Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 9 Trường THCS Quảng Lĩnh - Quảng Xương - Thanh Hoá

1. lí do chọn đề tài

 1. Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm, rộng rãi đến nghìn lần ". Đúng vậy, từ xưa, văn chương đã là một điều kỳ diệu giúp người ta nhận thức khám phá thế giới - thế giới tâm hồn, giúp chúng ta hướng tới những giá trị cao đẹp bằng những rung động thẩm mĩ, giúp " thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta ".

 2. Chương trình thay sách lần này theo tinh thần tích cực và tích hợp nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu của môn Nghữ văn trong nhà trường THCS được xác định nhằm giáo dục cho học sinh " Những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, yêu gia đình, quê hương, đất nước, sự căm gét cái xấu, cái ác, rèn luyện tính tự lập, biết tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ những giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy vf giao tiếp." Chính vì vậy, người giáo viên phải có trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ, phân tích văn học cho học sinh để đáp ứng những khả năng, trình độ, phẩm chất của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 3. Qua thực tế dạy học văn ở trường THCS , chúng tôi thấy năng lực cảm thụ, phân tích văn học của học sinh nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng còn nhiều hạn chế. Hầu như giáo viên chỉ quan tâm cung cấp kiến thức chứ chưa mấy chú ý đến việc hình thành năng lực văn học cho học sinh. Vì thế đến giờ kiểm tra nếu tách rời tài liệu thì bài văn của các em chẳng có nội dung gì ngoài những ý khô khan, gượng ép. Khi tiếp xúc một tác phẩm văn học dạt dào cảm xúc nhưng ít học sinh biết rung dộng, biết hoà mình vào cảm xúc ấy. Nhìn chung giáo viên chưa có nhiều phương pháp, biện pháp cụ thể để rèn luyện nâng cao năng lực cảm thụ phân tích văn học cho học sinh. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng đang là một yêu cầu cần thiết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 9 Trường THCS Quảng Lĩnh - Quảng Xương - Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần thứ nhất: đặt vấn đề 1. lí do chọn đề tài 1. Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm, rộng rãi đến nghìn lần ". Đúng vậy, từ xưa, văn chương đã là một điều kỳ diệu giúp người ta nhận thức khám phá thế giới - thế giới tâm hồn, giúp chúng ta hướng tới những giá trị cao đẹp bằng những rung động thẩm mĩ, giúp " thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta ". 2. Chương trình thay sách lần này theo tinh thần tích cực và tích hợp nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu của môn Nghữ văn trong nhà trường THCS được xác định nhằm giáo dục cho học sinh " Những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, yêu gia đình, quê hương, đất nước, sự căm gét cái xấu, cái ác, rèn luyện tính tự lập, biết tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ những giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy vf giao tiếp.." Chính vì vậy, người giáo viên phải có trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ, phân tích văn học cho học sinh để đáp ứng những khả năng, trình độ, phẩm chất của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Qua thực tế dạy học văn ở trường THCS , chúng tôi thấy năng lực cảm thụ, phân tích văn học của học sinh nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng còn nhiều hạn chế. Hầu như giáo viên chỉ quan tâm cung cấp kiến thức chứ chưa mấy chú ý đến việc hình thành năng lực văn học cho học sinh. Vì thế đến giờ kiểm tra nếu tách rời tài liệu thì bài văn của các em chẳng có nội dung gì ngoài những ý khô khan, gượng ép. Khi tiếp xúc một tác phẩm văn học dạt dào cảm xúc nhưng ít học sinh biết rung dộng, biết hoà mình vào cảm xúc ấy. Nhìn chung giáo viên chưa có nhiều phương pháp, biện pháp cụ thể để rèn luyện nâng cao năng lực cảm thụ phân tích văn học cho học sinh. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng đang là một yêu cầu cần thiết. Từ những lí do trên, bản thân lại trực tiếp giảng dạy lớp 9 nên tôi chọn đề tài này để nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9. II. mục tiêu, nhiệm vụ đề tài: 1. Mục tiêu: Để người giáo viên THCS thấy được sự cần thiết, cũng như có hệ thống lí thuyết, phương pháp của việc nâng cao năng lực cảm thụ phân tích văn học cho học sinh lớp 9, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình SGK mới. 2. Nhiệm vụ: - Xác định các năng lực cảm thụ, phân tích văn học cần hình thành cho học sinh lớp 9. - Bước đầu đề xuất một giáo án và bài tập nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9. III. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cảm thụ, phân tích văn học và giải pháp nâng cao năng lực cảm thụ, phân tích văn học cho học sinh lớp 9 - Trường THCS Quảng Lĩnh - Quảng Xương - Thanh Hoá IV. phương pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu lí luận 2. Dạy thực nghiệm, khảo sát chất lượng 3. Dự giờ, trao đổi. phần thứ hai: nội dung a. năng lực cảm thụ, phân tích văn học cần hình thành cho học sinh lớp 9 I. khái niệm năng lực văn học và năng lực cảm thụ phân tích văn học Năng lực văn học là một khái niểmộng bao hàm hai lĩnh vực lớn là năng lực sáng tác và năng lực tiếp nhận văn học. Năng lực bao gồm hai mức độ: Thứ nhất, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Thứ hai, năng lực là phẩm chất tâm lí, sinh lí tạo con người hoạt động có hiệu quả cao. Trong năng lực văn học có nhiều phương diện như năng lực: viết văn, cảm thụ, phân tích, năng lực chiếm lĩnh, tích luỹ tri thức văn học sử hay lí luận năn học..ở đây tôi chỉ dừng lại ởviệc tìm hiểu năng lực cảm thụ, phân tích văn học của học sinh THCS. Vậy năng lực cảm thụ, phân tích văn học cho hoc sinh THCS là gì? Đó là khả năng tiếp xúc, rung động trước cái hay, cái đệp, cái hạn chế của tác phẩm văn học, khả năng biết diễn đạt- hiểu đó là ngôn ngữ mạch lạc, sáng sủa, chặt chhẽ, giàu chất văn. II. năng lực cảm thụ, phân tích văn học cần hình thành, phát triển cho học sinh lớp 9: 1. Năng lực tri giác nghệ thuật: Tác phẩm nghệ thuật được thêu dệt bằng những ngôn từ nghệ thuật. Vì vậycon đường đi vào khám phá thế giới tác phẩm không thể không bắt đầu băng khâu tri giác nghệ thuật của tác phẩm. Dạy văn ở lớp 9 lại càng cần hình thành khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm cho học sinh. Trong mỗi giờ học văn giáo viên cần phải dành thời gian cần thiết để tổ chức cho học sinh kĩ năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật. Công việc này vừa phù hợp với khả năng của học sinh vừa là sự chuẩn bị cho hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh lớp trên với yêu cầu cao hơn. Tri giác nghệ thuật là khả năng đọc chính xác ngôn ngữ văn bản tác phẩm; khả năng nhận biết các hình ảnh, kí hiệu, biểu tượng, kí hiệu, dấu hiệu nghệ thuật nổi bật trên các ngôn từ trong quá trình đọc, khả năng tập hợp, nối kết các kí hiệu, biểu tượng đó vào những phạm trùnội dung, ý nghĩa nhất định để bước đầy nhận biết được ý tứ, giọng điệu từng phần, đoạn, chương, tác phẩm. Chẳng hạn, khi cảm thụ đoạn thơ đầu" Cảnh ngày xuân" trích:" Truyện Kiều" - Nguyễn Du (Ngữ văn 9- tập 1) Người có năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật trước hết phải biết đọc chính xác, rõ ràng, trôi chảy từng chữ, từng câu trong văn bản, ngắt nghỉ đúng lôgic ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ điệu văn bản. Thứ hai trong khi đọc phải nhận biết và lưu tâm đến các hình ảnh, biểu tượng kí hiệu nghệ thuật nổi bật như : Thời gian "chín chục", "ngoài sáu mươi"; Không gian mùa xuân (con én đưa thoi); Màu sắc- vàng tươi (Thiều quang), xanh (cỏ non, chân trời), trắng (hoa lê); Các lớp hình ảnh: Chim én đưa thoi, cỏ non xanh bát ngát tận chân trời, cành lê điểm một vài bông hoa trắng; Các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, nhân hoá (con én đưa thoi), số từ (chín chục, ngoài sáu mươi); đảo trật tự từ trong câu (Cành lê trắng điểm một vài bông hoa). Thứ ba, trong khi đọc phải nhanh nhạy tập hợp, nối kết các kí hiệu nghệ thuật trên vào các phạm trù nội dung ý nghĩa cao hơn, khái quát hơn. Chẳng hạn: - Chim én đưa thoi, thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi -> vừa gợi không gian cao rộng, vừa gợi sợ trôi chảy của thời gian - Màu vàng tơi của ánh sáng ngày xuân, xanh của cỏ non, trắng của hoa lê điểm xuyết trên cành-> bức hoạ mùa xuân đẹp, có màu sắc hài hoà, gợi vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi thanh khiết, tạo cho cảnh vật trở nên sống động có hồn. - Các biện pháp tu từ: Nhân hoá, ẩn dụ và các số từ không chỉ diễn tả thpì gian mùa xuân trôi qua nhanh mà còn ngầm thể hiện sự nuối tiếc. 2. Năng lực tư tưởng Ngôn ngữ tác phẩm văn học là một hệ thống thông tin thẩm mĩ. Đằng sau các con chữ, kí hiệu là thế giới nghệ thuật sống động. Không có tưởng tượng của nhà văn, không có thế giới nghệ thuật này. Vì vậy khi tiếp nhận văn học bạn đọc phải có trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng phong phú là dấu hiệu của người có năng lực cảm thụ văn học. Hình thành, phát triển năng lực tưởng tượng cho học sinh lớp 9 cũng là nhiệm vụ của môn Ngữ văn. Đọc câu thơ: " Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa" ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận- Ngữ văn9,t1) Học sing có năng lực tưởng tựợng sẽ cảm thấy mình như được đứng ở trên bãi biển hay điểm nhìn của người đi biển để được chứng kiến cảnh mặt trời đỏ rực như một hòn lửa khổng lồ rực sáng nhưng không còn gay gắt đang lặn dần xướng biển. Cả vữ trụ là một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa và những lượn sóng là then cửa. Ngôi nhà vũ trụ chìm vào đêm yên tĩnh và lặng lẽ. Để sau đó là cảnh ra khơi đánh cá của những ngư dân.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Ngu van 9(1).doc
Giáo án liên quan