Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

- Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Giảng dạy môn tập đọc, người giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu, thực hiện những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định như sau:

 - Rèn cho kỹ năng HS đọc ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc, đồng thời là một trong bốn kỹ năng cơ bản (nghe- nói- đọc- viết) của môn Tiếng Việt.

 - Để đạt được hiệu quả cho bốn kỹ năng trên đòi hỏi Giáo viên phải chú ý đến nhiều mặt: Rèn luyện cả hai hình thức(đọc thành tiếng và đọc thầm nâng dần tốc độ đọc, trình độ đọc hiểu, cảm nhận văn bản theo mức độ yêu cầu đề ra).

 Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết của mình về cuộc sống. Đây là yêu cầu chung của tất cả các phân môn Tiếng Việt nhưng phân môn tập đọc đóng vai trò chủ chốt, vì phân môn này có khả năng và điều kiện tốt hơn, toàn diện hơn các phân môn khác (qua các bài tập đọc xây dựng theo hệ thống các chủ điểm và biên soạn theo các loại hình bài học).

 

doc26 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 23317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. Số phách XÁC NHẬN HIỆU TRƯỞNG Tiêu chí Điểm Trung Bình Xếp Loại Tính mới Tính hiệu quả Phạm vi ảnh hưởng Tổng điểm Phú Tân, ngày 11tháng 12năm 2013 HIỆU TRƯỞNG Số phách Họ và tên: Lê Thanh Phong Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường TH Tân Nghiệp B Đề tài thuộc lĩnh vực: Chuyên mơn Ngày,tháng,năm,thựchiện:20/08/2011-10/06/2012 PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Hình thức, bố cục, nội dung, xếp loại) ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. Tiêu chí Điểm Trung Bình Xếp Loại Tính mới Tính hiệu quả Phạm vi ảnh hưởng Tổng điểm Phú Tân, ngày……tháng……năm 2013 TRƯỞNG PHỊNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU: * Sự cần thiết, mục đích của việc viết sáng kiến: - Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Giảng dạy môn tập đọc, người giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu, thực hiện những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định như sau: - Rèn cho kỹ năng HS đọc ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc, đồøng thời là một trong bốn kỹ năng cơ bản (nghe- nói- đọc- viết) của môn Tiếng Việt. - Để đạt được hiệu quả cho bốn kỹ năng trên đòi hỏi Giáo viên phải chú ý đến nhiều mặt: Rèn luyện cả hai hình thức(đọc thành tiếng và đọc thầm nâng dần tốc độ đọc, trình độ đọc hiểu, cảm nhận văn bản theo mức độ yêu cầu đề ra). Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết của mình về cuộc sống. Đây là yêu cầu chung của tất cả các phân môn Tiếng Việt nhưng phân môn tập đọc đóng vai trò chủ chốt, vì phân môn này có khả năng và điều kiện tốt hơn, toàn diện hơn các phân môn khác (qua các bài tập đọc xây dựng theo hệ thống các chủ điểm và biên soạn theo các loại hình bài học). - Lí do chọn đề tài: Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc tiểu học, nó trở thành đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người học. Đầu tiên học sinh phải đọc, sau đó phải học để đọc. Để giúp học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đọc là công cụ giúp học sinh học tập các môn khác. Nó tạo hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh tự học và có tinh thần tự học cả đời. Đọc một cách có ý thức, nó tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy người đọc. Đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em tình cảm, tấm lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em một cách Lôgíc, cũøng như biết tư duy có hình ảnh. * Để thực hiện những điều trên, trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi mỗi Giáo viên trong từng tiết dạy tập đọc phải linh hoạt, mềm