- Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm trong các nhà trường. Đã từ lâu nghành giáo dục nước ta chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học, cải cách hệ thống sách giáo khoa, nghiên cứu và phát động giáo viên làm đồ dùng dạy học, tổ chức các chuyên đề nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các nhà trường, song sự quan tâm và chuyển biến về phương pháp dạy học còn chậm, chưa hiệu quả, quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức của thầy và trò còn mang tính một chiều cho nên chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh.
- Một bộ phận giáo viên quen với phương pháp dạy học cũ, ngại đổi mới vì nhiều lý do: Chuẩn bị bài công phu, chuẩn bị đồ dùng dạy học cồng kềnh, phức tạp, ngại nghiên cứu, thậm chí hiểu mơ hồ về đổi mới phương pháp dạy học
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, lạc hậu, chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu hiện tại.
- Chưa có sự đồng thuận của gia đình và xã hội trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Chính vì những lý do trên mà chất lượng đào tạo trong các nhà trường còn thấp chưa đáp ứng và ngang tầm với sự phát triển của khoa học và công nghệ.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực - chủ động đối với học sinh trong dạy toán THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp phát huy tính tích cực - chủ động
đối với học sinh trong dạy toán thcs.
Nhận thức cũ - tình trạng cũ:
- Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm trong các nhà trường. Đã từ lâu nghành giáo dục nước ta chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học, cải cách hệ thống sách giáo khoa, nghiên cứu và phát động giáo viên làm đồ dùng dạy học, tổ chức các chuyên đề… nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các nhà trường, song sự quan tâm và chuyển biến về phương pháp dạy học còn chậm, chưa hiệu quả, quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức của thầy và trò còn mang tính một chiều cho nên chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh.
- Một bộ phận giáo viên quen với phương pháp dạy học cũ, ngại đổi mới vì nhiều lý do: Chuẩn bị bài công phu, chuẩn bị đồ dùng dạy học cồng kềnh, phức tạp, ngại nghiên cứu, thậm chí hiểu mơ hồ về đổi mới phương pháp dạy học
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, lạc hậu, chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu hiện tại.
- Chưa có sự đồng thuận của gia đình và xã hội trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Chính vì những lý do trên mà chất lượng đào tạo trong các nhà trường còn thấp chưa đáp ứng và ngang tầm với sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Nhận thức mới - tình trạng mới:
I. Sự chuyển biến mạnh mẽ của đổi mới phương pháp dạy học của nước ta nói chung và của bậc THCS nói riêng.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng ngang tầm với sự phát triển của khoa học và công nghệ thời đại trong những năm gần đây nghành giáo dục cũng như Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh:
- Hệ thống Sgk - Sgv - Sách bài soạn cũng được viết và trình bày theo tinh thần đổi mới.
-Đồ dùng, trang thiết bị phụ vụ cho công tác dạy học ngày càng nhiều và sát với bài học hơn
-Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ thầy cô giáo bằng nhiều hình thức:
. Chuyên đề đổi mới Sgk, chuyên đề dạy theo phương pháp mới.
. Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ…
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn toán THCS tôi luôn trăn trở làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh? Sử dụng những biện pháp nào? Vận dụng trong từng khâu của mỗi tiết học ra sao để vừa đáp ứng tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học mới vừa đảm bảo thời gian các khâu trong mỗi tiết học ?
II. Cơ sở khoa học - lý luận.
1. Cơ sở tâm lý học: Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nẩy sinh một nhu cầu của tư duy tức là khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần phải khắc phục vượt qua. Dạy học phát huy tính tính tích cực, chủ động, sử dụng nhiều đồ dùng dạy học trực quan sinh động rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
2. Các phương pháp dạy học tích cực:
Khái niệm phương pháp dạy học tính tích cực: - Phương pháp dạy học tính tích cực là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của người học. Thầy giáo là người tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá những kiến thức mới chứ không phải truyền thụ kiến thức một chiều.
