SAÙNG KIEÁN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 8 HỌC MÔN HÌNH HỌC”
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Năm học 2012 – 2013 là năm hoïc tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Đồng thời là năm học thứ naêm triển khai cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục” đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường phổ thông học sinh được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập. Ñaëc bieät: Tænh Caø Mau quyeát taâm “Ñoåi môùi toaøn dieän phöông phaùp daïy hoïc”.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực tiễn tại trường THCS Hàng Vịnh - một địa bàn còn nhiều khó khăn, tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản của môn Toán nói chung, phân môn Hình học nói riêng, noù ñöôïc thể hiện qua chất lượng bộ môn còn thấp, các bài kiểm tra, bài thi chưa đạt yêu cầu còn nhiều. Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú , say mê trong khi học? có biện pháp nào để tạo niềm say mê cho các em?.Với mong muốn tìm ra những đáp án đó đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Moät soá bieän phaùp taïo höùng thuù cho hoïc sinh lôùp 8 hoïc moân hình hoïc.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 học môn Hình học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SAÙNG KIEÁN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 8 HỌC MÔN HÌNH HỌC”
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Năm học 2012 – 2013 là năm hoïc tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Đồng thời là năm học thứ naêm triển khai cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục” đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường phổ thông học sinh được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập. Ñaëc bieät: Tænh Caø Mau quyeát taâm “Ñoåi môùi toaøn dieän phöông phaùp daïy hoïc”.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực tiễn tại trường THCS Hàng Vịnh - một địa bàn còn nhiều khó khăn, tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản của môn Toán nói chung, phân môn Hình học nói riêng, noù ñöôïc thể hiện qua chất lượng bộ môn còn thấp, các bài kiểm tra, bài thi chưa đạt yêu cầu còn nhiều. Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú , say mê trong khi học? có biện pháp nào để tạo niềm say mê cho các em?.....Với mong muốn tìm ra những đáp án đó đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Moät soá bieän phaùp taïo höùng thuù cho hoïc sinh lôùp 8 hoïc moân hình hoïc.
II. Phaïm vi trieån khai thöïc hieän:
- Tröôøng THCS Haøng Vònh
III. Moâ taû saùng kieán:
1. Những vấn đề cơ sở lí luận.
Bám sát định hướng chung của ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học Toán ở trường THCS là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực, phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm say mê, hứng thú học tập cho các em. Đặc biệt những năm học gần đây toàn ngành đang thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng chính là tạo cho các em có niềm tin trong học tập, khơi dậy trong các em ý thức “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đó chính là cơ sở để khẳng định tạo hứng thú cho học sinh học tập nói chung, phân môn Hình học nói riêng trở thành một đòi hỏi đối với người làm công tác giảng dạy.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Từ thực tiễn giảng dạy môn Toán 8 của chương trình đổi mới SGK phổ thông tại trường THCS Hàng Vịnh tôi nhận thấy rằng:
Môn Toán là môn khoa học luôn được chú trọng cao và cũng là môn có nhiều khái niệm trừu tượng. Nhất là phân môn hình học, bởi khi thực hiện các bài làm đối với hình vẽ lại phải “ mở rộng” các yếu tố như: vẽ thêm đường phụ để chứng minh, điểm, đường thẳng hay suy luận..... Bên cạnh đó yêu cầu bài học lại cao phải suy diễn chặt chẽ, lôgic.
Học sinh khó khăn trong việc lập luận, suy diễn lôgic đã tạo nên thái độ miễn cưỡng, chán nản ở các em. Từ đó nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, làm bài tập ở nhà cũng chỉ đối phó, lúng túng trong việc chọn và sử dụng dụng cụ để vẽ hình..... Điều này cho thấy giáo viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, chọn lọc cho mình một cách soạn giảng tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng.
