Qua nhiều năm được nhà trường phân công dạy học lớp 4. Tôi nhận thấy ở môn toán lớp 4, nếu như các em nắm vững kĩ các kiến thức đã học một cách chính xác có hệ thống thì đó sẽ là nền tảng để các em học tốt môn toán ở các lớp sau này. Nhưng trong quá trình dạy tôi thấy học sinh hay nhầm lẫn ở các nội dung sau:
Phần phân số: Học sinh hay nhầm lẫn ở các nội dung:
- Quy đồng hai phân số khác mẫu số.
- So sánh hai phân số.
Vậy lí do nào mà học sinh hay nhầm lẫn và sai sót như vậy? Qua quá trình vừa dạy vừa học tôi tìm ra được những lí do sau:
+ Về phía học sinh:
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất nhanh hiểu bài nhưng cũng rất mau quên nếu không được ôn luyện thường xuyên.
+ Về phía giáo viên:
- Tuy nhiên trong quá trình dạy giáo viên chúng ta dạy kĩ, phân tích kĩ cho học sinh hiểu qua mỗi bài học nhưng chưa hệ thống kĩ được chuỗi kiến thức để học sinh phân biệt được sự giống nhau, khác nhau giữa dạng toán này với dạng toán kia.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt môn toán lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm được nhà trường phân công dạy học lớp 4. Tôi nhận thấy ở môn toán lớp 4, nếu như các em nắm vững kĩ các kiến thức đã học một cách chính xác có hệ thống thì đó sẽ là nền tảng để các em học tốt môn toán ở các lớp sau này. Nhưng trong quá trình dạy tôi thấy học sinh hay nhầm lẫn ở các nội dung sau:
Phần phân số: Học sinh hay nhầm lẫn ở các nội dung:
- Quy đồng hai phân số khác mẫu số.
- So sánh hai phân số.
Vậy lí do nào mà học sinh hay nhầm lẫn và sai sót như vậy? Qua quá trình vừa dạy vừa học tôi tìm ra được những lí do sau:
+ Về phía học sinh:
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất nhanh hiểu bài nhưng cũng rất mau quên nếu không được ôn luyện thường xuyên.
+ Về phía giáo viên:
- Tuy nhiên trong quá trình dạy giáo viên chúng ta dạy kĩ, phân tích kĩ cho học sinh hiểu qua mỗi bài học nhưng chưa hệ thống kĩ được chuỗi kiến thức để học sinh phân biệt được sự giống nhau, khác nhau giữa dạng toán này với dạng toán kia.
II/ ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng: Học sinh lớp 4, trường Tiểu học Trần Quốc Toản.
1/ Cơ sở và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở: Sách giáo khoa, sách giáo viên toán 4.
- Phương pháp nghiên cứu: Giảng giải, gợi mở, thực hành.
III/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1/ GIẢI PHÁP MỤC TIÊU:
Từ kết quả của việc phân tích, tìm hiểu nguyên nhân thực tế cùng với những trăn trở làm thế nào để học sinh nắm vững, phân biệt kĩ, nhớ lâu kiến thức một cách chính xác có hệ thống. Tôi tiến hành tìm hiểu và tìm ra một chút ít kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt môn toán một cách tốt nhất. Đó chính là nội dung đề tài kinh nghiệm của tôi: “Một số kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt môn toán lớp 4”.
2/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
* Phân số:
a. Quy đồng hai phân số khác mẫu số: Quy đồng hai phân số khác mẫu số có 2 dạng:
+ Dạng 1: Hai mẫu số không chia hết cho nhau.
Quy tắc: Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm như sau:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
Ví dụ 1: Quy đồng mẫu số hai phân số sau :
và
Ta c ó :
= = ; = =
+ Dạng 2: Hai mẫu số có mẫu số này chia hết cho mẫu số kia.
Dạng này ta chỉ việc quy đồng mẫu số của một phân số có mẫu số bé hơn còn giữ nguyên phân số có mẫu số lớn hơn.
Ví dụ 2: Quy đồng mẫu số hai phân số sau: và .
Nhìn thấy mẫu số 6 và 12 thì 6 x 2 = 12 hay 12 : 2 = 6 tức là 12 chia hết cho 6.
Có thể chọn 12 làm mẫu số chung vì 12 : 6 = 2 và chia hết cho 12
và giữ nguyên phân số .
