Phần I: MỞ ĐẦU
Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học - xã hội. Điều đó nói lên tầm quan trọng của bộ môn này trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời, góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh, những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúi trọng gia đình, bạn bè, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp.
Để đạt được những mục tiêu giáo dục nêu trên, chương trình, phương pháp giảng dạy và bộ sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã kịp thời đáp ứng một cách căn bản. Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cho thực hiện chương trình thay sách giáo khoa trên cả nước. Đó là năm học đầu tiên áp dụng chương trình đổi mới phương pháp dạy và học cho giáo viên và học sinh, bắt đầu từ khối lớp 1, lớp 6. Bên cạnh những hướng cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, thì nét nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp. Biểu hiện rõ nhất của hướng tích hợp chính là việc sát nhập ba phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Ngoài ra, trong chương trình mới, các nhà soạn sách đã đưa vào nhiều bài, nhiều thuật ngữ mới mà trong chương trình cũ, giáo viên và học sinh chưa được làm quen; hoặc nhiều khái niệm có phần khác với cách nhìn xưa nay. Điều đó đã làm phong phú thêm và cập nhật hóa hệ thống kiến thức cho cả người dạy và người học.
11 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài kinh nghiệm dạy nhóm câu trần thuật đơn (chương trình ngữ văn 6 – tập 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐÀ LẠT
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH
* * *
MỘT VÀI KINH NGHIỆM
DẠY NHÓM CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
(CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 – TẬP 2)
Đà Lạt, năm 2007
Phần I: MỞ ĐẦU
Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học - xã hội. Điều đó nói lên tầm quan trọng của bộ môn này trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời, góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh, những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúi trọng gia đình, bạn bè, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp.
Để đạt được những mục tiêu giáo dục nêu trên, chương trình, phương pháp giảng dạy và bộ sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã kịp thời đáp ứng một cách căn bản. Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cho thực hiện chương trình thay sách giáo khoa trên cả nước. Đó là năm học đầu tiên áp dụng chương trình đổi mới phương pháp dạy và học cho giáo viên và học sinh, bắt đầu từ khối lớp 1, lớp 6. Bên cạnh những hướng cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, thì nét nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp. Biểu hiện rõ nhất của hướng tích hợp chính là việc sát nhập ba phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Ngoài ra, trong chương trình mới, các nhà soạn sách đã đưa vào nhiều bài, nhiều thuật ngữ mới mà trong chương trình cũ, giáo viên và học sinh chưa được làm quen; hoặc nhiều khái niệm có phần khác với cách nhìn xưa nay. Điều đó đã làm phong phú thêm và cập nhật hóa hệ thống kiến thức cho cả người dạy và người học.
Bên cạnh những ưu điểm hết sức rõ nét như đã nói ở trên, thì trong quá trình dạy và học vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề chưa mấy sáng tỏ xung quanh các nhóm bài dạy thuộc bộ môn Ngữ văn, thể hiện rõ nhất là ở phân môn Tiếng Việt. Trong phân môn Tiếng Việt của chương trình Ngữ Văn 6 mà chúng tôi tham gia giảng dạy có nhiều nhóm bài, cụm bài khác nhau như: các từ loại, các biện pháp tu từ, câu trần thuật đơnvà ở mỗi cụm bài dạy đều có những vấn đề cần phải suy nghĩ để tìm ra phương pháp truyền đạt cho học sinh một cách phù hợp và hiệu quả cao nhất. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm cá nhân, ở đây, tôi chỉ xin đưa ra một ví dụ cụ thể trong quá trình giảng dạy nhóm bài "Câu trần thuật đơn" (chương trình Ngữ văn 6 - tập 2).
Bản thân tôi được tiếp cận và giảng dạy chương trình thay sách mới từ lúc bắt đầu cho đến nay (năm học 2007-2008). Qua đó, phần nào đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả khá cao trong cách dạy nhóm bài "Câu trần thuật đơn". Vì vậy, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài "Cách dạy nhóm câu trần thuật đơn" (trong chương Ngữ văn 6 - tập 2), để cùng trao đổi, bàn bạc với các bạn đồng nghiệp nhằm đưa ra những kinh nghiệm góp phần giúp công việc giảng dạy của chúng ta mang lại hiệu quả cao hơn.