- Khơi dậy và phát triển năng lực tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn kỷ năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh: Thầy giáo tổ chức, chỉ đạo, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động trả lời câu hỏi gợi mở, quan sát trực quan, làm thí nghiệm, vẽ hình, gấp hình, thảo luận nhóm… để chiếm lĩnh kiến thức phát triển trí tuệ.
Dạy học rèn luyện phương pháp tự học: Phương pháp dạy học tích cực chú trọng rèn luyện học sinh phgương pháp tự học tư duy độc lập dựa trên cơ sở kiến thức, kỷ năng đã có để chiếm lĩnh tri thức mới và rèn luyện kỷ năng. Từ thói quen tự học dần dần học sinh hình thành cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học.
Học tập cá thể với học tập hợp tác theo nhóm: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức thì phương pháp thảo luận nhóm được chú trọng. Bởi vì trong quá trình thảo luận theo nhóm kiến thức của các em sẽ giảm bớt phần chủ quan phiến diện, tăng tính khách quan khoa học. Qua việc học bạn, hợp tác với bạn mà kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Nhờ không khí thảo luận cởi mở mà một số học sinh trở nên mạnh dạn hơn, các em tự trình bày ý kiến trước nhóm, biết lắng nghe có chọn lọc ý kiến của bạn. Đây là cách giúp các em hòa nhập với bạn bè, mạnh dạn, tự tin, hứng thú học tập.
Kết hợp đánh giá của thầy với sự đánh giá của trò.
Hoạt động đánh giá giữa trò và trò, giáo viên là người tổ chức giám sát làm tăng tính tích cực của học sinh qua đó học sinh đánh giá được lẫn nhau và củng cố được kiến thức của mình giáo viên nhận định được thực trạng của việc dạy và học để kịp thời điều chỉnh.
Phương pháp dạy học tích cực:
- Vận dụng khéo léo, phối - kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương pháp mới tích cực một cách hợp lý thì mới đem lại hiệu quả cao trong dạy và học.
- Các phương pháp dạy học tích cực:
. Vấn đáp.
. Đặt và giải quyết vấn đề.
. Hợp tác trong nhóm nhỏ.
Nhằm đáp ứng tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học để pháp huy tính tích cực sáng tạo của học sinh qua thực tế giảng dạy học sinh THCS bộ môn toán tôi đề ra một số biện pháp như sau.
III. Một số biện pháp phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh
trong dạy - học toán.
Biện pháp thông qua hỏi bài cũ và chuyển tiếp bài mới.
- Hỏi các nội dung bài trước đó và có bài tập để vận dụng củng cố, ôn lại kiến thức.
- Hỏi nội dung đã học ,tạo tình huống chuyển tiếp vào bài mới.
Đặt ra tình huống hoặc sử dụng tình huống đặt ra ở đầu mỗi bài của sách giáo khoa kích thích tính tò mò khoa học, thôi thúc học sinh tích cực tìm tòi kiến thức mới rồi chuyển sang bài mới :
VD:- “ Phân số được tạo thành từ số nguyên. phân thức đại số được tạo thành từ …’’ - “ Để giải một phương trình lại phải giải nhiều phương trình. Tại sao thế nhỉ ?’’ -“ Có thể đo chiều cao của cây mà không cần đến ngọn?’’
- Lựa chọn cách hỏi như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc gây hứng thú,tích cực chủ động của học tập của học sinh
1.1 Kiểm tra kiến thức cũ trên một số học sinh.
VD1: Khi học bài chia đơn thức cho đơn thức toán lớp 8.
Cách hỏi 1:- Phát biểu quy tắc và viết công thức chia 2 luỹ thừa cùng cơ số?
áp dụng tính: 54 : 52 = ? ; x10 : x6 = ? (với x ạ 0 ) ; ( - )5 : (- )2 = ?
Cách hỏi 2: - Tính 54 : 52 = ? ; x10: x6 =? (với xạ 0 ) ; (- )5:(- )3 = ?
- Phát biểu và viết công thức tổng của quy tắc vừa áp dụng thực hiện?
