Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo viên trong việc dạy trẻ hoạt động vui chơi trường mầm non nậm dạng

Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo qua vui chơi hình thành cho trẻ nề nếp học tập , biết cùng nhau chơi cùng nhau học, biêtd giúp đỡ lẫn nhau, biết nghe lời người lớn biết học mà chơi, chơi mà học.

Qua các trò chơi hình thành cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, trí tưởng tượng tạo điều kiện cho trẻ vận dụng được những hiểu biết của mình và các trò chơi trẻ phản ánh được công việc của người lớn về gia đình, xã hội và tự nhiên, qua vui chơi trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tụê.

Hơn ai hết cô giáo mầm non lại chính là người hướng dẫn trực tiếp, là người trưởng trò đầu tiên và cũng là người bạn chơi của tởi đưa đứa trẻ bay bổng cùng trí tưởng tưởng của mình về một thế giới xung quanh.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo viên trong việc dạy trẻ hoạt động vui chơi trường mầm non nậm dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo Văn Bàn Trường mần non nậm dạng Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo viên Trong việc dạy trẻ hoạt động vui chơI trường mầm non nậm dạng Người thực hiện : Vũ Thị Phượng Đơn vị công tác : Trường mần non Nậm Dạng Phần thứ nhất I.Lý do chọn đề tài Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo qua vui chơi hình thành cho trẻ nề nếp học tập , biết cùng nhau chơi cùng nhau học, biêtd giúp đỡ lẫn nhau, biết nghe lời người lớn biết học mà chơi, chơi mà học. Qua các trò chơi hình thành cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, trí tưởng tượng tạo điều kiện cho trẻ vận dụng được những hiểu biết của mình và các trò chơi trẻ phản ánh được công việc của người lớn về gia đình, xã hội và tự nhiên, qua vui chơi trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tụê. Hơn ai hết cô giáo mầm non lại chính là người hướng dẫn trực tiếp, là người trưởng trò đầu tiên và cũng là người bạn chơi của tởi đưa đứa trẻ bay bổng cùng trí tưởng tưởng của mình về một thế giới xung quanh. Như vậy cô giáo chính là người quết định trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mặc dù vậy đội ngụ giáo viên lại chưa nắm được tầm quan trọng này cho nên còn một số giáo viên coi thường hoạt động vui chơi, coi hoạt động học tập là chính.Vì thế học không chịu học hỏi chuyên môn không linh hoạt sáng tạo khi tổ chức chơi cho trẻ nên chất lượng trẻ trong hoạt động vui chơi còn hạn chế, trẻ chưa mạnh dạn, chưa tự tin, một số trẻ chưa đoàn kết không chịu chơi với bạn bè, nhút nhát. Có thể đó sẽ là nền tảng không vững chắc cho trẻ bước vào những bậc học tiếp theo. Băn khoăn trước chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh tôi chọn đề tài. > là đề tài nghiên cứu. II. Mục đích nghiên cứu: Để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên trong việc dạy hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non Nậm Dạng. III. khách thể và đối tượng nghiên cứu 1.Khách thể nghiên cứu: 07 giáo viên trường mầm non Nậm Dạng 2.Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo viên trong việc dạy trẻ hoạt động vui chơi IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực tiện việc nâng cao chất lượng giáo viên trong khi dạy hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non. Chỉ ra thực trạng của đội ngụ giáo viên khi giảng dạy hoạt động vui chơi. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên khi dạy hoạt động vui chơi ở trường mầm non Nậm Dạng. V. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng các phương pháp sau. 1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Tìm đọc các tài liệu liên quan đến hoạt động vui chơi qua đó vận dụng hoạt động sáng tạo phối hợp với điều kiện thực tế của trường. 