Phần II: NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
I.1/ Chúng ta đều biết rằng, dạy văn là giúp cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn chương. Đồng thời qua đó, giáo dục các em có ý thức trong việc trau dồi nhân cách, tức là dạy cho các em biết yêu, ghét rạch ròi, biết tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng nhân ái, vị tha, đức hi sinh,
Dạy văn cũng là dạy và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng văn học. Tức là giúp các em biết học tập cách viết, cách nói từ tác phẩm văn chương để sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình tư duy và giao tiếp.
I.2/ Thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn thì dạy phân môn Tiếng Việt dễ thành công hơn dạy phân môn Văn học. Bởi vì, trong phân môn Tiếng Việt thì đơn vị kiến thức của một bài dạy ít, ngắn gọn hơn một tiết Văn học. Nếu một tiết Văn học, ngoài những kiến thức gợi ý trong sách giáo khoa để giúp học sinh cảm nhận được nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thì còn đòi hỏi ở người dạy, ở học sinh phải có năng lực cảm nhận tinh tế mới thấy hết được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua một tác phẩm Văn học. Trong phân môn Tiếng Việt kiến thức truyền thụ thường bắt đầu bằng phương pháp quy nạp. Kiến thức được cụ thế hoá bằng những ví dụ minh hoạ với những câu hỏi gợi dẫn giúp học sinh dễ dàng phát hiện, nắm vững khái niệm, hiểu bài nhanh hơn. Đối với giáo viên, trong quá trình diễn đạt để chuyển tải kiến thức Tiếng Việt cũng thể hiện ngắn gọn, chắt lọc hơn so với khi thực hiện công việc đó đối với phân môn Văn học.
I.3/ Hơn nữa khi nói đến câu đơn thì chúng ta ai cũng nghĩ đó là một bài dạy khá đơn giản. Nhưng khi đi bước vào một tiết dạy cụ thể, tìm hiểu kiến thức để soạn bài nếu xét kỹ trong đó (phần ghi nhớ sau khi rút ra nhận xét từ ví dụ minh hoạ) thì vẫn có nhiều vấn đề cần được tháo gỡ một cách thoả đáng.
Đặc biệt, trong chương trình đổi mới, bài dạy - học hiện nay được thiết kế theo hướng tích hợp nên có nhiều điều kiện và cơ hội giúp cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động của mình trong thảo luận để xây dựng bài học, mạnh dạn trình bày những vấn đề chưa hiểu hay còn lúng túng trong bài học.
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là học sinh đã được trang bị nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn nhưng vẫn viết sai câu, sử dụng lời nói trong giao tiếp thường cộc lốc và không biểu đạt đầy đủ ngữ nghĩa do thiếu các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ
Trong nhiều năm qua, xung quanh quan niệm về câu đơn, câu ghép đã có nhiều ý kiến tranh luận và chưa đi đến thống nhất. Thực tế trong các lớp bồi dường thường xuyên (đầu năm học) cho giáo viên THCS, "Câu trần thuật đơn" cũng được giáo viên trong thành phố quan tâm đưa ra thảo luận nhưng nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Khi dạy nhóm câu "Câu trần thuật đơn" đối chiếu giữa khái niệm mà sách giáo khoa đưa ra và việc lấy ví dụ minh hoạ cho học sinh nắm rõ kiến thức là điều không hề đơn giản.
Bởi vậy kinh nghiệm dạy nhóm bài này trong những năm qua đã giúp tôi nhận ra nhiều điều bổ ích, xin được chia sẻ với các đồng nghiệp để chúng ta cùng nhau giảng dạy nhóm bài này ngày càng hiệu quả hơn.
