Những năm gần đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn nói riêng.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Làm cho học sinh hiểu học là quá trình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin. Học sinh tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý, chú trọng hình thành các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác dạy phương pháp và kỹ năng lao động khoa học, dạy cách học.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu đào tạo học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản , phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề
1. Lời nói đầu
Những năm gần đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn nói riêng.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Làm cho học sinh hiểu học là quá trình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin. Học sinh tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý, chú trọng hình thành các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác… dạy phương pháp và kỹ năng lao động khoa học, dạy cách học.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu đào tạo học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản , phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo đó đòi hỏi mỗi giáo viên đứng lớp phải nhận thức và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu trong dạy học.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng:
Hiện nay do tác động của việc tiếp tục học lên, việc phân ban ở cấp trung học phổ thông, các em ngại điểm văn cao sẽ phải xếp vào khối c, mà học khối c thì sau này khó chọn nghành nghề để học tiếp nghành nghề . Do đó học sinh không chịu đầu tư nhiều thời gian vào môn văn, các em chỉ cần học để biết, mong cho đạt trung bình là tạm ổn.
Do xu hướng phát triển của xã hội chỉ cần nhiều ở các môn tự nhiên, ít quan tâm đến các môn xã hội. Từ việc chọn các môn thi vào cấp 3 chỉ thiên về các môn tự nhiên đến việc tuyển sinh vào đại học các môn khoa học xã hội đỗ rất ít so với các môn thuộc khối tự nhiên.Điều đó đã khiến các em thiên về học tự nhiên hơn là học các môn xã hội.
Trong nhà trường các em phải học nhiều môn, thời gian có hạn, môn nào cũng phải học mà văn bản Ngữ văn thì dài đọc hết nhiều thời gian, nhất là đối với học sinh học yếu kém thì điều đó càng khó khăn. Do vậy các em rất ngại học văn.
Một bộ phận học sinh học khá cũng không muốn mình trở thành học sinh giỏi văn. Các em thường tâm sự : chỉ cần đầu tư một thời gian ngắn chúng em có thể khá lên ở các môn học tự nhiên còn muốn giỏi văn có lẽ phải có năng khiếu, nhiều thời gian mới học được.
Xuất phát từ những lý do đó mà giờ học văn học sinh không mấy hào hứng, chưa tích cực chủ động học tập,giờ học có cảm giác nặng nề, khô khan,gò bó, thiếu hứng thú học tập. Học sinh được chọn vào đội tuyển môn Ngữ văn xin nghỉ,hoặc nếu có môn tự nhiên yêu cầu thì sẵn sàng học môn tự nhiên. Điều đó làm cho giáo viên dạy Ngữ văn phải trăn trở rất nhiều.
2.2. Kết quả của thực trạng trên
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
35
0
0
10
20
5
0
0
9C
24
0
0
02
13
7
02
Trên đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2008- 2009 ở hai lớp 9A và 9C tôi dạy tại trường THCS Ba Đình.
Kết quả đó cho thấy số lượng học sinh yếu kém còn quá cao.
Khi kiểm tra bài cũ học sinh học không kỹ, hiểu chưa sâu sắc nội dung bài học, kiến thức còn chàng màng chưa đáp ứng được yêu cầu của thầy cô.
Kiểm tra vở soạn bài ở nhà các em có soạn nhưng chưa chi tiết, chưa rõ nội dung.
Xuất phát từ thực tế trên, để có học sinh giỏi môn Ngữ văn dự thi các cấp, và quan trọng nhất là để các em thi đỗ vào THPT đạt tỉ lệ cao, hạn chế đến mức thấp nhất học sinh trượt tốt nghiệp, tôi tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và đặc biệt đã thành công trong bài dạy Văn bản tự sự với đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Ngữ văn 9, tập I.
Từ những thực trạng trên, để công việc đạt kết quả tốt tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp, thực hiện cho bài dạy tiết 38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Ngữ văn 9 – tập I , đồng thời đựơc trao đổi cùng đồng nghiệp học tập lẫn nhau, góp phần nâng cao chất dạy học nói chung, chất lượng dạy môn Ngữ văn nói riêng , rất mong được đồng nghiệp tham khảo, góp ý kiến.