Trong chương trình, hai dạng này được học trong hai tiết. Qua mỗi tiết học, đa số học sinh đều hiểu bài và làm bài tốt nhưng đến khi dạy qua bài Luyện tập chung thì học sinh nhầm lẫn giữa dạng 1 với dạng 2. Phần đông là các em làm bài tập kiểu dạng 2 thành dạng 1, các em đi quy đồng cả hai phân số. Để học sinh không còn nhầm lẫn giữa dạng 1 và dạng 2 và vận dụng làm bài một cách nhanh nhất, tôi hướng dẫn các em thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Trước khi quy đồng ta phải nhìn vào mẫu số của 2 phân số. Nhìn để xem hai mẫu số đó có chia hết cho nhau hay không hay là không chia hết cho nhau.
- Bước 2: Chọn cách quy đồng.
Nếu 2 mẫu số không chia hết cho nhau thì ta chọn cách thực hiện của dạng 1 (quy đồng cả hai phân số đó).
Nếu mẫu số này chia hết cho mẫu số kia thì ta chọn cách thực hiện của dạng 2. (chỉ việc đi quy đồng một phân số có mẫu số bé hơn còn giữ nguyên phân số có mẫu số lớn hơn).
- Bước 3: Quy đồng.
Ví dụ: Quy đồng mẫu số các phân số sau :
a. và hoặc b. và
Ta thấy 5 và 7 không chia hết cho nhau , 9 và 11 cũng không chia hết cho nhau. Vậy chọn cách quy đồng mẫu của 2 phân số( dạng 1).
Ví dụ : Quy đồng mẫu số các phân số sau:
a. và ; b. và
Ta thấy 14 chia hết cho 7, 18 chia hết cho 9. Vậy chọn cách quy đồng một phân số có mẫu số bé hơn và giữ nguyên phân số có mẫu số lớn hơn( dạng 2).
Khi các em phân biệt làm đúng theo các cách quy đồng đã học thì các em sẽ vận dụng làm đúng các phép tính cộng, trừ các phân số khác mẫu số và so sánh 2 phân số khác mẫu số một cách đơn giản, nhẹ nhàng hơn.
b. So sánh 2 phân số: So sánh 2 phân số có các dạng sau:
+ Dạng 1: So sánh 2 phân số cùng mẫu số.
Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta chỉ việc so sánh 2 tử số với nhau.
- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- Tử số của 2 phân số bằng nhau thì 2 phân số bằng nhau.
Ví dụ: So sánh 2 phân số và vì tử số của phân số thứ nhất là 3 bé hơn tử số của phân số thứ hai là 5 nên < .
+ Dạng 2: So sánh 2 phân số khác mẫu số.
Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
Ví dụ 1 : So sánh hai phân số: và
Kết luận:
Ví dụ 2 : So sánh : và vì 10 : 5 = 2, MSC là 10.
=> <
+ Dạng 3: So sánh hai phân số có cùng tử số.
Trong hai phân số có cùng tử số thì:
- Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.
- Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
Ví dụ: So sánh: và vì phân số thứ nhất có mẫu số bé hơn nên phân số thứ nhất lớn hơn. Vậy: > .
+ Dạng 4: So sánh phân số với 1.
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Ví dụ: So sánh: a. và 1; b. và 1.
* Ở câu a: ta thấy phân số có tử số bé hơn mẫu số nên phân số đó bé hơn 1.
* Ở câu b: ta thấy phân số có tử số lớn hơn nên phân số đó lớn hơn 1.
+ Dạng 5: So sánh 2 phân số mà trong đó có một phân số lớn hơn 1 và một phân số bé hơn 1.
Ví dụ: So sánh: và . Ta thấy trong hai phân số này có phân số bé hơn 1, phân số lớn hơn 1. Nên < .
Trong các dạng trên thì các em hay nhầm lẫn giữa dạng 2, dạng 3 và dạng 5. Để học sinh không còn nhầm lẫn giữa dạng 2, dạng 3, dạng 5 và vận dụng làm bài một cách nhanh nhất, tôi hướng dẫn các em thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Trước khi so sánh ta phải nhìn vào tử số của 2 phân số. Nhìn để xem hai phân số đó có cùng tử số hay không? Nếu không ta nhìn vào mẫu số của hai phân số xem nó khác mẫu hay cùng mẫu. Nếu không phải 1 trong 2 dạng đó thì ta xét xem hai phân số đó có một phân số lớn hơn 1 và một phân số bé hơn 1 hay không.
- Bước 2: Chọn cách so sánh.
Nếu 2 phân số có cùng tử số thì ta chọn cách so sánh của dạng 3.
Nếu hai phân số khác mẫu số thì ta chọn cách so sánh của dạng 2.
