Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp

1/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.

 - Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường thể hiện qua việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm chính vì thế được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực quản lý lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.

- Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Trên thực tế bất kỳ giáo viên nào cũng muốn lớp mình được phân công chủ nhiệm là một lớp học giỏi, ngoan, có nhiều học sinh năng nổ trong học tập cũng như trong sinh hoạt đạt nhiều thành tích trong các hoạt động do trường hoặc các tổ chức đoàn, đội phát động. Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, một tập thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là lười học, mấtđạo đức như thường lơ đãng trong giờ học, không chịu nghe thầy cô giảng bài, kiểm tra, thi cử thì quay cóp Có em lại không chấp hành nội quy, không tham gia phong trào của lớp thường xuyên đi học trễ, lừa dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thậm chí còn cúp tiết tụ tập, la cà ở các hàng quán, gây gổ và đánh nhau Những biểu hiện đó là những biểu hiện chung nhất của những em “ học sinh cá biệt”. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. - Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường thể hiện qua việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm chính vì thế được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực quản lý lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh. - Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Trên thực tế bất kỳ giáo viên nào cũng muốn lớp mình được phân công chủ nhiệm là một lớp học giỏi, ngoan, có nhiều học sinh năng nổ trong học tập cũng như trong sinh hoạt đạt nhiều thành tích trong các hoạt động do trường hoặc các tổ chức đoàn, đội phát động. Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, một tập thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là lười học, mấtđạo đức như thường lơ đãng trong giờ học, không chịu nghe thầy cô giảng bài, kiểm tra, thi cử thì quay cóp Có em lại không chấp hành nội quy, không tham gia phong trào của lớp thường xuyên đi học trễ, lừa dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thậm chí còn cúp tiết tụ tập, la cà ở các hàng quán, gây gổ và đánh nhau Những biểu hiện đó là những biểu hiện chung nhất của những em “ học sinh cá biệt”. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra. - Thực tiễn là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Vì vậy, để góp phần cùng với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh tốt hơn nữa tôi xin mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ được rút ra từ thực tế làm công tác chủ nhiệm của mình. “Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm”. 2/ Phạm vi triển khai thực hiện. Trong trường THCS xã Hàng Vịnh 3/ Mô tả sáng kiến. - Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Đây là Lứa tuổi 11 đến 15, nhiều học sinh đã bắt đầu dậy thì và có những diễn biến rất phức tạp đó là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ em sang giai đoạn người lớn. - Những đặc điểm tâm lý, sự hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Vì vậy phải cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo cho các em. Đó là giáo viên chủ nhiệm, giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để các em trở thành công dân tốt, chính vì lẽ đó tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp đã áp dụng những biện pháp sau để giáo dục học sinh của mình. ”. * Các biện pháp thực hiện. 3.1 . Công tác tổ chức lớp. - Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp: Tổng số học sinh, số lượng học sinh nam, học sinh nữ, học sinh khá giỏi về học lực, học sinh cá biệt, đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh đặc biệt, đi học bằng đò, trong địa bàn xã, ngoài xã là bao nhiêu em? Lưu ý phải xin số điện thoại của cha mẹ học sinh để có gì tiện liên lạc. ( Học sinh ghi thông tin lý lịch của mình nộp cho GVCN) - Ổn định tổ chức lớp để lớp đi vào nề nếp cũng như học tậpvà chia tổ( thường là 4 tổ)tạo sự hài hòa,hợp lý giữa các tổ trong tổ có 1 tổ trưởng và một tổ phó và cho các em thi đua giữa các tổ trong học tập,cuối tuần có đánh giá khen, chê kịp thời. - Bầu cán sự lớp hết sức cẩn trọng GVCN định hướng, gợi ý để lớp lựa chọn những em chăm học gương mẫu chấp hành nội quy có tinh thần tập thể uy tín với lớp và họp giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Lập sơ đồ chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm lý rất lớn đến các em. Nếu có thể tránh được giáo viên chủ nhiệm nên tránh các trường hợp: + Không nên sắp xếp nữ, nam ngồi xen nhau trong một bàn, nhất là lớp 8, lớp 9 các em nữ sẽ mất tự tin . + Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để bạn giúp đỡ trong học tập, tạo thuận lợi để thảo luận nhóm xây dựng bài, xây dựng đôi bạn cùng tiến - Tổ chức cho học sinh học nội quy trường và quy định của lớp. 3.2. Gần gũi với học sinh của lớp chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào?. Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân - Những buổi lao động, sinh hoạt đội, thi làm báo tường, lòng đèn rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình đừng nhăn nhó khi các em làm không được Giáo viên, cùng lao động với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động. Như vậy có nghĩa là giáo viên cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại với lớp chủ nhiệm. - Tiếp xúc với cán sự lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động diễn ra của lớp khi không có Giáo viên chủ nhiệm. 3.3. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp: - Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh mỗi buổi học là điều không thể tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh. - Sau mỗi buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc và hàng tuần nên có cuộc họp với cán bộ lớp. -  Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả năng làm việc của cán bộ lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán bộ lớp làm việc và tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em để các em tự quản lớp. -  Có một số học sinh thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp. Sở dĩ có hiện tượng này vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là kiểm điểm những sai sót của một số em vi phạm nội quy của trường, lớp. Vì vậy, giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ này. Giáo viên cho lớp nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện vui, đóng kịch phù hợp với đối tượng học sinh. - Đối với học sinh phá lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp thì giáo viên chủ nhiệm phải lấy tình thương yêu, lời lẽ phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận lỗi là tốt nhất có thể giáo viên chủ nhiệm giao cho những em đó làm cán sự trật tự, cán sự lao động để các em thấy trách nhiệm của mình trong lớp. -  Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các em. 3.4: Mối quan hệ phối hợp. a. Giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh: - Đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm phụ huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh. Tốt nhất là nên đi thăm gia đình những em có hạnh kiển trung bình, yếu và gia đình khó khăn trước. -  Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, phương pháp học tập của các em. -  Đến với học sinh hay nghịch, lơ là việc học tập, giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm gia đình là hết sức cần thiết. Vì đa số học sinh gia đình lao động nghèo,nhà ở trong vuông cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có thể nói là họ giao con mình cho thầy cô. Đến khi được giáo viên chủ  nhiệm báo cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ mới vỡ lẽ. Có gia đình thực sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình xem như chẳng có chuyện gì. Không sao, giáo viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng, cứ đến gặp họ một lần, hai lần ở xa thì nên gọi điện thoại để liên lạcđể kết hợp cùng bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả. Và điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học sinh phải có mặt các con. Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, tôi thấy muốn có tác dụng tốt có thể thực hiện như sau: + Nhập vi phạm học sinh vào Viêtschool kịp thời đối với gia đình tham gia đăng kí sổ liên lạc điện tử, còn gia đình không tham gia thì gọi điện trực tiếp tới gia đình học sinh + Gọi điện hỏi thăm gia đình và trao đổi về học tập của con em họ. + Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh. + Nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao đổi ôn hoà,tìm điểm tốt của em đó nêu trước sau đó mới phê bình đừng để phụ huynh có cảm nhận là mình mắng khéo. Cố nói làm sao để cho họ thấm thay vì làm cho họ tức. Mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm tôi rất ít làm, chỉ khi sự việc nghiêm trong như gây gổ đánh nhau thì tôi mời lại để trao đổi, Tôi nghĩ rằng làm như vậy mất thời gian của họ mà chính bản thân giáo viên chẳng biết học sinh mình có một gia đình như thế nào. - Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc giáo dục học sinh là việc làm thường xuyên, tuy mất nhiều thời gian nhưng sau mỗi lần được giáo viên chủ nhiệm đến thăm bản thân học sinh có tiến bộ rõ, nếu tiến bộ chậm cũng là thành công rồi. b. Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường. - Phối hợp chặt chẽ với cán sự lớp để nắm được kết quả học tập cũng như tâm tư, nguyện vọng của các em trong tập thể lớp. - Phối hợp với BGH nhà trường cùng giáo dục và xử lý học sinh vi phạm. - Phối hợp với giáo viên bộ môn để cùng rèn luyện giáo dục cá em học tập tốt hơn. - Phối hợp với các tổ chức Đoàn- Đội trong nhà trường để rèn luyện đạo đức và khen, chê kịp thời những gương tốt, việc tốt của học sinh. - Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để trao đổi tìm ra biện pháp giáo dục và quản lý con em mình được tốt hơn. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại - Từ những kinh nghiệm của bản thân cùng với việc học hỏi những kinh nghiệm quí báu của quí đồng nghiệp nên trong năm học 2011-2012, lớp chủ nhiệm của tôi là 6A3, có đến 2 học sinh cá biệt, có 5 học sinh lưu ban nhưng đến giờ các em đã biết vâng lời thầy cô, quan tâm đến lớp hơn, chịu khó và tự giác trong học tập, tích cực tham gia các phong trào thi đua của trường- đội tổ chức như ( đố vui học tập, báo tường, chuyền tranh, nhảy bao bố) đạt giải nhất khối 6. - Nề nếp lớp : Thực hiện tốt nội quy trường lớp, thi đua kết quả hàng tuần dưới cờ đạt tốt ( trên 8,5%) - Tỉ lệ học sinh lên lớp 42/ 43 HS ( vượt chỉ tiêu trường giao) - Đạt danh hiệu lớp tiên tiến đứng hạng 2/14 lớp so với toàn trường. * Cụ thể kết quả năm học 2011- 2012: Lớp 6a3 Sĩ số: 43/19 nữ Giỏi (Tốt) Khá TB Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % Học lực 5 11,6 18 41,8 19 44,1 1 2,3 42 97,6% Hạnh kiểm 34 79,1 8 18,6 1 2,3 0 0 43 100 * Năm học 2012-2013: Tôi cũng áp dụng những phương pháp này trong công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cũng khả thi vì tôi chủ nhiệm lớp 6A4 sĩ số 43/20 nữ lớp có nhiều học sinh cá biệt nổi trội nhất khối 6, nhưng trong học kì I lớp đã vươn lên trong học tập, cũng như phong trào đạt kết quả cao đứng hạng 3/13 lớp của toàn trường. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Sáng kiến mới được chia sẻ cùng với các đồng chí làm công tác chủ nhiệm trong trường THCS xã Hàng Vịnh 6. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với ban giám hiệu - Đối với BGH trường cần thành lập tổ giám thị để tiếp sức hỗ trợ đối với GVCN giáo dục đạo đức cho học sinh tốt hơn. - Cần khen thưởng kịp thời đối với GVCN đạt thành tích trong công tác chủ nhiệm để khuyến khích họ phát huy hết năng lực của mình . b. Đối với Giáo viên chủ nhiệm Là giáo viên chúng ta hãy đến với các em bằng tất cả tấm lòng, bằng tất cả trái tim để bồi bổ, vun đắp tương lai cho các em và luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. thì chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả như chúng ta hằng mong muốn. Trên đây là một số kinh nghiệm cũng như những công việc mà tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả . Tuy rằng công tác chủ nhiệm lớp thì vô cùng đa dạng, đã có nhiều đồng chí đạt kết quả cao bằng cách thức, phương pháp khác rất mong các đồng chí xem xét và góp ý giúp đỡ để tôi phát huy mạnh hơn về công tác chủ nhiệm. Xin chân thành cảm ơn! Hàng Vịnh, ngµy 28 th¸ng 3 n¨m 2013 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết .. . . .. Nguyễn Thị Minh Nguyệt . Hàng Vinh,ngày.tháng..năm 2013 Hiệu trưởng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm. Tên cá nhân: Nguyễn Thị Minh Nguyệt Thời gian đã được triển khai thực hiện: từ ngày 15/ 8/ 2011 đến 28/ 3/ 2013 1/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. - Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường thể hiện qua việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm chính vì thế được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực quản lý lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập, nề nếp cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh tốt hơn - Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh ý thức chưa ngoan, chưa chấp hành nội quy nề nếp lớp đạo đức học sinh ở trường có chiều hướng giảm sút nghiêm trong làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục. Do đó tôi xin trình bày một số sáng kiến, đề xuất trong biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp góp phần nào cùng với nhà trường làm công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh ngày càng tốt hơn. 2/ Phạm vi triển khai thực hiện. Trong trường THCS xã Hàng Vịnh 3/ Mô tả sáng kiến. a . Công tác tổ chức lớp. - Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp - Bầu cán sự lớp và chia tổ. - Lập sơ đồ chỗ ngồi của các em. - Tổ chức cho học sinh học nội quy trường và quy định của lớp. b. Gần gũi với học sinh của lớp chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi thường xuyên với học sinh . - Những buổi lao động, sinh hoạt đội, hội thi làm báo tường, lòng đèn.. - Tiếp xúc với cán sự lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp c. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp: - Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi để giúp các em ôn bài hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh. - Đối với học sinh phá lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm theo dõi phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận lỗi là tốt nhất. -  Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học sinh. d. Mối quan hệ phối hợp. * Giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh: - Đến thăm gia đình học sinh tôi thấy muốn có tác dụng tốt có thể thực hiện như sau: + Gọi điện hỏi thăm gia đình và trao đổi về học tập của con em họ. + Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh. + Nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao đổi ôn hoà, tìm điểm tốt của em đó nêu trước sau đó mới phê bình . * Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường. - Phối hợp chặt chẽ với cán sự lớp để nắm được kết quả học tập của các thành viên. - Phối hợp với BGH nhà trường cùng giáo dục và xử lý học sinh vi phạm. - Phối hợp với giáo viên bộ môn để cùng rèn luyện giáo dục cá em học tập tốt hơn. - Phối hợp với các tổ chức Đoàn- Đội trong nhà trường - Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp . 4. Kết quả hiệu quả mang lại * Cụ thể kết quả năm học 2011- 2012 - Đạt danh hiệu lớp tiên tiến đứng hạng 2/14 lớp so với toàn trường. Lớp 6a3 Giỏi (Tốt) Khá TB Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % Học lực 5 11,6 18 41,8 19 44,1 1 2,3 42 97,6% Hạnh kiểm 34 79,1 8 18,6 1 2,3 0 0 43 100 * Năm học này 2012-2013: lớp 6A4 sĩ số 43/20 nữ lớp có nhiều học sinh cá biệt nổi trội nhất khối 6, nhưng trong học kì I lớp đã vươn lên trong học tập, cũng như phong trào đạt kết quả cao đứng hạng 3/13 đạt danh hiệu lớp tiên tiến của toàn trường. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiên. Sáng kiến mới được chia sẻ cùng với các đồng chí làm công tác chủ nhiệm trong trường THCS xã Hàng Vịnh 6. Kiến nghị: - Đối với BGH trường cần thành lập tổ giám thị để tiếp sức hỗ trợ đối với GVCN giáo dục đạo đức cho học sinh tốt hơn. - Cần khen thưởng kịp thời đối với GVCN đạt thành tích trong công tác chủ nhiệm để khuyến khích họ phát huy hết năng lực của mình. Hàng Vịnh, ngµy 28 th¸ng 3 năm 2013 Ng­êi viÕt Nguyễn Thị Minh Nguyệt CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013 ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét,công nhận sáng kiến Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Năm Căn Họ và tên : Nguyễn Thị Minh Nguyệt Đơn vị công tác: Trường THCS xã Hàng Vịnh Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm học 2012-2013 như sau: 1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm. 2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu): - Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường thể hiện qua việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm chính vì thế được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực quản lý lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập,nề nếp cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh tốt hơn. - Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh ý thức chưa ngoan, chưa chấp hành nội quy nề nếp lớp đạo đức học sinh ở trường có chiều hướng giảm sút nghiêm trong làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục. - Do đó tôi xin trình bày một số sáng kiến, đề xuất trong biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp góp phần nào cùng với nhà trường làm tốt công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh. 3. Nội dung cơ bản của sáng kiến: a . Công tác tổ chức lớp. - Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp - Bầu cán sự lớp và chia tổ. - Lập sơ đồ chỗ ngồi của các em. - Tổ chức cho học sinh học nội quy trường và quy định của lớp. b. Gần gũi với học sinh của lớp chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi thường xuyên với học sinh . - Những buổi lao động, sinh hoạt đội, hội thi làm báo tường, lòng đèn.. - Tiếp xúc với cán sự lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp c. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp: - Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi để giúp các em ôn bài hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh. - Đối với học sinh phá lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm theo dõi phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận lỗi là tốt nhất. -  Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học sinh. d. Mối quan hệ phối hợp. * Giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh: - Đến thăm gia đình học sinh tôi thấy muốn có tác dụng tốt có thể thực hiện như sau: + Gọi điện hỏi thăm gia đình và trao đổi về học tập của con em họ. + Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh. + Nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao đổi ôn hoà, tìm điểm tốt của em đó nêu trước sau đó mới phê bình . * Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường. - Phối hợp chặt chẽ với cán sự lớp để nắm được kết quả học tập của các thành viên. - Phối hợp với BGH nhà trường cùng giáo dục và xử lý học sinh vi phạm. - Phối hợp với giáo viên bộ môn để cùng rèn luyện giáo dục cá em học tập tốt hơn. - Phối hợp với các tổ chức Đoàn- Đội trong nhà trường - Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp . 4. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến mới được chia sẻ cùng với các đồng chí làm công tác chủ nhiệm trong trường THCS xã Hàng Vịnh 5. Hiệu quả đạt được. * Cụ thể kết quả năm học 2011- 2012: Đạt danh hiệu lớp tiên tiến đứng hạng 2/14 lớp so với toàn trường. Lớp 6a3 Giỏi (Tốt) Khá TB Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % Học lực 5 11,6 18 41,8 19 44,1 1 2,3 42 97,6% Hạnh kiểm 34 79,1 8 18,6 1 2,3 0 0 43 100 * Năm học này 2012-2013: lớp 6A4 sĩ số 43/ 20 nữ lớp có nhiều học sinh cá biệt nổi trội nhất khối 6, nhưng trong học kì I lớp đã vươn lên trong học tập, cũng như phong trào đạt kết quả cao đứng hạng 3/13 đạt danh hiệu lớp tiên tiến của toàn trường. Người đăng ký Nguyễn Thị Minh Nguyệt

File đính kèm:

  • docSKKN CHU NHIEM LƠP NGUYỆT.doc
  • docTóm tắt ND sáng kiến đề nghi công nhận- thắng.doc