Sáng kiến kinh nghiệm làm quen với văn học

Văn học là một bộ môn nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ hiểu được,cảm nhận được vẻ đẹp của con người,của cảnh vật xung quanh. Nhằm nâng cao khả năng cảm nhận của trẻ đối với văn học, hình thành ở trẻ sự tư duy và sáng tạo. Hoạt động văn học còn hình thành ở trẻ những xúc cảm thẩm mỹ về lòng nhân ái, tính thuỷ chung,tính công bằng,yêu chuộng lẽ phải, yêu lao động,yêu quê hương yêu làng xóm và sự tự tin lạc quan yêu đời qua các bài thơ, câu ca dao, những bài thơ ngắn gọn dễ hiểu và đầy sức thuyết phục. Đã thể hiện qua giọng đọc của cô.

Bộ môn văn học là kho tàng kinh nghiệm quý báu về nhiều phương diện và nơi lưu giữ truyền thống dân tộc.Vì vậy cho trẻ tiếp xúc hoạt động với văn học biết đọc thơ diễn cảm. Qua đó trẻ được thổ lộ những cảm xúc tình cảm của trẻ qua từng bài thơ.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi hiểu rằng cần phải giúp trẻ nắm được sâu sắc hơn về nội dung bài thơ và phải làm cho mọi hoạt độngvăn học được thực hiện một cách tự nguyện, tạo cho trẻ cảm hứng nghệ thuật. Bởi vậy rèn trẻ đọc thơ diễn cảm không chỉ đơn thuần là học thuộc bài thơ trên tiết học, mà phải rèn trẻ biết thể hiện cảm xúc của trẻ qua giọng điệu, cử chỉ ánh mắt và động tác khi thể hiện bài thơ. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo với số lượng là 28 trẻ. Qua các bài thơ tôi thấy các cháu chỉ thuộc bài thơ chưa biết diễn đạt tình cảm của mình khi đọc thơ. Vì vậy trong các giờ dạy thơ gặp rất nhiều khó khăn. Từ đầu năm học là 23/28 cháu còn nói ngọng, chưa biết đọc thơ diễn cảm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này nhgiên cứu về đọc thơ diễn cảm

