ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã đem lại cho cuộc sống bao điều mới lạ. Với giáo dục, khi ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong dạy và học.
Dạy học với sự trợ giúp của các thiết bị như máy tính, máy chiếu đa năng, đa phương tiện (Multimedia), với chức năng có thể tạo, lưu trử, trình diễn, mô phỏng các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh thì đã giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong quá trình dạy học, nhất là trong giai đoạn hiện nay với định hướng đổi mới phương pháp dạy học: tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tích cực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ dạy học, cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thấy có rất nhiều nội dung cần các hình ảnh trực quan mô phỏng, các câu hỏi trắc nghiệm, những hoạt động mang tính “học mà chơi, chơi mà học” . và nó sẽ đem lại hiệu quả cao nếu được ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhưng làm thế nào để có những bài giảng hay, ứng dụng CNTT thực sự có hiệu quả trong cỏc tiết dạy, đố vẫn là một vấn đề cần quan tâm. Theo tôi, cần thay đổi từ cách xây dựng một tiết học. Đó là khâu thiết kế bài giảng, xây dựng kịch bản, là sự nhịp nhàng giữa sử dụng máy và phương pháp giảng bài
7 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm khi thiết kế bầi giảng điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã đem lại cho cuộc sống bao điều mới lạ. Với giáo dục, khi ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong dạy và học.
Dạy học với sự trợ giúp của các thiết bị như máy tính, máy chiếu đa năng, đa phương tiện (Multimedia), với chức năng có thể tạo, lưu trử, trình diễn, mô phỏng các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh thì đã giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong quá trình dạy học, nhất là trong giai đoạn hiện nay với định hướng đổi mới phương pháp dạy học: tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tích cực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ dạy học, cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thấy có rất nhiều nội dung cần các hình ảnh trực quan mô phỏng, các câu hỏi trắc nghiệm, những hoạt động mang tính “học mà chơi, chơi mà học” ... và nó sẽ đem lại hiệu quả cao nếu được ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhưng làm thế nào để có những bài giảng hay, ứng dụng CNTT thực sự có hiệu quả trong cỏc tiết dạy, đố vẫn là một vấn đề cần quan tâm. Theo tôi, cần thay đổi từ cách xây dựng một tiết học. Đó là khâu thiết kế bài giảng, xây dựng kịch bản, là sự nhịp nhàng giữa sử dụng máy và phương pháp giảng bài
giảI quyết vấn đề
Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học cỏc bộ mụn ở trường phổ thụng, giỏo viờn cú thể chọn lựa nhiều phần mềm khỏc nhau như: Flash, PowerPoint, Violet kết hợp với cỏc phần mềm bổ trợ khỏc. Tuy nhiờn, xuất phỏt từ đặc trưng, yờu cầu của bộ mụn toán cũng như phần mềm thông dụng và khả năng tiếp cận của giỏo viờn, việc lựa chọn phần mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đó khẳng định được ưu thế so với cỏc phần mềm khỏc. PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hỡnh cú trong bộ Microsoft Office do đó Phần mềm này hầu như đó hiện diện sẵn trong hầu hết mỏy tớnh của người sử dụng Việt Nam và giao diện của nú cũng rất quen thuộc khi phần lớn giỏo viờn biết sử dụng Microsoft Word để đỏnh văn bản.
I. Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại cơ sở
Cơ sở về lý luận:
Bài giảng điện tử Là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường do máy vi tinh tạo ra. Cần lưu ý, bài giảng điện tử không phải đơn thuần là trình chiếu kiến thức để học sinh ghi vào vở, càng không phải là dụng cụ thay thế “Bảng đen và phấn trắng” mà toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp được thiết kế có cấu trúc chặt chẽ, lôgíc được quy định bởi cấu trúc của bài học.
Phương pháp dạy học tích cực là sử dụng một nhóm các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Do đó giáo viên phải dùng cách dạy hoạt động để dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, tự thấp lên cao với sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học.
