Công nghệ là môn học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm phục vụ đời sống con người. Nước ta là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không đủ lương thực đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo; hàng đầu về xuất khẩu nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su, cà phê, tiêu, điều. và gần đây thủy sản cũng chiếm vị trí rất cao trên thị trường thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tiến bộ khoa học đang tiếp tục thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đang ngày càng mở cửa để hòa nhập với thế giới, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế .
Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là lúc chúng ta đón nhận một cơ hội vàng, đồng thời cũng là những thách thức mà chúng ta phải tận dụng và vượt qua bằng chính khả năng của mình. Cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân cần phải biết trồng cây gì, nuôi con gì thì được thị trường chấp nhận và tổ chức sản xuất, tiêu thụ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, cũng như các nhà tiêu thụ biết sẽ mua sản phẩm mình cần ở đâu, với tiêu chuẩn kỹ thuật ra sao, chất lượng như thế nào để tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của mình. Hơn bao giờ hết, ngay bây giờ, “các nhà nông nghiệp tương lai” cần phải có những kỹ năng cơ bản nhất về cách tiếp thu kiến thức thực tế sản xuất nông nghiệp
15 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Công nghệ lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I.1. Tính cấp thiết của đề tài..1
I.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..1
I.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.2
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..2
I.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài2
Phần II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài3
II.2. Các kỹ năng cơ bản cần có khi tiến hành quan sát3
II.2.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề tư duy khi quan sát..3
II.2.2. Kỹ năng giải quyết công việc khi quan sát.3
II.2.3. Kỹ năng nhẫn nại khi quan sát3
II.2.4. Kỹ năng quan sát có tính sáng tạo và nhạy cảm.3
II.2.5. Kỹ năng xây dựng tương lai quan sát.4
II.2.6. Kỹ năng ứng biến trong quá trình quan sát.4
II.2.7. Kỹ năng tập trung khi quan sát...4
II.3. Nội dung quan sát và liên hệ với kiến thức bài học...4
II.3.1. Quan sát kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng.4
II.3.2. Quan sát các biện pháp làm đất, cải tạo đất trồng..7
II.3.3. Quan sát biện pháp, kỹ thuật sử dụng phân bón.8
II.3.4. Quan sát kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại và bảo vệ cây trồng..9
II.3.5. Quan sát các quy trình công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm từ cây trồng.10
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận.12
III.2. Kiến nghị...12
TÀI LIỆU THAM KHẢO14
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Công nghệ là môn học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm phục vụ đời sống con người. Nước ta là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không đủ lương thực đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo; hàng đầu về xuất khẩu nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su, cà phê, tiêu, điều... và gần đây thủy sản cũng chiếm vị trí rất cao trên thị trường thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tiến bộ khoa học đang tiếp tục thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đang ngày càng mở cửa để hòa nhập với thế giới, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế .
Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là lúc chúng ta đón nhận một cơ hội vàng, đồng thời cũng là những thách thức mà chúng ta phải tận dụng và vượt qua bằng chính khả năng của mình. Cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân cần phải biết trồng cây gì, nuôi con gì thì được thị trường chấp nhận và tổ chức sản xuất, tiêu thụ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, cũng như các nhà tiêu thụ biết sẽ mua sản phẩm mình cần ở đâu, với tiêu chuẩn kỹ thuật ra sao, chất lượng như thế nào để tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của mình. Hơn bao giờ hết, ngay bây giờ, “các nhà nông nghiệp tương lai” cần phải có những kỹ năng cơ bản nhất về cách tiếp thu kiến thức thực tế sản xuất nông nghiệp.
I.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đáp ứng những yêu cầu đó và trở thành cầu nối giữa nhà khoa học người sản xuất đòi hỏi hình thành một mối liên hệ qua lại để tư vấn và hỗ trợ người sản xuất và người tiêu thụ trong quá trình sản xuất - tiếp thị - kinh doanh, giúp người nông dân tiếp cận nhanh nhất khoa học kỹ thuật. Đối tượng học sinh trung học là nguồn nhân lực ban đầu và đông đảo trong xã hội hiện nay. Các em sẽ làm gì khi rời trường phổ thông? Các em vận dụng kiến thức đã học được như thế nào cho có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Ngay bây giờ, các em phải được hướng dẫn và vận dụng thành thạo các thao tác kỹ thuật, các quy trình công nghệ được học vào thực tế. Qua đó các em nhận thức thực tế và vận dụng vào bài học công nghệ một cách hiệu quả nhất, để tiếp thu kiến thức nhanh chóng và khắc sâu kiến thức củng như vận dụng nó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
I.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Với giới hạn nội dung của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu các quá trình tư duy nhận thức của học sinh và đưa ra những phương pháp, những hướng dẫn cụ thể về cách quan sát các khâu trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp-trồng trọt.