dẻo, vận dụng các biện pháp, hình thức sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao. Để mỗi Giáo viên là người thắp sáng ngọn lửa trong mỗi học sinh. Vì vậy, biện pháp rèn kỹ năng học môn tập đọc rất quan trọng và cần thiết. * Thực tiễn trong dạy Tập đọc hiện nay cho thấy, tìm hiểu cách thức để rèn luyện kỹ năng đọc cơ bản là tiết tập đọc mọi học sinh đều được hoạt đôïng (đọc) từ đó học sinh sẽ thường hiểu được nội dung. Song thực tế số lượng học sinh được đọc còn quá ít so với yêu cầu rèn luyện kỹ năng của phân môn đề ra. Nếu rèn luyện kỹ năng đọc được cho các em học sinh cũng chưa tạo hứng thú học tập cho các em. Vì thực tế thường duy trì một cách thức đọc. Trong mỗi tiết “Tập đọc” đã thể hiện những yêu cầu rèn luyện kỹ năng. Song cho thấy Giáo viên vẫn còn tồn tại cách dạy của tiết “giảng văn, thuyết trình” chưa đáp ứng việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh tiểu học theo yêu cầu. Thấy được ý nghĩa phân môn tập đọc nói chung, thể hiện ở các chương trình môn Tiếng Việt hiện nay. Nhưng xét riêng về phân môn tập đọc thì thực tế đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng mục tiêu của chương trình là cần thiết. * Mục tiêu của Tiếng Việt 2 được xác định. - Phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ở học sinh tiểu học trên cơ sở những tri thức căn bản nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ, ngơn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, tự tin trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của các lứa tuổi. - Góp phần cùng môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản cho học sinh. - Cung cấp những hiểu biết sơ giản về tự nhiên xã hội, con người văn hoá và văn học. Qua thực tế giảng dạy trên lớp và nghiên cứu Sách Giáo Khoa về hướng dẫn cách trình bày, tìm hiểu bài và dạy tập đọc. Tôi thấy đó chỉ áp dụng cho những lớp có nhiều học sinh Khá – Giỏi và thuận lợi nhiều ở lớp học hai buổi. Còn đối với lớp một buổi và có nhiều học sinh lực học còn ở mức “còn lại” như lớp 2B của đơn vị trường tơi năm nay thì đây là một vấn đề nan giải, do đó dẫn đến chất lượng đọc của các em học sinh lớp tôi đầu năm còn khá thấp. Vì ở lớp 1, các em đã được học âm, vần, tiếng, kết hợp dùng tiếng để ghép thành từ và ghép thành câu ngắn. Lên lớp 2, các em đọc nâng dần lên thành đoạn văn, bài văn. Như đã biết, mỗi lớp thì phân môn tập đọc có một vị trí và yêu cầu khác nhau: Trong quá trình dạy học theo phương pháp cũ, tôi thấy yêu cầu nhẹ hơn, giúp các em biết đọc diễn cảm, trả lời các câu hỏi và khi áp dụng hình thức đổi mới phương pháp dạy học hiện nay yêu cầu đọc cao hơn, xây dựng theo hệ thống các chủ điểm. Một bài tập đọc được dạy trong hai tiết (tiết một dành cho việc giới thiệu bài và đọc cả bài, tiết 2 dành cho việc tìm hiểu bài và luyện đọc lại) bắt buộc các em phát âm đúng, ngắt nghỉ hợp lý, tốc độ dọc vừa phải, hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn bản, nắm và giải thích nội dung của bài, nhận xét ý kiến của bạn, trao đổi các cách đọc đúng các từ ngữ, đọc bài với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc. Đọc theo lời nhân vật hoặc tình tiết của câu chuyện và đọc hay. Nhưng trong tình hình thực tế học sinh lớp 2B tôi đang trực tiếp giảng dạy hiện nay đa số các em đọc rất chậm, thậm chí các em còn đánh vần nhẩm để đọc, lười tập đọc, cẩu thả trong khi đọc bài, đọc hay bỏ từ trong câu. Vì thế, để đọc được một bài tập đọc hoàn chỉnh thật khó khăn với các em. * Khảo sát thực tế đầu năm ở môn tập đọc như sau: Tổng số học sinh: 36 em. – Nữ: 19 em -Đọc lưu loát: 6 em – 16,6% - Đọc được từng tiếng: 20 em – 55,6 % - Đọc đánh vần nhẩm: 10 em – 27,8 % Xuất phát từ những yêu cầu, nhiệm vụ mà các em cần đạt được và lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. * Phạm