Phần II: Giải quyết vấn đề
1. Các giải pháp thực hiện
1.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Trong phần chuẩn bị bài ở nhà, ngoài các câu hỏi chuẩn bị bài trong sách giáo khoa, tôi cung cấp cho học sinh thêm một số câu hỏi khác, ví dụ:
- Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hình ảnh Lục Vân Tiên được thể hiện qua những sự việc nào? ( Lục vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga )
- Tại sao Lục Vân Tiên lại hỏi nhiều và dồn dập như vậy? (Lục Vân Tiên muốn biết rõ ràng, đầy đủ: tên tuổi, quê quán, gia đình, thân phận … của Kiều Nguyệt Nga).
Tôi phân nhóm học tập cho học sinh: 6 em tạo thành một nhóm, trong nhóm có cả học sinh khá, trung bình, yếu, chọn một học sinh khá làm trưởng nhóm điều hành nhóm hoạt động. Trước tiên yêu cầu các em học thuộc đoạn thơ, mỗi lần 3 em phân công nhập vai vào các nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Kim Liên dựng lại cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, có kèm theo ngữ điệu và hoạt động.
Từng em tập dựng đoạn Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga có kèm theo diễn xuất và nói có ngữ điệu. Cả nhóm cùng tham gia luyện tập, theo dõi góp ý.
Trong nhóm cử ra bạn diễn xuất sắc nhất đại diện cho nhóm tham gia thi diễn trước lớp tuyển chọn nhóm, bạn diễn tốt nhất thực hiện trong tiết học. Học sinh vốn hiếu động nên khi được giao việc như vậy các em rất hăng hái học bài và luyện tập.
Kết quả là các em đã thuộc đoạn trích trước khi học bài mới, soạn bài đầy đủ, lớp học hào hứng chờ đón giờ học, không khí lớp học vui tươi.
1.2. Giải pháp 2: Xây dựng tốt hệ thống câu hỏi trong bài soạn
Hệ thống câu hỏi của giáo viên cần đảm bảo dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, có câu hỏi phát hiện, câu hỏi suy nghĩ tìm tòi nội dung, câu hỏi bình, có câu dễ, câu khó ,có câu hỏi khái quát, có câu hỏi gợi mở để huy động mọi đối tượng học sinh làm việc.
1.3. Giải pháp 3: Phát huy vai trò của cán sự bộ môn Ngữ văn
Cán sự bộ môn cho kiểm tra việc chuẩn bị bài của các nhóm. Qua kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài của lớp, đồng thời chọn mỗi một nội dung một em trình bày tốt nhất thể hiện trong giờ học.
Kết quả là mỗi lớp chọn được bốn em xuất sắc thực hiện nội dung trước lớp:
9A: Em Dụng, Sen, Trâm, Phương Anh.
9C: Em Nguyệt, Tuấn Anh, Ngọc, Hải.
1.4. Giải pháp 4: Chuẩn bị bảng biểu để học sinh làm bài tập thực hành
Giáo viên kẻ sẵn bảng biểu vào bảng phụ phục vụ thể hiện nội dung đánh cướp của Lục Vân Tiên. Theo yêu cầu của bảng biểu học sinh điền đúng, đủ nội dung.
2. Các biện pháp thực hiện
2.1. Biện pháp 1. Thực hiện soạn giáo án tiết 38: Lục Vân cứu Kiều Nguyệt Nga
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
II. Tiến trình dạy học.
A. ổn định, kiểm tra bài cũ: ổn định nề nếp bình thường.
- Kết hợp kiểm tra trong nội dung bài học:
+ Dùng lời văn của mình thuật lại đoạn Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Ba em nhập vai: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Kim Liên dựng lại cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.
(Qua nội dung đã kiểm tra được bốn học sinh).
B. Bài mới.
Hoạt động 1
- Đọc chú thích SGK trang 112, 113.
+) Trình bày những nét chính về Nguyễn Đình Chiểu?