- Chuyển tiếp: Ta đã biết quy tắc chia 2 lũy thừa cùng cơ số: xm : xn = xm - n với m ³ n vấn đề đặt ra là muốn chia đơn thức cho đơn thức chẳn hạn: 3y2 : 14xy2 ta làm như thế nào?
VD2: Bài tiên đề Ơclip hình học 7
Cách hỏi 1: - Phát biểu tiên đề Ơclip?
- Phát biểu tính chất hai đường thẳng song song rồi vẽ hình minh họa, chú thích? . M
Cách hỏi 2: - Cho đường thẳng d d
và một điểm Mẻ d, qua điểm M vẽ được bao nhiêu a A
đường thẳng song song với d? vì sao? b
- Trên hình vẽ: a//b chỉ ra các cặp so le trong bằng nhau? B
Các cặp góc đồng vị bằng nhau? Các cặp góc trong cùng phía bù nhau?
Nêu tính chất vừa vận dụng, giải thích?
Với cách hỏi 1 tuy ngắn gọn hơn nhưng không trực quan, các hỏi 2 dài dòng hơn nhưng mang tính trực quan sinh động học sinh sẽ hứng thú hơn.
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm kích thích sự tư duy tích cực của học sinh để lựa chọn.
- Chọn câu trả lời đúng trong 2 khả năng: Đúng – Sai.
- Chọn câu trả lời đúng trong nhiều câu trả lời cho trước trong đó có câu trả lời sai mà học sinh có thể ngộ nhận là đúng.
Sử dụng kiểm tra giữa trò và trò.
Khi kiểm tra bài cũ giáo viên gọi 2 học sinh lên: Một em đặt câu hỏi, một em trả lời. Sau đó giáo viên cho em đặt câu hỏi nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung, giáo viên nhận xét. Với hình thức này học sinh chủ động đặt câu hỏi và kích thích người trả lời tư duy trả lời có tính chất thi đua tạo niềm vui trong học tập.
2. Sử dụng các kênh hình, mô hình, đồ dùng dạy học: Kích thích học sinh hứng thú, muốn giải quyết vấn đề bài toán yêu cầu và dễ nhớ, nhớ bền vững.
VD1: Sau khi học xong bài tính chất tỉ lệ thức toán lớp 7 để học sinh dễ nhớ ta có sơ đồ tính chất sau:
a.d=b.c
a
c
b
d
Giáo viên làm một dụng cụ dạy học bằng gỗ (2thanh gỗ)
như hình vẽ, hai thanh gỗ có đính các chữ 1
a,b,c.d có thể luôn ở vị trí rơi tự do: o
2 thanh gỗ quay được quanh O 2
- Từ vị trí ban đầu thể hiện Ta suy ra
các tỷ lệ thức khác bằng cách:
. Giữ nguyên thanh 1: Quay thanh 2 đảo vị trí c và b
. Giữ nguyên thanh 2: Quay thanh 1 đảo vị trí a và d
. Quay cả thanh 1 và 2 quanh O đảo vị trí a và d, b và c.
VD2: Khi dạy bài hình chóp cụt lớp 8
- Để hình thành các khái niệm: Hình chóp cụt, nhận dạng các mặt đáy, mặt bên, đỉnh, cạnh… Gv không chỉ dùng hình vẽ mô tả mà cần dùng mô hình trực quan hình chóp, hình chóp cụt có viết tên các đỉnh để học sinh quan sát, tự nhận dạng và lĩnh hội tri thức mới tạo cho các em hứng thú, dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Sử dụng kết quả các ví dụ cụ thể để xây dựng, giới thiệu khái niệm mới.
VD1: Khi dạy cách rút gọn phân thức. Gv không giới thiệu quy trình rút gọn ra trước rồi đưa ra ví dụ vì nó không phát huy được tính tích cực của học sinh mà giáo viên cho học sinh làm?1?2.
?1. Cho phân thức
a .Tìm nhân tử chung của tử và mẫu ?
b .Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.
giải:
?2:
Phân tích tử mẫu thành nhân tử rồi tìm nhân tử chung của chúng.
Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.
Giải:
Sau khi làm xong ?1?2 Gv giới thiệu: Cách biển đổi mà các em vừa làm gọi là rút gọn phân thức rồi đặt câu hỏi: Vậy muốn rút gọn một phân thức ta có thể làm như thế nào?
Biện pháp thông qua thao tác gấp hình, đo đặc, cắt - ghép hình để khám phá tìm tòi kiến thức.
VD1: Dạy bài: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
Thực hành: Gấp hình như hình vẽ M M
1
A B Aº B Aº B
- Gấp đôi tờ giấy sao cho AºB. Nếp gấp chính là đường trung trực của đoạn AB.
- Từ điểm M tuỳ ý trên nếp gấp 1 gấp đoạn thẳng AM hay BM, độ dài 2 nếp gấp là các khoảng cách từ M đế A và B ta thấy MA = MB.
- Sau đó GV hỏi, nhận xét khoảng cách từ 1 điểm bất kỳ trên đường trung trực đến 2 đầu mút của đoạn thẳng đó. Từ đó rút ra định lý thuận.
VD2: Bài tổng 3 góc trong một tam giác (hình học 7)
- Hoạt động 1: Vẽ 2 D bất kỳ. Dùng thước đo góc, đo 3 góc của mỗi D? Có nhận xét gì về tổng số đo các góc của mỗi D?
- Hoạt động2: Cắt 1 tấm bài hình D ABC cắt rời góc B ra rồi ghép kế góc A. Dự đoán tổng 3 góc của D ABC.
- Hoạt động 3: Điềnvào chỗ trống để chứng minh định lý:
+ Tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800
x A y
Gt … 1 2
kl …
CM: Q ua A kẻ đường thẳng xy//BC
B = A1 ( vì …) (1)
C = A2 (vì …) (2)
Từ (1) và (2) ị …A+B+C = B C
. Hoạt động 1 là một thử nghiệm …
nhằm phát hiện ra định lý cần chứng minh
. Hoạt động 2 cũng là một thao tác vẽ hình,
cắt hình, ghép hình có tác dụng gợi ý kẻ
xy// BC để chứng minh
. Hoạt động 3 là gợi ý để học sinh tự lực
chứng minh định lý.
5.Biện pháp chọn các bài tập đa dạng, phong phú để pháp huy tính tích cực, học tập tạo niềm vui cho học sinh.
Bài tập điền vào ô trống, điền vào dấu *
VD1: Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ẻ hoặc è vào ô vuông cho đúng.
83 P; 91 P ; 15 N; P N.
Đáp số:83 ẻ P ;9 1 ẽ P ; 15 ẻ N ; P è N
VD2: Thay chữ số vào dấu * để được hợp số: 1* ; 3*
Đáp số: 10; 12; 14; 15; 16; 18
30; 32; 33; 34; 35; 36; 38; 39.
VD3: Điền số thích hợp vào ô trống:
a
3
- 2
a
3
-15
-2
0
- a
15
0
-a
-3
15
2
0
I aI
IaI
3
15
2
0
VD 4: Hoàn thành sơ đồ sau:
?
?
- ?
- ( ) ))))))))
Kết qủa:
1
- -
- ( ) ))))))))
VD5: điền biểu thức thích hợp vào chổ trống
a.
giải:
Chú trọng sử dụng trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm đúng - sai: Mỗi câu chỉ lựa chọn đúng hoặc sai
VD1:Bài tập 41 (trang 88 toán 8 tập 1).
Các câu sau đây đúng hay sai?
Nếu 3 điểm thẳng hàng thì 3 điểm đối xứng với chúng qua một trục cũng thẳng hàng.
Hai D đối xứng với nhau qua một trục thì có chu vi bằng nhau.
Một đường tròn có vô số trục đối xứng.
Một đoạn thẳng chỉ có một trục đối xứng.
Chọn: a, b, c đúng d sai (có 2 trục đối xứng là đường trung trực của đoạn AB và đường thẳng AB).
