Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi đạo đức cho trẻ 5- 6 tuổi

- Trong xu thế phát triển của toàn cầu đất nước ta đang trên đà phát triển ngày càng đổi mới về mọi mặt của xá hội. Là một giáo viên tôi luôn mong muốn dạy giổ các cháu sao cho các cháu theo kịp với với sự phát triển chung của đất nước, những ước mơ đang ấp ủ đang còn chờ các cháu ở phía trước.

- Chính vì vậy phải cần có những con người có đức có tài đó là mục tiêu chung của lớp tôi đặt ra cũng như toàn xã hội đang còn mong muốn.

- Mầm móng đạo đức của con người phải được nhem nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non hay nói cách khác trẻ mầm non phải được hình thành những bước đầu về nhân cách.

- Muốn trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về đạo đức thì tất cả chúng ta từ gia đình, nhà trường, xã hội phải hình thành cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ.

- Đối với các cháu ở lứa tuổi mâu giáo cần phải rèn cho trẻ một số thói quen như mạnh dạn trong giao tiếp, biết nói cả câu, biết chào ông, bà, bố, mẹ, cô giáo , biết điều chỉnh các hành vi của mình như vứt rác đúng nơi quy định, cất dẹp đồ chơi gọn gàng vào giá, chơi xong học xong biết dọn đồ chơi cùng cô.

- Đối với cháu lớp tôi đang chủ nhiệm ngoài việc dạy học ra tôi thấy việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ là rất cần thiết vì bố mẹ trẻ hàng ngày lam lũ với công vệc đồng áng quanh năm nên thời gian giành để chăm sóc cho con trẻ uốn nắn các hành vi của trẻ chưa thật sự được nhiều vì thời dan của trẻ ở nhà rất dài, ở trường lớp thời gian còn hạn chế.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13186 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi đạo đức cho trẻ 5- 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Trong xu thế phát triển của toàn cầu đất nước ta đang trên đà phát triển ngày càng đổi mới về mọi mặt của xá hội. Là một giáo viên tôi luôn mong muốn dạy giổ các cháu sao cho các cháu theo kịp với với sự phát triển chung của đất nước, những ước mơ đang ấp ủ đang còn chờ các cháu ở phía trước. - Chính vì vậy phải cần có những con người có đức có tài đó là mục tiêu chung của lớp tôi đặt ra cũng như toàn xã hội đang còn mong muốn. - Mầm móng đạo đức của con người phải được nhem nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non hay nói cách khác trẻ mầm non phải được hình thành những bước đầu về nhân cách. - Muốn trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về đạo đức thì tất cả chúng ta từ gia đình, nhà trường, xã hội phải hình thành cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ. - Đối với các cháu ở lứa tuổi mâu giáo cần phải rèn cho trẻ một số thói quen như mạnh dạn trong giao tiếp, biết nói cả câu, biết chào ông, bà, bố, mẹ, cô giáo…, biết điều chỉnh các hành vi của mình như vứt rác đúng nơi quy định, cất dẹp đồ chơi gọn gàng vào giá, chơi xong học xong biết dọn đồ chơi cùng cô. - Đối với cháu lớp tôi đang chủ nhiệm ngoài việc dạy học ra tôi thấy việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ là rất cần thiết vì bố mẹ trẻ hàng ngày lam lũ với công vệc đồng áng quanh năm nên thời gian giành để chăm sóc cho con trẻ uốn nắn các hành vi của trẻ chưa thật sự được nhiều vì thời dan của trẻ ở nhà rất dài, ở trường lớp thời gian còn hạn chế. - Trẻ học rất nhanh theo các anh chị ở nhà, ngoài những việc làm rất tốt ra đồng thời những việc chưa tốt cũng song hành theo, mà nhiều khi bố mẹ trẻ không để ý đến hoặc nhiều lúc còn thiếu sự quan tâm. Nên việc giáo dục đạo đức cho trẻ là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ hiện tại và lâu dài. - Nội dung giáo dục hành vi văn hóa đọa đức cho trẻ thì rất phong phú nhưng theo tôi môn học thơ và truyện ở mầm non thì thật gần gủi và nhiều cơ hội trong việc hình thành một số hành vi đạo đức cho trẻ. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài này nhằm tìm ra các phương pháp gần gũi nhất đối với trẻ. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN. - Do mục đích yêu cầu của việc giáo dục đạo đúc cho trẻ rất quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách của một con người. - Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ vì trẻ học rất nhanh những điều tốt và những điều xấu nên cần điều chỉnh các hành vi của trẻ biết những cái tốt để phát huy và loại dần những cái không tốt. - Việc giáo dục đạo đức cho trẻ được xuyên suốt từ bậc mầm non cho đến trưởng thành. - Ở lứa tuổi mầm non tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng nên chúng ta phải lựa chọn làn sao những gì tốt đẹp nhất để in vào tâm hồn trong sáng của trẻ đẻ trẻ mang theo cho đến suốt cuộc đời. - Cô giáo luôn là tấm gương sáng mẩu mực, cách ứng xữ, lời nói luôn luôn phải chuẩn mực. Phải kiên trì tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, biện pháp để áp dụng đối với từng trẻ nhằm đạt được những kết quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. - Qua nghe đọc thơ, kễ chuyện có vai trò lớn vào việc rèn luyện tính cách cho trẻ nãy sinh yếu tố nhân đạo từ đó đặt nền móng cho một nếp sống cao quý. Qua nghe kể chuyện trẻ hiểu biết thêm những tấm gương tốt, hành động tốt của các nhân vật để trẻ học theo. - Tôi phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời về tình hình học tập của con mình để từ đó có sự uốn nắn chăm sóc cho trẻ các hành vi để phát triển một cách toàn diện. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Là một giá viên tôi mạnh dạn chọ đối tượng học sinh lớp 5 -6 tuổi của bản thân tôi chủ nhiệm để nghiên cứu cho đề tài này. - Qua thời gian tìm tòi nghiên cứu bản thân tôi đã chọ ra một số phương pháp sau để áp dụng cho đề tài: * Phương pháp trực quan hình ảnh: Cho trẻ xem những tranh ảnh có thể hiện những việc làm tốt. * Phương pháp dùng lời: Giải thích cho trẻ hiểu được những vấn đề đúng sai. * Phương pháp đàm thoại gợi mở: Dùng những câu hỏi mang tính chất gợi mở nhằm kích thích sự hứng thú tìm tòi của trẻ. * Phương pháp đánh giá kết quả: Dựa vào khả năng của trẻ để đánh giá trẻ đạt được ở mức độ nào. Muốn đạt được kết quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thì mổi một giáo viên như chúng tôi phải biết kết hợp các phương pháp trên lại với nhau và một điều không kém phần quan trọng là kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc giáo dục trẻ tại gia đình. IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Khảo sát đầu năm. Vào đầu năm học tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẩu giáo 5 - 6 tuổi, để nắm bắt được tình hình của trẻ bản thân tôi đã bắt tay vào khảo sát chất lượng đầu năm của trẻ để từ đó biết được tình hình lớp tôi như thế nào. Từ đó mạnh dạn đưa ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm như sau: Tổng số gồm có 14 cháu. Giỏi: 0 Khá: 2 chiếm 14,3% Trung bình: 8 chiếm 57,1% Yếu: 4 chiếm 28,6% 2. Nguyên nhân. Thuận lợi. - Nhìn chung đa số cháu đều đi học đều đặn. - Đa số cháu là người kinh. - Được ban giám hiệu nhà trương luôn quan tâm giúp đở. - Chị em đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đở lẩn nhau. - Một số phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ. Khó khăn: - Trẻ chưa được học tập trung tại một cụm lớn. - Cháu chỉ được học từ lớp bé lên lớp lớn. - Cháu còn nhút nhát nên việc tiếp xúc còn hạn chế. - Trẻ ở nhà tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau nên đã học nhiều điều không tốt. - Trẻ chưa có thói quen chào hỏi, tập trung chư ý vào các hoạt động của giáo viên dạy. - Ở nhà các cháu được bố mẹ nuông chiều. - Có một số cháu bố mẹ thiếu quan tâm dạy giổ chu đáo. - Sự nhận thức của phụ huynh còn hạn chế. => Xuất phát từ tình hình trên của lớp tôi nên bản thân đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: * Sưu tầm nhiều tranh truyện phù hợp với lứa tuổi. - Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi vốn tù của trẻ đang còn ít đây là giai đoạn phát triển của ngôn ngữ. Vì vậy tôi đã lựa chọ các bài thư câu chuyện có nội dung phù hợp, dễ hiểu hoặc có nhân vật gần gũi với trẻ. Qua tìm tòi khảo sát nghiên cứu các tài liệu của ngành, chọn lọc những câu chuyện, bài thơ, tranh ảnh đẹp trong báo giáo dục mầm non, báo nhi đồng, báo thiếu niên và các sách chuyện thiếu nhi có hình ảnh đẹp và gần giũ với trẻ để cho trẻ xem, và cô đọc cho trẻ nghe. - Tôi đã lấy tên của trẻ nghép vào nhân vật trong chuyện để kể cho trẻ nghe trẻ rất thích thú. Trong lúc sưu tầm tôi chú ý đến các bài thơ, chuyện tranh ảnh có gắn với các hành vi văn hóa đẻ cho trẻ xem nghe nhiều ở mọi lúc mọi nơi. - Phối hợp với phụ huynh để thông báo cho phụ huynh biết về tình hình học tập và sinh hoạt của trẻ ở lớp, cách dạy trẻ, nội dung dạy…, để phụ huynh từ đó phối hợp với cô trong công tác giáo dục trẻ. Điều đó đã cho thấy có một vài phụ huynh đã sưu tầm báo , tranh ảnh , truyện để đưa đến lớp cho con em học tập tốt hơn, có nhiều hành vi văn hóa tốt hơn. Qua thời gian sưu tầm thơ, truyện, tranh ảnh lớp tôi đã có một số thơ truyện rất phông phú như sau: + Thơ, truyện 20 quyển. + Báo thiếu niên nhi đồng, giáo dục mầm nn 20 quyển - Tất cả các tài liệu tôi sưu tầm được đều có chất lượng phù hợp với độ tuổi học sinh. - Nội dung ngắn, đơn giản, tranh ảnh ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ màu sắc tươi sáng. * Sắp xếp góc thư viện sách phù hợp. Để góc truyện được phong phú không chỉ sưu tầm là đủ mà tôi còn cắt rời ra đóng thành quyển để hấp dẩn trẻ, cách trang trí bày ở góc củng là một hình thức dạy trẻ, giáo dục trẻ xem tranh truyện biết cách giử gìn sách truyện.các quyển sách bày trên giá vừa tầm tay của trẻ, luôn theo hình thức gọi mở do đó trẻ vẩn thích thú khi được xem. Trẻ xem được nhiều tranh sách có các hàng vi văn hóa thì bản thân trẻ củng thích được hành động như tranh truyện. * Giáo dục trẻ trong các hoạt động cùng cô nhặt đồ chơi, đồ dùng sau khi chơi xong. Đối với lứa tuổi mầm non trẻ chưa nhận biết rỏ hành vi nào tốt hành vi nào xấu trẻ luôn hành động theo ý thích nên vai trò của ngường giáo vieenvoo cùng quan trọng nên tôi phải quan sát theo giỏi trẻ ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động của trẻ. - Từ đó mới nắm bắt được thói quên của tùng trẻ để đưa ra các biện pháp giáo dục thích đáng nhất. - Thông qua hoạt động ngoài trời, khi cho trẻ quan sát ngoài trời. Ví dụ: Quan sát cây thấy có lá vàng rơi cô nhắc trẻ lặt lá, cô nhặt cùng trẻ bỏ vào sọt rác đúng nơi quy định hay như chơi vẽ phấn , xếp que…, thì cô hướng dẩn trẻ khồn được vẽ lung tung, khi trẻ chơi xong thì biết thu dọn đồ chơi. Những hành động tuy rất nhở như vậy nhưng đã tạo được cho trẻ những thói quen cần thiết về những