Từ đó, cần có sự đổi mới cách xây dựng một tiết học, là khâu thiết kế bài giảng, xây dựng kịch bản, là phương pháp giảng bài theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Cần trình bày nội dung lý thuyết cô động, minh họa sinh động và có tính tương tác cao, rõ nét mà nếu dùng lời nói khó diễn tả được. Để thực hiện được yêu cầu này, với sự trợ giúp của CNTT, người thầy phải nắm rõ đơn vị kiến thức bài học, cần chọn lọc thông tin, kiến thức, phương pháp cần trình bày đồng thời phải có kỹ năng về tin học để thực hiện các minh hoạ, mô phỏng hoặc sử dụng từ các tư liệu có sẵn.
Cơ sở thực tiển
a. Thực trạng đối với nhà trường :
Nhà trường đã quán triệt mục tiêu giáo dục, xác định vị trí, tính chất và mục tiêu giáo dục của nhà trường, từ đó có kế hoạch, định hướng tạo điều kiện về mọi mặt cho giáo viên nhất là trường đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên đề ứng dụng phần mềm PowerPoint vào dạy học để các giáo viên có cơ hội học tập và thực hiện.
Về cơ sở vật chất nhà trường đang thiếu thốn nhất là phương tiện, như máy tính, máy chiếu chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
b. Thực trạng đối với giáo viên :
Nhìn chung giáo viên yêu nghề, nhiệt tình tham gia tích cực trong công tác đổi mới phương pháp dạy học cũng như vấn đè ứng dụng CNTT vào dạy học nhưng nhiều giáo viên phương pháp dạy học cũ, kiến thức tin học đang hạn chế nhất là giáo viên đã nhiều năm công tác.
Nhiều giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp hiện nay.
c. Thực trạng đối với học sinh :
Học sinh vẫn đang quen với lối học thụ động chưa quen với cách học tự học, tự nghiên cứu mà học một cách thụ động, lười suy nghĩ, trông chờ, ỷ lại. Ngoài ra điều kiện học tập của học sinh đang còn khó khăn, sách vở, tài liệu thiếu thốn, thời gian học ở nhà quá ít và chưa được quan tâm đúng mức, chưa có phương pháp học bộ môn do đó vấn đề tổ chức các hoạt động nhận thức theo phương pháp dạy học mới gặp nhiều khó khăn.
Qua quá trình giảng dạy nhận thấy, bài giảng điện tử góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Song, để có một giáo án điện tử hay thì rất cần thiết có một quy trình xây dựng, thiết kế bài giảng đúng.
3. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
Dạy học với phương pháp tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, để học sinh tự lực chiếm lĩnh các kiến thức, hình thành các kỹ năng, thái độ mới theo yêu cầu của chương trình. khi soạn bài giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mỡ, xúc tác, động viên, tư vấn trọng tài hoặc như người dẫn chương trình trong các hoạt động tìm tòi, hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
Đề rõ hơn về quy trình thiết kế kịch bản bài giảng tôi xin trình bày các bước cùng ví dụ minh hoạ theo các bước như sau:
ví dụ minh hoạ: Toán 6: Phần Số học có hai tiết ôn tập chương 1 – Tiết 38.
Xác định mục tiêu bài học :
Mục tiêu đề ra qua các hoạt động phải đạt được. Giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh đạt được mục tiêu. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định đúng.
- Những yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng, thái độ cần đạt được qua tiết học.
- Tài liệu tham khảo: xác định và thu nhập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Thiết bị dạy học hỗ trợ.
Ví dụ: Toán 6: Tiết 38. Ôn tập chương 1
Xác định mục tiêu bài học:
Ôn tập, hệ thống cho học sinh những kiến thức về Tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ước chung lớn nhất (ƯCLN), bội chung nhỏ nhất (BCNN).
(Phần này sẽ được tổng hợp thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ và bài tập 107 dạng toán trắc nghiêm).
- Rèn kĩ năng tính toán, xác định đúng khi sử dụng dấu hiệu chia hết khi vận dụng vào những bài toán thực tế.
