặc điểm tự nhiên và dân cư Nhật Bản, từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản qua một số thời kì. Kĩ năng Khai thác kiến thức từ bản đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh. Liên hệ các kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư, quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản Thái độ Có ý thức học tập nhười Nhật trong lao động, học tập và thích ứng với tự nhiên Thiết bị dạy học Bản đồ địa lí tự nhiên Nhật Bản, bản đồ địa lí tự nhiên châu á Một số tranh ảnh tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, xã hội Nhật Bản Một số mẩu truyện về thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản Hoạt động dạy học Khởi động: (5 phút) GV cùng học sinh tham gia trò chơi “ Đố vui Địa Lí” Từ chìa khoá: Nhật Bản. Giáo viên giới thiệu đôi nét về đất nước nhật Bản qua một số hình ảnh Hoạt động của GV-học sinh Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản ( 3 phút) 1. GV cung cấp bản đồ khu vực châu á- TBD, và một số hình ảnh. 2. HS (cá nhân): Phân tích vị trí của Nhật và tìm mối liên hệ với 2 hình ảnh bên cạnh 3. Gv-hs: cung cấp bản đồ Nhật Bản và yêu cầu học sinh nhận xét hình dạng lãnh thổ 4. Gv khái quát đặc điểm và ảnh hưởng cơ bản của vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Hoạt động 2. Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên.( 12 phút). 1. Gv chia lớp thành 4 nhóm - Nhóm 1,3 dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản tìm hiểu đặc điểm và tác động của địa hình và sông ngòi. - Nhóm 2,4 dựa vào bản đồ tự nhiên NB tìm hiểu đặc điểm và tác động của khí hậu và khoáng sản NB. 2. Các nhóm việc theo nhiệm vụ được phân công( 4 phút) 3. Đại diện nhóm 1 trình bày, nhóm 3 và các nhóm còn lại nhận xét. 4. Gv đánh giá kết quả làm việc của nhóm 1, 3 và bổ sung kiến thức. 5. Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả làm việc, nhóm 4 và các nhóm còn lại nhận xét. 6. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của 2 nhóm và bổ sung 7. HS: Dựa vào bảng tổng hợp kiến thức của giáo viên đưa ra một nhận xét khái quát về đặc điểm tự nhiên Nhật Bản Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư Nhật Bản( 10 phút) 1. Gv cung cấp cho học sinh một số biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh 2. Học sinh( cá nhân) dựa vào phần kiến thức đã chuẩn bị ở nhà phân tích để tìm ra các đặc điểm dân cư Nhật Bản. 4. Gv tổng kết đặc điểm dân số và yêu cầu học sinh đánh giá ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế. - - - - - - - Tôkiô(12,2 triệu người) Iôcôhama (8,6 triệu người) Nagôia ( 7 triệu người) Bản đồ mật độ dân cư Nhật Bản 2005 Hoạt động 4. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế Nhật.( 15 phút) 1. Gv: Cung cấp cho học sinh biểu đồ và phiếu học tập 2. Học sinh hoàn thành phiếu học tập ( cặp đôi), và giải thích đặc điểm từng thời kì. 2. Gv cùng học sinh tìm ra đặc điểm từng thời kì và gợi mở để học sinh giải thích được những đặc điểm đó. 3. Gv yêu cầu học sinh nhận xét tổng quát quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau đệ nhị thế chiến. I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Là một quần đảo hình cánh cung nằm trên TBD, phía Đông á ố Giao lưu, phát triển kinh tế biển ố Nhiều thiên tai, khó khăn phát triển giao thông đường bộ 2. Các điều kiện tự nhiên (Phiếu phản hồi số 1) Thiên nhiên Nhật Bản đa dạng nhưng đầy thử thách Hồ trên núi Bão tuyết Hôkaiđô Bão nhiệt đới Núi Phú Sĩ II. Dân cư 1. Đặc điểm - Đông dân - Tốc độ gia tăng dân số thấp - Cơ cấu dân số già - Phân bố dân cư tập trung tại các đô thị -Người lao động cần cù, kỉ luật, ham học hỏi... 2. Tác động a. Thuận lợi Năng suất lao động cao, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế b. Khó khăn Thiếu lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Giai đoạn phát triển thần kì ( 1950-1973) 2. Giai đoạn suy giảm (1974-1985) 3. Nền kinh tế “bong bóng” (1985-1990) 4. Giai đoạn trì trệ (1991-2001) 5. Giai đoạn phục hồi (2002-nay) Với những chính sách phù hợp, linh hoạt, kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự “thần kì”( 1950-1973). Từ sau 1973 tốc độ tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn là cường quốc kinh tế thứ trên thế giới. Củng cố Gv yêu cầu học sinh tóm tắt ngắn gọn kiến thức toàn bài và từ đó nêu ra bài học cho Việt Nam. Bài tập về nhà Bài tập số 3 Tìm hiểu thêm thông