- Gọi một học sinh tóm tắt thay cho phần đọc trước lớp.
- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở vị trí nào của tác phẩm ?
Hoạt động 2
- Đoạn trích có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính?
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được thể hiện qua những sự việc nào?
- 1 học sinh đứng trước lớp dùng lời văn của mình mô tả lại sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp (có kèm theo diễn xuất thể hiện hành động).
Dùng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lục Vân Tiên.
- Lục Vân Tiên tham gia đánh cướp trong hoàn cảnh nào?
-Tương quan lực lượng hai bên trước cuộc chiến? (số người, vũ khí, tinh thần, thái độ?)
- Hành động trong trận chiến ?
- Kết quả trận chiến ? (hai học sinh lên điền nội dung các yêu cầu vào bảng phụ kẻ trước)
*Qua đó em nhận thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào?
Mời nhóm 3 em: Nhập vai vào Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Kim Liên thuật lại cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga?
- Sau khi dẹp xong bọn cướp Lục Vân Tiên cư xử với người bị nạn như thế nào?
- Lục Vân Tiên hỏi Kiều Nguyệt Nga những gì?
- Nhận xét về cách hỏi ? (dồn dập)
- Lục Vân Tiên là người như thế nào?
- Kiều Nguyệt Nga băn khoăn tìm cách trả ơn, Lục Vân Tiên đã tỏ thái độ như thế nào?
- Em hiểu gì thêm về Lục Vân Tiên qua hành động này?
- Qua sự trình bày thân thế, gia cảnh… em cảm nhận được Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
Hoạt động 3
- Trình bày những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
Hoạt động 4
- Học sinh làm bài trong 3 phút, trao đổi nhóm chọn bài hay, trình bày trước lớp. Mỗi nội dung 1 bài hay nhất
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm.
a) Tác giả: năm sinh - năm mất.
- Quê quán:
- Cuộc đời:
- Sự nghiệp:
b) Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên.
SGK trang 115.
2. Vị trí đoạn trích:
Nằm ở đoạn đầu của tác phẩm.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Lục Vân Tiên.
a. Đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Lục Vân Tiên
Bọn cướp
Lực lượng
1 mình
đông người, có tổ chức
Vũ khí
gậy bên đường
gươm giáo đầy đủ
Tinh thần
thái độ
không sợ,
vững vàng,
hung hăng, hống hách, chủ quan
Hành động
dũng mãnh,
nhanh, dứt
khoát
bị động, chống trả
Kết quả
chiến thắng
lẫy lừng
quân tan vỡ, tướng chết
* Lục Vân Tiên: nghĩa hiệp, dũng cảm, tài trí hơn người, chiến thắng của Vân Tiên thể hiện
ước mơ thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
b. Cư xử với người bị nạn
Thuật lại đoạn truyện thay cho cách đọc thông thường, gây hứng thú cho giờ học (không khí lớp học vui tươi, hào hứng).
- Gặp gỡ trấn an người bị nạn.
- Hỏi để biết : tên tuổi, quê quán,gia cảnh, thân phận, lí do gặp nạn # cảm thông, chia sẻ.
=> là người chính trực.
- Làm ơn không chờ trả ơn => trọng nghĩa khinh tài.
* Lục Vân Tiên: trọng nghĩa, khinh tài, quang minh, chính trực, làm ơn không chờ trả ơn…
2) Nhân vật Kiều Nguyệt Nga .
- Con nhà nề nếp, danh giá, cha làm tri phủ
- Xưng hô lịch sự, nói năng dễ nghe, trả lời đầy đủ, rõ ràng những điều Lục Vân Tiên muốn biết => có học vấn.
- Tìm cách trả ơn Lục Vân Tiên => là người ân nghĩa trước sau.
* Xưng hô khiêm nhường, hiếu thảo, tự nguyện gắn bó với Vân Tiên => thủy chung.
III. Tổng kết: ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập: Viết đoạn văn
+) Trình bày cảm nhận, suy nghĩ của em về Lục Vân Tiên? Cảm nhận của em về Kiều Nguyệt Nga?
