Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài suy nghĩ trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 tiếp cận một tác phẩm thơ Đường

A.ĐẶT VẤN ĐỀ.

 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

 Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt. Sự ra đời của thơ Đường là kết quả của một quá trình tìm tòi đổi mới lâu dài. Một phong trào thơ mà mở đầu và phát triển, luôn có những tên tuổi mới vượt trội lên. Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngàn năm nay, không những ở trong nước mà còn vượt ra ngoài nước. Thơ Đường có ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá Trung Hoa, với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

 Di sản đồ sộ và tinh hoa của thơ Đường đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa và là một trong những điểm sáng rực rỡ của văn hoá nhân loại.

 Thơ Đường sâu sắc về nội dung, đẹp về hình thức; hiện thực và lãng mạn đều đạt tới những đỉnh cao.

 Cái hay của thời đại thi ca này là các nhà thơ đều đã sử dụng lối nói, phong cách riêng độc đáo với những kĩ xão nghệ thuật riêng, trước những góc độ rất khác nhau của của những thời kì lịch sử khác nhau để phản ánh tư tưởng tình cảm của nhân dân và bộ mặt phức tạp của đời sống xã hội. Hình thức của thơ Đường cũng rất phong phú và phức tạp, với nghệ thuật đặc sắc, chữ nghĩa tinh luyện, giai điệu, âm tiết phát triển lên đến tầng cao chưa từng có.