VD2: Điền dấu * vào ô Đ(đúng) , S (sai) tương ứng với các khẳng định sau:
Các khẵng định
đúng
Sai
a.phân thức được xác định nếu x ạ 0 và x ạ 1
b. với x= -5 thì giá trị phân thân thức bằng -1
c. phân thức được xác định nếu x ạ 0
Trắc nghiệm điền khuyết: Học sinh cần chọn từ, cụm từ ký hiệu hoặc nhiều đáp số thích hợp để điền vào 1 hoặc nhiều khoảng trống trong câu (khoảng trống có thể được biểu thị bằng “……” hoặc ô vuông hoặc dấu ?) (như ở mục 5.1).
Trắc nghiệm ghép đôi có thể thực hiện theo nhóm.
VD1: Dùng bút chì nối các biểu thức sao cho chúng tạo thành hai vế của một hằng đẳng thức.
(x - y).(x 2+xy + y2)
x3+ y3
(x+y).(x- y)
x3- y3
x2-2xy+y2
x2- 2xy + y2
(x + y)2
x2- y2
(x + y)(x2- xy + y2)
(y - x)2
y3+ 3xy2+3x2y + x3
x3- 3x2y +3xy2- y3
(x - y)3
(x+ y)3
Trắc nghiệm lựa chọn câu hỏi sóng đôi.
Dạng bài tập này thường đưa ra những cặp câu hỏi có nhiều nét giống nhau nhưng câu trả lời này đúng còn câu hỏi kia sai để học sinh tư duy vận dụng củng cố kiến thức.
VD: Chọn câu trả lời đúng:
Số có chữ số tận cùng bằng 6 thì chia hết cho 2.
Số có chữ số tận cùng bằng 2 thì chia hết cho 6.
VD: a. Tổng 2 số nguyên tố có thể là một số nguyên tố không?
b. Tích 2 số nguyên tố có thể là số nguyên tố không?
Dạng bài tập điền khuyết nhằm củng cố kiến thức và hoạt động nhóm phát triển rèn luyện kỷ năng trình bày chứng minh.
VD: Hình bên biết a//b. c cắt a tại điểm A, cắt b tại B. Hãy điền vào chỗ trống (….) trong các câu sau: 3 2
A1=……(vì là cặp góc so le trong) a A
A2=……(vì là cặp góc đồng vị) 4 1
c. B3+A4 =……(vì…..) 3 2
d. B4= A2 (vì……) b B
VD: Căn cứ vào hình vẽ bên điền vào chỗ trống: 4 1
. nếu a ^ c và b ^ c thì….. c
. nếu a//b và c ^ a thì …. a
b
VD: Bài tập 53 toán 7: Cho định lý “nếu 2 đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O và xoy = 1v thì yox , ; x,oy, ; y,ox đều là góc vuông”.
Hãy vẽ hình.
Viết gt, kl
Điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau:
1. xoy + x,oy = 1800 ( vì … )
2. 900 + x,oy =1800 (theo gt và căn cứ vào … )
3. x,oy = 900 (căn cứ vào … )
4. x,oy, = xoy ( vì … )
5. x,oy,= 900 (căn cứ vào…)
6.y,ox = x,oy (vì….)
7.y,ox = 900(căn cứ vào …)
d. Hãy trình bày lại chứng minh một cách ngắn gọn hơn.
- Gv ghi đề ở bảng phụ. Học sinh vẽ hình và hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- GV và học sinh theo dõi.
- Cho học sinh các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV chốt lại vấn đề.
Sử dụng các bài toán đố, các bài toán vui: Sử dụng phần có thể em chưa biết các bài toán liên quan đến thực tế để hấp dẫn học tạo cho các em niềm vui qua môn học và nhờ đó phát triển thêm hiểu biết về các môn học khác.