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn cần được chỉ ra một cách cụ thể, nhằm hướng dẫn các em tiếp thu tốt nhất kiến thức bài học, vận dụng được kiến thức bài học vào thực tế sản xuất nông nghiệp một cách linh hoạt và thành thạo.
I.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Trên đối tượng là học sinh trung học phổ thông, hướng dẫn cho các em những công việc kỹ thuật cụ thể, những kỹ năng quan sát thực tiễn sản xuất trồng trọt, nhằm giúp các em vận dụng vào việc học các nội dung kiến thức môn công nghệ trên lớp. Với mức độ của đề tài này, tôi chỉ hướng dẫn một số kỹ năng cơ bản nhất để các em thực hiện quan sát thực tế sản xuất nông nghiệp sao cho hiệu quả nhất, sát với nội dung kiến thức của môn học, của từng bài học.
PHẦN II:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.
Môn Công nghệ là môn học mới, được tích hợp trên cơ sở môn Kỹ thuật nông nghiệp trước đây, với một số đổi mới về nội dung, mục tiêu chương trình củng như phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì vậy vấn đề hướng dẫn cho học sinh quan sát thực tiển sản xuất nông nghiệp, để vận dụng vào bài học môn công nghệ lớp 10 nhằm tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Hơn nữa, mỗi vùng miền sản xuất nông nghiệp đều có mỗi đặc trưng, đặc thù riêng nên việc vận dụng kiến thức vào sản xuất nông nghiệp có sự khác nhau, không mang tính rập khuôn mà có tính linh hoạt, sáng tạo.
II.2. Các kỹ năng cơ bản cần có khi tiến hành quan sát.
II.2.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề tư duy khi quan sát:
Hầu hết các công việc trong lĩnh vực quan sát và nhận thức đều liên quan đến giải quyết vấn đề, sử dụng mối liên hệ giữa trực giác và khả năng phân tích. Các em học sinh cần có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì mới đem lại kết quả tốt trong quan sát và vận dụng trở lại trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp.
II.2.2. Kỹ năng giải quyết công việc khi quan sát:
Các em học sinh phải biết quan sát, biết cách ghi chép cụ thể, kỹ năng phân tích và đánh giá là những yêu cầu tối cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi các em muốn nhận thức, hay ở những mức độ cao hơn các em tư duy với các quy trình công nghệ. Các em phải có khả năng hoạch định các kế hoạch, đánh giá hiệu quả và chất lượng cuả công việc quan sát một cách bao quát.
II.2.3. Kỹ năng nhẫn nại khi quan sát:
Các em cần phải có suy nghĩ và hành động tập trung, dứt khoát, đồng thời với tính cần cù, kiên nhẫn, ham học hỏi. Chỉ có tin tưởng mãnh liệt vào mục tiêu lâu dài và cố gắng trường kì một cách kiên nhẫn trong quá trình quan sát mới có thể thực hiện được mục tiêu quan sát đã đặt ra.
II.2.4. Kỹ năng quan sát có tính sáng tạo và khả năng nhạy cảm:
Đây là hai kỹ năng tạo cơ sở vững chắc cho công việc quan sát thực tế. Kỹ năng quan sát là kỹ năng nắm bắt trọng tâm từ quan sát sự việc trên nhiều phương tiện và nhiều vấn đề, nó thúc đẩy các em nắm bắt thực chất vấn đề chứ không phải chỉ là hiện tượng bên ngoài. Kỹ năng quan sát có lợi cho việc nhận thức lí tính các kiến thức của nhân loại. Những người có kỹ năng quan sát sáng tạo thường thành công trên mọi lĩnh vực, nhất là trong công tác học tập và nghiên cứu.
II.2.5. Kỹ năng xây dựng tương lai quan sát:
Các em có khả năng nhìn xa có thể suy đoán những điều chưa biết, vận dụng tổng hợp các nhân tố thực, con số, cơ hội, thậm chí cả rủi ro... để xây dựng kế hoạch cụ thể và dự đoán các tình huống xẩy ra. Các em không bị bất ngờ bởi những tình huống nhỏ xẩy ra khi quan sát, không sợ hãi với những khó khăn tạm thời mà trong lòng luôn duy trì một mục tiêu dài hạn khi quan sát.