 Đã nhiều năm nay, thơ Đường được đưa vào dạy - học ở chương trình phổ thông. Việc học thơ Đường đã đem lại cho học sinh rất nhiều điều bổ ích. Nhưng để cảm nhận được hết giá của một bài thơ Đường với nghệ thuật uyên bác và hết sức tinh tế không phải là dễ ; đặc biệt là đối với học sinh lớp 7. Trong chương trình Ngữ văn 7, Bộ GD- ĐT đưa vào 5 tác phẩm thơ Đường, trong đó có 3 bài học chính thức: Tĩnh dạ tứ ( Lí Bạch), Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), Mao ốc vị thu phong sở phá ca( Đỗ Phủ); và 2 bài hướng dẫn đọc thêm: Vọng Lư sơn bộc bố( Lí Bạch). Phong Kiều dạ bạc( Trương kế). Vậy làm thế nào để học sinh (HS) dễ dàng và có hứng thú khi tiếp cận một tác phẩm thơ Đường? Đó là nỗi trăn trở của nhiều giáo viên (GV)Ngữ văn hiện nay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài suy nghĩ trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 tiếp cận một tác phẩm thơ Đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Đặt vấn đề. I. Cơ sở lí luận: Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt. Sự ra đời của thơ Đường là kết quả của một quá trình tìm tòi đổi mới lâu dài. Một phong trào thơ mà mở đầu và phát triển, luôn có những tên tuổi mới vượt trội lên. Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngàn năm nay, không những ở trong nước mà còn vượt ra ngoài nước. Thơ Đường có ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá Trung Hoa, với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Di sản đồ sộ và tinh hoa của thơ Đường đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa và là một trong những điểm sáng rực rỡ của văn hoá nhân loại. Thơ Đường sâu sắc về nội dung, đẹp về hình thức; hiện thực và lãng mạn đều đạt tới những đỉnh cao. Cái hay của thời đại thi ca này là các nhà thơ đều đã sử dụng lối nói, phong cách riêng độc đáo với những kĩ xão nghệ thuật riêng, trước những góc độ rất khác nhau của của những thời kì lịch sử khác nhau để phản ánh tư tưởng tình cảm của nhân dân và bộ mặt phức tạp của đời sống xã hội. Hình thức của thơ Đường cũng rất phong phú và phức tạp, với nghệ thuật đặc sắc, chữ nghĩa tinh luyện, giai điệu, âm tiết phát triển lên đến tầng cao chưa từng có. Đã nhiều năm nay, thơ Đường được đưa vào dạy - học ở chương trình phổ thông. Việc học thơ Đường đã đem lại cho học sinh rất nhiều điều bổ ích. Nhưng để cảm nhận được hết giá của một bài thơ Đường với nghệ thuật uyên bác và hết sức tinh tế không phải là dễ ; đặc biệt là đối với học sinh lớp 7. Trong chương trình Ngữ văn 7, Bộ GD- ĐT đưa vào 5 tác phẩm thơ Đường, trong đó có 3 bài học chính thức: Tĩnh dạ tứ ( Lí Bạch), Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), Mao ốc vị thu phong sở phá ca( Đỗ Phủ); và 2 bài hướng dẫn đọc thêm: Vọng Lư sơn bộc bố( Lí Bạch). Phong Kiều dạ bạc( Trương kế). Vậy làm thế nào để học sinh (HS) dễ dàng và có hứng thú khi tiếp cận một tác phẩm thơ Đường? Đó là nỗi trăn trở của nhiều giáo viên (GV)Ngữ văn hiện nay. II. Cơ sở thực tiễn: Để dạy tốt một tiết học, bài học nói chung , không chỉ là việc cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh và quá trình dạy học diễn ra thông suốt, liên tục mà còn là giúp cho HS có sự say mê hứng thú sau mỗi tiết học . Đối với dạy - học một tác phẩm thơ Đường thì điều đó lại càng cần thiết. Bởi thực tế chúng ta thấy tâm lí chung của HS là rất ngại học thơ Đường vì nhiều lí do: - Các tác phẩm thơ Đường được viết bằng chữ Hán nên khó hiểu, khô khan , cùng với những niêm luật, bố cục chặt chẽ sẽ gây trở ngại cho việc tạo hứng thú học tập của HS. - HS chưa đủ trình độ nhận thức được nghệ thuật uyên bác, tinh tế của thơ Đường. - Với lứa tuổi hiếu động, HS khó có thể tập trung chú ý lâu dài, khó có cảm giác đắm mình trọn vẹn trong tác phẩm, nhất là những ý tình đó được thể hiện theo kiểu “ ý tại ngôn ngoại” . - HS không thích hoặc không am hiểu thơ Đường sau khi học. Điều đó đòi hỏi người GV cần phải hết sức tâm huyết, trăn trở để tìm ra một hướng tiếp cận phù hợp giúp HS có thể nắm bắt được bài học một cách dễ dàng và thực sự hứng khởi sau mỗi tiết học.Song thực tế hiện nay có một số GV chưa thực sự quan tâm nhiều tới vấn đề đó .Vì thế vẫn còn nhiều tiết dạy - học thơ Đường , GV tự “ linh hoạt” điều chỉnh phương pháp dạy học theo hướng thiếu tích cực miễn sao dạy hết bài như : GV là người chủ động trong mọi hoạt động dạy cũng như học( GV vừa hỏi vừa trả lời thay HS), thậm chí có khi GV chỉ dạy qua cho xong bài theo kiểu cung cấp nội dung chính cho HS chủ yếu bằng cách thuyết trình. Như vậy, việc dạy học đó không những đi ngược lại với xu hướng đổi mới phương pháp dạy - học , đồng thời không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học hiện nay. Từ thực tế ấy,chúng ta thấy để giúp HS không còn cảm thấy “ngại” khi học thơ Đường, đòi hỏi người GV phải tìm tòi, sáng tạo để tìm ra hướng tiếp cận phù hợp khi dạy - học . Qua thực tế giảng dạy và những kinh nghiệm từ những giờ dạy thao giảng, chuyên đề, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tài liệu, tôi mạnh dạn đưa ra một vài suy nghĩ về hướng tiếp cận một tác phẩm thơ Đường với