vi và đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2 ở bậc tiểu học. * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 2 và đặc biệt là học sinh lớp 2B ở đơn vị. * Mơn nghiên cứu: Tập đọc lớp 2 * Mục đích nghiên cứu: Đề thực hiện đề tài trên trước tiên tơi đưa ra mục đích của đề tài sau: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh lớp 2 ở trường bậc tiểu học. 2.2 - Mơ tả sáng kiến: -Thực trạng: Việc đọc bài của học sinh lớp tơi các em đọc còn chậm, nhỏ. Ơû lớp 1 các em chỉ đọc thành tiếng, nhưng qua ba tháng hè các em thường quên đi, nhất là những tiếng có vần khó đọc, thậm chí có em còn quên đi việc đọc bài. Thêm vào đó các em chưa có ý thức tự giác rèn luyện vì ở nhà phụ huynh ít quan tâm, nhắc nhở con em mình đọc bài nên kết quả dẫn đến tình trạng học sinh đọc còn chậm, mà đã đọc chậm thì việc đọc hiểu của các em trở thành một vấn đề rất khó khăn. Những tồn tại, nguyên nhân: Tồn tại: Sức đọc của các em còn yếu, phải đánh vần nhẩm rồi mới đọc, nhiều em lười đọc ở nhà, ít tập trung chú ý tìm hiểu nội dung của bài. Nguyên nhân: + Giáo viên: - Nắm bắt đổi mới phương pháp dạy học còn chưa kịp thời trong quá trình giảng dạy, chưa chú ý giúp đỡ các em yếu kém. + Học sinh: - Do hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống nên không có thời gian luyện đọc ở nhà nhiều. - Cha mẹ ít quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh. - Do hạn chế về tư duy, trí tuệ không suy nghĩ khi đọc bài. - Thái độ, ý thức học tập của các em chưa cao. Các em yếu kém thường ngại học, lười học, không muốn tập đọc. Giáo viên chuẩn bị cho việc đọc như sau: - Giáo viên phải đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung của bài đọc, phải trả lời các câu hỏi và các câu trả lời sẽ giúp xác định mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp dạy học bài tập đọc. + Hướng dẫn học sinh tạo tâm thế để đọc, ví dụ: Dù đọc bất cứ bài tập đọc nào. Khi giáo viên gọi học sinh đọc cần rèn cho các em một tư thế đọc thoải mái, tự tin, đứng thẳng người, tay phải đỡ giữa quyển sách, tay trái đè lên trang sách, khoảng cách giữa sách và mắt là 30 cm. Cần bình tĩnh, tự tin. Khi cho học sinh ngồi cần phải đúng khoảng cách từ mắt đến sách 20–30 cm, thở sâu và mạnh để lấy hơi. - Giáo viên đọc cần bình tĩnh, tự tin và truyền thụ được cái hay của bài qua giọng đọc (tránh tình trạng thái quá, cường độ hoá giọng đọc). - Rèn đọc to, rõ ràng, người đọc nhập vai người tiếp nhận sản sinh, người trung gian truyền thông tin văn bản đến người nghe. Chính vì vậy, người đọc có thể vừa đọc cho mình, cho người khác hoặc một người. Như vậy, đọc và phát biểu ý kiến trước lớp là hình thức giao tiếp đầu tiên của học sinh, nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công khi đọc cho học sinh. Các biện pháp rèn kỹ năng đọc: a. Luyện đọc chung: - Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc cần chính xác, không đọc thiếu, sót âm và vần. Đọc đúng phải thể hiện ngữ âm chuẩn để hệ thống ngữ âm tiêùng địa phương không bị lẫn lộn. - Đọc đúng: Cần đọc đúng âm thanh (âm vị). - Đọc đúng: Còn có nghĩa đọc đúng ngữ điệu, nghỉ, ngắt hơi hợp lí. - Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh đọc đúng âm tiết, âm vị Tiếng Việt. + Đúng phụ âm đầu: d/r/gi, ch/tr, s/x, l/n. Ví dụ: d/r/gi: dung dăng dung dẻ, răm rắp, tháng giêng. + Đúng âm chính: iêu/ iu, iêm/im, uôi/ui, an/ ang, at/ ac…….. Ví dụ: huy hiệu, bé xíu, lúa chiêm, lim dim, suối, xúi, bàn, bàng, bác, bát. + Đúng thanh: ~, ?. Ví dụ: ngã ba, biểu diễn. Đọc đúng bao gồm cả tiết tấu, ngắt nghỉ (ở dấu chấm, dấu phẩy), thay đổi giọng với tình cảm bài đọc. b. Các bước luyện đọc: Đọc tiếng, từ, cụm từ. -Giáo viên đọc mẫu trước, học sinh nghe và nhìn miệng cô để đọc đồng thanh, cá nhân, nhóm. * Đọc