VD: Thực hành đo chiều cao cây, chiều cao của ngôi nhà dùng ứng dụng của tam giác đồng dạng (hình 8)
VD: Bài tập 147: Cầu Mỹ Thuận nối liền 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long là cầu treo hiện đại đầu tiên của nước ta, với chiều dài 1535 m bắc ngang sông Tiền Giang. Nếu vẽ trên bản đồ tỷ lệ xích 1: 20.000 thì cầu này dài bao nhiêu xentimet?
VD: - Giải 8 bài toán nhỏ điền kết quả phần chữ các in hoa tương ứng vào các ô, vào bảng để tìm được tên nhà bác học nổi tiếng ở bài tập 6 (trang 28); tìm được tên tác giả cuốn đại việt sử ký dưới thời vua Trần Nhân Tông đặt cho một đường phố thủ đô Hà Nội ở bài tập 18 trang 35 toán 7 tập 2…
Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Theo tôi không phải bài nào cũng bắt buộc phải dạy có học nhóm mà tùy nội dung từng bài cụ thể và áp dụng hoạt động nhóm một cách thích hợp.
- Có thể cho học sinh hoạt động nhóm để phát hiện vấn phát hiện vấn đề, kiểm chứng vấn đề cũng có thể cho học sinh hoạt động nhóm để củng cố kiến thức.
- Qúa trình học sinh hoạt động nhóm giáo viên cần lưu ý các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh thảo luận.
Bước 2: Chia học sinh theo nhóm, mỗi nhóm nên có các em giỏi, khá, trung bình… phân công nhóm trưởng, thư ký.
Bước 3: Học sinh thảo luận, giáo viên bao quát lớp.
Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm mình hoặc giáo viên thu kết quả treo trên bảng.
Bước 5: Các nhóm khác nhận xét và giáo viên kết luận, bổ sung (nếu cần).
Giáo viên khen, chê, động viên kịp thời để các em tích cực hơn.
Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Vào đầu năm học, giáo viên dặn dò hướng dẫn học sinh về phân phối thời gian một cách hợp lý và có khoa học.
VD: Từ 19h đến 22h30’ làm bài tập, từ 5 - 6h sáng học thuộc lòng các kiến thức của các môn cần học thuộc.
- Sau mỗi buổi học về nhà nên tranh thủ xem lại bài (xào bài) để hiểu thêm và nhớ lại bài vừa học và có thể làm thêm một số bài đơn giản. Tránh tình trạng học xong không xem lại bài đến vài hôm sau đưa ra làm bài tập thì đã quên hết kiến thức.
- Phối hợp với phụ huynh dàn xếp góc học tập, thời gian học tập của các em ở nhà, kiểm tra, động viên các em thường xuyên để các em có động cơ học tập.
+ Sau mỗi tiết học giáo viên ra bài tập về nhà, hướng dẫn học sinh học kiến thức trọng tâm và hướng dẫn một số bài tập khó, nhớ ra cụ thể bài tập nào? trang bao nhiêu? đủ các loại, đủ mức độ từ dễ đến khó.
+ Kiểm tra bài cũ và vở bài tập về nhà của học sinh thường xuyên, nghiêm túc để các em có nề nếp, thói quen tự học và làm bài tập ở nhà trước khi tới trường.
Kết qủa:
Thông qua một số biện pháp trên qua thực tế áp dụng giảng dạy tôi thấy có những ưu và nhược điểm sau.
1.Ưu điểm: + Thông qua việc hỏi bài cũ, kiểm tra bài tập ở nhà mà đại đa số học sinh (khoảng 98) đều học bài và làm bài tập trước khi đến lớp, kết quả này được học sinh theo dõi lẫn nhau theo từng tổ và ghi chép cuối tuần sinh hoạt lớp đọc cụ thể từng em.
+ Thông qua các em câu hỏi gợi mở, gây tình huống ở đầu bài học hoặc câu hỏi chuyển tiếp từ kiến thức cũ mà học sinh được khơi dậy nhu cầu cần tư duy tích cực, hăng hái học tập để nhằm giải quyết được vấn đề đặt ra.
+ Thông qua các kênh hình, mô hình, đồ dùng dạy học, gấp hình, thực hành tăng tính trực quan sinh động dễ hiểu mà học sinh yêu thích môn học toán hơn.