Giáo viên cho học sinh có bài hay nhất trình bày trước lớp, nhận xét, góp ý, bổ sung.
2.2. Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động học trên lớp
- Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu đi đến đánh giá tổng hợp, khái quát nhân vật.
- Bao quát lớp, chỉ định học sinh tham gia trả lời câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức.
- Biết khuyến khích, động viên kịp thời, đúng lúc tạo không khí giờ học vui tươi, hào hứng.
- Thay đổi cách đọc, tóm tắt bằng cách mô tả, thuật lại đoạn trích trong vai nhân vật.
- Quan tâm đầy đủ đến mọi đối tượng học sinh.
- Giúp học sinh tự nhiên, tự tin trước tập thể đông.
2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh viết đoạn văn trình bày cảm nhận
-Nhằm đánh giá chính xác kết quả giờ học, khả năng nắm kiến thức, phát hiện năng khiếu, năng lực, đánh giá đúng trình độ học sinh.
- Qua đó giúp học có năng khiếu, khá, giỏi phát huy năng lực cá nhân, tạo tiền đề phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Học sinh biết biến cái của thầy, của bạn thành của mình với những điều hiểu biết hay nhất.
2.4. Biện pháp 4: Cách ghi bảng của giáo viên
- Ghi ngắn gọn, tinh giản, cô đọng, kiến thức trọng tâm, không dài dòng, gọn câu văn, không để học sinh thụ động ghi chép, mất thời gian; mặt khác để học sinh không bị lúng túng, khó phát hiện ý, không nắm bắt trọng tâm kiến thức.
- Những nội dung có thể xây dựng được bảng biểu, cần chuẩn bị bảng biểu trước để giao việc cho học sinh làm.
2.5. Biện pháp 5: Giáo viên phải cảm nhận sâu sắc tác phẩm
- Có được điều đó giáo viên mới chủ động điều hành hoạt động của học sinh trên lớp, xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp.
- Giáo viên cảm thụ lơ mơ thì hướng dẫn học trò lơ mơ và trò hiểu bài cũng lơ mơ như có câu: “thầy nào trò nấy” quả đúng như vậy.
Phần III: Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu
- Sau khi dạy xong bài, tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra 15 phút với câu hỏi: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
35
04
19
12
0
0
0
9B
25
01
10
11
02
0
0
Kết quả trên cho thấy đã xóa được học sinh kém, tỉ lệ học sinh yếu đã giảm đi rõ rệt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi đã tăng lên.
Trống báo hết giờ học mà học sinh ngỡ ngàng nói với nhau sao giờ này nhanh thế. Các em đã cảm nhận được giờ học trôi nhanh, chứng tỏ trong giờ văn các em đã chăm chỉ làm việc mà quên cả thời gian. Giờ học có không khí thật vui tươi. Tôi nhận thấy đây là thành công của giờ dạy văn theo phương pháp tích cực.
Bằng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trong những năm qua chất lượng giờ dạy của tôi luôn được nâng lên, điều đó thể hiện qua các mặt sau:
- Trong hai lớp tôi dạy không bao giờ có tình trạng học sinh bỏ giờ.
- Giờ học Ngữ văn rất nghiêm túc, học sinh làm việc tích cực.
- Năm học 2006 - 2007 tôi có 01 học sinh giỏi cấp huyện.
Muốn có chất lượng cao, muốn học sinh tích cực học văn đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học mà trong đó học sinh được giao việc, chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, không còn tình trạng thụ động lĩnh hội kiến thức một chiều từ thầy cô như trước đây.
Việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học hiện có là những yếu tố quan trọng trong dạy học góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy Ngữ văn nói riêng.
2. Kiến nghị, đề xuất
Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Hàng năm cần mở các lớp trao đổi kinh nghiệm để đồng nghiệp được học tập lẫn nhau.
Trên đây là những việc tôi đã làm và đã thu được kết quả tốt tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp và mong đồng nghiệp góp ý để những lần sau tôi viết được tốt hơn.
Ba Đình, ngày 25 tháng 3 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Hồng Diệu
Mục lục
File đính kèm:
- SKKN(1).doc