tin về các ngành kinh tế Nhật Bản VI. Phụ lục Phiếu học tập số 1 Dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật, sgk 11 trang 75 tìm hiểu các nhân tố tự nhiên Nhật Bản Nhóm 1, 3 Nhân tố Đặc điểm Tác động Địa hình Sông ngòi Nhóm 2, 4 Nhân tố Đặc điểm Tác động Khí hậu Khoáng sản Phiếu phản hồi số 1 Nhân tố Đặc điểm Tác động Địa hình -Chủ yếu là đồi núi thấp -Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển -Đất đai màu mỡ phì nhiêu -Cảnh quan đẹp -Thiếu đất canh tác, động đất Sông ngòi Sông nhỏ, ngắn, dốc -Có giá trị thuỷ điện và tới tiêu -ít có giá trị giao thông Khí hậu -Gió mùa, ma nhiều có sự phân hoá từ bắc xuống nam. +Bắc: ôn đới gió mùa. +Nam:Cận nhiệt đới gió mùa -Tạo cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng -Thiên tai bão lũ, mùa đông giá lạnh. Khoáng sản -Nghèo, chỉ có ít loại nh than đá,đồng. -Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp. Phiếu học tập số 2. Dựa vào sgk 11 trang 76 tìm hiểu một số đặc điểm dân cư Nhật - Quy mô dân số:.. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. - Cơ cấu dân số. - Đặc điểm người lao . - Phân bố dân cư.. - Phân bố dân cư.. Phiếu học tập số 3. Dựa vào bảng số liệu và kiến thức SGK 11 trang 77 Hãy nối các giai đoạn sau với đặc điểm kinh tế và giải thích 1950-1973 1974-1985 1985- 1990 1991- 2001 2002-nay Giai đoạn thần kì Giai đoạn suy giảm Nền kinh tế “bong bóng” Giai đoạn trì trệ Giai đoạn phục hồi Giai đoạn Đặc điểm Giải thích 4. Kết quả thể nghiệm Trong tuần 21 và 22 năm học 2007-2008, tôi đã tiến hành dạy thể nghiệm bài Nhật Bản(tiết 1) ở một số lớp theo 2 phương án, lớp 11B1, 11B2- theo phương pháp hiện đại, trong giáo án sử dụng những tư liệu khai thác từ Encata, lớp 11B3, 11B4- theo phương pháp truyền thống. Kết quả kiểm tra 15 phút với nội dung đề kiểm tra như nhau có sự khác nhau giữa các lớp. Lớp Sĩ số Chất lượng bài kiểm tra Dưới TB Trung bình Khá Giỏi 11B1 54 0% 5% 35% 60% 11B2 54 0% 28% 44% 28% 11B3 49 2% 36% 42% 20% 11B4 50 7% 50% 38% 5% Điều khác biệt dễ nhận thấy nhất ở hai lớp trên là thái độ đón nhận kiến thức: lớp 11B1 và 11B2 rất hào hứng tham gia xây dựng bài, các em chú ý nghe giảng và tích cực thảo luận hơn các học sinh lớp 11B3, 11B4. Phần III. Kết luận Khối lượng kiến thức của nhân loại ngày một lớn, người giáo viên không nên quá thiên về việc mình đã cung cấp hết cho học sinh những gì mình biết mà cần phải suy nghĩ làm cách nào để dạy học sinh cái con đường đi đến những kiến thức đó. Học sinh cần học cách tự tìm lấy kiến thức dưới sự hướng dẫn đắc lực của giáo viên, đó cũng là một mục tiêu của quá trình đổi mới hiện nay. Vậy là một giáo viên Địa Lí chúng ta hãy cố gắng tạo ra ngày càng nhiều những bài học hấp dẫn thú vị đối với học sinh, hãy giúp học trò chủ động đi tìm kiến thức. Phần mềm này sẽ là một kho tư liệu khổng lồ giúp giáo viên có thể đổi mới phương pháp dạy học, không những thế nó còn có thể là một địa chỉ để bổ sung kiến thức cho chính chúng ta. Tuy nhiên để sử dụng phần mềm lại đòi hỏi giáo viên có một trình độ nhất định về tin học và ngoại ngữ, ngoài ra còn cần có một điều kiện nhất định về trang thiết bị cho việc dạy học trên lớp. Tôi hy vọng rằng với đà phát triển như của trường ta hiện nay, điều này sẽ giải quyết trong nay mai. Xin chân thành cảm ơn toàn thể Hội đồng giáo dục! An lão, ngày 16 tháng 4 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Thử Mục lục Tiêu đề Trang Phần I. Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Phần II. Nội dung đề tài Giới thiệu về Encata Khai thác Encata Khai thác thông tin bản đồ Khai thác tư liệu hình ảnh Khai thác thông tin dạng văn bản Khai thác video clip Khai thác các bảng số liệu thống kê Khai thác các trò chơi và ảnh không gian ba chiều ứng dụng việc khai thác Encata trong giảng dạy Địa lí Kết quả thể nghiệm Phần III. Kết luận 1 1 1 3 3 3 3 6 8 9 10 12 14 20 21 Tài liệu tham khảo Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên)- Ngô Thị Hải Yến, Kiều Hữu Hoan, Vũ Đình Hoà, Nguyễn Thanh Xuân. Giáo án và tư liệu dạy học điện tử. Nhà xuất bản đại học sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11. Bộ giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản giáo dục. Một số phần mềm hỗ trợ Phần mềm HTvideo Phần mềm Snaglt8 3. Phần mềm Super 2007

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_va_su_dung_phan_mem_encata_t.doc
Giáo án liên quan