III/ CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
III.1/ Các giải pháp:
Nhóm bài “Câu trần thuật đơn” trong chương trình phân môn Tiếng Việt (Ngữ văn 6 - tập 2) được thiết kế trong ba tiết với các tuần khác nhau. Tiết 111 - tuần 28: “Câu trần thuật đơn”; tiết 113 - tuần 29: “Câu trần thuật đơn có từ là” và cuối cùng là tiết 118 - tuần 30: “Câu trần thuật đơn không có từ là”. Ba tiết học trên được thể hiện trong ba tuần đan xen giữa các kiến thức về phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Vậy làm sao để giúp các em có thể nắm bài học và xâu chuỗi kiến thức về câu trần thuật đơn một cách có hệ thống. Trước vấn đề đó, tôi đã tiến hành cách dạy nhóm “Câu trần thuật đơn” như sau:
Khi dạy tiết 111 - tuần 28: "Câu trần thuật đơn" với mục tiêu cần đạt: nắm vững khái niệm câu trần thuật đơn; nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 trang 101 đã cung cấp cho học sinh một hệ thống ví dụ.
Ví dụ: (Đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài):
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
Trong đoạn văn được dẫn làm ví dụ nói trên có các loại câu: câu đặc biệt, câu đơn, câu ghép. Trong quá trình cho học sinh tiếp cận với ví dụ đó, tôi đã tuân thủ các bước như sách giáo khoa hướng dẫn, đó là:
- Đọc kỹ đoạn văn, xác định các câu có trong đoạn văn.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu văn.
- Xếp các câu trần thuật trên thành hai loại:
+ Câu do một cặp chủ - vị tạo thành.
+ Câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị sóng đôi tạo thành.
Sau đó, tôi yêu cầu học sinh sắp xếp các câu trần thuật trên thành hai nhóm nhóm câu: 1,2,9 là nhóm câu do một cụm chủ - vị tạo thành.
Từ đó, giáo viên chốt lại theo ghi nhớ của sách giáo khoa: "Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm chủ – vị tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến."
Từ kiến thức bài học, ở phần Luyện tập – bài tập 1, trang 101 (trích văn bản "Cô Tô" - của Nguyễn Tuân), học sinh đã nhận diện được các câu trần thuật đơn.
Giáo án minh hoạ tiết dạy.
Tuần 28 - Tiết 111: Câu trần thuật đơn
I/ Muïc tieâu cần đạt: Giúp học sinh:
1/Kieán thöùc: Khaùi nieäm caâu traàn thuaät ñôn. Caùc kieåu caâu traàn thuaät ñôn.
2/ Kó naêng: Nhaän dieän vaø phaân tích caâu traàn thuaät ñôn. Söû duïng caâu traàn thuaät ñôn trong noùi vaø vieát.
II/ Chuaån bò:
-Gv: soaïn giaùo aùn. Höôùng tích hôïp: phaân moân Vaên baøi Caây tre Vieät Nam; Tieáng Vieät:Các thaønh phaàn chính của câu.
-Hs: soaïn baøi theo gôïi yù trong caâu hoûi sgk vaø thöû laøm caùc baøi taäp.
III/ Caùc böôùc leân lôùp:
1/OÅn ñònh:
2/Baøi cuõ: Theá naøo laø caâu coù hai thaønh phaàn chính? Cho moät ví duï minh hoaï?
3/Baøi môùi:
*Hoaït ñoäng1: Tìm hieåu theá naøo laø caâu traàn thuaät ñôn.
*Gv duøng baûng phụ, yêu cầu HS đọc ví duï.
*Hs quan saùt baûng phuï à2HS ñoïc laïi ñoaïn vaên treân baûng phụ.
*GV yêu cầu traû lôøi caâu hoûi sau:
+Ñoaïn vaên coù maáy caâu? Neâu muïc ñích cuûa caùc caâu?
+Döïa vaøo kieán thöùc ñaõ hoïc ôû Tieåu hoïc haõy cho bieát, caâu phaân theo muïc ñích noùi goàm nhöõng loaïi naøo? Haõy phaân loaïi caâu theo muïc ñích noùi?