2.Phương pháp nghiên cúư thực tiễn. 2.1. Phương pháp đàm thoại. Trao đổi với giáo viên về chuyên môn, phương pháp, trao đổi với một số kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên có giờ dạy linh hoạt, sáng tào. 2.2. Phương pháp quan sát. Dự giờ quan sát giờ hoạt động vui chơi để thu thêm thông tin. 2.3. Phương pháp thống kê toán học . Thống kê số lượng ban đầu, kết quả về sau, nhằm nâng cao tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Dựa trên kết quả đạt được của giáo viên và học sinh về hoạt động vui chơi qua các năm học . VI. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu trường mầm non nậm dạng. Phần II. Nội dung nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài. *Hoạt động vui chơi gì? Vui chơi là hoạt động chủ đạo của tuổi mẫu giáo và trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trong trò chơi tái hiện lại được mọi hoạt động của xã hội người lớn thông qua đồ chơi, mô hình thu nhỏ làm những ký hiệu tượng trưng. Trẻ tham gia vào trò chơi là quá trình hình thành nhân cách một cách toàn diện, trẻ có được những hành vi lời nói ứng xử, biết những mối quan hệ giữa mình với mọi người. Như khi chơi đóng vai bác sĩ thì phải như thế nào, khi đi học phải làm những gì? Vui chơi góp phần to lớn vào việc hình thành nhân cách của trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ biết đoàn kết, biết gắng sức thi đua, biết giúp đỡ mọi người, biết chia sẽ khi gặp khó khăn, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết quý trọng thành quả lao động. Chương 2. Thực trạng và giải pháp I.Thực trạng 1.Tình hình đặc điểm của trường 1.1. Thuận lợi . Được sự quan tâm chỉ đậo của phòng giáo dục và đào tạo. Được sự quan tâm của cấp uỷ- HĐND -UBND - Các đoàn thể cơ quan đỡ đầu trong xã. Đội ngụ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình. Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. 1.2. Khó khăn . Trình độ dân trí thấp 95% phụ huynh làm ruộng. Phân hiệu của trường cách xa trung tâm nên việc bồi dưỡng chuyên môn tập trung gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, lớp học tạm và diện tích nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc bày đồ dùng và trang trí các góc cũng như việc giảng dạy các hoạt động. Trình độ giáo viên không đồng đều có giáo viên Tiểu học, nhiều giáo viên mới ra trường. 2. Tình hình cụ thể. 2.1. Quy mô trường lớp cơ sở vật chất Stt Tên khối lớp Tổng số Chia ra Nhóm lớp HS Clập Nữ dân tộc Số nhóm lớp số HS 2.2. Trình độ đội ngụ. Tổng số giáo viên 07 biên chế 07. Trình độ chuyên môn . Cao đẳng mầm non 01 . Trung cấp mâm non 04. Trung cấp tiểu học 02. Tổng số cán bộ giáo viên 08 trong đó hiệu trưởng 01 giáo viên 07. 2.3. Chất lượng hoạt động vui chơi trên trẻ( đầu năm ) Tổng số học sinh 64. Xếp loại tốt. Khá Trung bình Yếu. 4. Một số tồn tại. Do chưa có điều kiện đi thăm quan . Ban giám hiệu, quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ dùng phục vụ hoạt động vui chơi chưa nhiều, chưa phong phú Một số giáo viên chưa linh hoạt khi thực hiện hoạt động vui chơi còn gò ép trẻ. Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong chuyên môn, lơ là với hoạt động vui chơi. Phong trào làm đồ dùng phục vụ hoạt động vui chơi chưa được quan tâm. 5. Một số vấn đề đặt ra. Phải có kế hoạch nâng cao chất lượng giáo viên khi dạy trẻ hoạt động vui chơi cũng như nâng cao chất lượng trẻ để trẻ được phát triển toàn diện hơn. Công tác bồi dưỡng giáo viên là cấp bách góp phân nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong hoạt động vui chơi. Muốn thực hiện những vấn đề đó người quản lý phải làm như thế nào? Bồi dưỡng ra sao? Để nâng cao chất lượng giáo viên khi dạy hoạt động vui chơi. II. Một số giải pháp . 1.Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên trong việc dạy trẻ hoạt động vui chơi . 1.1 Bồi dưỡng thông qua các hội thi dữ giờ. Trường mầm non không chỉ có hoạt động dạy học mà bên cạnh đó còn có nhữnh hội thi dành cho cô và trẻ > Sau mỗi hội thi, mỗi lần dự giờ, cần nhận xét rút kinh nghiệm những vấn đề còn vướng mắc, chưa thực hiện được biểu dương những cái sáng tạo, cái đúng từ đó tổng hợp lại ý kiến và đi đến thống nhất phương pháp, đưa ra nhiều cách, dạy sáng tạo để giáo viên học hỏi, có thể dự giờ các trường bạn. 1.2. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức chuyên đề. Nhà trường đưa vào kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề. Hàng tháng tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung cho giáo viên học tập phương pháp chú trọng nhiều vào hoạt động, xây dựng tiết mẫu và tổ chức chuyên đề cho tất cả giáo viên cùng dữ, rút kinh nghiệm. Để đưa ra phương pháp và hình thức phù hợp nhất khi dạy trẻ hoạt động vui chơi. Tham mưu với cấp uỷ chính quyền xin hộ trợ kinh phí để tổ chức chuyên đề. 1.3. Bồi dưỡng phương pháp đặc thù của hoạt động vui chơi. Tập trung toàn trường phổ biến yêu cầu, nội dung và phương pháp hoạt động vui chơi để giáo viên thấy được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi muốn thực hiện được hoạt động vui chơi cần những điều kiện gì? Thời gian tối đa là bao nhiêu? Trang trí lớp như thế nào? Sử dụng đồ dùng ra sao? Chơi cùng trẻ và lựa chọn đối tượng? Từ những câu hỏi đó giáo viên sẽ chọn được cho mình cách dạy hoạt động vui chơi đúng nhất phù hợp nhất. 1.4. Bồi dưỡng thông qua phong trào làm đồ dùng đồ chơI tự tạo. Vì đặc điểm trẻ lứa tuổi mẫu giáo là > qua vui chơi trẻ tiếp thu kiến thức của bạn học rất lớn, giúp trẻ phát triển tính tò mò, nảy sinh những ý tưởng sáng tạo, thích chơI với đồ chơi đẹp, phương pháp và hình thức chơi luôn thay đổi từ đó sẻ thu hút trẻ chơi và hứng thú chơi nhiều hơn. Hiện nay đồ chơi trong trường còn thiếu thốn người quản lý phải phát động phong trào làm đồ chơi cho toàn thể giáo viên tham gia, tổ chức những buổi làm đồ dùng tập trung và hướng dẫn giáo viên cách làm cũng như học hỏi của nhau: Ví dụ : Làm hoa hồng = giấy nhăn, xốp Làm con vật = xốp dai nhiều màu Làm con vật = bằng chai can nhựa Làm lăng bác, cổng chào, hàng rào = xốp. Tổ chức các hội thi đồ dùng đồ chơi kết hợp vào các ngày hội ngày lễ và tuyển chọn những đồ chơi nhiều màu sắc phong phú về chủng loại phục vụ tốt cho các hoạt động. Yêu cầu giáo viên thực hiện tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh, tìm vật liệu cho các cháu. 1.5. Bồi dưỡng thông qua hoạt động thăm quan học tập. Tổ chức cho giáo viên thăm quan các lớp điểm trong trường, rút kinh nghiệm và học hỏi những phần sáng tạo. Liên hệ với cá trường trong huyện, bố trí thời gian tổ chức thời gian cho giáo viên đi thăm quan học hỏi. Sau khi thăm quan về cần cho giáo viên viết thu hoạch, người quản lý sẻ tổng hợp và đưa ra ý kiến bổ ích nhất. 1.6. Bồi dưỡng thông qua học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II. Tổ chức cho toàn thể giáo viên học tập từng giai đoạn đặc biệt là bài số 4 hoạt động. Kiểm tra đánh giá, xếp loại phiếu quan sát hoạt động vui chơI cũng như giờ dạy . 1.7. Nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung phổ biến phương pháp. Dạy mẫu một tiết yêu cầu giáo viên dạy lại sau đó nhận xét rút kinh nghiệm. 1.8. Biện pháp thông qua phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm cho giáo viên đăng ký đề tài và viết sáng kiến kinh nghiệm từ đó để giúp giáo viên vận dụng những biện pháp hiệu quả cho các môn học đặc biệt là đối với hoạt động vui chơi. Thông qua kết quả xếp loại và đánh giá hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.9. Đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng. Bồi dưỡng tại chộ thông qua tài liệu, tự học hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. Bồi dưỡng ngắn hạn, hội giảng hội thi, bồi dưỡng hè, sinh hoạt chuyên môn. Bồi dưỡng dài hạn tạo điều kiện cho giáo viên đi học, nâng cao nghiệp vụ tại các trường, bồi dưỡng giáo viên trẻ ngay từ đầu trong phong trào dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm. 1.10. Thực hiện xã hội hoá giáo dục: Tổ chức họp phụ huynh đầu năm kết hợp tuyên truyền để các bậc phụ huynh cùng đóng góp nguyên liệu đồ dùng đồ chơi. Tổ chức tuyên truyền qua việc mời phụ huynh cùng dự giờ trao đổi kinh nghiệm. Tham mưu với cấp trên khi cần hộ trợ về chuyên môn. 2. Một số kết quả đạt được. Qua quá trình vận dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo viên dạy trẻ hoạt động góc ở trường mầm non đã được nhữnh kết quả sau: Đội ngũ giáo viên đã quan tâm nhiêu hơn và đầu tư nhiêu hơn khi dạy trẻ hoạt động vui chơi, chất lượng trẻ khi khảo sát vui chơi tăng lên rõ rệt. Phong trào làm đồ dùng trở nên sôi nổi các lớp đã có nhiều đồ chơi, trang trí góc, trẻ hứng thú nhiều hơn khi chơi ở các góc. 100% nắm vững phương pháp giảng dạy vui chơi và bước đầu có sự sáng tạo linh hoạt khi hướng dẫn trẻ củ thể như sau: Tổng số giáo viên Tổng số giờ hoạt động vui chơI Số giờ được xếp loại: Giỏi Khá Trung bình Tổng số học sinh được khảo sát Xếp loại: Tốt Khá Trung bình Tổng số đồ dùng Xếp loại : A B 3. Nguyên nhân đạt được kết quả. Có được những kết quả trên là do sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu đã có kế hoạch củ thể, bồi dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng giáo viên khi dạy hoạt động vui chơi. Do thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ trong việc. Tìm nguyên vật liệu làm đồ chơi. Và một điều không thể không kể đến là sự nỗ lực không ngừng của đội ngụ giáo viên trường mầm non Nậm Dạng. 4. Bài học kinh nghiệm. Từ những kết quả kia tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng giáo viên trong việc giảng dạy hoạt động vui chơi ở trường mầm non không phải đơn giản là quản lý chỉ đạo mà quan trọng hơn đó là việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức khác nhau như: Qua các hội thi, qua phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, qua việc hướng dẫn làm đồ dùng làm đồ chơi, thăm quan học tập, qua bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II, qua việc tổ chức chuyên đề. Phần III kết luận và kiến nghị. 1.Kết luận. Trên đây là một số biện pháp giải quyết nhằm nâng cao chất lượng trong việc dạy hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Nhưng chưa phải là tất cả mà đó chỉ là khía cạnh của người quản lý trong việc bồi dưỡng giáo viên còn quan trọng nhất vẩn là giáo viên, ý thức học hỏi, lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ của cô giáo mầm non đó sẻ là những người ươm mầm gieo hạt cho những lớp tuổi thơ để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Rất mong cấp trên bổ sung thêm nhiều biện pháp hơn nữa để tôi thực hiện tốt hơn công tác quản lý chuyên môn của mình . 2. Kiến nghị . Để có được chất lượng giáo viên ngày càng cao tôi mạnh dạn đề xuất với cấp trên một số ý kiến như sau: Đề nghị cấp trên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non tạo điều kiện cho việc chuyên môn của giào viên. Đề nghị với phòng giáo dục đào tạo và bổ sung thêm giáo viên mầm non thay cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Đề nghị phòng giáo dục và sở giáo dục tổ chức cho cán bộ quản lý giáo viên thăm quan các trường điểm trong huyện trong tĩnh.

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo án liên quan