1. Thuận lợi:
+ Học sinh : Ngoan, biết vâng lời, có ý thức trong học tập, ham học hỏi.
+ Giáo viên: Đầu tư nhiều thời gian cho việc soạn giảng, nghiên cứu tài liệu. Tìm tòi chuẩn bị đồ dùng dạy học khá chu đáo.
+ Về thiết bị: Được cung cấp khá đầy đủ, phù hợp với yêu cầu môn học.
2. Khó khăn:
+ Học sinh: Khối cuối cấp đôi khi còn xem nhẹ môn học vì không phải là môn học chính.
+ Giáo viên: Thời gian tập huấn phương pháp mới còn ít, chưa được tập huấn kỹ về việc sử dụng đồ dùng dạy học nên đôi khi còn lúng túng trong các thao tác.
+ Cơ sở vật chất: được trang bị còn ít (04 bộ), điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc phân nhóm thực hành cho các em. Còn bất cập nếu như các lớp có giờ Công nghệ trùng nhau do hai hay nhiều giáo viên giảng dạy thì sẽ không có dụng cụ ,thiết bị thực hành.
+ Thời gian bố trí cho môn học 1 tuần/ tiết nên rất khó khăn trong việc làm thực hành cho học sinh, hầu hết các bài thực hành có tối thiểu 3 tiết do đó quá trình làm thực hành của học sinh bị gián đoạn, không liên tục. Giáo viên rất khó đánh giá các sản phẩm thực hành trong mỗi tiết học.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy tiết thực hành môn Công nghệ Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài kinh nghiệm dạy tiết thực hành
Môn: Công nghệ 9
I. Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết TW II khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, khẳng định vị trí và tầm quan trọng của giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Với mục tiêu xây dựng con người mới, đào tạo thế hệ trẻ có đạo đức trong sáng, có tri thức khoa học, có tư tưởng sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có sức khoẻ. Đó là thế hệ tiếp theo để xây dựng CNXH.
Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày một được nâng cấp. Từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Mỗi một bài học được coi là chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quý báu vô tận của nhân loại. Trong những năm gần đây chương trình đổi mới SGK nói chung và môn công nghệ nói riêng là một bước ngoặt trong sự đổi mới về phương pháp dạy học, không những thế cũng đổi mới về phương pháp học cho học sinh trong nhà trường THCS. Tuy nhiên môn học này chưa được coi trọng thực sự bởi vì nó chỉ là một môn học bổ trợ kiến thức về đời sống, xã hội, tự nhiên và cung cấp cho các em những kiến thức về một số nghề trong thực tiễn, nhiều em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn học này.
Để đáp ứng nhu cầu đó, cần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo cho học sinh có thói quen chủ động sáng tạo, chống lại thói quen thụ động khi tiếp thu bài. Ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giảm lý thuyết, tăng tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. Đối với môn công nghệ, thực hiện đổi mới phương pháp là một việc làm rất cần thiết, nhằm giúp học sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức. Qua thời gian dạy môn kỹ thuật 9 (cũ) và môn công nghệ 9 (mới). Tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của mình về việc dạy tiết thực hành môn công nghệ 9 theo phương pháp đổi mới.
II. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
+ Học sinh : Ngoan, biết vâng lời, có ý thức trong học tập, ham học hỏi.
+ Giáo viên: Đầu tư nhiều thời gian cho việc soạn giảng, nghiên cứu tài liệu. Tìm tòi chuẩn bị đồ dùng dạy học khá chu đáo.
+ Về thiết bị: Được cung cấp khá đầy đủ, phù hợp với yêu cầu môn học.
2. Khó khăn:
+ Học sinh: Khối cuối cấp đôi khi còn xem nhẹ môn học vì không phải là môn học chính.
+ Giáo viên: Thời gian tập huấn phương pháp mới còn ít, chưa được tập huấn kỹ về việc sử dụng đồ dùng dạy học nên đôi khi còn lúng túng trong các thao tác.
+ Cơ sở vật chất: được trang bị còn ít (04 bộ), điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc phân nhóm thực hành cho các em. Còn bất cập nếu như các lớp có giờ Công nghệ trùng nhau do hai hay nhiều giáo viên giảng dạy thì sẽ không có dụng cụ ,thiết bị thực hành.
+ Thời gian bố trí cho môn học 1 tuần/ tiết nên rất khó khăn trong việc làm thực hành cho học sinh, hầu hết các bài thực hành có tối thiểu 3 tiết do đó quá trình làm thực hành của học sinh bị gián đoạn, không liên tục. Giáo viên rất khó đánh giá các sản phẩm thực hành trong mỗi tiết học.
3. Thực trạng:
Theo chương trình Kỹ thuật 9 trước đây việc phân bố thực hành môn học còn ít thời gian thực hành ngắn nên chỉ đủ cho GV làm mẫu, HS quan sát và tự làm ở nhà không có sự theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở của giáo viên. Nếu có thì thời gian ngắn giáo viên chỉ kịp hướng dẫn qua cho học sinh.
Vì vậy học sinh chưa phát huy được khả năng sáng tạo, tính tích cực, tìm tòi của mình dẫn đến các em nhờ bố mẹ, anh chị hoặc người lớn tuổi làm thay cho mình ở nhà để có sản phẩm đưa đến lớp cho giờ học sau.
III. Phạm vi nghiên cứu:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ bao gồm nhiều lĩnh vực và phải được tiến hành trong một quá trình lâu dài, liên tục. Thiết nghĩ việc dạy thực hành đối với môn Công nghệ là một công việc hết sức khó khăn. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ của mình về tiết dạy thực hành ở môn Công nghệ 9.
IV. Nội dung:
Chương trình môn Công nghệ 9 gồm có 5 mô đun.
+ Lắp đặt mạng điện trong nhà.
+ Sửa chữa xe đạp.
+ Trồng cây ăn quả.
+ Nấu ăn.
+ Cắt may.
Cấu trúc của các mô đun giống nhau gồm:
Phần I: Giới thiệu nghề.
Phần II: Lý thuyết.
Phần III: Thực hành.
Trong đó thực hành được xen kẻ giữa các bài lý thuyết và chiếm đến 2/3 thời gian của môn học, nghĩa là: Chương trình của một mô đun được giảng dạy trong một năm học gồm 35 tiết mỗi tuần/ 1 tiết, thì thời gian thực hành chiếm đến 20 tiết.
Vì thế, tiết thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng và áp dụng các kiến thức đã được học ở lý thuyết vào thực tế.
Tiết thực hành chủ yếu rèn luyện kỹ năng vận dụng, quy trình công nghệ (các bước thực hiện) để thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra một số thiết bị, sản phẩm theo yêu cầu cho trước. Rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo.
Dạy tiết thực hành trước hết phải xác định rõ mục tiêu của bài là phải làm gì và làm như thế nào? Thời gian hướng dẫn, làm mẫu, thời gian tiến hành và hoàn thành công việc là bao nhiêu?
Phần bài cũ: Cho học sinh nhắc lại một số kiến thức (khái niệm, sơ đồ, cách lắp đặt, quy trình công nghệ...) có liên quan đến nội dung của bài thực hành.
Ví dụ: Tiết 9, 10, 11, 12 “Thực hành nối dây dẫn điện” cần phải cho học sinh nhắc lại phần lý thuyết của bài “Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà” để học sinh hình thành rõ hơn cấu tạo của dây dẫn điện.
Sau đó thông qua các nội dung lý thuyết giáo viên hướng dẫn rõ hơn về các bước, quy trình thực hành chung đối với các phương pháp nối dây dẫn điện:
Bước 1: Bóc vỏ cách điện.
Bước 2: Cạo sạch lõi.
Bước 3: Nối dây.
Bước 4: Kiểm tra mối nối.
Bước 5: Hàn mối nối.
Bước 6: Cách điện mối nối.
Ngoài phương pháp đưa ra quy trình thực hành thì giáo viên còn phải làm mẫu, đây là một trong những bước quan trọng để cho học sinh nhìn thấy được các bước làm của thầy. Quan sát cụ thể các thao tác nhỏ để HS có thể làm theo.
Các thao tác thực hành được hình thành luôn luôn là từ dễ đến khó, vì thế mà các em có thể tự mình làm được nếu như được GV hướng dẫn cẩn thận tỉ mĩ.
Để tiết thực hành giảng dạy thành công thì người GV phải biết bố trí phân nhóm thực hành hợp lý (khoảng 4 - 5 HS/nhóm).
Thiết bị và dụng cụ thực hành là yếu tố quyết định để các em làm nên chính sản phẩm của mình từ đó các em có thể nhận ra được những sai sót nhỏ nhất của sản phẩm để kiểm tra và khắc phục.
Đối với những bài tập khó, sản phẩm phức tạp thì cần phải cho HS nắm lại kiến thức lý thuyết kèm theo sự uốn nắn của GV trong từng thao tác.
Khi hoàn tất công việc GV cho HS kiểm tra chéo sản phẩm của nhau và cho ý kiến nhận xét của từng nhóm. Cuối cùng GV tổng hợp và đưa ra nhận xét chung. Cần phải có khen, chê kịp thời để HS có hứng thú và sửa chữa những sai sót còn mắc phải.
Sau buổi thực hành GV cho HS vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc. Đây là một yếu tố rèn luyện ý thức học tập của các em.
V. Kết luận:
Để thực hiện tiết thực hành Công nghệ 9 theo tinh thần đổi mới phương pháp đổi mới bản thân tôi luôn suy nghĩ phải lựa chọn phương pháp cho từng bài dạy, tiết dạy. Làm thế nào để học sinh tự giải quyết bài tập một cách chủ động, khẳng định được khả năng của mình nhằm phát huy tối đa tính tích cực trong học tập.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy bộ môn theo phương pháp đổi mới. Do thời gian còn ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý bổ sung để công tác giảng dạy ngày càng có hiệu quả hơn.
Cam Tuyền, ngày 30 tháng 05 năm 2006
Người viết
Nguyễn Trường Bình
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_day_tiet_thuc_hanh.doc