II.2.6. Kỹ năng ứng biến trong quá trình quan sát:
Kỹ năng ứng biến là biết ứng phó với những thay đổi. Đây là một kỹ năng rất khó, nó giúp các em dự đoán mục tiêu cần chú ý chứ không phải các vấn đề, các hiện tượng xẩy ra trước mắt. Chính nó sẽ giúp các em bình tĩnh đối mặt với các tình huống chưa hề dự liệu hay chưa được nghĩ tới có thể nảy sinh trong quá trình quan sát, thích ứng ngay được với các thay đổi.
II.2.7. Kỹ năng tập trung khi quan sát:
Kỹ năng này sẽ giúp các em thực hiện các kế hoạch quan sát đặt ra có hiệu quả. Mọi sự việc hay tình huống phát sinh đều hỗ trợ hoặc ảnh hưởng đến công việc quan sát của các em. Chính vì vậy kỹ năng này sẽ giúp các em tập trung vào phần trọng tâm có hiệu quả nhất, tránh việc đánh đồng mù quáng.
II.3. Nội dung quan sát và liên hệ với kiến thức bài học.
II.3.1. Quan sát kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
Xác định mục đích quan sát.
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẽ, thước đo độ dài.
Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật canh tác mà bà con nông dân thường làm.
Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm tư duy quan sát, phân tích và rút ra kết luận.
Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành làm trực tiếp.
Nội dung quan sát kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng cần phải ghi bao gồm:
Thời gian
Địa điểm
Nội dung kỹ thuật
Người làm
Ghi chú
Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật canh tác cụ thể và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 2. Khảo nghiệm giống cây trồng, Bài 3. Sản xuất giống cây trồng, Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và thực tế nhất.
Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
*Ví dụ: Quan sát kỹ thuật chăm sóc cây điều ở giai đoạn trước ra hoa đến thu hoạch.
Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
Xác định mục đích quan sát: Quan sát các bước trong kỹ thuật chăm sóc cây điều ở giai đoạn trước ra hoa đến khi thu hoạch quả, nhằm đưa ra kết luận về kỹ thuật tưới cho cây điều ở giai đoạn trước ra hoa dến khi thu hoạch quả.
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, sổ nhật kí quan sát.
Chuẩn bị vị trí quan sát: Quan sát gần, với hướng quan sát là xung quanh.
Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật tưới nước mà bà con nông dân thường làm.
Chuẩn bị phương pháp quan sát: Quan sát kỉ lượng nước tưới trong mỗi lần tưới, số lần tưới trong ngày, trong tháng, trong mùa.
Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp: Có thể cây thiếu nước hoặc thừa nước, cần theo dõi sự điều chỉnh lịch tưới nước của người trồng.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành làm trực tiếp: Chia từng tuần, tháng theo dõi. Sau mỗi tuần, mỗi tháng phải có tổng kết, kết luận riêng.
Nội dung quan sát cần phải ghi bao gồm: Quan sát kỹ thuật tưới nước cho cây điều trong vườn của Ông Nguyễn Trọng Trí – Xã Tân Hưng – Huyện Bình Long – Tỉnh Bình Phước từ lúc mới trồng.
Thời gian
Địa điểm
Nội dung kỹ thuật
Người làm
Ghi chú
15/11/2008
Vườn điều
Tưới nước 50-70 lít/cây
Tưới dưới gốc và trên lá
Ông Trí
Buổi sáng
15/12/2008
Vườn điều
Tưới nước 70-100 lít/cây
Tưới hoàn toàn dưới gốc
Ông Trí
Buổi sáng
15/1/2009
Vườn điều
Tưới nước 100 lít/cây
Tưới hoàn toàn dưới gốc
Ông Trí
Buổi sáng
(Lần cuối)
Rút ra kết luận chung: + Cây điều không cần tưới nhiều nước, tưới vào mùa khô.
+ Tưới nước cho điều theo lịch cố định, thường là 1 tháng 1 lần.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
Bài 2. Khảo nghiệm giống cây trồng. Học sinh cần nắm rỏ nhu cầu nước của cây điều ở giai đoạn trước ra hoa đến khi thu hoạch quả: Điều là cây chịu hạn tốt, rể phát triển sâu trên vùng đất cát, nhu cầu lượng mưa hàng năm từ 1000 – 2000mm là thích hợp nhất.
Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kiến thức: Điều là cây chịu hạn tốt, rể phát triển sâu trên vùng đất cát, nhu cầu lượng mưa hàng năm từ 1000 – 2000mm là thích hợp nhất.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
Kỹ thuật canh tác cây điều được phổ biến, đã được kiểm tra kỹ thuật bằng thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
Như vậy: + Cây điều không cần tưới nhiều nước, tưới vào mùa khô.
+ Tưới nước cho điều theo lịch cố định, thường tưới 1 lần/1 tháng.