(Phần này sẽ được thể hiện thông qua hai bài tập thể hiện hai dạng toán nhỏ và trò chơi “Ô chữ thông minh”, “Chim Sẽ nhặt thóc” ).
3.2 Lựa chọn những kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm và thiết kế kịch bản bài giảng
- Xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài, chọn lọc kiến thức cơ bản gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài cữn như mối quan hệ giữa kiến thức cũ (học sinh đã học) và kiến thức mới.
- Các hoạt động chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò.
- Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy.
Đây là một bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng các ứng dụng của CNTT, khi thực hiện bước này, người giáo viên phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn.
- Đi đôi với việc viết kịch bản là xây dựng hệ thống câu hỏi. giảm số câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng tỷ lệ các câu hỏi kích thích được tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Hệ thống câu hỏi phải được chọn lọc, rõ ràng, chính xác, có quan hệ lôgíc và đảm bảo cho các đối tượng.
Ví dụ: Lựa chọn những kiến thức, nội dung và thiết kế kịch bản bài giảng:
Căn cứ từ mục tiêu bài học giáo viên phân dạng bài tập cũng như xây dựng các hoạt động:
- Dạng 1: áp dụng ƯCLN, BCNN vào giải một số bài toán trong thực tế, như : Bài tập: 154, 167.
- Dạng 2: áp dụng Tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9. Thông qua trò chơi: “Ô chữ thông minh”.
Chuẩn bị: + Hệ thống ô chữ, mối quan hệ giữa các con số, quan hệ giữa các dữ kiện, để dưa ra ô chữ hàng dọc với ý nghĩa cho một ngày trọng đại sắp đến 20-11-2008.
+ Hệ thống câu hỏi, đáp án, các hiệu ứng.
Hoạt động
Nội dung
Những hình ảnh trình diễn
Đáp án
Hiệu ứng
Trò:
Ô chữ
Số lớn nhất có 2 chữ số mà chia hết cho 2?
98
Chữ số bay ra
- Dạng 3: áp dụng Số nguyên tố, hợp số, ước chung và bội chung. Thông qua trò chơi: “Chim Sẽ nhặt thóc”.
Chuẩn bị: + Một quả cầu chứa các con số (Số nguyên tố, bội của 3 và 5, của 2 và 9).
+ Đáp án, các hiệu ứng.
Hoạt động
Nội dung
Những hình ảnh trình diễn
Đáp án
Hiệu ứng
Trò:
Chim sẽ
Hãy tìm các số chia hết cho 2 và 9?
Các số đổi thành màu đen
Đổi màu các số là bội của 2 và 9
3.3 Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
Đây là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử, thể hiện ở:
- Trước hết cần chia quá trình dạy học trên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể để từ đó định ra các slide. Nên dùng một loại font chữ đơn giản, màu chữ được sử dụng thống nhất theo mục đích sử dụng, không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo hình thức “bay nhảy” thu hút sự tò mò, phân tán sự học tập của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ thấy sự tương tác của máy tính mà chính là sự hỗ trợ hiệu quả cho sự tương tác giữa Thầy – Trò, Trò - Trò
- Lựa chọn ngôn ngữ hoạc phần mềm trình diễn, từ đó dữ liệu hoá thông tin kiến thức.
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, hình ảnh, phim, âm thanh Có thể sưu tầm, xây dựng tư liệu sử dụng trong bài học thường được lấy từ Internet, các phần mềm như violet, Macromedia Flash hoặc thông qua các thiết bị kỹ thuật số, máy ảnh, máy scan, phần mềm xử lý phim ảnh.
- Xữ lý, liên kết, sắp xếp cấu trúc bài giảng lôgíc và đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ.
Ví dụ: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
- Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế bài giảng.
- Sử dụng phần mềm này thiết kế hai dạng bài tập trắc nghiệm khách quan Đúng – Sai và trắc nghiệm khách quan 1 lựa chọn.