*Hs laøm vieäc ñoäc laäp.
-Ñoaïn vaên coù 9 caâu
+Muïc ñích cuûa caâu duøng ñeå: keå, taû, neâu yù kieán (caâu1, 2, 6, 9) à caâu traàn thuaät.
+Hoûi: caâu 4 à caâu nghi vaán
+Boäc loä caûm xuùc: caùc caâu 3,5,8 à caâu caûm thaùn.
+ Caàu khieán: caâu 7 à caâu caàu khieán.
-Xaùc ñònh chuû ngöõ vaø vò ngöõ cuûa 4 caâu traàn thuaät?
*GV:Yeâu caàu: hs leân baûng vaø xaùc ñònh chuû ngöõ vaø vò ngöõ caùc caâu traàn thuaät.
*1Hs leân baûng vaø xaùc ñònh chuû ngöõ vaø vò ngöõ caùc caâu traàn thuaät. Hs döôùi lớp cũng làm vào giấy.
+Toâi // ñaõ heách raêng leân, xì moät hôi roõ daøi.
CN VN
+Toâi // maéng
CN VN
+Chuù maøy // hoâi nhö cuù meøo.
CN VN
+Toâi // veà, khoâng moät chuùt baän taâm.
CN VN
-Caâu naøo coù moät caëp chuû – vò ; caâu naøo coù hai caëp chuû vò?-Haõy saép xeáp 4 caâu treân thaønh hai loaïi?
*HS làm việc độc lập.
-Caâu coù moät cụm chuû vò (C -V) laø caâu 1, 2, 9 à caâu traàn thuaät ñôn.
-Caâu coù hai cụm chuû vò soùng ñoâi (C -V, C -V) laø caâu 6 à caâu traàn thuaät gheùp.
*GV: -Caên cöù vaøo muïc ñích noùi thì caâu traàn thuaät ñôn duøng ñeå laøm gì?
*HS trả lời độc lập.
*GV: Caâu traàn thuaät ñôn laø caâu do moät cuïm chuû – vò (C -V) taïo thaønh duøng ñeå giôùi thieäu, taû hoaëc
keå veà moät söï vieäc, söï vaät hay ñeå neâu moät yù kieán.
-Gv yeâu caàu HS nhaéc laïi ghi nhôù.
I/ Caâu traàn thuaät ñôn laø gì?
1/ Ví duï 1/ 100
2/ Nhận xét:
-Muïc ñích cuûa caâu duøng ñeå: keå, taû, neâu yù kieán (caâu1, 2, 6, 9) à Caâu traàn thuaät.
-Caâu coù moät cụm chuû vò
(C -V) laø caâu1, 2, 9
à caâu traàn thuaät ñôn.
-Caâu coù hai cụm chuû vò soùng ñoâi (C -V, C -V) laø caâu 6 à caâu traàn thuaät gheùp.
*Ghi nhô /101
*Hoaït ñoäng 2: Luyeän taäp:
II/ Luyeän taäp:
-Hs laøm caùc baøi taäp trong sgk / 101 – 103.
*Cách thực hiện bài tập1
1/ Baøi 1/ 101: Tìm caâu traàn thuaät ñôn vaø cho bieát taùc duïng cuûa caâu.
*Yeâu caàu: -Ñoïc vaø xaùc ñònh yeâu caàu cuûa baøi taäp 1.
-1HS ñoïc ñoaïn vaên / 101 (Đoạn trích trong tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân.)
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.”
-Caùch thöïc hieän: HSlaøm ñoäc laäp. Duøng buùt chì xaùc ñònh chuû ngöõ, vò ngöõ. Caên cöù vaøo caëp chuû - vò ñeå xaùc ñònh caâu traàn thuaät ñôn. Sau ñoù cho bieát taùc duïng cuûa caùc caâu traàn thuaät ñôn ñoù.
-Trong đoạn văn có hai câu trần thuật đơn, câu 1 và câu 2.
