I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Đặc điểm tâm sinh lý trẻ Mầm Non là “Học mà chơi, chơi mà học”. Ở lớp Lá ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kỹ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kỹ năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ, câu đơn giản .giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, suy luận tạo tiền đề chuẩn bị tâm thế cho trẻ khi bước vào lớp 1.
- Trẻ lớp Lá rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé chỉ thích xem hình hơn là thích đọc chữ. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú với việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hàng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi ứng dụng vào các hoạt động làm quen chữ viết, chuẩn bị môi trường mới lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia hoạt động LQCV tích cực thoải mái nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm làm thế nào giúp trẻ hứng thú tích cực trong hoạt động làm quen chữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG MẦM NON QUẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ HỨNG THÚ TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ VIẾT
GV: NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
LỚP: LÁ 2
NĂM HỌC 2005-2006
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đặc điểm tâm sinh lý trẻ Mầm Non là “Học mà chơi, chơi mà học”. Ở lớp Lá ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kỹ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kỹ năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ, câu đơn giản….giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, suy luận tạo tiền đề chuẩn bị tâm thế cho trẻ khi bước vào lớp 1.
Trẻ lớp Lá rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé chỉ thích xem hình hơn là thích đọc chữ. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú với việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hàng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi ứng dụng vào các hoạt động làm quen chữ viết, chuẩn bị môi trường mới lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia hoạt động LQCV tích cực thoải mái nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao.
TÌNH HÌNH THỰC TẾ LỚP ĐẦU NĂM:
Thuận lợi:
Là giáo viên lớp Lá nhiều năm liền nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi cho trẻ.
Được nhà trường tạo điều kiện học bồi dưỡng chuyên đề do Phòng-trường tổ chức.
Phòng lớp rộng rãi, thoáng mát, số cháu không đông nên việc xây dựng và tổ chức môi trường cho trẻ LQCV có nhiều thuận lợi.
Khó khăn:
Một số cháu phát âm chưa chuẩn, chưa có kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đọc sách truyện như bé Công Thành, Tâm Như, Thanh Thảo…
Một số cháu chưa tập trung chú ý và ít tham gia vào hoạt động như cháu: Minh Thư, Quang Hải, Kim Ngân…
Với những thuận lợi và khó khăn như thế , bản thân luôn cố gắng suy nghĩ phải đầu tư xây dựng môi trường chữ viết với các trò chơi mới lạ, đẹp mắt, đa dạng, phong phú để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động LQCV.
BIỆN PHÁP:
Sáng tác cải biên các trò chơi từ chương trình Kidsmart:
Các trò chơi từ chương trình Kidsmart giúp trẻ phát triển về tư duy, kỹ năng suy đoán và phát triển ngôn ngữ….Tuy nhiên số trò chơi trên máy còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động ngày càng cao ở trẻ vì các trò chơi trên máy tính không có nhiều trò chơi về LQVH, LQCV. Vì thế, tôi luôn suy nghĩ tìm cách tạo nguồn trò chơi phong phú để đáp ứng nhu cầu hoạt động cho trẻ.
* Trò chơi: “Máy tính đếm số” trong ngôi nhà toán học của Millie…cách chơi trong máy là nhận diện các con số nhìn và nghe một dãy những con vật ngộ nghĩnh khi chúng ló ra khỏi ngăn kéo. Tôi cải tiến bằng cách thay thế các chữ số bằng các hình nhân vật, chữ cái… thành trò chơi “Máy tính kể chuyện” áp dụng vào hoạt động chung và hoạt động góc của bộ môn LQVH, LQCV.
- Với trò chơi này tôi chuẩn bị các hình thẻ các nhân vật trong truyện “Ba cô gái” có chữ cái phía sau, trẻ sẽ rút thẻ chữ cái đoán tên nhân vật rồi dung thẻ chữ rời ghép lại thành tên nhân vật hoặc tìm thẻ từ đặt tương ứng.
VD: Thẻ chữ a -> hình nhân vật cô Cả
Trẻ ghép từ -> Cô Cả
Trẻ yếu có thể nhìn theo từ có trên hình tìm chữ ghép lại trước, luyện đọc sau, cuối cùng trẻ sao chép từ. Còn đối với trẻ giỏi khi đã chơi quen tôi nâng yêu cầu nhìn chữ cái đoán tên nhân vật, tự sao chép từ theo ghi nhớ rồi đối chiếu kết quả điều chỉnh lại cho đúng. Qua trò chơi này, tôi thấy một số trẻ tích cực chơi tiến bộ rất nhiều về khả năng suy đoán, cầm bút, phát âm và đặc biệt là ghi nhớ chữ của trẻ rất tốt.