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm làm quen với văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng kiến kinh nghiệm làm quen với văn học A . Đặt vấn đề. I . lý do chọn đề tài . Văn học là một bộ môn nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ hiểu được,cảm nhận được vẻ đẹp của con người,của cảnh vật xung quanh. Nhằm nâng cao khả năng cảm nhận của trẻ đối với văn học, hình thành ở trẻ sự tư duy và sáng tạo. Hoạt động văn học còn hình thành ở trẻ những xúc cảm thẩm mỹ về lòng nhân ái, tính thuỷ chung,tính công bằng,yêu chuộng lẽ phải, yêu lao động,yêu quê hương yêu làng xóm và sự tự tin lạc quan yêu đời qua các bài thơ, câu ca dao, những bài thơ ngắn gọn dễ hiểu và đầy sức thuyết phục. Đã thể hiện qua giọng đọc của cô. Bộ môn văn học là kho tàng kinh nghiệm quý báu về nhiều phương diện và nơi lưu giữ truyền thống dân tộc.Vì vậy cho trẻ tiếp xúc hoạt động với văn học biết đọc thơ diễn cảm. Qua đó trẻ được thổ lộ những cảm xúc tình cảm của trẻ qua từng bài thơ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi hiểu rằng cần phải giúp trẻ nắm được sâu sắc hơn về nội dung bài thơ và phải làm cho mọi hoạt độngvăn học được thực hiện một cách tự nguyện, tạo cho trẻ cảm hứng nghệ thuật. Bởi vậy rèn trẻ đọc thơ diễn cảm không chỉ đơn thuần là học thuộc bài thơ trên tiết học, mà phải rèn trẻ biết thể hiện cảm xúc của trẻ qua giọng điệu, cử chỉ ánh mắt và động tác khi thể hiện bài thơ. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo với số lượng là 28 trẻ. Qua các bài thơ tôi thấy các cháu chỉ thuộc bài thơ chưa biết diễn đạt tình cảm của mình khi đọc thơ. Vì vậy trong các giờ dạy thơ gặp rất nhiều khó khăn. Từ đầu năm học là 23/28 cháu còn nói ngọng, chưa biết đọc thơ diễn cảm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này nhgiên cứu về đọc thơ diễn cảm - các phương pháp và thủ thuật hướng dẫn hoạt động văn học trong trường mầm non 2. tim hiểu thực trạng các tiết dạy thơ diễn cảm ở trường mẫu giáo công lập bảo hà 2 3. viết thu hoạch rút ra những nhận xét, kết luận khoa học và đề xuất ý kiến đóng góp V. phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đè tài này cần kết hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu lý luận tìm đọc các loại sách, tài liệu có liên quan đến đọc thơ diễn cảm. Phương pháp quan sát sư phạm ( đây là phương pháp chủ yếu ) phương pháp điều tra ( giáo viên trong trường ) Phương pháp trò chuyện (với cô giáo và trẻ ) B/ Giải quyết vấn đề. I / Các phương pháp thực hiện 1 / khảo sát thực tế . Tổng số của lớp 28 cháu. Số trẻ nói ngọng ,đọc thơ ngọng: 9 cháu = 32% Số trẻ đọc thơ chưa diễn cảm : 25 cháu = 82% Số trẻ đọc thơ tương đối diễn cảm : 5 cháu = 17,8% 2/ Xây dựng kế hoạch . là giáo viên trực tiếp đứng lớp và giảng dạy , tôi băn khoăn vấn đề này, cần phải làm gì? làm thế nào để khắc phục tình trạng này ? vậy tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể như sau: đầu năm học, tháng 9-10 : Rèn nề nếp và rèn được cho 3 trẻ đọc được thơ ngọng. Hết tháng 1/2007 : Rèn được 6/9 trẻ đọc không ngọng, cuối năm học : rèn hết số trẻ đọc thơ ngọng . Học kỳ I : Rèn 11/23 trẻ đọc thơ diễn cảm. Học kỳ II : Rèn 12 trẻ đọc thơ diễn cảm. Cuối năm học 23/23 cháu đọc đúng nhịp điệu cử chỉ và động tác . 3/ Phương pháp hoạt động . a/ Báo cáo kết quả học tập . Thể loại đọc thơ của trẻ với ban giám hiệu tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. * Trong các giờ đọc thơ, cô đọc mẫu bài thơ thật hay, thật diễn cảm, thể hiện bằng ánh mắt, cử chỉ, động tác, ngữ giọng điệu, đồng thời phân tích cho trẻ hiểu từng câu thơ nói về điều gì ? câu thơ đó phải thể hiện ra sao, từ đó mới truyền cảm hứng đến cho trẻ vào bài thơ một cách tự nguyện và hứng thú, đồng thời phải theo dõi lực học của trẻ, sự tiếp thu bài của từng trẻ để còn có biện pháp rèn luyện thích hợp. Đề nghị nhà trường dự nhiều bài, dự nhiều giờ dạy của môn Văn Học trong các giờ dạy tôi kết hợp nhiều phương pháp : Ví dụ : Bài thơ em vẽ: Em vẽ con gà trống mào đỏ tươi Em....... bay tung tăng. Tôi phải phân tích câu thơ nói vẽ một em bé vẽ được rất nhiều các con vật mà những con vật đó rất dễ thương và gần gũi với các cháu hàng ngày chỉ vì vậy các cháu phải yêu quí và bảo vệ chúng. Khi đọc thơ giọng phải nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ánh mắt hồn nhiên. Tôi đọc thơ thể hiện luôn cho trẻ quan sát , lắng nghe ngữ giọng điệu của cô sau đó dạy trẻ đọc giống cô . Khuyến khích trẻ có thêm động tác sáng tạo để diễn tả lời thơ cho hay hơn .Cho trẻ có khả năng đọc thơ diễn cảm có động tác kèm trẻ nhút nhát để cùng đọc thơ diễn cảm . -Cho trẻ đọc thơ theo cô, theo bạn, thể hiện trong tiết biểu diễn , trong hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động ngoài giờ... - Đan cài văn học vào các hoạt động học tập của nhiều bộ môn. * Đối với đồng nghiệp . Tôi thường xuyên trao đổi đề tài của mình với chị em để chị em góp ý bổ sung cho tôi và cùng thực hiện đề tài một cách triệt để . Khi hoàn thành sáng kiến tôi báo cáo nhà trường dự giờ đánh giá chất lượng . V. Bài học kinh nghiệm . Trên đây là một kinh nghiệm nho nhỏ của tôi. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ , tôi đã rút ra được : Muốn rèn trẻ đọc thơ diễn cảm thì trước tiên cô giáo phải đọc thơ diễn cảm , để khi nghe cô đọc thơ trẻ đã hình dung ra câu thơ nói lên hình ảnh gì ? phải thể hiện thế nào ? thì mới có sức truyền cảm, đồng thời phải theo dõi sát sao khi dạy trẻ trên tiết học ở mọi hoạt động, ở mọi lúc đặc biệt trú trọng tới số trẻ đọc thơ ngọng và nhút nhát khi trẻ thể hiện bài thơ . từ kế hoạch đến thực hiện cụ thể, sử dụng bằng nhiều hình thức giáo dục . Trong các hình thức giáo dục ở mọi lúc mọi nơi thực hiện thường xuyên liên tục. Đặc biệt các cô giáo phải kiên trì gần gũi với trẻ thì sẽ đạt được kết quả. Mặt khác phải kết hợp song song với phụ huynh cùng rèn trẻ ở gia đình, dạy học đúng cách, có nề nếp. Rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này có kết quả góp phần xây dựng công tác chăm sóc giáo dục có kết quả ngày càng cao. Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docskkn mnon.doc