Các loại biến dị
Biến dị là một đặc tính của sinh vật có khả năng phát sinh những biến đổi kiểu hình hoặc biến đổi kiểu vật chất di truyền do nguyên nhân bên trong và bên ngoài đã làm xuất hiện kiểu hình mới hoặc mất đi, thêm vào một hay một số tính trạng. Khả năng biến dị của các cá thể phụ thuộc vào tính di truyền của loài, vào thời gian sinh trưởng, phát triển, vào loại tác nhân và cường độ tác nhân gây ra các biến đổi đó.
Hiện tượng biến dị là những sai khác thường xuyên gặp phải giữa các cá thể. Biến dị, di truyền là hai mặt đối lập mâu thuẫn nhưng thống nhất, trong quá trình di truyền đã phát sinh biến dị, còn những biến dị phát sinh duy trì được cho các thế hệ sau sẽ trở thành các đặc điểm di truyền mới. Vì vậy, theo quan điểm sinh học hiện đại biến dị được phân làm hai loại : Biến dị di truyền và biến dị không di truyền (gọi là thường biến). sự phân loại này dựa vào khả năng biến dị đó có di truyền được cho đời sau hay không, biến dị đó có đụng chạm đến vật chất di truyền hay không.
23 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Làm sao để dạy và học tốt chương “Biến dị” trong chương trình Sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến dị là nội dung kiến thức chương IV phần I của chương trình Sinh học 9 hiện hành với nội dung cô đọng trong 5 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành. Đây là chương có nhiều khái niệm khó và hoàn toàn mới đối với học sinh. Đó là một thực tế. Song với nội dung sách giáo khoa trình bày đơn giản, hình ảnh minh họa rõ ràng lại là một ưu thế nếu giáo viên biết vận dụng có hiệu quả để đạt được mục tiêu giảng dạy là giúp học sinh
Vẽ được sơ đồ phân loại biến dị.
Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền; đột biến vói thường biến; đột biến gen với đột biến nhiễm sắc thể; đột biến cấu trúc với đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Nêu được vai trò của từng loại biến dị. Hậu quả của đột biến.
Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen với môi trường và kiểu hình
Như vậy, muốn vận dụng nội dung sách giáo khoa có hiệu quả, đạt được mục đích giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh giúp các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, biết vận dụng kiến thức một cách khoa học và sáng tạo vào thực tế cuộc sống. đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải tự trang bị cho mình một nền móng kiến thức vững chắc về biến dị, một hệ thống phương pháp giảng dạy khoa học sáng tạo và đặc biệt là vốn kinh nghiệm trong cuộc sống, trong giảng dạy của bản thân và của quý đồng nghiệp. Đó tất cả là nội dung, là tâm tư và nguyện vọng mà bản thân tôi muốn đạt được thông qua đề tài “ Một số biện pháp để dạy và học tốt chương Biến dị trong chương trình Sinh học 9”.
B. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
I:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Nội dung kiến thức từng bài trong chương “Biến dị” - Chương trình Sinh học 9.
Định hướng phương pháp giảng dạy có hiệu quả, phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài trong chương.
Kỹ năng vận dụng nội dung kiến thức ứng dụng của chương vào thực tế cuộc sống của học sinh.
1. Quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm hệ thống : Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp. Một hệ thống bao giờ cũng có một cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có những cấu trúc nhỏ hơn. Như vậy hệ thống nhỏ bao giờ cũng nằm trong hệ thống lớn đó chính là môi trường, giữa hệ thống và môi trường có mối tác động hai chiều. Mỗi thành tố của hệ thống làm bộ phận có vị trí độc lập, có chức năng riêng và luôn vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Các thành tố của hệ thống có quan hệ biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng. Do đó thành tố là một bộ phận của hệ thống, có tính xác định, có chức năng riêng. Các thành tố có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Tính chỉnh thể là tính chất cơ bản của hệ thống bởi vì mỗi thành tố chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các thành tố khác trong hệ thống. Trong mọi lĩnh vực của thực tại, đối tượng mà ta nghiên cứu thường tồn tại ở các mức độ khác nhau, nhưng ta đều phát hiện ra chúng tồn tại trong một hệ thống.
Hệ chúng ta nghiên cứu là hệ hở : các thành phần trong hệ, các bộ phận trong hệ luôn có sự trao đổi vật chất với bên ngoài. Không những thế đây là hệ động, hệ có điều khiển.
b. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững : đứng trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững cần làm rõ mối quan hệ giữa hệ sinh thái với con người sống trong hệ sinh thái đó, mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần, các bộ phận trong tự nhiên. Không những thế, mà còn làm rõ mối quan hệ giữa các thành phần, các bộ phận trong tự nhiên với dân địa phương, với du khách đến tham quan, với nhân dân địa phương vùng phụ cận. Cân bằng sinh thái chính là ổn định các mối quan hệ đó.
c. Quan điểm sinh thái kinh tế : Đứng trên quan điểm sinh thái kinh tế không có nghĩa là chỉ chú ý đến phát triển kinh tế, chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, không chú ý đến sinh thái. Đứng trên quan điểm sinh thái cần phải tổ chức sao cho :phát triển kinh tế để đem lại lợi nhuận cao mà vẫn duy trì cân bằng sinh thái.
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt động bên trong của hệ thống trong quá trình tác động qua lại với các phân hệ, cũng như cả hoạt động bên ngoài cùng tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh. Quá trình phân tích, đánh gía, đề xuất, được tiến hành trên cơ sở so sánh, tổng hợp để rút ra bản chất của vấn đề.
Những định hướng phát triển kinh tế được đề ra cả trong thời gian trước mắt và lâu dài.
b. Phương pháp nghiên cứu thực địa : Đây là phương pháp cần thiết đối với nghiên cứu để có thể xác định được mức độ tin cậy của tài liệu, số liệu đã có. Từ đó có thể đưa ra những luận cứ sát với thực tiễn. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, nó là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp khác (bản đồ, toán học).
c. Phương pháp bản đồ : Bản đồ không chỉ như một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm về kinh tế-xã hội và mối quan hệ giữa chúng mà còn là cơ sở để biết được những thông tin mới về các loại biến dị dự đoán được hậu quả của những loại biến dị có hại cho sinh vật.
d. Phương pháp thống kê toán học : Thống kê toán học được sử dụng như là công cụ để nhận biết những giá trị gần dúng nhất. Trên cơ sở phân tích, so sánh các số liệu thu thập được kết quả tin cậy, đề ra phương hướng khả thi nhất.
e. Phương pháp dự báo : Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai, đề ra các định hướng phát triển các phương pháp dạy học có hiệu quả trong chương biến dị ở chương trình sinh học 9.
f. Phương pháp chuyên gia : Để nghiên cưú đánh giá vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành; cần tham khảo trao đổi với nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều ngành có liên quan đến vấn cần nghiên cứu.
II:THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Biến dị là một mảng kiến thức lớn, quan trọng trong chương trình di truyền và biến dị. Là một thực tế luôn luôn được nghiên cứu và đề cập trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại của công nghệ sinh học hiện đại.
Nói một cách tổng quát nội dung chương IV : “Biến dị” ở chương trình Sinh học 9 là nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng biến dị ở mức phân tử và tế bào, bao gồm các nội dung sau :
Các loại biến dị
Biến dị là một đặc tính của sinh vật có khả năng phát sinh những biến đổi kiểu hình hoặc biến đổi kiểu vật chất di truyền do nguyên nhân bên trong và bên ngoài đã làm xuất hiện kiểu hình mới hoặc mất đi, thêm vào một hay một số tính trạng. Khả năng biến dị của các cá thể phụ thuộc vào tính di truyền của loài, vào thời gian sinh trưởng, phát triển, vào loại tác nhân và cường độ tác nhân gây ra các biến đổi đó.
Hiện tượng biến dị là những sai khác thường xuyên gặp phải giữa các cá thể. Biến dị, di truyền là hai mặt đối lập mâu thuẫn nhưng thống nhất, trong quá trình di truyền đã phát sinh biến dị, còn những biến dị phát sinh duy trì được cho các thế hệ sau sẽ trở thành các đặc điểm di truyền mới. Vì vậy, theo quan điểm sinh học hiện đại biến dị được phân làm hai loại : Biến dị di truyền và biến dị không di truyền (gọi là thường biến). sự phân loại này dựa vào khả năng biến dị đó có di truyền được cho đời sau hay không, biến dị đó có đụng chạm đến vật chất di truyền hay không.
Biến dị di truyền : Bao gồm biến dị tổ hợp và biến dị đột biến
Biến dị tổ hợp : là những biến dị nảy sinh do quá trình giao phối, do sự khác biệt về nguồn gốc các alen, của các nhóm gen liên kết tồn tại trong các giao tử. Đó là sự tổ hợp lại các gen qua phân ly độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên, đó là sự tái tổ hợp gen qua cơ chế trao đổi đoạn xảy ra ở kỳ trước I của giảm phân. Sự tổ hợp lại các gen đã dẫn đến tổ hợp lại các tính trạng đã có hoặc xuất hiện các kiểu hình mới do sự tương tác qua lại giữa các gen. Biến dị tổ hợp xuất hiện tần số cao, thường xuyên qua các thế hệ. Biến dị tổ hợp ít ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển cá thể.
Biến dị đột biến Là những biến đổi đột ngột do tác nhân đột biến bên ngoài và những rối loạn bất thường của trao đổi chất nội bào dẫn tới những biến đổi về số lượng, về cấu trúc của vật chất di truyền. Biến dị đột biến bao gồm đột biến số lượng nhiễm sắc thể, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến gen. Đột biến là những biến đổi di truyền không phải gây ra do tổ hợp lại gen, là những biến đổi đột ngột, gián đoạn ở kiểu hình, mang tính chất cá thể, vô hướng, phần lớn có hại cho cơ thể mang đột biến. Biến dị đột biến gồm
Đột biến gen : là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc phân tử của gen, làm thay đổi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit tạo nên những alen mới, thay đổi khả năng biểu hiện tính trạng. Đột biến gen gồm các dạng mất, thêm, thay đổi hoặc đảo vị trí của một hoặc một số cặp nuclêôtit
Đột biến NST: là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng của NST
Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở mức độ khác nhau.
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra trong giới hạn một nhiễm sắc thể gồm lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển vị trí một đoạn nhiễm sắc thể, mất đoạn.
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra ngoài giới hạn một nhiễm sắc thể gồm: chuyển đoạn, lặp đoạn do trao đổi chéo không cân xảy ra giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng.
+ Mất đoạn : là hiện tượng NST bị đứt một đoạn, đoạn đứt ra lìa khỏi phần nhiễm sắc thể chứa tâm động, không có khả năng đính vào thoi phân bào. Mất đoạn có thể là mất đoạn ngoài hay mất đoạn trong nhiẽm sắc thể
+ Lặp đoạn : là hiện tượng một đoạn nhiễm sắc thể được lặp lại một hay một số lần trên nhiễm sắc thể hoặc do trao đối chéo không cân giữa hai crômatit chị em hay không chị em thuộc hai nhiễm sắc thể tương đồng
+ Đảo đoạn : là hiện tượng đứt đoạn trong, rồi đoạn đứt đó quay 1800 nối lại làm thay đổi trật tự các gen trên nhiễm sắc thể
+ Chuyển đoạn : là một kiểu cấu trúc lại nhiễm sắc thể mà đoạn bị đứt ra chuyển đến vị trí mới trong cùng một nhiễm sắc thể hoặc chuyển sang nhiễm sắc thể khác hoặc trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể tương đồng và không tương đồng
Đột biến số lượng NST : là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
+ Hiện tượng đa bội thể là hiện tượng đột biến theo hướng tăng số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp trong tế bào. Bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào sinh dưỡng là bội số của n và lớn hơn 2n bình thường, như 3n, 4n, 5n, còn cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể là 3n, 4n, 5n gọi là thể đa bội.
Tế bào đa bội có số lượng nhiễm sắc thể tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.
Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng
+ Thể dị bội : là cơ thể có thêm, mất đi từng nhiễm sắc thể riêng rẽ trong bộ nhiễm sắc thể của loài. Do tác nhân đột biến làm cắt đứt dây tơ vô sắc hoặc ức chế việc hình thành dây tơ vô sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể nào đó tạo nên giao tử dị bội không bình thường, khi thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường tạo nên thể dị bội (2n + 1) hay (2n -1)
Biến dị không di truyền (thường biến) là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, hay có thể nói thường biến là sự phản ứng khác nhau của cùng một kiểu gen đối với những điều kiện môi trường khác nhau
Tác nhân gây đột biến
Tác nhân vật lý
Các tia phóng xạ : như tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN hoặc nhiễm sắc thể để gây đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể
Tia tử ngoại : Đặc điểm của loại tia này không có khả năng xuyên sâu vào các mô nên chỉ dùng để xử lý vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu là gây đột biến gen
Sốc nhiệt : Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của môi trường làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào, gây rối loạn trong phân bào, làm phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Tác nhân hóa học :
Các hóa chất được xem là siêu tác nhân gây đột biến : Êtyl mêtan sunphônat (EMS), Nitrôzô mêtyl urê (NMU), Nitrôzô êtyl urê (NEU) các hóa chất này thường gây cấu trúc lại nhiễm sắc thể ở mức crômatit là chủ yếu
Dung dịch Côsixin thường được dùng để tạo thể đa bội ở cây trồng
Các loại hóa chất bảo vệ thực vật : thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Các loại phân bón hóa học, chất tăng trưởng đều có thể được xem là tác nhân gây đột biến nếu lạm dụng và dùng với liều lượng quá nhiều.
Tính chất biểu hiện của các loại biến dị
Xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ (biến dị tổ hợp)
Tương tác của gen có trong kiểu gen của cơ thể, làm xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ hoặc không biểu hiện tính trạng đã có ở bố mẹ (biến dị tổ hợp)
Biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, cá biệt, vô hướng, thường lặn và có hại (đột biến)
Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định phù hợp với môi trường (thường biến)
Vai trò của biến dị
Là nguyên liệu phong phú cho tiến hóa và chọn giống
Giải thích sự đa dạng sinh học trong tự nhiên
Trên đây là nội dung kiến thức tối thiểu mà giáo viên cần có được khi giảng dạy chương biến dị hoặc có thể tìm hiểu và đọc kỹ phần thông tin bổ sung trong sách giáo viên, giáo viên cần chuẩn bị thật kỹ, thật chu đáo trước khi lên lớp. Tuy nhiên không phải đưa hết các thông tin đó đến với học sinh để dẫn đến kết quả quá tải, nhàm chán và mệt mỏi cho cả giáo viên lẫn học sinh.
Nội dung sách giáo viên là nguồn cung cấp tri thức quan trọng mà đa số học sinh đều có. Nó vừa là nội dung vừa là phương tiện để liên kết giáo viên và học sinh trong các hoạt động dạy và học trên lớp. Kiến thức trong đầu giáo viên là nền tản để thiết kế bài dạy của mình theo một kết cấu logic, có hệ thống, còn nội dung từng bài trong sách giáo khoa là phương tiện để giáo viên gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của chương biến dị.
Cụ thể là :
Nắm bắt được mạch kiến thức của hầu hết các bài trong chương biến dị :
Khái niệm Phân loại từng loại biến dị
Nguyên nhân, cơ chế phát sinh từng loại biến dị
Vai trò, hậu quả của từng loại biến dị trong chọn giống và tiến hóa.
Hệ thống hóa kiến thức toàn chương bằng sơ đồ phân loại biến dị
Biến dị
Biến dị di truyền
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Đột biến gen
Biến dị không di truyền
Thường biến
Đột biến NST
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến số lượng NST
Thể dị bội
Thể đa bội
III:CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
Dạy học sinh cách tư duy logic
Là cách dạy mà giáo viên không truyền đạt kiến thức dưới dạng thực đơn có sẵn mà truyền đạt dưới hình thức đặt các em vào vị trí của nhà khoa học, cũng tìm tòi, quan sát, suy nghĩ để hình thành các khái niệm, khám phá các quy luật và tự rút ra kiến thức cơ bản cần tiếp thu về các loại biến dị.
Là cách dạy mà giáo viên hướng học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để khám phá kiến thức mới, bởi lẻ theo cấu trúc chương trình sinh học 9 thì chương biến dị được sắp xếp ở hàng thứ tư (chương IV), trên cơ sở các em đẵ có những hiểu biết cơ bản về cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào (gen, ADN, NST); Hiểu rõ bản chất của sự di truyền thông qua các quá trình tự sao của ADN, quá trình tổng hợp ARN (phiên mã), quá trình tổng hợp Prôtêin (dịch mã) đó chính là kim chỉ nam để giáo viên vận dụng, dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức một cách lôgic, khoa học và có hiệu quả
Ví dụ : Khi dạy bài “Đột biến gen” bài đầu tiên của chương “biến dị”, để hình thành khái niệm đột biến gen, giáo viên nên đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu hình 21.1 sgk trang 62
Với yêu cầu đặt ra là
So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của đoạn gen b, đoạn gen c và đoạn gen d với cấu trúc của đoạn gen a
Học sinh dễ dàng quan sát và nhận ra sự sai khác đó. Cụ thể là :
+ Đoạn gen a mất đi 1 cặp nuclêôtit (G – X) đoạn gen b
+ Đoạn gen a thêm 1 cặp nuclêôtit (T – A) đoạn gen c
+ Đoạn gen a có cặp nuclêôtit A – T được thay thế bằng cặp nuclêôtit
G – X đoạn gen d
Giáo viên tiếp tục đặt vấn đề : Giả sử đoạn gen a mang thông tin quy định màu sắc trên cánh bướm, vậy khi cấu trúc của đoạn gen a thay đổi thành đoạn gen b, gen c hoặc gen d thì màu sắc biểu hiện trên cánh bướm có thay đổi không? Tại sao?
Với kiến thức đã học về mối quan hệ giữa gen và tính trạng mà các em đã học ở tiết 19 thì các em có kết luận gì về giả thuyết trên?
Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh lập luận :
Gen quy định tính trạng (gen tính trạng)
Cấu trúc gen thay đổi tính trạng do gen quy định cũng thay đổi
Tính trạng biểu hiện thay đổi hay nói cách khác đó là biểu hiện của biến dị và loại biến dị này do những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen nên gọi là đột biến gen.
Vậy đột biến gen là gì? Đột biến gen có di truyền không? Tại sao?
Dạy học sinh biết cách tư duy logic thực chất là một chuỗi các hoạt động dạy và học được phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh và để đạt được điều đó giáo viên khi đứng lớp giảng dạy sinh học nói chung và giảng dạy phần biến dị nói riêng cần thực hiện tốt những yêu cầu sau :
Dạy học sinh kỹ năng đọc và phân tích thông tin trên kênh hình và kênh chữ
Sử dụng hệ thống câu hỏi tìm tòi, câu hỏi định hướng phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Khi giáo viên nêu vấn đề là đã biến nội dung học tập thành một chuỗi tình huống có vấn đề. Giải quyết vấn đề này xong lại nảy sinh vấn đề mới, do đó thường xuyên gây hứng thú học tập ở học sinh
Tóm lại, bằng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ giúp học sinh giải mã được kiến thức trong sách giáo khoa bằng ngôn từ riêng của chính bản thân các em, do đó các em học sinh vừa chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa nhớ bài lâu hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và quan trọng hơn là kích thích được tính tích cực trong hoạt động học tập, phát triển tư duy logic.
Dạy học sinh cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm :
Các nhà khoa học giáo dục đã cho chúng ta thấy rằng học tập sẽ dễ dàng hơn nếu học sinh biết cách liên hệ các khái niệm với nhau. Đó là liên hệ những khái niệm mới với các khái niệm đã biết, khái niệm đã học ở chương này được liên hệ với khái niệm của chương kia, thậm chí khái niệm trong lĩnh vực này liên hệ với khái niệm của lĩnh vực khác
Chương biến dị bao gồm nhiều khái niệm mới, có những khái niệm có sẵn từ thông tin bài học như : Đột biến gen, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể, thể dị bội, thể đa bội, thường biến nhưng cũng có những khái niệm không có sẵn mà được hình thành trong quá trình học, ví dụ : khái niệm biến dị di truyền, biến dị không di truyền, đột biến. Và để có thể hiểu và nhớ hết các khái niệm đó một cách có hệ thống không phải là điều đơn giản đối với học sinh, cho nên giáo viên cần hướng dẫn các em thiết lập được mối liên hệ giữa chúng, nghĩa là giáo viên yêu cầu các em phân tích, tổng hợp, so sánh để phân biệt các dấu hiệu của khái niệm, tách ra các dấu hiệu bản chất nhất, đưa khái niệm đã học vào hệ thống khái niệm đã biết và vận dụng khái niệm vào quá trình học tập tiếp theo hoặc vào thực tiễn.
Ví dụ : Khi dạy bài “Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể”, để hình thành khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, giáo viên thiết kế phiếu học tập rồi hướng dẫn học sinh phân tích thông tin và khái quát hóa để lĩnh hội khái niệm cần lĩnh hội
Cụ thể là giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 22 SGK trang 65 và hoàn thành phiếu học tập
Hình 22
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
b
c
Học sinh sẽ dễ dàng phân tích thông tin trên hình 22 để hoàn thành phiếu học tập.
Hình 22
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
8 đoạn
7 đoạn (mất đoạn H)
Mất đoạn
b
8 đoạn
10 đoạn (đoạn B và C được lặp lại)
Lặp đoạn
c
8 đoạn
8 đoạn (đoạn B và D đổi chỗ cho nhau)
Đảo đoạn
Dựa trên kết quả phiếu học tập, giáo viên dẫn dắt học sinh khái quát hệ thống các khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề :
Cấu trúc của nhiễm sắc thể a bị biến đổi (mất đoạn) thì thông tin di truyền có trong nhiễm sắc thể a có bị biến đổi không?
Giả sử đoạn H trên nhiễm sắc thể a mang gen quy định đặc điểm cấu tạo của 1 trong 4 chân ở chó, vậy nếu đoạn H trên nhiễm sắc thể bị mất thì liệu con chó sinh ra sẽ có mấy chân?
Hoặc đoạn BC trên nhiễm sắc thể b mang gen quy định cặp sừng ở cừu, vậy nếu vì tác nhân nào đó mà đoạn BC trên nhiễm sắc thể b được lặp lại một lần thì con cừu con sinh ra sẽ có mấy cặp sừng trên đầu?
Như vậy cấu trúc của nhiễm sắc thể biến đổi dẫn đến những biến đổi hình thái, đặc điểm cấu tạo cơ thể, vậy đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Đột biến này có di truyền không?
Để có thể giúp học sinh vận dụng khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, củng cố khái niệm biến dị di truyền, khái niệm đột biến, cuối bài giáo viên yêu cầu học sinh so sánh và nêu những điểm giống và khác nhau giữa đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Cụ thể là :
Giống nhau :
Đều là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền (gen, NST) (được gọi là đột biến)
Đều gây ra những biến đổi kiểu hình
Đều có khả năng di truyền cho thế hệ sau
Đều là biến dị di truyền
Khác nhau :
Đột biến gen : là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. Có các dạng : mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể, gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Đây là cơ hội để các em học sinh củng cố và liên hệ các khái niệm, từ đó sẽ dễ nhớ bài hơn
Có thể vận dụng phương pháp này để hình thành và khắc sâu các khái niệm còn lại trong chương
Dạy học sinh cách đọc, phân tích và khái quát thông tin qua sơ đồ và hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa.
Sơ đồ, hệ thống hình ảnh có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, giúp học sinh có thể tập hợp các kiến thức mấu chốt của nội dung bài học một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ và đặc biệt là giúp học sinh tiếp thu bài một cách hệ thống, khái quát.
Để rèn luyện tốt kỹ năng này, trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức được những yêu cầu sau :
Xác định rõ sơ đồ, hệ thống hình ảnh chứa nội dung kiến thức nào trong chương biến dị
Hướng dẫn học sinh cách đọc và phân tích sơ đồ, hình ảnh một cách cụ thể (mô tả bằng lời, chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố.) bằng hệ thống câu hỏi gợi mở
Ví dụ 1: Khi dạy phần II “Sự phát sinh thể dị bội” ở bài 25 – Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành khái niệm thể dị bội (2n+1) và (2n-1) nhiễm sắc thể
Tế bào sinh giao tử (♀) (♂)
Giao tử
Hợp tử
Hình 23.2. Cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n+1) và (2n -1) nhiễm sắc thể
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh quá trình phát sinh giao tử của cơ thể bố và mẹ trong sơ đồ hình 23.2, với hệ thống câu hỏi gợi ý :
Giao tử của mẹ có đặc điểm gì khác so với giao tử của bố (giao tử của mẹ là giao tử bình thường chứa n nhiễm sắc thể, còn giao tử của bố là những giao tử đột biến chứa (n +1) hoặc (n – 1) nhiễm sắc thể
Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do đâu? (do cơ thể bố trong quá trình phát sinh giao tử có một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân ly)
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích thế tam nhiễm và thể 1 nhiễm. Dựa trên sơ đồ các em dễ dàng nhận thức được cơ chế phát sinh thể dị bội (thể tam nhiễm và thể 1 nhiễm)
Qua quá trình thụ tinh, nếu giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử đột biến (n+1) sẽ tạo nên hợp tử chứa (2n+1) nhiễm sắc thể, hợp tử này phát triển thành thể tam nhiễm (cá thể có 1 cặp nhiễm sắc thể nào đó mang 3 nhiễm sắc thể)
Qua quá trình thụ tinh, nếu giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử đột biến (n-1) sẽ tạo nên hợp tử chứa (2n-1) nhiễm sắc thể, hợp tử này phát triển thành thể 1 nhiễm (cá thể có 1 cặp nhiễm sắc thể nào đó mang 1 nhiễm sắc thể)
4- Dạy học sinh kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương
Dàn bài là một tập hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản có trong bài học. Mỗi phần của dàn bài có giới hạn tương đối và chứa một liều lượng nội dung trọn vẹn.
Để lập dàn bài cần tách ra các ý chính, sau đó thiết lập giữa chúng mối quan hệ và trên cơ sở đó lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ.
Đề cương là những ý cơ bản trong bài học được tóm tắt lại. Khi lập đề cương cũng vẫn theo trật tự của dàn bài nhưng trình bày các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu một cách ngắn gọn hơn
Như vậy, để hình thành cho học sinh kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương giáo viên cần thực hiện được những yêu cầu sau :
Hướng dẫn học sinh sử dụng, nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa. Thông tin đó được biểu hiện bằng kênh hình và kênh chữ trong từng bài học. G
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lam_sao_de_day_va_hoc_tot_chuong_bien.doc