câu: Giáo viên phải đọc mẫu những câu khó (dài,khó ngắt hơi, ngắt để rõ nghĩa). Giáo viên đọc, học sinh lắng nghe phát hiện cô ngắt, nghỉ chỗ nào?. Cá nhân đọc - đồng thanh – nhã nhặn. * Đọc đoạn trong bài: Giáo viên có thể cho học sinh đọc cá nhân – đọc nối tiếp. Nhóm đọc đồng thanh. Việc đọc từ – câu – đoạn – bài giáo viên phải chú ý nghe để sửa cho học sinh, hướng dẫn, gợi mở học sinh nhận xét bạn về cách đọc được – chưa được. * Tốc độ đọc: - Tốc độ đọc vừa phải, không ê a, ngắc ngứ, không quá nhanh hoặc lý như đạt yêu cầu 50 tiếng / phút. Ví dụ: Trong bài “Bà cháu” tôi yêu cầu học sinh đọc đoạn 4 “Cô tiên …sống lại”. Ở đoạn này với số lượng tiếng như vậy đã giúp các em có đủ thời gian để cảm nhận được tốc độ đọc vừa sức với các em, giúp các em cảm nhận được tốc độ đọc vừa sức với các em, giúp các em cảm thụ được nội dung một cách nhanh chóng. * Luyện đọc diễn cảm: Để thực hành kỹ năng đọc diễn cảm, giáo viên cần hướng dẫn: - Tập lấy hơi, tập thở và biết ngắt nghỉ hơi. - Luyện đọc to. - Luyện đọc chính âm. - Luyện đọc diễn cảm. - Đàm thoại: Cho học sinh hiểu ý tưởng của tác giả. - Thảo luận tại sao phải đọc như vậy?( đối với nhân vật đó, bài thơ đó. - Đọc mẫu của giáo viên: tại sao cô đọc như thế? * Luyện đọc tiếng, từ, cụm từ học sinh hay mắc lỗi: - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh thực hành đọc. - Giáo viên sửa lỗi. Luyện đọc câu, những câu văn xuôi dài, có ngắt nghỉ hơi, cuối giọng, nhấn giọng, sử dụng giọng, đọc hướng dẫn ngắt nhịp thở. Ví dụ: Bài “Sư tử xuất quân” (Tiếng Việt 2 trang 49 tuần 22) về việc hướng dẫn ngắt nhịp 2/2 nhưng đối với đối tượng học sinh của lớp, tôi hướng dẫn các em ngắt nhịp 2/4. Sư tử / bàn chuyện xuất quân. Muốn sao cho / khắp thần dân trổ tài. Câu: “Vào trận sao cho khoẻ như voi”, sách hướng dẫn nhịp 3/5 nhưng tôi cho học sinh đọc nhịp 2/5. “Vào trận / sao cho khoẻ như voi”. Ví dụ: Bài “Cái trống trường em” ta phải cần hướng dẫn học sinh đọc liền khổ thơ, chỉ nghỉ hơi ở cuối câu (khổ thơ 1,2) Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Chỉ còn tiếng ve. Khổ thơ 3: Cái trống / lặng im (ngắt nhịp 2/2) Nghiêng đầu trên giá (đọc liền) Chắc / thấy chúng em (ngắt nhịp 1/3) Nó mừng vui quá (đọc liền) Kìa / trống đang gọi (ngắt nhịp 1/3) Tùng / Tùng /Tùng / Tùng (ngắt nhịp 1/1) Vào năm học mới (đọc liền) Giọng vang tưng bừng (đọc liền) Hoặc bài “Bạn của Nai Nhỏ” Ngoài sách hướng dẫn học sinh đọc như vậy, tôi đã luyện thêm cách đọc cho học sinh về ngắt nghỉ hơi như sau: Câu 1: Nai nhỏ / xin phép cha / được đi chơi xa cùng bạn/. Câu 2: Nhưng con hãy kể cho cha nghe / về bạn của con. Câu 3: Bạn con đã nhanh trí / kéo con chạy như bay. Câu 4: Lần khác nữa,/ chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh / thì thấy lão sói hung ác / đuổi bắt cậu Dê non. Ngoài hướng dẫn học sinh luyện đọc trên, muốn giờ dạy đạt kết quả giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học: Như đồ dùng trực quan (tranh ảnh, màu thật). Ví dụ: Khi học bài “Mùa nước nổi” (Sách Tiếng Việt lớp 2- tập 2). Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ có dấu thanh hỏi(?) – dấu thanh ngã (~): nước nổi, nhảy, nước lũ; đọc đúng âm c/t: sướt mướt, dòng nước. - Khi cho học sinh đọc ta phải rèn cho các em đọc to, đọc đúng, khi cô giáo gọi học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay, giáo viên cần cho các em hiểu rằng: các em đọc không chỉ để cho mình cô nghe mà còn để cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe. Nhưng như thế không phải đọc to hoặc quá gào lên. Tư thế đọc bài, giáo viên cần chú ý phát hiện những chỗ các em đọc sai, đọc thừa, không sót âm, vần, tiếng. Từ đó luyện cho các em đọc đúng. Học sinh lớp tôi có đủ các địa phương: Bắc – Trung – Nam. Nên khi các em đọc bài sai vì chưa thểû hiện chính xác âm vị Tiếng Việt, sai phụ âm do chưa ý thức phân biệt để đọc chính xác tr và ch (trường và chường), s và x (sâu và xâu), gi/ d/ r (rao, giao hay dao), g và r (rổ và gổ)…. Sai chính âm, phụ âm đầu: uôi đọc ui. l/ n Ví dụ: Bài “Bông hoa niềm vui” (Sách Tiếng Việt lớp 2- tập 1). Đoạn 2 có câu: “Những bông hoa lộng lẫy…buổi sáng” mà có em đọc “Những bông hoa nộng nẫy…mặt trời buổi sáng”. -Sai về thanh: ~ đọc ? ; Ví dụ: Trong bài “Sự tích cây vú sữa” đoạn 1 có câu” Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong”. Nhưng học sinh lại đọc “nghĩ thành nghỉ ” Khi đọc thiếu, thừa cần nhắc nhở các em chú ý đọc lại cho đúng. Ví dụ: Khi đọc bài “Ơng Mạnh thắng Thần Gió” (Sách Tiếng Việt 2 tập 2) có câu: “Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi” nhưng học sinh lại đọc thiếu từ “Ngày xưa, người chưa biết làm nhà, phải ở hang” và câu “Đây là nơi Thần Gió hoành hành” Nhưng học sinh đọc thừa “Đây là nơi mà Thần Gió hoành hành”. - Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính ngăn ngừa các lỗi khi đọc tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm của các em dễ mắc phải để định ra các tiếng, các cụm từ, câu khó dễ mắc lỗi, hướng dẫn học sinh ngắt câu dài. - Sau khi các em đọc đúng rồi, giáo viên cần hướng dẫn cho các em làm chủ tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định đơn vị để đọc lưu loát, trôi chảy: cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh nhịp đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của cô, của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc, giáo viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính đọc bao nhiêu phút. Điều chỉnh tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài tập đọc, phụ thuộc vào cách sắp xếp thời gian hợp lý của giáo viên. Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có sự thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ: Khi đọc bài thơ: “Mẹ” nếu đọc câu cuối bài “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Bài “Mẹ”- Tiếng Việt 2-tập 1)- giọng đọc chậm lại, nhịp giãn ra thì câu thơ có nhiều âm lượng nhất, bài đọc sẽ đọng lại trong lòng người đọc hơn và đọc với tốc độ bình thường như những câu khác. Với bài: “Mùa xuân đến” (Tiếng Việt 2-tập 2), những câu “Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua” nhịp đọc nhanh nhưng ở câu cuối bài “Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân đến”, đọc chậm lại, nhịp giãn ra để cho câu văn ngân lên mới thể hiện đúng cảm xúc. Giáo viên chúng ta phải có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải thích phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh (ở địa phương nào?), giáo viên phải có hiểu biết về địa phương cũng như có một số vốn từ tiếng địa phương nơi mình dạy học (do giáo viên không phải người địa phương), chọn từ giải thích cho phù hợp, đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng để giải đáp cho các em về bất cứ từ nào mà các em yêu cầu. Nhưng để hiểu và nhớ những gì được đọc, người đọc phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau, mà có thể cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khoá”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu nội dung của bài văn, bài thơ. Ví dụ: Bài “Bóp nát quả cam” (Tiếng Việt 2 - tập 2). “Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng mà nếu không hiểu thì không thể hiểu vì sao lại nói: “Anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, không hiểu nội dung bài đọc, sẽ không hiểu sự vô tình bóp nát quả cam. - Bên cạnh những từ trọng tâm còn có những câu quan trọng của bài tập đọc, chẳng hạn câu nêu ý chung của bài cần làm cho học sinh nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất, tác giả đã có dụng ý sử dụng không phải đọc mức