-Caâu 1: Ngaøy thöù naêm treân ñaûo Coâ Toâ // laø moät ngaøy trong treûo, saùng suûa.
à duøng ñeå taû caûnh.
-Caâu 2:Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô // cũng trong sáng như vậy.
à duøng ñeå neâu yù kieán, nhaän xeùt.
2/ Baøi taäp 2,3,4 / 102: Xaùc ñònh kieåu caâu vaø taùc duïng.
-Hình thöùc laøm töông töï baøi taäp 1.
Đến tiết 113 - tuần 29, khi dạy bài: "Câu trần thuật đơn có từ “là" thì mục tiêu cần đạt của tiết dạy này là giúp học sinh: nắm được câu trần thuật đơn có từ “là”; biết đặt câu trần thuật đơn có từ “là”. Từ kiến thức cần phải đạt được trong tiết dạy, tôi đã hướng dẫn cho học sinh nắm vững các kiến thức đã học về: Các thành phần chính của câu; Câu trần thuật đơn để giúp học sinh dễ dàng phát hiện được dạng câu trần thuật đơn có từ “là” qua hệ thống bốn ví dụ: a,b,c,d mà sách giáo khoa Ngữ Văn 6 đã cung cấp.
Ba ví dụ: a,b,c: học sinh đều xác định được câu trần thuật đơn có từ "là", và nêu được tác dụng của chúng.
Đến ví dụ d: "Dế Mèn trêu chị Cốc là dại", câu này học sinh phát hiện có hai cụm chủ - vị ( C-V ), nên các em cho rằng đấy không phải là câu trần thuật đơn.
Đối chiếu với định nghĩa ở tiết 110: "Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ - vị ( C- V) tạo thành”, học sinh có nhiều thắc mắc, lúng túng trước ví dụ d này. Trước những ý kiến của học sinh, tôi đã nghiên cứu và hướng dẫn cho các em hiểu tại sao ví dụ d tuy có hai cụm chủ - vị (C - V) nhưng nó vẫn được coi là câu trần thuật đơn.
Trước hết, tôi dùng bảng phụ:
Ví dụ:
Dế Mèn / trêu chị Cốc // là dại..
(ĐT)
C V
CN VN
Xét ở bộ phận chủ ngữ có một cụm chủ - vị (C- V) làm chủ ngữ. (Dế Mèn trêu chị Cốc. Trong đó: “Chị Cốc” làm rõ hơn cho động từ " trêu")
Xét ở bộ phận vị ngữ có: từ "là" + tính từ "dại".
Từ sự phân tích trên tôi đi đến kết luận: Vậy ta hướng dẫn cho học sinh trong những trường hợp như vậy cần phải xác định được nòng cốt câu. Câu nào có một nòng cốt câu thì câu đó được xếp vào nhóm câu trần thuật đơn. (Căn cứ theo khái niệm)
Để xác định nòng cốt câu, tôi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ hình chậu. Từ sơ đồ này, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra được cấu trúc ngữ pháp của câu. Đây cũng là kinh nghiệm mà tôi thường áp dụng khi dạy về câu.
Mở rộng, củng cố kiến thức: Tương tự ở phần Luyện tập, tiết 112: "Bài tập 1 trang 115 - 116", bài tập này có 6 ví dụ, yêu cầu học sinh nắm vững kiểu câu trần thuật đơn. Trong bài tập 1, có hai câu b, d không phải là câu trần thuật đơn có từ "là". Để giải thích cho học sinh hiểu, bản thân tôi cũng đã tham khảo một số sách hướng dẫn về nội dung nàỵ Nhưng sách hướng dẫn chỉ nêu ra các câu b, đ, không phải là câu trần thuật đơn có từ "là" chứ không giải thích cụ thể vì sao đó không phải là câu trần thuật đơn có từ "là". Từ hai hướng dẫn trên, tôi đã hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nòng cốt câu theo sơ đồ hình chậu, từ đó rút ra kết luận từ sơ đồ đã vẽ.
-Ví dụ b:
Người ta // gọi chàng là Sơn Tinh.