II.3.2. Quan sát các biện pháp kỹ thuật làm đất, cải tạo đất trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
Xác định mục đích quan sát: Tùy vào từng loại đất trồng khác nhau, từng biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẽ, thước đo độ dài, giấy pH, máy đo pH cầm tay.
Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật làm đất mà bà con nông dân thường làm, chọn những thửa ruộng có kỹ thuật làm đất điển hình nhất, đẹp nhất.
Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm những câu hỏi cần thiết liên quan để hỏi trực tiếp người làm, tư duy quan sát, phân tích và rút ra kết luận.
Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp cho từng biện pháp kỹ thuật.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành làm trực tiếp.
Xác định và ghi cụ thể loại đất, tính chất của đất theo nhận định ban đầu của học sinh qua hỏi thăm, quan sát bắng mắt thường về đất, về những thực vật mọc trong vùng đất đó. Ví dụ: Đất chua thường có nhiều cây sim, mua mọc. Đất bạc màu thường khô hạn và không tơi xốp.
Nội dung quan sát kỹ thuật làm đất, cải tạo đất trồng cần phải ghi bao gồm:
Thời gian
Địa điểm
Nội dung kỹ thuật
Biện pháp kỹ thuật
Kết luận
Ghi chú
Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật làm đất cụ thể và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng, Bài 8. Thực hành: Xác định độ chua của đất, Bài 9 và Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn và Bài 11. Thực hành: Quan sát phẩu diện đất.
Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và thực tế nhất.
Giải thích từng khâu, từng bước trong quy trình kỹ thuật nhằm rút ra ưu nhược điểm, tác dụng của chúng.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
II.3.3. Quan sát biện pháp, kỹ thuật sử dụng phân bón.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
Xác định nội dung quan sát, mục đích quan sát.
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, máy đo pH, giấy pH, nước cất, cốc thủy tinh, đủa khuấy.
Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật sử dụng phân bón mà bà con nông dân thường làm. Chia làm 5 nhóm chính: Nhóm phân hửu cơ, nhóm phân xanh, nhóm phân hóa học đa lượng, nhóm phân hóa học vi lượng bón qua đất và nhóm phân vi lượng phun qua lá.
Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm tư duy quan sát, phân tích và rút ra kết luận, những kiến thức cơ bản về quy trình hóa học, phản ứng hóa học.
Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp củng như các phản ứng hóa học, các biến đổi, các ảnh hưởng tới đặc điểm, tính chất của đất sau này.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, tên phân bón được sử dụng, cách sử dụng, người tiến hành làm trực tiếp.
Nội dung quan sát biện pháp, kỹ thuật sử dụng phân bón cần phải ghi bao gồm:
Thời gian
Địa điểm
Tên phân bón
Nội dung kỹ thuật
Cách làm
Ghi chú
Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật cụ thể cho từng loại phân bón, cho từng đối tượng cây trồng, cho từng giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây trồng và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, Bài 3. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, Bài 14. Thực hành: Trồng cây trong dung dịch.
Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất và sử dụng phân bón nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
II.3.4. Quan sát kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại và bảo vệ cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
Xác định mục đích quan sát.
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẽ, thước đo độ dài.
Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
Chuẩn bị đối tượng quan sát: Hệ thống IPM ( Integrated, Pest, Management ) được sử dụng như thế nào, biện pháp nào là được ưu tiên sử dụng, biện pháp nào là không được ưu tiên sử dụng. Đối tượng sâu bệnh hại nào là được quan tâm nhất, nguy hại nhất.
Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Khả năng nhận biết và phân loại các loại sâu, bệnh hại, tư duy quan sát tổng hợp, phân tích và rút ra kết luận.
Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát linh hoạt thích hợp cho từng mô hình IPM khác nhau, vì mỗi quần thể, quần xã sinh thái nông nghiệp có đặc điểm sinh học khác nhau, mỗi người nông dân lại có mỗi biện pháp, khả năng áp dụng biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
Phải ghi đầy đủ thông tin về tên biện pháp kỹ thuật, ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành làm trực tiếp, cần có những ghi chú cụ thể cho từng nội dung kỹ thuật.
Nội dung quan sát kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cần phải ghi bao gồm:
Thời gian, địa điểm
Tên biện pháp kỹ thuật
Nội dung kỹ thuật
Người làm
Ghi chú
Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại va bảo vệ cây trồng cụ thể và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 15. Điều kiện phát sinh phát triển sâu, bệnh hại cây trồng và Bài 17. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Xem kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và thực tế nhất.
Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được về bảo vệ cây trồng.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
Sử dụng kiến thức sách giáo khoa làm kiến thức cơ bản.
Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
II.3.5. Quan sát các quy trình công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm từ cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
Xác định mục đích quan sát( Quan sát để làm gì? ).
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, máy chụp ảnh, máy quay camera (nếu có).
Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát thích hợp.
Chuẩn bị đối tượng quan sát là một quy trình công nghệ cụ thể.
Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Tư duy quan sát, khả năng quan sát kỉ từng công đoạn của quy trình công nghệ, phân tích và rút ra kết luận.
Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành trực tiếp thực hiện làm các quy trình công nghệ bảo quản chế biến các sản phẩm từ cây trồng.
Nội dung quan sát các quy trình công nghệ cần phải ghi bao gồm:
Thời gian Địa điểm
Tên quy trình công nghệ
Nội dung kỹ thuật cơ bản của quy trình
Người làm quy trình
Ghi chú
Rút ra kết luận chung cho từng quy trình công nghệ, từng khâu cụ thể của quy trình và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan, có thể tìm hiểu thêm tài liệu có liên quan để làm cơ sở ban đầu. Cụ thể ở các bài: Bài 41. Bảo quản hạt, củ làm giống, Bài 42. Bảo quản lương thực, thực phẩm, Bài 44. Chế biến lương thực, thực phẩm và Bài 45. Thực hành: Chế biến xi rô từ quả.
Các quy trình công nghệ trong sách giáo khoa có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, định hướng cho quá trình quan sát.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được trong quá trình quan sát các quy trình công nghệ, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn bảo quản, chế biến của bà con nông dân và các công ty, xí nghiệp nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận.
Đây là đề tài mới, nhưng qua thời gian dài triển khai hướng dẫn các kỹ năng quan sát thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho các em học sinh trong quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy hiệu quả của việc hướng dẫn kỹ năng quan sát thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho các em học sinh và rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:
Đa số học sinh đều trinh bày dễ dàng, rõ ràng những ví dụ rất cụ thể và sát thực với từng nội dung bài học, vì vậy đa số học sinh đều dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học trên lớp.
Được đánh giá cao những kiến thức thực tế, nên các em học sinh tích cực quan sát, tham gia sản xuất nông nghiệp ở gia đình, địa phương. Qua đó, các em có được những kỹ thuật, kỹ năng cơ bản trong sản xuất nông nghiệp, giúp các em tự tin trong học môn công nghệ và tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nhờ có những kiến thức thực tế mà tiết học luôn được các em tham gia tích cực, tạo bầu không khí vui vẽ, hứng thú trong mỗi tiết học.
Từ việc kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học lí thuyết và thực hành mà các em được phát triển đồng đều giữa thể lực và trí tuệ.
Những hiểu biết này sẽ làm cơ sở để các em học các ngành, nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân các em và cộng đồng.
III.2. Kiến nghị.
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài này tôi còn gặp một số hạn chế và khó khăn nhất định:
Hiệu quả của phương pháp hướng dẫn kỹ năng cơ bản quan sát thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho các em học sinh là rỏ rệt, tuy nhiên những kỹ năng này không có tính cố định mà mang tính linh hoạt. Hơn nữa mỗi vùng sản xuất nông nghiệp lại có đặc thù riêng, đặc trưng riêng. Vì vậy, cần dựa vào đặc trưng của từng địa phương mà có những thay đổi, hướng dẫn cụ thể, sát với thực tế sản xuất nông nghiệp hơn.
Đây chỉ là một số kỹ năng được trình bày trong nhiều kỹ năng khác, vì vậy tôi mong muốn được sự quan tâm, khuyến khích của các cấp quản lý nhằm giúp tôi có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn nội dung đề tài này.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm không thể tránh được những hạn chế và tồn tại, rất mong sự quan tâm của đồng nghiệp và các cấp quản lý cho ý kiến góp ý và nhận xét, để tôi hoàn thiện và nghiên cứu sâu hơn đề tài này trong thời gian tới. Tôi xin chân thành cảm ơn!
---------------------------*-----------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS.Nguyễn Đức Thành, Phương pháp dạy học kỹ thuật nông nghiệp, NXB Giáo Dục, 2001.
Nguyễn Văn Khôi, Công nghệ 10, NXB Giáo Dục, 2006.
Sở khoa học công nghệ Tỉnh Bình Phước, Tài liệu tập huấn, Quy trình kỹ thuật trồng điều và ứng dụng giberelin tăng đậu quả, 2008.
PTS. Phạm Văn Lầm, Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, 1995.
Lê Đình Hường, Bài giảng côn trùng học nông nghiệp, 2001.
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM(1).doc