Nếu hai phân số có một phân số bé hơn 1 và một phân số lớn hơn 1 thì ta chọn cách so sánh của dạng 5.
- Bước 3: So sánh.
- Ví dụ: So sánh các phân số sau:
a. và ; b. và ; c. và .
* Ở câu a: Hỏi: Các em chọn cách so sánh nào?( Chọn cách so sánh của dạng 3).
- Hỏi: Vì sao các em chọn dạng 3? ( Vì hai phân số này có cùng tử số).
- Khi chọn ra cách so sánh thì HS sẽ trả lời ngay là > .
* Ở câu b: Giáo viên cũng hỏi tương tự như câu a thì HS sẽ biết chọn cách so sánh của dạng 2.
Kết luận:
* Ở câu c: Giáo viên cũng hỏi tương tự như câu a và câu b thì HS sẽ chọn ngay cách so sánh của dạng 5.
Ta thấy trong hai phân số này có phân số bé hơn 1, phân số lớn hơn 1.
Nên < .
Sau khi dạy các bài có kiến thức mới, qua tiết luyện tập tôi củng cố, hệ thống lại các kiến thức cơ bản cho học sinh, giúp học sinh nhận diện, phân biệt các dạng toán để các em nắm vững, không nhầm lẫn giữa dạng này với dạng kia. Qua mỗi bài luyện tập tôi cho các em ghi những kiến thức cần nhớ vào sổ tay toán học của mình để các em nhớ mãi không quên. Qua mỗi tuần học, qua mỗi chương tôi cho các em làm một bài kiểm tra để nắm bắt kết quả học tập và đồng thời qua kiểm tra nhằm ôn lại kiến thức cho cho các em. Việc làm này luôn được nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Từ đó tôi dễ dàng phân loại học sinh và có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh một cách hiệu quả hơn.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thực hiện cách làm trên tôi thấy hiệu quả rất cao. Có trên 90% các em đã biết phân biệt và làm đúng các dạng toán một cách dễ dàng, nhanh, đỡ tốn thời gian và các em nắm vững kiến thức một cách chắc chắn có hệ thống, không còn nhầm lẫn giữa dạng toán này với dạng toán kia nữa và kết quả đạt được như sau:
Thời gian đầu của học kì II năm học 2009 – 2010:
TSHS
Không nhầm lẫn trong cách làm
Nhầm lẫn trong cách làm
30
10
20
Thời gian giữa học kì II năm học 2009 - 2010:
TSHS
Không nhầm lẫn trong cách làm
Nhầm lẫn trong cách làm
30
28
2
V/ NHỮNG ĐỀ XUẤT
Đối với giáo viên:
Khi chuẩn bị cho một tiết dạy trên lớp, chúng ta cần nghiên cứu kĩ bài dạy, xác định rõ mục tiêu bài dạy, xem lại kiến thức của bài trước có liên quan gì đến kiến thức của bài sau hay không. So sánh các kiến thức trong cùng một chương có điểm gì chung, điểm gì riêng để giúp học sinh nhận dạng, phân biệt các dạng toán một cách chính xác, có hệ thống.
Người giáo viên phải luôn tự tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.
Nhiệt tình trong công tác giảng dạy, tâm huyết với nghề.
VII/ KẾT LUẬN
Tóm lại, quá trình giảng dạy là một quá trình hoạt động song song giữa thầy và trò nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy và học.
Quá trình này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi cả thầy và trò cùng tích cực thực hiện. Trong giảng dạy môn toán, ngoài việc dạy đúng, dạy đủ kiến thức cho học sinh theo sách giáo khoa, người giáo viên cần phải biết tìm tòi, nghiên cứu, nhanh nhạy giúp các em có khả năng phân biệt, nhận dạng các dạng toán một cách chính xác, có hệ thống sẽ tạo môi trường thân thiện, niềm hứng thú say mê học toán và tiết kiệm được thời gian dạy và học cho cả thầy và trò.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn toán lớp 4. Chắc rằng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa thấy được. Rất mong nhận được sự góp ý của các nhà quản lí và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Hòa, tháng 1 năm 2011.
Người viết
Huỳnh Thị Tuyết Nhung
Nhaän xeùt cuûa hoäi ñoàng chaám caáp tröôøng
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chuû tòch hoäi ñoàng
(Kí teân, ñoùng daáu)
Nhaän xeùt cuûa hoäi ñoàng chaám caáp huyeän
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chuû tòch hoäi ñoàng
( Kí teân, ñoùng daáu)
File đính kèm:
- EMANG KIEN KINH NGHIEM.doc