Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp dạy và phát triển từ vựng cho học sinh lớp 7

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ PHÁT TRIỂN

TỪ VỰNG CHO HỌC SINH LỚP 7”

 I- Nhận định vấn đề:

Trong lịch sử của loài người, kiến thức vốn là kho tàng quý báo cho nên con người đã không ngừng tìm tòi học hỏi để tiếp cận nền văn minh hiện đại trên thế giới. Qua phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếng anh ngày nay được sử dụng gần như phổ biến trên toàn thế gới và mang ý nghĩ quốc tế rất lớn trong quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Do đó, công việc giảng dạy “Tiếng Anh” đối với học sinh cấp 2 nói chung và lớp 7 nói riêng là vô cùng quan trọng. Là một giáo viên giảng dạy tôi luôn nhận thức rõ động cơ thúc đẩy sự phát triển của đất nước là việc nâng cao chất lượng giáo dục theo xu hướng chung của đất nước. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: “Việc giảng dạy Ngoại Ngữ là một vấn đề không đơn giản”. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ có phương pháp chuyên môn mà phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và phải luôn tích cực tìm ra các phương pháp mới để việc dạy và học Ngoại Ngữ đạt kết quả cao hơn. Việc truyền thụ kiến thức như thế nào để các em học sinh dễ hiểu bài và tiếp thu bài một cách nhanh chóng? Làm thế nào để các em yêu thích khi học Ngoại Ngữ? Làm thế nào để học sinh thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh hiện nay? Vì thực chất Tiếng Anh là một trong những môn học khó nhất ở trường phổ thông. Vì nó hoàn toàn xa lạ và mới mẽ, khác hẳn với tiếng mẹ đẻ của các em, đặc biệt là đối với học sinh lớp 7. Do đó các em ít nhiều bở ngỡ một số em còn tỏ ra sợ sệt khi học bộ môn này.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp dạy và phát triển từ vựng cho học sinh lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG CHO HỌC SINH LỚP 7” I- Nhận định vấn đề: Trong lịch sử của loài người, kiến thức vốn là kho tàng quý báo cho nên con người đã không ngừng tìm tòi học hỏi để tiếp cận nền văn minh hiện đại trên thế giới. Qua phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếng anh ngày nay được sử dụng gần như phổ biến trên toàn thế gới và mang ý nghĩ quốc tế rất lớn trong quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Do đó, công việc giảng dạy “Tiếng Anh” đối với học sinh cấp 2 nói chung và lớp 7 nói riêng là vô cùng quan trọng. Là một giáo viên giảng dạy tôi luôn nhận thức rõ động cơ thúc đẩy sự phát triển của đất nước là việc nâng cao chất lượng giáo dục theo xu hướng chung của đất nước. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: “Việc giảng dạy Ngoại Ngữ là một vấn đề không đơn giản”. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ có phương pháp chuyên môn mà phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và phải luôn tích cực tìm ra các phương pháp mới để việc dạy và học Ngoại Ngữ đạt kết quả cao hơn. Việc truyền thụ kiến thức như thế nào để các em học sinh dễ hiểu bài và tiếp thu bài một cách nhanh chóng? Làm thế nào để các em yêu thích khi học Ngoại Ngữ? Làm thế nào để học sinh thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh hiện nay? Vì thực chất Tiếng Anh là một trong những môn học khó nhất ở trường phổ thông. Vì nó hoàn toàn xa lạ và mới mẽ, khác hẳn với tiếng mẹ đẻ của các em, đặc biệt là đối với học sinh lớp 7. Do đó các em ít nhiều bở ngỡ một số em còn tỏ ra sợ sệt khi học bộ môn này. Chính vì những lý do trên thôi thúc tôi viết sáng kiến này nhằm giúp các em học sinh lớp 7 học tốt môn Tiếng Anh. Để làm sao qua một năm học Tiếng Anh ở lớp 7 các em có thể sử dụng đúng những loại từ đã học đòi hỏi người dạy và người học phải có một phương pháp hợp lí. Nhằm mục đích cuối cùng là làm sao cho các em hiểu và sử dụng Tiếng Anh một cách thành thạo. II- Giải quyết vấn đề: A- Thuận lợi và khó khăn: 1- Thuận lợi: Ngày nay do nhu cầu ngày càng cao của người học Tiếng Anh, nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại sách hướng dẫn học Tiếng Anh của chính người bản xứ hoặc của người Việt Nam biên soạn, nên các em có nhu cầu có thể tham khảo. Do Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất phổ biến, tạo tiền đề cho tương lai của các em sau này khi học lên cao, nên các em rất tích cực trong việc học Tiếng Anh. Là một giáo viên bản thân rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy, bên cạch còn được bạn bè đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt là sự tham mưu chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. 2- Khó khăn: Phần lớn học sinh ở trường THCS Phú Hữu là học sinh con em vùng sâu nên việc học môn Tiếng Anh có phần khó khăn, cụ thể là việc học từ vựng Tiếng Anh hơn nữa các em có thói quen học từ vựng riêng lẽ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế (Tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài). Đối với một số em học sinh, do Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên các em gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tiếp thu nó, cảm thấy khó học, khó nói, từ đó tạo nên tâm trạng chán nản nơi các em, dẫn đến các em còn e ngại khi giao tiếp bằng Tiếng Anh với bạn bè cùng lớp. Từ thực tế qua quá trình dạy học ở trường THCS Phú Hữu, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm để dạy và giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng, khắc sâu và tích lũy, phát triển dần vốn từ vựng, nhằm mục đích vận dụng tốt kiến thức ngôn ngữ đã học vào thực tiễn giao tiếp. B- Dạy từ vựng: Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết giao tiếp bằng Tiếng Anh thì điều kiện trước tiên phải có vốn từ vựng vì nó là cơ sở ban đầu để hình thành câu văn. Do đó, có học thuộc từ thì mới giúp các em thực hành tốt trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vậy giáo viên nên sử dụng phương pháp nào để các em luôn quan tâm và thích học Tiếng Anh cũng như việc học thuộc từ vựng? Qua thực tế giảng dạy và học hỏi ở đồng nghiệp bản thân tôi rút ra một số phương pháp thiết thực nhất giúp các em dễ dàng hiểu bài mà thuộc từ mới (Từ vựng) như sau: 1- Phương pháp dạy từ vựng cụ thể: a- Dùng tranh ảnh hay đồ vật thật: Theo tôi phương pháp giúp học sinh hiểu nhanh và khắc sâu được từ vựng là phương pháp giảng dạy bằng tranh ảnh hay đồ vật thật. Vì giáo cụ trực quan đóng một vai trò rất quan trọng trong tiết dạy. Vì nó luôn hổ trợ cho lời giảng của giáo viên nhằm gây hứng thú và tập trung sự theo dõi của học sinh vào vấn đề đang được trình bày. Đồng thời nó còn có tác dụng phát triển tư duy của học sinh giúp các em tích cực hơn trong học tập. Cụ thể: Giới thiệu từ “Dryer” (máy sấy) trong câu “It has dryer” (nó có máy sấy) bài 3: At home, A1 trang 30 (SGK). Tôi đưa tranh có hình máy sấy lập tức các em sẽ hiểu ngay nghĩa của từ “Dryer”. Tương tự phương pháp này tôi dạy các từ vựng khác. Bên cạnh đó tôi luôn cắt những hình ảnh, đồ vật trong các tờ báo, tạp chí, lịch. . .hoặc cắt dán và vẽ (thủ công) những mẫu vật thật cần thiết để dạy các danh từ, tính từ chỉ màu sắc. Cụ thể: Khi giới thiệu từ “Pink” (màu hồng) trong mẫu câu “Pink is my favorite color” (màu hồng là màu tôi yêu thích). Bài 3: At home, A1 trang 29 (SGK). Qua tiết dạy đó, các em học rất sinh động và nhớ từ vựng lâu hơn. b- Dùng tranh vẽ đơn giãn trên bảng kết hợp với điệu bộ và giọng nói của giáo viên. Ngoài việc giới thiệu từ vựng bằng tranh hay đồ vật thật đôi khi giáo viên vẽ lên bảng và kết hợp với điệu bộ hay giọng nói của mình, để minh họa từ mới giúp học sinh nghe hiểu một cách trực tiếp mà không thông qua khâu dịch sang tiếng việt. Cụ thể: Khi giới thiệu từ “Telephone number” bài 2: Personal information trang 25. Tôi vừa đọc số vừa ghi số lên bảng (số điện thoại của trường) ngay lập tức các em hiểu ngay từ “Telephone number” là số điện thoại chứ không phải là số đếm. 2- Phương pháp dạy từ vựng trừu tượng: Theo tôi, có 2 phương pháp dạy từ vựng trừu tượng: a- Sử dụng ngữ cảnh: Với mục đích duy nhất là làm sao cho các em học tốt bộ môn ngoại ngữ nên tôi đã kết hợp nhiều phương pháp với nhau và luôn tích cực tìm ra một số phương pháp mới như sử dụng ngữ cảnh để dạy nghĩa của từ, giúp học sinh quen dần với phương pháp này để hổ trợ cho việc rèn luyện tốc độ đọc-hiểu sau này bằng việc dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ, các em sẽ đọc nhanh chóng và hứng thú vì không phải ngừng lại nhiều để tra tự điển những từ có thể đoán được. Sau đây là một số cách gợi ý sử dụng ngữ cảnh để giới thiệu từ cho học sinh: - Dùng cách giải thích hoặc định nghĩa đơn giản Ví dụ: This is my morther, and this is my father. These are my parents. (Đây là mẹ của tôi, đây là cha của tôi. Đây là cha mẹ của tôi). - Dùng từ đồng nghĩa hay phản nghĩa: Ví dụ: My grandmorther is old but my morther is young. (Bà của tôi thì già nhưng mẹ của tôi thì trẻ). - Dùng cách nói phủ định: Ví dụ: There is no people in this house. The house is empty. (Không có ai trong nhà này. Nhà này thì trống rỗng). b- Sử dụng tiếng việt tương đương: Đối với các từ trừu tượng, khó hiểu, tôi dùng tiếng việt tương đương giúp học sinh hiểu nhanh và đỡ mất thời gian lên lớp. Mặc dù nhiều người cho rằng đây là phương pháp dỡ nhất nhưng tôi nghĩ rằng phương pháp này không thể thiếu được. Vì việc học tốt Ngoại Ngữ là cả một vấn đề nhất là đối với các em học sinh vùng sâu. Do vậy nếu giáo viên không giải thích bằng tiếng việt đối với các từ trừu tượng khó hiểu thì các em khó mà hiểu được nội dung bài và dần dần các em sẽ chán học tiếng anh. Cụ thể: Math is hard (môn toán thì khó). Students study hard (những học sinh học chăm chỉ). c- Dạy từ vựng thông qua các bài hát Tiếng Anh nho nhỏ hay các câu danh ngôn thành ngữ: Để giúp các em bớt căng thẳng sau tiết học, đôi khi xen một số bài hát Tiếng Anh nho nhỏ hoặc những câu danh ngôn, thành ngữ có nội dung giáo dục phù hợp để giúp các em thư giãn, phấn khởi hơn và tiếp tục tiếp thu bài ở các tiết học tiếp theo. Cụ thể: Các bài hát: “The ABC song”, “Happy birthday”, “Hello teacher”. . .và một số câu thành ngữ và tục ngữ sau: “Knowledge is power” (Hiểu biết và sức mạnh) “You are never too old to learn” (Học không bao giờ muộn). “Lost time is never foun again” (Đánh mất thời gian thì không bao giờ tìm lại được). Nhìn chung vui học là điều rất cần thiết, tuy nhiên cần có sự lựa chọn thì mối có tác dụng giúp học sinh hiểu sâu thêm từ đã học, phát triển thêm vốn từ của các em, đặc biệt là phải mang tính chất giáo dục của các em. C- Phát triển từ vựng cho học sinh: Muốn thực hành giao tiếp bằng Tiếng Anh lưu loát không chỉ cần nắm vững ngữ pháp là đủ mà cấn phải có một số lượng từ vựng phong phu.ù Thế nên việc dạy từ vựng trong sách giáo khoa tôi luôn củng cố và phát triển thêm vốn từ cho học sinh, không riêng đối với học sinh khá giỏi-mà kể cả học sinh yếu. Qua đó tôi đã tự củng cố lại kiến thức của mình để làm nền tảng cho các năm học về sau. Vì vậy, trước khi phát triển từ mới vốn từ cho học sinh tôi thường củng cố cho các em với nhiều hình thức: 1- Trò chơi viết từ nối đuôi: (Đối với học sinh khá giỏi, tôi chia lớp ra làm 2 nhóm: nhóm A và nhóm B và bảng củng được chia làm 2 phần. Hai nhóm sẽ bắt thăm xem nhóm nào viết trước. Nếu nhóm A một em lên viết 1 từ bên phần bảng của mình thì nhóm B một em sẽ viết liền 1 từ sau cho: Ví dụ: A B Pen Tell Grandmorther much Not Long Room hot Và cứ tiếp tục như thế số lượng từ của 2 nhóm sẽ tăng dần cho đến khi nhóm nào “bí” thì “thua”. 2- Trò chơi viết từ bắt đầu theo chữ cái quy định: Đối với học sinh trung bình tôi chia bớt ra làm 2 nhóm A, B, bảng củng được chia làm 2 phần. Mỗi nhóm cử một đại diện lên ghi từ vựng mà mình biết theo chữ cái đã quy định. Ví dụ: Viết các từ bắt đầu bằng chữ “T’ A B Ten tub typical two They That Teacher Thin Cứ tiếp tục như thế nhóm nào “bí” thì “thua” III- Kết luận: Qua quá trình học và dạy ngoại ngữ tôi rút ra được phương pháp để làm tăng số lượng từ phương pháp thụ động và phương pháp tích cực. Đối với phương pháp thụ động thì chỉ cần học sinh ngày ngày tiếp nhận một số ít kiến thức. Có thể các em cố đọc để nhớ. Hiểu nội dung và gặp từ khó thì tra tự điển để nhớ. Nhưng nếu gom lại một ngày một ít nhưng nhiều ngày thì số lượng từ cũng sẽ phong phú hơn. Do đó phương pháp này chỉ yêu cầu có sự kiên nhẫn và phương châm “Kiến tha lâu đầy tổ”. Ngày nay phương tiện thông tin đại chúng khá phong phú và Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức và chỉ cần học sinh lưu tâm và chủ động tiếp thu là học sinh có thể phát triển được vốn từ vựng cho bản thân mình. à Kết quả chung: Qua quá trình thực hiện các phương pháp trên tôi thu được kết quả khá khả quan: - Lớp học sinh động - Học sinh dễ tiếp thu bài mới - Học sinh thuộc từ dễ hơn và không còn sợ bộ môn Tiếng Anh - Một số học sinh rất ham học và luôn mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Cụ thể: Đầu năm học: Sỉ số khối 7 Xếp loại Tỉ lệ (%) Giỏi: Khá: TB: Yếu: Kém: Giữa học kỳ I Sỉ số khối 7 Xếp loại Tỉ lệ (%) Giỏi: Khá: TB: Yếu: Kém: Nhìn chung qua giữa học kỳ việc vận dụng sáng kiến vào phương pháp giảng dạy bước đầu đã đạt được kết quả đó là điều phấn khởi cho thầy trò chúng tôi tiếp tục cố gắng để đạt được kết quả ngày một cao hơn. Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp cần thiết của riêng bản thân tôi góp nhặt trong quá trình dạy học ngoại ngữ nhằm giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học thuộc từ vựng lâu quên và giúp các em hăng sai học tập. Những ý kiến trên đây ít nhiều cũng mang tính chủ quan. Do đó cũng còn nhiều hạn chế, kính mong được sự trao đổi, góp ý của bạn bè đồng nghiệp để làm sao tìm ra một biện pháp tối ưu giúp cho học sinh lớp 7 học tốt môn Tiếng Anh. Phú Hữu, ngày 19 tháng 11 năm 2008 Người viết Trương Thanh Vũ

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem-hia vu.doc
Giáo án liên quan