Qua điều tra về mức độ hứng thú học môn Hình học của lớp 8a2 đầu năm học 2012 – 2013 cho thấy kết quả:
Tổng số HS
Số HS có hứng thú
Số HS không có hứng thú
SL
%
SL
%
39
9
23,1
30
76,9
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm 2012 – 2013 phân môn Hình học đáng lo ngại:
TSHS
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
39
4
10,3
8
20,5
27
69,2
IV. Nhöõng bieän phaùp thöïc hieän:
Từ thực trạng học tập của học sinh trường THCS Hàng Vịnh trong phân môn Hình học, đặc biệt là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm còn thấp nên tôi đã tiến hành áp dụng các phương pháp nhằm gây hứng thú cho các em trong giờ học Hình học như sau:
Biện pháp 1. Tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới.
Khi truyền thụ kiến thức giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, kích thích được tính tò mò của các em để xuất hiện nhu cầu khám phá, từ đó các em có tâm lí để chinh phục kiến thức.
Như vậy: Phải làm thế nào để tạo hứng thú cho các em trong giờ học? Rõ ràng để làm được điều này giáo viên phải đầu tư thật kỹ cho tiết dạy của mình. Riêng tôi khi dạy giờ Hình học thường chọn cho mình phương pháp tạo tình huống từ những vấn đề thực tiễn như: Đưa ra tình huống trong thực tế hoặc kể một câu chuyện có liên quan mật thiết đến toán học. Từ đó học sinh tham gia tiết học tích cực, hào hứng hơn, các em không còn cảm giác bị gò ép, căng thẳng và chán nản, đồng thời các em sẽ nhận thức được tính thực tiễn của bộ môn.
Mỗi kiểu bài đều có một đặc thù riêng và phương pháp dùng hình ảnh trực quan rất thích hợp đối với hình học: mô hình, vật thật, tranh vẽ ... là yếu tố không thể thiếu khi vào tiết dạy. Ngoài ra giáo viên nên tìm những vật thật trong thực tế để tạo sự mới lạ và thú vị cho học sinh. Vận dụng cách làm đó lớp học rất vui vẻ, học sinh tham gia xây dựng bài rất tích cực, đồng thời các em nhớ lâu và vận dụng làm bài tập nhanh hơn.
Biện pháp 2. Tạo hứng thú cho học sinh khi áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Môn Hình học là phân môn gắn liền với thực tế cuộc sống, vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần phải cho học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng các kiến thức hình học vào các công việc hàng ngày. Điều này làm cho học sinh khỏi phải trừu tượng khi học lí thuyết và các em có thể nhớ kiến thức lâu hơn.
Biện pháp 3 : Tạo hứng thú cho học sinh khi giải bài tập.
Đối với phân môn hình học việc chọn lọc và phân loại bài tập là rất quan trọng, vì vậy giáo viên có thể chia bài tập ra thành nhiều dạng: Bài tập cơ bản áp dụng ngay công thức, định nghĩa, định lí vừa học giúp học sinh có niềm tin và khắc sâu kiến thức; dạng bài tập thực tế cho thấy tính thực tiễn của toán học; dạng bài tập suy luận tổng hợp đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, hứng thú khám phá ... nhằm củng cố lại kiến thức của phần hay chương đó.
Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh khi vẽ hình.
Khả năng vẽ hình không phải học sinh nào cũng có, trong khi học phân môn Hình học một yếu tố quan trọng là phải biết vẽ hình. Thế nhưng vẽ ra sao? Yếu tố nào trước, yếu tố nào sau? Ký hiệu như thế nào? Cần những dụng cụ nào?... Điều này học sinh cần có một quá trình rèn luyện lâu dài dưới sự chỉ dẫn của giáo viên ngay từ khi các em làm quen kiến thức mới.
Khi vẽ cần xác định cho học sinh vừa đọc vừa vẽ, cần bổ sung các yếu tố phụ và biết biểu diễn các ngôn ngữ sang kí hiệu hình học, sử dụng phấn màu khi trình bày, hình vẽ trên bảng giáo viên nên sử dụng phấn màu hợp lí ở các điểm đặc biệt, đường đặc biệt giúp học sinh dễ phát hiện kiến thức từ vẽ hình. Ở một số tiết giáo viên nên sử dụng phần mềm PowerPoint trình chiếu các bước vẽ hình cho học sinh quan sát.