- Thiết kế trò chơi Ô chữ thông minh phỏng theo trò chơi truyền hình với nội dung trên cơ sở các bài tập trong sách, hình ảnh sinh động, có thể lựa chọn trả lời bất kì từ hàng ngang nào trước và có thể chọn trả lời từ hàng dọc bất cứ lúc nào.
Mô hình trò chơi Ô chữ thông minh (xây dựng từ Đầu - Đích):
Học sinh có nhiệm vụ tìm ra các con số hàng ngang, dọc thông qua câu hỏi gợi ý.
Mô hình trò chơi “Chim sẽ nhặt thóc” (xây dựng từ Đầu - Đích).
Học sinh có nhiệm vụ theo nhóm tìm các số chia hết cho 2 và 9, các số chia hết cho 3 và 5, các số nguyên tố.
3.4 Chạy thử chương trỡnh, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, từng slide, kiểm tra các sai sót về nội dung.
- Sau đó, chạy thử toàn bộ các slide để điều chỉnh những sai sót về mặt kĩ thuật trên máy tính, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sữa chữa, hoàn thiện.
Một bài giảng hay, còn là xây dựng, thiết kế phù hợp với đối tượng học sinh, phương pháp và kỹ năng sử dụng máy của giáo viên. Do đó trong quá trình soạn giảng giáo viên cần chú trọng những yếu tố này.
Kết luận
Dạy học với sự hỗ trợ của CNTT sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, hoặc sử dụng những loại đồ dùng trực quan. Từ đó giáo viên có điều kiện tốt để tổ chức cho học sinh thảo luận. Bài giảng điện tử góp phần hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh, kích thích học sinh hứng thú học tập, tạo niềm say mê với môn học đặc biệt là đối với môn Toán.
Kỹ thuật đồ hoạ máy tính có thể mô tả nhiều quá trình, hiện tượng trong thực tế mà giáo viên không thể tạo ra trong nhà trường.
Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán, ta có thể tạo ra phần mềm dạng trò chơi, tạo hứng thú giải toán mà không nhàm chán.
Rừ ràng việc sử dụng cỏc bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đỏng kể đối với cỏc tiết dạy của giỏo viờn. Cú thể núi đú là sự kết hợp những ưu điểm của phương phỏp dạy học truyền thống và của cỏc cụng nghệ hiện đại.
Song, trong quá trình soạn giảng ta cần tránh những hạn chế như sau:
- Tớnh cứng nhắc trong nội dung bài giảng: Một bài giảng do giỏo viờn này thiết kế khú cú thể ỏp dụng cho một giỏo viờn khỏc vỡ mỗi người sẽ cú một phương phỏp giảng dạy khỏc nhau. Thậm chớ với cựng một giỏo viờn nhưng với những trỡnh độ học sinh khỏc nhau thỡ cũng phải cú những bài giảng khỏc nhau.
- Phương phỏp giảng dạy tốt nhất là ở giỏo viờn trực tiếp thiết kế, khi đó mới phỏt huy tớnh sỏng tạo và nắm rừ được những ý đồ sư phạm trong một bài giảng.
- Thiết bị công nghệ không thể quyết định hoàn toàn hiệu quả bài giảng.
- Việc sử dụng CNTT chưa được nghiên cứu kĩ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng nơi, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong nhà trường là vấn đề mới, có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp hiện nay. Đây cũng là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vấn đề này còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố từ cơ sở vật chất như máy vi tính, đèn chiếu đến sự tâm huyết và kỹ năng sử dụng máy của đội ngũ giáo viên. Với các biện pháp trên, chúng tôi đã thu được một số kết quả thiết thực trong công tác dạy học và đang từng bước nâng cao chất lượng.
Với đề tài này, tôi mong muốn góp phần thúc đẩy công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường sớm thành công, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, thiết thực góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nhà. Kính mong, có sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để bản kinh nghiệm được bổ sung hoàn thiện, sâu sắc hơn.
ý kiến của Hội đồng khoa học Hiền Ninh, ngày 10 tháng 3 năm 2009
Người viết
File đính kèm:
- SKKN CNTT.doc