ĐT P1 P2
CN VN
*Ghi chú: P – phụ ngữ.
Câu này cũng là câu có từ "là”, nhưng phải lý giải cho học sinh hiểu tại sao câu này cũng là câu đơn nhưng không phải là câu trần thuật đơn có từ "là". Bởi vì từ "là" của câu này không nằm trong cấu trúc: Vị ngữ do từ "là" kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành hoặc tổ hợp từ giữa từ "là" với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm vị ngữ.
Vị ngữ của câu trên là do:
Động từ + danh từ + là + Danh từ
tạo thành.
Đối chiếu với đặc điểm cấu trúc câu trần thuật đơn thì câu này không phải là câu trần thuật đơn có từ "là". Vậy hệ từ "là" trong ví dụ b chỉ có nhiệm vụ giải thích.
Một ví dụ khác: Ví dụ đ trang 116, cũng tương tự. Câu văn:
Vua // nhớ công ơn tráng sĩ phong là Phù Đổng Thiên Vương
(ĐT) (ĐT)
V1 P V2 P
CN VN
* Ghi chú: P - phụ ngữ
Vị ngữ của câu trên là do:
Động từ + cụm danh từ + động từ + là + cụm danh từ
tạo thành
tạo thành.
Tương tự như vậy, đối chiếu với đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ "là", thì dạng câu này cũng không được xếp vào nhóm câu trần thuật đơn có từ "là".
Qua nghiên cứu các bài tập trên, tôi đã giúp học sinh dễ dàng nhận diện, đối chiếu và nhận dạng được câu trần thuật đơn có từ "là".
Đối với tiết 118- tuần 30: “Câu trần thuật đơn không có từ “là”, với mục tiêu cần đạt: nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”; nắm được tác dụng của kiểu câu này. Trước yêu cầu của tiết dạy, tôi lần lượt hướng dẫn học sinh nhắc lại khái niệm của câu trần thuật đơn, dấu hiệu nhận biết câu trần thuật đơn có từ “là”. Từ các kiến thức học sinh vừa trình bày, tôi cũng yêu cầu các em cho ví dụ minh hoạ từng loại câu trần thuật đơn khác nhau. Sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức hai tiết trước, tôi hướng dẫn các em tìm hiểu bài học này theo trình tự các ví dụ trong sách giáo khoa, sau đó rút ra khái niệm về kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”. So với hai tiết trước, tiết về câu trần thuật đơn không có từ “là” kiến thức tương đối rõ ràng, dễ hiểu cho nên tôi xin phép không trình bày trong đề tài này.
Như vậy, qua ba tiết với ba tuần khác nhau, đan xen giữa các phân môn trong bộ môn Ngữ văn. Để giúp học sinh nắm vững và vận dụng được kiến thức đó, tôi thường tích hợp, củng cố trong các bài dạy (tích hợp ngang). Đồng thời, khi dạy tiết học sau, tôi lại yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức tiết trước. Với cách làm thường xuyên như vậy, các em luôn có ý thức ôn luyện các bài đã học để tiếp cận nhanh với kiến thức được thể hiện trong các bài mới. Đó cũng là một trong những kinh nghiệm mà tôi thường vận dụng trong giảng dạy.
III.2: Kết quả đạt được:
Sau năm năm thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa và thực hiện giảng dạy bằng phương pháp đối chiếu, tích hợp, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tôi nhận thấy thầy - trò chúng tôi đã đạt được kết quả khá khả quan.
Về phía học sinh:
a/ Về số lượng:
Đối chiếu, so sánh về kết quả khi dạy nhóm "Câu trần thuật đơn" trong các phần kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, tôi thấy:
-Năm học: 2003 - 2004: Số học sinh đạt điểm trung bình và khá trở lên đạt khoảng: 70%
-Năm học: 2004 - đến nay: Số học sinh đạt điểm trung bình và khá trở lên đạt trên : 80%.
b/ Về chất lượng:
- Qua các tiết học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em tham gia xây dựng bài học một cách sôi nổi và hào hứng. Nhìn chung, học sinh đã ham thích học môn Ngữ văn hơn.
- Bản thân học sinh cũng có ý thức hơn trong việc soạn bài, làm bài theo hướng tích hợp, biết khai thác, vận dụng linh hoạt các kiến thức trong đời sống, trong các môn học khác để đưa vào trong bộ môn Ngữ văn.
- Kiến thức truyền thụ cho học sinh luôn được liên tục củng cố và hệ thống hoá trong quá trình dạy – học.
- Hơn nữa, ba năm trước, ở bậc Tiểu học, học sinh chưa được học theo phương pháp đổi mới nên khả năng học tập, cách làm việc theo nhóm, làm việc độc lập của học sinh chưa tốt, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập chung của các em. So với các lớp trước, ở các lớp sau này (từ năm học: 2005- 2006 đến nay), các em đã được học theo phương pháp mới, thông suốt trong các khối lớp. Hệ thống kiến thức được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Các kiến thức trong chương trình Ngữ văn 6 được củng cố, nâng cao theo hướng đồng quy nên giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.
Về phía giáo viên:
- Giáo viên có điều kiện bổ sung, củng cố kiến thức bài cũ trong bài học mới, tránh được tình trạng sai sót, rút ra được những hạn chế của học sinh lớp trước để uốn nắn học sinh lớp sau tránh được những sai sót mà lớp trước từng mắc phải. Đồng thời, giúp học sinh lớp sau học được những kiến thức hay của các anh chị lớp trước đã làm được. Từ đó, khơi gợi được tinh thần thích khám phá, ham hiểu biết của các em.
- Ngoài ra, bên cạnh những kinh nghiệm có được trong giảng dạy, bản thân tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra những hướng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Mỗi năm, tôi lại có dịp được tham khảo thêm những tài liệu hướng dẫn mới nên từ đó việc nhận thức và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh cũng được nâng cao. Đó cũng là một trong những thuận lợi mà tôi có được trong quá trình giảng dạỵ
- Giáo viên (qua mỗi năm dạy nhóm bài) tự nhận thấy kiến thức vững vàng hơn, cách giảng tinh giản hơn và học sinh hiểu bài nhanh hơn. Điều đó cho thấy quá trình nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và phương pháp dạy Tiếng Việt phải có quá trình tích luỹ.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Như vậy, để đạt được hiệu quả cao trong phân môn Tiếng Việt cho bộ môn Ngữ văn 6, đặc biệt ở nhóm bài: "Câu trần thuật đơn" giáo viên nên dạy và hướng dẫnhọc sinh học theo phương pháp đối chiếu, tích hợp một cách khoa học và sáng tạo sẽ làm cho học sinh hiểu bài nhanh hơn, làm được nhiều bài tập hơn.
Qua đây, chúng tôi xin kiến nghị, Sở Giáo dục - Đào tạo Hoà Binh và phòng Giáo dục Lạc Sơn cần cung cấp thêm cho chúng tôi những tài liệu về phân môn Tiếng Việt (đặc biệt là những vùng kiến thức đang có nhiều tranh luận) để chúng tôi có thêm tư liệu học tập, tham khảo.
Sở và Phòng cũng thường xuyên mở các lớp chuyên đề về những bài dạy - học khó trong chương trình để giáo viên bộ môn trong các trường có dịp học tập, trao đổi nhằm sáng tỏ hơn những vấn đề còn nhiều lúng túng, tranh cãi để từ đó rút ra được những kinh nghiệm, phương pháp truyền thụ tinh giản nhưng đạt hiệu quả cao.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm hết sức nhỏ bé được rút ra từ việc áp dụng trong thực tế giảng dạy của cá nhân. Tôi xin được mạnh dạn trình bày như trên và kính mong được sự góp ý về mọi mặt của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
Phó L¬ng, Ngµy 05 th¸ng 05 n¨m 2008
Người viết
Bïi ThÞ Hîi
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem 6.doc