+ Sử dụng bài tập đa dạng phong phú đã luyện kỷ năng toán ở nhiều mức độ thông qua đó bồi dưỡng năng lực trình bày lập luận, chứng minh, giải toán tránh được căng thẳng, nhàm chán.
+ Thông qua hoạt động nhóm để học sinh học sinh tương trợ lẫn nhau, cùng hợp tác học tập, cởi mở thảo luận nêu ra ý kiến của mình và kiểm duyệt qua nhóm mình và nhóm bạn.Học sinh đã có thói quen làm việc trong hoạt động nhóm
+ Các câu hỏi dẩn dắt nêu vấn đề của giáo viên đã kích thích đến hầu hết các em tích cực tư duy để tìm cách tháo gỡ.
+ Học sinh luôn được đọc, hiểu thêm về các mục có thể em chưa biết. Được giải các bài toán vui, toán đố giúp các em vui học và hiểu biết thêm một số nhà bác học, một số vấn đề xã hội và môn học khác.
2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm khi áp dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình giảng dạy tôi thấy có những nhược điểm sau:
+ Khâu chuẩn bị bài dạy mất nhiều thời gian vì: - Phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài soạn, lựachọn các câu hỏi tình huống thích hợp để nêu vấn đề cho từng nội dung kiến thức.
- Phải nghiên cứu kỹ các kênh hình, các ngụ ý của gấp hình, cắt ghép hình.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học nhiều khi cồng kềnh, phức tạp.
+ Quá trình học nhóm nhỏ hay gây ồn ào, khó quản lý và nhiều em không tự giác thì học vẫn không có hiệu quả.
+ Chú trọng quá về phát huy tính tích cực học sinh mà giáo viên luôn phải tạo tình huống, nêu câu hỏi gợi mở, hướng dẫn học sinh khám phá và lĩnh hội kiến thức áp dụng cho đối tượng học sinh yếu, trung bình đôi khi dẫn đến chậm giờ, không hoàn thành bài giảng
Bài học kinh nghiệm:
Từ kết quả thu được cũng như ưu và nhược điểm của biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nêu trên tôi thấy: Việc áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên liên tục, chủ động trong tiềm thức của người thầy là rất quan trọng vì nó là một chuỗi các tình huống kích thích, khêu gợi người học có nhu cầu tư duy tích cực, hoạt động tích cực,vui, thoải mái để phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Thông qua các biện pháp này học sinh được tự khám phá tìm tòi kiến thức. Luyện tập kiến thức một cách nhẹ nhàng và hợp với tâm lý lứa tuổi, tạo được lòng yêu thích môn toán và hiểu biết thêm được các lĩnh vực khác.
+ Để khắc phục các nhược điểm nêu trên theo tôi giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài soạn, xác định đúng ý tưởng của tác giả để thực hiện bài giảng một cách nhẹ nhàng.
- Phần học nhóm cần chia nhóm từ 3 – 6 em, giáo viên làm đúng qui trình đã nêu, kịp thời nhắc nhở những học sinh không chú ý trong hợp tác nhóm nhỏ.
- Đối với những vấn đề khó nên có câu hỏi phụ nêu vấn đề để gợi ý dần tiến đến giải quyết vấn đề lớn. Phân chia thời gian khoa học cho từng phần của mỗi tiết dạy.
Trên đây một số biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn toán THCS , mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Qua thực tế giảng dạy đã góp phần phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, tạo được niền vui trong học tập cũng như thói quen tự học và làm bài tập ở nhà, kỹ năng thực hành theo nhóm nhỏ. Các biện pháp này đáp ứng một phần cơ bản yêu cầu mục đích của môn học trong xu thế đổi mới phưong pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong được hội đồng khoa học của nhà trường và các bạn đồng nghiệp góp ý kến để tôi hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình hơn nữa.
Hưng Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2008./.
Người thực hiện.
Nguyễn Văn Sơn
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc