Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp 8A2

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ .

Hiện nay giáo dục học sinh chưa ngoan là vấn đề quan trọng và bức thiết của rất nhiều nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Sống trong xã hội hiện nay, một xã hội luôn phát triển mạnh mẽ, xã dân chủ văn minh, mỗi người ai cũng tự hoàn thiện mình để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, yêu cầu của xã hội thế mà ta vẫn thấy trong trường trong lớp còn không ít những học sinh chưa ngoan. Thế thì nền văn minh ấy sẽ ra sao ?

 Như vậy, học sinh chưa ngoan trong trường trong lớp không ít do các em chưa nhận thức được vấn đề, trong cuộc sống các em nhận thức vấn đề một cách chủ quan và không lường trước được hậu quả của việc mình làm đôi khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không khắc phục được. Do đó người lớn phải là tấm gương cho các em học hỏi.

 Những học sinh chưa ngoan sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào thi đua của lớp và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập tiếp thu bài của chính bản thân các em.

 Là giáo viên công tác tại ở trường THCS I Sông Đốc tôi nhận thấy số học sinh chưa ngoan của trường không phải là ít, các biểu hiện của học sinh chưa ngoan cũng đa dạng và phức tạp.

 Bởi thế tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giáo duc học sinh chưa ngoan” nhằm giúp những học sinnh chưa ngoan trở thành những học sinh ngoan có ích cho gia đình, nhà trường, xã hội. Cũng qua đề tài này tôi rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để khi gặp những học sinh chưa ngoan tôi có biện pháp tốt hơn để giáo dục các em . Ở đây học sinh chưa ngoan là học sinh có biểu hiện chưa đạt được những yêu cầu của nhà trường, như : cố tình vi phạm không sửa chữa từ đó trở thành thói quen cũng như học tập lười biếng không có niềm tin ý chí phấn đấu trong học tập. Vì vậy các em trở nên khó bảo bướng bỉnh không chịu nghe lời.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp 8A2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở LỚP 8A2 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ . Hiện nay giáo dục học sinh chưa ngoan là vấn đề quan trọng và bức thiết của rất nhiều nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Sống trong xã hội hiện nay, một xã hội luôn phát triển mạnh mẽ, xã dân chủ văn minh, mỗi người ai cũng tự hoàn thiện mình để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, yêu cầu của xã hội thế mà ta vẫn thấy trong trường trong lớp còn không ít những học sinh chưa ngoan. Thế thì nền văn minh ấy sẽ ra sao ? Như vậy, học sinh chưa ngoan trong trường trong lớp không ít do các em chưa nhận thức được vấn đề, trong cuộc sống các em nhận thức vấn đề một cách chủ quan và không lường trước được hậu quả của việc mình làm đôi khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không khắc phục được. Do đó người lớn phải là tấm gương cho các em học hỏi. Những học sinh chưa ngoan sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào thi đua của lớp và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập tiếp thu bài của chính bản thân các em. Là giáo viên công tác tại ở trường THCS I Sông Đốc tôi nhận thấy số học sinh chưa ngoan của trường không phải là ít, các biểu hiện của học sinh chưa ngoan cũng đa dạng và phức tạp. Bởi thế tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giáo duc học sinh chưa ngoan” nhằm giúp những học sinnh chưa ngoan trở thành những học sinh ngoan có ích cho gia đình, nhà trường, xã hội. Cũng qua đề tài này tôi rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để khi gặp những học sinh chưa ngoan tôi có biện pháp tốt hơn để giáo dục các em . Ở đây học sinh chưa ngoan là học sinh có biểu hiện chưa đạt được những yêu cầu của nhà trường, như : cố tình vi phạm không sửa chữa từ đó trở thành thói quen cũng như học tập lười biếng không có niềm tin ý chí phấn đấu trong học tập. Vì vậy các em trở nên khó bảo bướng bỉnh không chịu nghe lời. Cho nên việc giáo dục học sinh chưa ngoan là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong mọi thời đại .Cùng với viêïc giáo dục học sinh chưa ngoan, nhà trường phải phối hợp với gia đình để có biện pháp thích hợp giáo dục học sinh chưa ngoan giúp các em có thể tiến bộ hơn, góp phần nhỏ vào công việc xây dựng đất nước ngày một văn minh. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh của học sinh để có biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách tốt nhất. Tìm biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách phù hợp, giúp đỡ các em ngày càng tiến bộ và trở thành con ngoan, trò giỏi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình, vì thế tôi quyết định chọn đề tài này nhằm tìm hiểu nguyên nhân hoàn cảnh nào dẫn đến học sinh chưa ngoan để các em đáp ứng được với yêu cầu của trường, lớp, của xã hội. Qua đề tài này tôi cũng rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các căn cứ khoa học. *Mục đích nghiên cứu. Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan lớp 8A2, trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến học sinh chưa ngoan và học sinh chưa ngoan có ảnh hưởng như thế nào đối với bản thân em đó, đồng thời có ảnh hưởng như thế nào với gia đình nhà trường và xã hội. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp đỡ các em tiến bộ để trở thành người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội, nhà trường bớt đi những học sinh chưa ngoan để thay vào đó những em học sinh ngoan, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. *Đối tượng khách thể nghiên cứu. Đối tượng : một số học sinh chưa ngoan. Khách thể : học sinh. *Nhiệm vụ nghiên cứu. Tìm một số biện pháp để giáo dục học sinh Trần Thế Anh, Lưu Thị Huệ ở lớp bằng cách tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến các em chưa ngoan từ đó đề ra phương hướng khắc phục và đưa ra ý kiến với lãnh đạo, phối hợp với các giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ chức trong trường để cùng đưa ra các biện pháp tốt nhất, giáo dục các em học sinh này nhằm giúp các em trở thành con ngoan trò giỏi. *Giả thuyết khoa học. Hiện nay số học sinh chưa ngoan của trường THCS không ít những biểu hiện của học sinh chưa ngoan thì đa dạng mà không những ảnh hưởng trực tiếp đến học đó mà còn ảnh đến học sinh khác, qua đề tài này tôi giáo dục được học sinh Trần Thế Anh, Lưu Thị Huệ trở thành những học sinh ngoan, hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được. *Các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp xây dựng lại niềm tin. Phương pháp trách phạt. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Phương pháp khen thưởng. 2. Cơ sở thực tế: Đề tài dừng ở hai học sinh chưa ngoan, song phải nắm được cơ sở lý luận liên quan đến học sinh chưa ngoan. *Cơ sở lý luận. Học sinh chưa ngoan là học sinh có những biểu hiện về thái độ, lời nói, cử chỉ và hành vi dối trá với chuẩn mực đạo đức xã hội quy định. Đặc điểm tâm lý, tính cách của học sinh chưa ngoan trong nhà trường: Nghiên cứu đăïc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, các nhà tâm lý học đã khẳng định : lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi, là những học sinh đang theo học ở các lớp từ 6 đến 9 ở trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi chuyển tiếp, lứa tuổi giao thời từ trẻ em sang người lớn. Lứa tuổi này có một vị trí quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ. Những tên gọi này gọi là tuổi khủng hoảng, tuổi đang lớn. Là sự phản ánh về vị trí đặc biệt, tâm lý tình cảm của lứa tuổi có nhiều mâu thuẫn, là lứa tuổi bướng bỉnh và khó có thể thay đổi theo hướng khác. Những tên gọi đó thể hiện tính phức tạp và tầm quan trọng ở lứa tuổi này đối với quá trình phát triển ở các em. Như vậy do sự thay đổi tâm lý của các em mà ta có thể dạy bảo các em chưa ngoan thành những học sinh ngoan. Việc giáo dục học sinh chưa ngoan gắn với việc khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu của bản thân trẻ về nhân cách của mình giữa các ước muốn và khả năng thực tế của trẻ. Giáo dục học sinh chưa ngoan có ý nghĩa sâu xa nó có vị trí quan trọng không thể thiếu trong công tác giáo dục, giúp quá trình hình thành nhân cách của trẻ được thuận lợi hơn. Ở mức độ phổ biến, ta thấy học sinh chưa ngoan có những hành vi sai trái, bị xã hội phê phán, không thích nghi với chuẩn mực hành vi đạo đức của xã hội. *Biện pháp cụ thể. Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi nhận thấy lớp 8A2 là lớp có nhiều học sinh lưu ban và nhất là có một số em cá biệt. Biểu hiện đầu tiên làm tôi chú ý đến, đó là những biểu hiện của em Lưu Thị Huệ. Em nói chuyện một cách sỗ sàng, không tôn trọng bạn bè và nhất là nói tục, chửi thề rồi kèm theo những từ đệm hết sức thô thiển, lỗ mãng, đầy chất xã hội đen. Là một giáo viên nên tôi đã trực tiếp nhắc nhở em xong vẫn chưa có hiệu qua.û Có lần em đổ thừa do các bạn trêu chọc em trước và nói ngang với giáo viên làm tôi nổi nóng và tức giận. Song, tôi nghĩ, lứa tuổi các em nhận thức vấn đề một cách chủ quan đơn giản: cần có sự hướng dẫn tận tình hơn là sự áp đặt của những người lớn, thầy cô. Tôi suy nghĩ là làm thế nào để có thể giúp Huệ tiến bộ và tập bỏ thói quen chửi thề, nhất là cái tính tình ngang ngược, bất cần của em. Thế là tôi hỏi giáo viên chủ nhiệm cũ về tính tình của Huệ. Cô rất buồn và nói tính tình của Huệ rất bướng bỉnh. Tất cả những biện pháp mạnh đều không có hiệu quả. Nếu chủ nhiệm lớp đó thì cuối năm em sẽ không được danh hiệu gì đâu. Tôi rất băn khoăn chưa biết làm thế nào. Cuối cùng tôi nghĩ mình bắt đầu từ những cái đơn giản, chuyện trò riêng với em. Lúc đầu tôi hỏi cha em làm gì, em không dám nói. Sau đó tôi nói: dù cha mẹ có làm nghề gì thì cũng đều vinh quang, miễn là không phạm pháp là được. Chúng ta phải biết trân trọng những gì mình đang có, kẻo sau này ân hận thì cũng đã muộn rồi. Sau đó em nói cha mẹ bán hàng rong, mọi người ít quan tâm tới nhau, em tự lo cho mình là chủ yếu. Tôi biết được nên động viên em cố gắng. Tất cả mọi việc em đều có thể làm được, chỉ cần em quyết tâm thì cô tin là em sẽ làm được.Tôi bắt đầu quan tâm đến Huệ từ việc học tập của Huệ. Huệ viết rất đẹp, nhưng học thì chưa được trung bình vì thế trong giờ học tôi thường quan tâm tới Huệ hơn một ít để Huệ chú ý học tập hơn. Chỗ nào dễ mà em còn chưa biết thì tôi chỉ thêm, tôi nhẹ nhàng khuyên bảo để Huệ có thể tiến bộ hơn. Sau hai tuần tôi nhận thấy Huệ có tiến bộ, ít chửi thề và ít nói tục hơn trước. Tôi nói với các em: nếu mình chửi một người nào đó mà người đó không chửi lại mình thì tự em đã chửi em rồi. Và điều nữa là tại mình gần nhất mình nghe nhanh nhất mình chửi mình nghe chứ ai nghe, mình chửi người khác thì mình cũng xem lại mình đã. Qua những lần sinh hoạt đầu giờ, tôi thường gọi riêng em ra và khuyên bảo em là con gái mình phải ăn nói lịch sự kẻo người khác chê cười, rồi đến đợt thi vở sạch chữ đẹp của trường, tôi không vì em có hạnh kiểm chưa tốt mà không cho em đi thi, kết quả là Huệ đã đạt giải nhất thi vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức. Tôi cũng rất vui về kết quả của Huệ, tính của Huệ cũng thay đổi: ngoan hơn, biết quí trọng bạn hơn, có tinh thần tập thể hơn, thái độ ứng xử với thầy cô cũng thay đổi. Tôi tiếp tục giao cho Huệ làm tổ trưởng, vì trong khi các bạn kiểm tra bài của Huệ, Huệ không cho bạn kiểm tra. Đến khi Huệ đi kiểm tra bài các bạn cũng không cho Huệ kiểm tra, từ đó Huệ lại cố gắng giơ tay phát biểu xây dựng bài hơn, trong giờ chú ý học hơn. Khi xếp hàng ra về Huệ thường trốn không xếp hàng thế là tôi một lần nữa lại giao cho em có trách nhiệm ghi tên những bạn hay không xếp hàng và không nghiêm túc trong việc thực hiện đồng phục khi ra về. Thế là tự Huệ phải ghi tên mình vào. Huệ đã tự giác hơn trong việc thực hiện nội quy nề nếp của trường, của lớp đề ra. Huệ đã tiến bộ rõ rệt khi tôi đã giao việc cụ thể cho em làm. Được giáo viên tuyên dương trước lớp về những việc mà em đã làm được Huệ rất vui khi nghe tôi cho biết: em đã được giải nhất trong cuộc thi vỡ sạch chữ đẹp. Đó là trường hợp của Em Lưu Thị Huệ. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh, điều kiện xung quanh dẫn đến Huệ chưa ngoan. Bản thân của Huệ chưa nhận thức được việc mình làm dẫn đến hỗn hào với những người lớn tuổi và có hành vi bất cần dẫn đến mọi người nhìn mình với con mắt không bình thường, làm cho các em thấy hụt hẫng, không còn như bình thường nữa. Vì thế, các em phải tự điều chỉnh mình là chính. Giáo viên chỉ là động lực thúc đẩy các em thay đổi cố gắng và rèn thói quen cho chính mình. Tiếp sau đây là trường hợp của học sinh Trần Hữu Trung. Là học sinh thường hay vi phạm nội quy: thiếu thước, khăn quàng, rồi bài tập thường xuyên không làm, trong lớp thường không chú ý lắng nghe, nói chuyện một mình. Trong tổ, em thường xếp hạng cuối cùng. Vì thế, Trung thường xuyên phải trực nhật. Khi Trung trực nhật thì không sạch và không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi nhắc nhở và nói dù ai trực nhật cũng thế đó là quyền lợi và nghĩa vụ của người học sinh, em nên cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình. Thấy Trung trực nhật nhiều, tôi thấy cũng tội nghiệp nên tôi nói: nếu em trực sạch sẽ làm tốt 3 ngày thì các bạn trong tổ sẽ giúp em trực 3 ngày còn lại, thế là em đi rất sớm và làm tốt công việc của mình. Tôi nghĩ : dù sao thì các bạn trong lớp cần tương thân tương ái lẫn nhau giúp đỡ nhau để cùng làm tốt hơn, tất nhiên Trung đã bị khiển trách trước lớp và kèm theo là Trung phải hứa trước lớp là không tái phạm nữa, các buổi sinh hoạt lớp đều có thơ kí của lớp ghi biên bản, khi Trung hứa cũng được ghi vào biên bản vì thế cũng hạn chế được rất nhiều những vi phạm của các em. Vì thế Trung cũng không dám vi phạm. Sau hai, ba tuần, Trung có tiến bộ rõ. Trước đây, khi gặp giáo viên thường không chào thì em đã ý thức được gặp thầy cô đã chào hỏi lễ phép, các công việc của lớp em cũng tích cực hơn, em được các bạn đánh giá là rất tốt có tiến bộ rõ rệt, vì thế cũng được cô khen là làm tốt, tôi biết em cũng là một trong những học sinh hay trốn xếp hàng ra vào lớp, nên tôi đã bí mật giao cho em ghi những bạn không xếp hàng nhằm tạo cho em sự tin tưởng của cô, của thầy để em tiến bộ và tự giác hơn. Trong những tiết dạy, tôi đưa ra các câu hỏi vừa sức để gọi Trung phát biểu để Trung có thể trả lời được, giúp em chú ý vào việc học tập hơn. Trung đã có tiến bộ vượt bậc trong việc làm và hành vi của mình. Đối với các học sinh này tôi rút ra một điều phải trách phạt đúng và chỉ ra được cái sai thì các em mới thấy được, tạo cho các em thói quen biết nhận lỗi khi vi phạm, tạo niềm tin vào thầy cô, bạn bè giúp các em trở thành những học sinh ngoan có ích cho gia đình và xã hội. Qua việc giáo dục các học sinh này tôi thì tôi cảm thấy các phương pháp sau thực sự có hiệu quả. Phương pháp trò chuyện. Phương pháp xây dựng lại niềm tin. Phương pháp trách phạt. Phương pháp khen thưởng. Phương pháp quan sát. Ngoài các phương pháp trên tôi thấy phương pháp giao việc cụ thể cho các em rồi giám sát kiểm tra kết quả của các em, nếu các em có tiến bộ thì không nên tiếc lời khen đối với các em để các em tiến bộ. III/ KẾT LUẬN. Quá trình giáo dục chỉ dừng ở việc giáo dục hai học sinh chưa ngoan thành hai học sinh ngoan, lớp bớt đi hai học sinh chưa ngoan thay vào đó là hai học sinh ngoan góp phần nhỏ vào việc xây dựng xã hội dân chủ văn minh. Tuy đề tài chỉ dừng ở hai học sinh song tôi nhận thấy nhiều thầy cô giáo trong trường đã giáo dục một cách có hiệu quả, vì thế đề tài giáo dục học sinh chưa ngoan này có thể áp dụng tốt cho những giáo viên có học sinh chưa ngoan trong trường và đạt kết quả theo hướng tích cực. Tất nhiên những học sinh chưa ngoan có biểu hiện rất phức tạp và phong phú do nhiều nguyên nhân như do các em chưa nhận thức được việc mình làm có ảnh hưởng gì, do hoàn cảnh gia đình và xã hội. Vì thế ta phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan, phối hợp với giáo viên khác, các tổ chức của trường để giúp đỡ các em để các em có cơ hội tiến bộ, trở thành người có ích. Sông Đốc, ngày 10 tháng 11 năm 2006 Người thực hiện Duyệt của lãnh đạo trường

File đính kèm:

  • docskkn-chinh.doc