V. Keát quaû, öùng duïng:
1. Kết quả đạt được.
Trong quá trình giảng dạy khi áp dụng saùng kieán của mình để soạn giảng và vận dụng vào thực tế tôi nhận thấy có sự thay đổi:
- Học sinh đã có thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong tiết học, chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn về bộ môn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình.
- Phần lớn các bài kiểm tra đã được nâng lên, các em vẽ hình đúng, xác định hướng đi bài toán, số học sinh chứng minh lôgíc và chặt chẽ được tăng lên.
- Từ những bài học đa số các em đều vận dụng vào thực tiễn các kiến thức như: Đo đạc, cắt hình, xác định tính đối xứng của vật thể ....
Kết quả điểu tra số học sinh hứng thú và không có hứng thú học môn hình học của lớp 8a2 trong học kì I là:
Tổng số HS
Số HS có hứng thú
Số HS không có hứng thú
SL
%
SL
%
39
18
46,2
21
53,8
So với đầu học kỳ I số học sinh hứng thú với phân môn Hình học tăng lên
Kết quả khảo sát chất lượng bài kiểm tra 45 phút phân môn Hình học ñöôïc taêng leân
TSHS
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
39
10
25,6
19
48,7
10
25,6
2. Điều kiện áp dụng.
Từ kết quả áp dụng trong thực tế giảng dạy Toán học của bản thân, tôi nhận thấy đề tài “ Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 học môn Hình học ” có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh khối 8 trong nhà trường, với tất cả những người làm công tác giảng dạy Toán.
VI. Kiến nghị đề xuất.
- Để làm tốt và hiệu quả hơn công tác giáo dục, giảng dạy Toán học nói chung, Hình học nói riêng trong nhà trường THCS, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nhỏ sau:
- Các cấp lãnh đạo tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo, chuyên đề bàn về phương pháp dạy học Toán theo hai phân môn: đại số và hình học để cán bộ giáo viên được trao đổi nhiều hơn nữa nhằm học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Tạo điều kiện hơn nữa về đồ dụng dạy học nhằm phát huy hiệu quả dạy học.
Keát luaän:
Sau khi nghiên cứu và triển khai vấn đề này bản thân tôi nhận thấy: Ñể tạo cho học sinh hứng thú học phân môn Hình học 8 giáo viên phải từng bước tạo hứng thú cho học sinh qua việc tìm hiểu kiến thức mới, thông qua các buổi thực hành, qua việc phân loại bài tập, vẽ hình ... Đồng thời phải luôn gần gũi, tìm hiểu những khó khăn, sở thích của học sinh để từ đó có những biện pháp phù hợp hơn. Bên cạnh đó cần có thời lượng phù hợp áp dụng kiến thức hình học vào thực tiễn đời sống và để học sinh thấy được tính khoa học, giá trị thực tiễn của bộ môn.
Trên đây là một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lôùp 8 học môm Hình học mà bản thân tôi đã nghiên cứu, thực hiện và đã có nhiều thay đổi trong quá trình học tập của học sinh. Xin mạnh dạn đưa ra trao đổi với đồng nghiệp để cùng áp dụng nhằm đưa kết quả dạy học môn Toán nói chung, phân môn Hình học nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. Rất mong được sự góp ý từ đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để thực sự đề tài này là một sáng kiến phổ biến sâu rộng.
Xaùc nhaän cuûa laõnh ñaïo nhaø tröôøng
...................
Haøng vònh, ngaøy thaùng naêm 2013
Hieäu trôûng
Chaân thaønh caûm ôn!
Hàng vịnh, ngày 24 tháng 03 năm 2013
Người viết
Phaïm Ñöùc Toaøn