trôi chảy mà phải hiểu ý nghĩa của bài văn khi đọc. Ví dụ: Cách nói “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” trong bài “Mẹ” (Tiếng Việt 2-tập 2) cần tìm đọc những mối liên hệ bên trong của văn bản, để hiểu ý nghĩa hàm ẩn của nó chứ không phải chỉ có ý nghĩa biểu hiện, tức là dạy cho học sinh không chỉ biết đọc. - Đối với một số học sinh khá giỏi, các em cũng khó có khả năng đọc diễn cảm, cô (thầy) cũng có thể luyện cho các em những việc sau: + Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy, có thể đọc nhập vai để làm sống lại nhân vật tác phẩm. + Đọc mẫu của giáo viên: Ví dụ: Khi học bài “Bác sĩ Sói” (Sách Tiếng Việt lớp 2- Tập 2). Giáo viên tổ chức cho học sinh đàm thoại bài này chia làm mấy đoạn?(Bài này chia làm 3 đoạn; Đoạn 1: Thấy ngựa…phía ngựa; Đoạn 2: Sói đến gần…xem giúp; Đoạn 3: Phần còn lại). Giáo viên giúp học sinh biết được trong bài có mấy nhân vật?(Học sinh: Trong bài có 2 nhân vật, Sói và Ngựa). Có lời của những ai? (Học sinh; Lời người dẫn chuyện, lời Ngựa, lời của Sói). Đoạn 1 là lời của ai? (Học sinh: lời người dẫn chuyện). Khi đọc lời của Sói cần đọc với giọng như thế nào? (Học sinh: Đọc giọng giả nhân giả nghĩa). Khi đọc lời của Ngựa cần đọc với giọng như thế nào? (Học sinh: Lễ phép và bình tĩnh). Sau đó giáo viên cho học sinh thực hành nhập vai. Giáo viên đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ nào trong cách đọc của giáo viên làm cho học sinh thích. Đó chính là cách tạo tình huống để gây hứng thú khi sử dụng cho học sinh. Ví dụ: Bài “Thư Trung thu” (Sách Tiếng Việt lớp 2- Tập 2) Giáo viên đọc mẫu lần 1 với giọng thiết tha tình cảm và giải thích cho học sinh hiểu: vì đọc như thế thể hiện sự trìu mến, yêu thương của Bác dành cho các em thiếu niên, nhi đồng. Kết hợp giáo viên đọc ngắt giọng ở các câu thơ nhằm tạo cho học sinh hứng thú khi đọc: Ai yêu / các nhi đồng Bằng / Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu / ngoan ngoãn Mặt các cháu / xinh xinh. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học nói chung và đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 nói riêng,mang tính cảm tình không chú ý tập trung lâu trong một hoạt động dạy – học đơn điệu. Để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong một giờ học tôi đã tự biết vận dụng các hình thức trò chơi luyện đọc. Dưới đây xin giới thiệu một số hình thức trò chơi luyện đọc mà tôi thường áp dụng cho lớp. *Thi đọc tiếp sức: - Chuẩn bị: Một đồng hồ để tính thời gian. Mỗi học sinh trong nhóm chơi có một quyển sách Tiếng Việt. -Tiến hành: + Giáo viên hướng dẫn cách chơi cho các nhóm tham gia với số học sinh ổn định. + Từng nhóm lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang. Mỗi em cầm một quyển sách có bài đọc đó. + Khi giáo viên hô “Bắt đầu” em số 1 đọc rồi đến em số 2…đến hết nhóm và hết bài đọc (Giáo viên bấm đồng hồ). Tương tự khoảng 2,3 nhóm giáo viên nêu thời gian cho học sinh, so sánh từng nhóm và ghi điểm(trò chơi này thường vận dụng khi dạy bài thơ, mỗi em 2 câu). + Tương tự ở bài học thuộc lòng cũng khuyến khích cho học sinh nhưng không nhìn sách. Trò chơi này tôi thường áp dụng Khi đọc đoạn (bước luyện đọc đúng). * Hình thức đọc phân vai. Trước khi đọc phân vai, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm về giọng đọc của từng nhân vật. - Tiến hành: Gọi từng nhóm đọc (Học sinh cầm sách đọc). Sau đó hướng dẫn học sinh nhận xét giọng đọc của từng vai và tuyên dương, ghi điểm. Hình thức này tôi áp dụng khi đọc diễn cảm. * Đọc thơ truyền điện: Aùp dụng cho cuối tiết dạy học thuộc lòng. + Chơi theo nhóm 4 - 5 học sinh (2 nhóm 1 lần). - Tiến hành: Bạn thứ nhất (nhóm 1) đọc khoảng 2 - 3 câu tuỳ theo khả năng đọc thuộc. Sau đó “truyền điện”

File đính kèm:

  • docSKKN nam 2013 Ren doc HS lop 2.doc