* Cũng trong ngôi nhà toán học của nàng bò Millie có trò chơi “Hãy chơi trò làm toán” cách chơi trong máy là đếm hoặc dùng ghép cộng trừ làm phép tính, đọc những câu số và tìm con số của vịt Dorothy. Tôi cải biên trò chơi lại bằng cách thế chữ số bằng 29 chữ cái có ký hiệu là các chữ số. Tôi đặt tên trò chơi là “Những chữ cái bí ẩn” áp dụng vào hoạt động góc LQCV. Và trò chơi này tôi chuẩn bị bảng mã có 29 chữ cái, dấu thanh có ký hiệu các chữ số. Đưa ra bức tranh có các chữ số thông tin trẻ nhìn vào bảng mã tìm từng chữ viết ghép lại thành từ tương ứng với bức tranh, sau đó tập đọc từ, đếm xem từ đó có bao nhiêu chữ cái. Với trò chơi tập cho trẻ tính hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn.
a1
ă2
â3
b4
c5
d6
đ7
e8
Chữ số màu đỏ
ê9
g1
h2
i3
k4
5
m6
n7
o8
Chữ số màu xanh lá
ô9
ơ1
p2
q3
r4
s5
x6
t7
u8
Chữ số màu xanh dương
ư9
v1
y2
/3
\4
5
~6
Chữ số màu đen
Chữ số màu đen
7
Ví dụ:
tranh hoa hồng
Trẻ viết: hoa hồng
Trò chơi: “Vườn cổ tích của bé” tôi cải biên từ trò chơi “Những câu kết sáng tạo” trong tuyển tập các trò chơi phát triển mẫu giáo tập 1. Ở trò chơi này yêu cầu đặt câu kết sáng tạo thì tôi nghĩ ra cho trẻ đặt câu nói về tính cách, hành động của nhân vật. Với trò chơi “Vườn cổ tích của bé” mục đích giúp trẻ nhớ lại tên các nhân vật trong truyện đã học và củng cố các âm. Biết đặt câu có ý nghĩa với tên, tính cách nhân vật nhưng yêu cầu trẻ đặt phải có chữ cái theo yêu cầu của cô.
Ví dụ: Học chữ s, x, v, r
Cô yêu cầu đặt tiếp câu nói về tính cách, hành động của Thạch Sanh nhưng câu đặt phải có chữ v, r.
Trẻ đặt: Thạch Sanh vào rừng sâu chặt củi
Chàng Thạch Sanh rất thương mẹ và em Lý Thông
Với trò chơi này giúp trẻ phát triển về mặt nhận thức tư duy ngôn ngữ, giao tiếp mạch lạc tự tin với cô và bạn.
Ở trò chơi nào tôi cũng đều quan tâm đến cách chơi làm sao khi đưa ra yêu cầu thì tất cả trẻ phải thực hiện được và nâng yêu cầu phù hợp với từng trẻ có như vậy trẻ mới không mau chán. Vì thế tôi áp dụng trò chơi “Xưởng phim” trong ngôi nhà khoa học của Sammy, cách chơi trong máy sắp xếp các bức hình theo trình tự để tạo ra một đoạn phim. Với trò chơi này, tôi cải biên thành trò chơi “Ô chữ kỳ diệu”
Mục đích: giúp trẻ củng cố những chữ đã học, nhận mặt chữ
Trẻ thích đoán ô chữ và làm quen với từ mới.
Tên trò chơi này rất hấp dẫn đối với trẻ vì trẻ rất thích được tham gia giải các ô chữ, tự tư duy, phán đoán xem ô chữ đó có chữ gì. Trẻ đoán đúng sẽ được thưởng. Khi trẻ chơi thành thạo tôi nâng yêu cầu tập sao chép lại nội dung từ, câu vừa đoán. Qua trò chơi này, giúp trẻ phát triển tư duy, củng cố cách phát âm. Từ đó, trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi và tập trung chú ý theo yêu cầu của cô.
+ Trò chơi: Chữ cái ngộ nghĩnh. Tôi cải biên từ trò chơi “Anh Bin chị Bon” trong ngôi nhà toán học của Milli với cách chơi trong máy là nhận dạng các mẫu hình, tạo và hoàn thành mẫu thú vị được thấy và nghe, tôi áp dụng trò chơi này vào hoạt động góc với mục đích rèn cho trẻ có khả năng sáng tạo. Đối với trò chơi này, tôi cải biên cách chơi bằng các chữ cái, tôi chuẩn bị nhóm chữ cái đang học bằng cách viết vào giấy rồi photo thành nhiều bản, từ chữ cái tôi gợi ý trẻ vẽ thêm nét vào tạo thành hình ảnh theo khả năng sáng tạo của trẻ.