hành vi văn hóa ban đầu cho trẻ. - Hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi thông qua đó trẻ bộc lộ được hành vi và thói quen của mình như thích chơi một mình, chơi đồ chơi nhiều hơn bạn., tranh giành dồ chơi điều này rất dể thấy và là hành động thường xuyên diển ra trong các hoạt động vui chơi, trẻ chưa ý thức được bản thân. Chính vì vậy người giáo viên không ngừng đem kiến thức của bản thân còn phải có lòng kiên trì nhiệt tình dìu dắt trẻ mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Trong giờ xem tranh, truyện trẻ hay dành của nhau thì cô lại gần ân cần trò chuyện để phân tích cho trẻ biết những hành vi đúng sai. Tranh giành nhau là không ngoan nên các con cho bạn cùng xem cùng… - Trong giờ hoạt động xếp ô tô trẻ bao giờ cũng lấy đồ chơi nhiều hơn về mình và chơi một mình thì cô đến trò chuyện cùng với trẻ như một người bạn và từ đó trẻ rất tích cực hoạt động, biết chơi theo đúng nghĩa của nó không tranh giành đồ chơi của nhau. - Trong hoạt đông chung: Trẻ rất thích được nghe kể chuyện, đống kịch, hát…, thích mình được làm giống người lớn chính vì vậy trong tiết học ttoi thường lựa chọn các bài thơ, câu chuyện phù họp với trẻ để đưa vào dạy. Chẳng hạn trong các câu chuyện tôi lấy tên trẻ đặt vào trng các nhân vật. Như vậy đã góp một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, trẻ rất thích mình là người ngoan ngoãn giúp đở bạn bè như chuyện. - Trong các thao tác vệ sinh các nhân là quá trình quan trọng trong quá trình dạy trẻ ở trường mầm non nếu giữ gìn vệ sinh tốt thì trẻ có một cơ thể khỏe mạnh để tham gia tích cực các hoạt động do cô tổ chức. Thông qua hoạt động vệ sinh áo, quần, mũ dep, tay, chân sạch sẻ trước khi đến lớp. - Đến lớp cất mũ, dép… đúng nơi quy định. Sau thời gian kiên trì rèn luyện các hoạt động trẻ lớp tôi không còn hiện tượng tranh dành đồ chơi của nhau trong khi chơi nữa. 100% trẻ có thói quen chào hỏi người lớn, 98% trẻ biết giữ gìn vệ sinh các nhân và biết giúp đỡ cô trong các hoạt động. * Rèn luyện trau dồi ngôn ngữ của bản thân. Để có hành vi ngôn ngữ giao tiếp văn hóa thì bản thân cô giáo phải có tấm gương tốt cho trẻ noi theo từ lời ăn tiếng nói, phong các ăn mặc. Ngoài ra tôi còn phải thường xuyên trau dồi kiến thức của bản thân như: nghe đài, xem chương trình ti vi và các thông tinh đại chúng, tham dự các tiết tập huấn, dự giờ chị em trong trường. Để lôi cuốn trẻ thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ hiểu được tính cách các nhân vật tôi đã dùng nhiều thủ thuật vào bài rất hấp dẩn gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu giờ học. Ví dụ: Khi đọc thơ, kể chuyện ngữ điệu giọng nói phải lên xuống tùy thuộc vào các nhân vật trong chuyện sao cho phù hợp. Ngoài ra tôi còn dùng các gương người tốt việc tốt trong các tác phẩm để giáo dục trẻ. * Môi trường học tập trong lớp. - Ở trong lớp tạo môi trường học tập thân thiện đối với trẻ. - Trang trí đẹp mắt tranh ảnh đẹp ngần ngũi ngay tầm mắt của trẻ. - Tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực trong các hoạt động. - Không gò bó áp đặt trẻ theo khuôn mẩu của cô đưa ra. * Tuyên truyền với phụ huynh. - Để phụ huynh biết và hiểu được tầm quan trọng của việc giúp trẻ có được hành vi văn hóa ngay từ lứa tuổi mầm non cô giáo cần phối hợp với mọi đối tượng tận dụng kết hợp để gióa dục trẻ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, lớp đề ra. Từ đó giúp trẻ nhớ chuyệ tốt hơn. - Muốn làm được điều đó ngay từ đầu năm bản thân tôi phải lên kế hoạch: + Tổ chức họp phụ huynh để báo cáo đặc điểm tình hình học tập của lớp, nội dung dạy trẻ 5- 6 tuổi nhấn mạnh những điều khó khăn của lớp để từ đó cô cùng phụ huynh uốn nắn trẻ kịp thời. + Xây dựng gốc tuyên truyền tại lớp, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt được thông tinh chính xá nhất và ngần nhất. + Trao đổi với phụ huynh những gì cần dạy trẻ ở nhà. + Trao đổi với phụ huynh kịp thời đối với trẻ có tính cá biệt để phụ huynh có kế hoach giáo dục trẻ thêm ở nhà. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Với những biện pháp như vậy cuối năm lớp tôi đã đạt được những tiến bộ rỏ rệt như sau: - Trẻ đã có thói quen hành vi văn hóa như: Không nói tục, không tranh dành đồ chơi cùng bạn, cư xữ hòa nhã với bạn bè. - Trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. - Trẻ biết quan tâm giúp đở các em nhỏ và mọi người xung quanh. - Trẻ biết giúp đở bạn trong lúc bạn gặp khó khăn. - Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người lớn. - Trong các hoạt động trẻ tham gia tích cực. - Trẻ biết nhận ra những hành động đúng, sai trong giao tiếp. Trong quá trình áp dụng đề tài đã đạt được kết quả như sau: Tổng số gồm có 14 cháu. Giỏi: 5 chiếm 35,7% Khá: 7 chiếm 50,0% Trung bình: 2 chiếm 14,3% Yếu: 0 VI. KẾT LUẬN. Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, ngũ, học hành là ngoan. Đúng thực sự là như vậy trẻ em như một cây non. Cây non nếu được chăm sóc tận tình của người tròng thì nó sẻ lớn nhanh và cho ra những quả ngọt có ích cho đời. Qua quá tronhf tìm tòi và nghiên cứu các biện pháp thích hợp lớp tôi đã có kết quả tốt. Có được kết quả trên đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của cô và cháu, phụ huynh cùng nhà trường mới có kết quả trên. Để có được kết quả như trên hôm nay bản thân tôi đả rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Bản thân tôi luôn phải có tấm gương sáng mẩu mực, có cách ứng xữ,lời nói chuẩn xác, không phân biệt giữa các trẻ. - Xem trẻ như con em của mình quan hệ hư mẹ với con nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ để uốn nắn kịp thời qua các hành vi của trẻ. - Luôn tạo không khí vui vẽ để gây hứng thú cho trẻ đến lớp học. - Cô phải yêu nghè mến trẻ, tận tụy với công việc của mình. Kiên trì tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, hình thức dạy trẻ phù hợp, có kết quả cao. - Rèn trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc biệt luôn quan tâm đến trẻ chậm tiến, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, và trẻ có tính cá biệt. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh những gì mà trẻ chưa thụ hiện được để tìm ra cách dạy trẻ tốt hơn. - Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm được các việc hợp với khả năng của trẻ của trẻ có hành vi văn hóa. - Xây dựng góc tuyên truyền thư viện đẹp mắt để lôi cuốn trẻ và sử dụng có hiệu quả. - Giáo viên luôn học hỏi trau dồi kinh nghiệm để phấn đấu ngày một vững vàng hơn trong nghề của mình. Trên đây là một số kinh nghiệm đã triển khai trực hiện ở lớp tôi tuy không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đọc giã và bạn bè đồng nghiệp tham gia góp ý thêm cho đề tài này được hoàn chỉnh tốt hơn trong công tác giãng dạy. Tôi xin chân thành cám ơn! VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Đọc tài liệu từ sách báo tập san có liên quan đế giáo dục trẻ. - Theo giỏ cập nhật thông tinh trên các thông tinh đại chúng. - Đọc các truyện và báo thiếu nhi, nhi đồng… Ba Lòng, Tháng 3 năm 2010 Người viết Hồ Thị Diệp

File đính kèm:

  • docSKKN MN LOP 5 TUOI.doc