Ví dụ: Chữ S, X à trẻ vẽ thêm thành con thiên nga, con bướm, bông hoa…Sau khi trẻ vẽ xong tôi lưu tất cả sản phẩm lại đóng thành tập tranh ngỗ nghĩnh để ở góc chữ viết, chon những bài có ý tưởng lạ cho vào khung tranh treo lên tường giới thiệu cho các cháu và phụ huynh cùng xem. Với hình thức này các cháu thích thú và tích cực hẳn lên vì cũng muốn được cô treo tranh khoe với các bạn, khoe với ba, mẹ nên góc chữ viết bao giờ cũng rất đông các trẻ tham gia làm tôi thấy trò chơi của mình đưa ra đạt hiệu quả vì giúp trẻ ghi nhớ các con chữ rất tốt không còn quên mặt chữ nữa.
Xây dựng bài giảng điện tử:
Bài giảng điện tử là một hình thức mới lạ, là một phương tiện hỗ trợ với hình ảnh màu sắc sinh động, hấp dẫn trẻ. Dù chưa được học qua về cách thiết kế bài giảng này nhưng tôi cố gắng học hỏi bộ phận phụ trách vi tính ở trường để tìm những cái mới, cái hay đưa vào dạy trẻ. Vì thế tôi suy nghĩ làm sao với hình thức sử dụng giáo án điện tử mà mình ít chuẩn bị đồ dùng dạy học, đỡ mất thời gian mà đem lại hiệu quả. Đầu tiên tôi tìm ra trò chơi phù hợp cho từng hoạt động, kế đến lên mạng tìm những hình ảnh cần cung cấp cho trẻ rồi chụp hình đưa vào máy vi tính sau đó tôi đưa ra ý tưởng nhờ bộ phận phụ trách vi tính của trường thiết kế theo ý tưởng và thêm vào những hình ảnh động làm cho trẻ hứng thú khi được học trên máy projector.
Ví dụ: Ở môn làm quen chữ viết, chủ đề “Thực vật” dạy trẻ nhóm chữ S, X. Tôi thiết kế các hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Tôi chọn 1 tranh (có liên quan đến câu chuyện trong chủ đề thì càng tốt vì giúp trẻ củng cố lại truyện đã học) vì thế tôi chọn tranh trong câu truyện Quả bầu tiên với nội dung tranh “Chim én đang sà xuông sân cạnh cậu bé”, tôi click tranh ra trước yêu cầu trẻ đặt câu có chữ s, x tương ứng với tranh.
Sau khi đặt câu xong tôi click câu trên máy projector hiện lên cho trẻ xem hỏi trẻ chữ s,x có trong từ nào, trẻ tìm……..tôi click chữ s, x đối chiếu xem trẻ tìm đúng hay chưa. Với hình thức này trẻ tham gia tích cực và hứng thú hẳn lên.
Hoạt động 2: Tôi thiết kế trò chơi trên môi trường hoạt động có sẵn tranh và từ còn thiếu chữ, tôi cho trẻ tìm chữ gắn vào chỗ còn thiếu nhưng phải gắn đúng kiểu chữ. Ở hoạt động này trẻ vừa tư duy nhớ các kiểu chữ và gắn đúng vào chỗ trống.
Hoạt động 3: Tôi cho trẻ chơi trò chơi giải mã nhìn hình đoán chữ và xếp chữ thành từ, sau đó đối chiếu với máy projector so sánh rồi tìm chữ s, x trong từ.
Với hoạt động này trẻ cùng nhau hoạt động biết chia sẻ hợp tác trong nhóm với nhau để thực hiện yêu cầu của cô.
Qua sử dụng bài giảng điện tử với những hiệu ứng chuyển động màu sắc hấp dẫn , tôi nhận thấy đa số các cháu thích thú, hứng thú tham gia học tích cực hẳn lên. Những cháu ít tập trung chú ý thì nay lại tham gia phát biểu làm cho không khí lớp học sôi nổi, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn trong nhóm.
Sáng tác trò chơi, luyện phát âm:
Ngoài ra để giúp trẻ hứng thú với việc rèn luyện phát âm, tôi còn sưu tầm và sáng tác ra những bài đồng dao như:
VD: Âm H à Hoa hồng hoa huệ
Hoa huệ hoa hồng
Hà thích hoa nào
Hoa hồng hoa huệ
Hai hoa đều thích
Hoa hồng hoa huệ
Hoa huệ hoa hồng
Hoa nào thơm hơn
Hoa hồng hoa huệ
Hai hoa đều thơm.
Với bài đồng dao trên cho trẻ đọc đối đáp hai bạn hoặc hai nhóm với nhau rất vui.
Âm S à Kéo cưa lừa xẻ
Bạn nào khỏe khỏe
Thì ăn sầu riêng
Bạn nào siêng siêng
Thì ăn vú sữa
Bạn nào khát sữa
Thì về bú mẹ
Kéo cưa lừa xẻ.
Lêu lêu lêu lêu……..
Với bài đồng dao này hai trẻ ngồi nắm hai tay lại với nhau vừa làm động tác kéo qua kéo lại vừa đọc đồng dao cho thêm sinh động. Tất cả trẻ đều rất hứng thú với việc rèn luyện phát âm theo hình thức này. Nhờ vậy, mà đa số trẻ đều phân biệt và phát âm đúng, chính xác các âm khó như: s, x, r, g, l p…
KẾT QUẢ:
Qua việc vận dụng bài giảng điện tử, sáng tác, sưu tầm một số trò chơi trên. Tôi rất vui vì thấy tất cả trẻ ở lớp mình ngày càng tiến bộ và tích cực tham gia hoạt động thật sự ở góc làm quen chữ viết, thích thú khám phá các trò chơi mới, không khí giờ học, giờ chơi của lớp vui hẳn lên , trẻ hoạt bát nhanh nhẹn, tập trung chú ý và kết quả đạt như sau:
+ Các cháu Công Thành, Phương Thảo, Kim Ngân…phân biệt và phát âm chính xác được các âm khó như: S, X, R, G, L, P…
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động, có kỹ năng cầm bút, diễn đạt, đặt câu như bé: Tâm Như, Quang Hải, Minh Thư…
+ Đa số các cháu nhận biết các chữ cái trong từ rất tốt, có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…có tư thế ngồi đọc viết tốt chuẩn bị tâm thế cho trẻ khi bước vào lớp 1 ở trường tiểu học.
Kết quả khảo sát đánh giá cuối năm về mặt phát triển ngôn ngữ, tính tích cực chủ động của trẻ trong hoạt động LQCV:
+ Đạt A: 22/22 cháu.
+ Hoạt động LQCV ở lớp luôn được đánh giá tốt.
Tồn tại: Việc ứng dụng bài giảng điện tử nhìn chung rất thành công trong việc giúp trẻ hứng thú tích cực trong hoạt động LQCV. Tuy nhiên phần âm thanh trong việc sử dụng powerpoint tôi chưa vận dụng vào bài giảng điện tử. Vì nếu đưa âm thanh vào, trẻ vừa tri giác bằng mắt và tai nghe sẽ giúp khắc sâu hơn về cách phát âm, giọng đọc, ngôn ngữ phát triển mạch lạc. Tôi sẽ cố gắng bồi dưỡng thêm về kỹ thuật sử dụng powerpoint để lồng ghép âm thanh vào hình ảnh, chữ viết sống động, hấp dẫn hơn để giúp trẻ đạt kết quả cao hơn trong hoạt động làm quen chữ viết và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trước tiên muốn trẻ ham thích, tích cực tham gia vào hoạt động LQCV thì giáo viên cần:
Bản thân luôn suy nghĩ, tìm tòi vận dụng những cái mới, cái hay vào việc xây dựng môi trường hoạt động đặc biệt là ở góc LQCV có những trò chơi mới lạ, hấp dẫn trẻ.
Cô luôn kiên trì, tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn , học tập rút kinh nghiệm đồng nghiệp.
Linh hoạt vận dụng những cái mới, quan tâm đến nhu cầu hứng thú của từng cá nhân trẻ.
Khi sáng tác trò chơi nên có nhiều cách chơi từ dễ đến khó tùy theo khả năng của trẻ mà nâng yêu cầu cho phù hợp.
Phối hợp với phụ huynh cùng tham gia với trẻ và tạo điều kiện cho trẻ có góc học tập ở nhà giúp trẻ tiến bộ hơn.
* Nhận xét của BGH:
- Những biện pháp của cô thực hiện trong hoạt động đạt hiệu quả cao, các cháu rất hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động qua đó phát triển tư duy ngôn ngữ.
- Những biện pháp trên đã được nhà trường nhân rộng trong tập thể giáo viên học tập vận dụng.
HIỆU TRƯỞNG
Ngày 26 tháng 5 năm 2006
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Mai
File đính kèm:
- SKKNLam the nao giup tre hung thu trong hoat dong lam quen chu cai .doc