mong muốn tạo cho HS sự say mê hào hứng trong khi học và học có hiệu quả hơn. B. Nội dung . I. Chuẩn bị của GV: Để có được một giờ dạy- học nói chung và dạy- học về tác phẩm thơ Đường có hiệu quả, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.Cụ thể: * Về kiến thức chuyên môn: 1. Nhận ra và biết cách khai thác các “nhãn tự”. Không phải bài thơ Đường nào cũng có “ nhãn tự” ( mắt chữ). Nhưng nếu có thì cần được dành sự quan tâm thích đáng . Vì thế ,GV cần phát hiện và tìm cách khai thác các “nhãn tự” có trong bài thơ. Việc khai thác các từ có tính chất chìa khóa trong tác phẩm sẽ tạo tiền đề để HS thâm nhập sâu tác phẩm. Về vấn đề này sẽ nói rõ ở phần sau. 2. Nắm vững các thể thơ và đặc trưng thể loại. - Việc nắm vững các thể thơ sẽ giúp GV tránh được sự nhầm lẫn giữa thể thơ này và thể thơ khác .Thơ Đường được viết theo hai thể thơ : cổ thể và Đường luật (cận thể). Thể thơ cổ thể là thể thơ có từ những thời đại trước thời Đường. Khác với thể thơ Đường luật , một bài thơ cổ thể không hạn định về câu chữ; vần cũng tự do hơn.Thơ cổ thể có ngũ ngôn cổ thể và thất ngôn cổ thể. Trong cụm bài thơ Đường ở lớp 7, có hai bài được viết theo thể thơ cổ thể ( Tĩnh dạ tứ – Lí Bạch và Mao ốc vị thu phong sở phá ca- Đỗ Phủ). Thể thơ Đường luật , gồm thơ tứ tuyệt, bát cú. Luật thơ Đường dựa trên thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ. * Cấu trúc của một bài thơ Đường luật bát cú gồm: - Đề : + Câu 1: Nêu lên ý tổng quát của toàn bài. + Câu 2: Nối tiếp câu 1, chuyển ý thơ xuống câu sau. - Thực : Đi sâu phát triển nội dung, ý nghĩa. - Luận : Bày tỏ ý tình, luận bàncủa người làm thơ. - Kết : Gói gém ý tình, quay lại ý chính của bài, khắc hoạ sâu hơn nhưng đồng thời cũng khái quát hơn chủ đề bài thơ. * Cấu trúc của môt bài thơ tứ tuyệt: - Khai : Câu mở đầu. - Thừa : Nối tiếp ý đã triển khai ở câu 1. - Chuyển : Chuyển tiếp ý của câu 1và 2 xuống dưới. - Hợp : Gói gém ý tình làm lời kết của bài thơ. *Luật Bằng – Trắc trong một câu thơ Đường luật tuân theo lệ : “ nhất tam ngũ bất luận” cho thơ thất ngôn; “ nhất tam bất luận” cho thơ ngũ ngôn. Có nghĩa là trong một câu, các tiếng lẽ bằng - trắc tùy ý; các tiếng chẵn theo luật : Chữ thứ 2 và 6 trong câu phải đồng thanh ( bằng hoặc trắc), chữ thứ 4 phải đối thanh với chữ thứ 2 và 6 . VD : Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên. T B T * Niêm( kết dính) giữa các câu: Trong một bài thơ bát cú Đường luật , Câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 niêm với nhau khi các chữ thứ 2 - 4- 6 ( thường chỉ xét chữ thứ 2) ở mỗi cặp câu đó đồng thanh ( bằng hoặc trắc). * Nhịp: Thơ ngũ ngôn hay là thất ngôn đều có nhịp chẵn trước, lẽ sau ( ngũ ngôn: 2/3; thất ngôn: 2/2/3( 4/3). Ngoài ra , GV cần chú ý tới quy định về số câu, chữ trong một bài thơ tứ tuyệt và bát cú. - Đối với thơ Đường , GV không chỉ nắm vững thể thơ mà còn nắm vững đặc trưng thể loại. Ngoài thơ cổ thể với nhiều kiệt tác , thể luật thi trở thành thể loại tiêu biểu của thơ Đường. Mỗi bài thơ làm theo thể luật thi , sự tương hợp giữa nội dụng và hình thức là có tính quy luật. Vì thế, phần lớn thơ làm theo thể thơ này đều là thơ trữ tình nội tâm. Một bài thơ Đường luật là một cấu trúc chỉnh thể, một hệ thống tuần hoàn khép kín. Hệ thống đó được cấu trúc một cách có quy luật với những quan hệ nội tại chặt chẽ đồng thời có mối liên hệ phong phú với thế giới bên ngoài, tạo nên sự gợi ý sâu xa mà ta quen gọi là “ ý tại ngôn ngoại”. Quan hệ nội tại của một bài thơ Đường luật thể hiện ở sự phối hợp có quy luât của âm thanh, ngắt nhịp, vần và không vần, đối và không đối, của xu hướng trữ tình “ do ngoại hướng nội” hay “ do sự nhập hứng”. Xu hướng vận hành của một bài thơ Đường luật thông thường là đi từ xa đến gần , từ ngoại cảnh đến nội tâm, và khi “trữ” được tình rồi thì bài thơ kết thúc, đóng lại để mở ra những ý cảnh mới trong tâm trí người đọc . Do đó bài Đường luật bao giờ cũng gieo nặng trọng tâm ý nghĩa phần kết. Nắm được những điều đó , khi hướng dẫn HS tiếp cận một tác phẩm thơ Đường, GV cần cho HS chú ý tới đặc trưng trể loại. 3. Có vốn kiến thức nhất định về văn học sử. Để dạy tốt một tác phẩm thơ Đường, GV cũng cần phải nắm vững bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác vì mỗi tác phẩm ( đặc biệt là những tác phẩm của các nhà thơ hiện thực như Đỗ Phủ) thường gắn liền với một giai đoạn lịch sử, tác phẩm thường phả hồn thời đại, thông qua lăng kính chủ quan, ý thức hệ cùng nhân sinh quan, tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình, của dân tộc vào tác phẩm. 4. Có vốn từ Hán Việt . GV cần trang bị sự hiểu biết sâu rộng về từ Hán Việt. Bởi vì, khi phân tích một bài thơ Đường cần phải đặt trong sự so sánh đối chiếu giữa các bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Nếu GV không có vốn Hán Việt phong phú thì khó có thể phát hiện ra hoặc cảm nhận một cách sâu sắc sự khác biệt giữa phần phiên âm và dịch thơ ở một số bài, do khi dịch thơ, người dịch đã không lột tả hết tinh thần mà tác giả gửi gắm có thể là do đặc thù ngữ nghĩa của ngôn ngữ. VD: Khi hướng dẫn đọc thêm bài: Vọng Lư sơn bộc bố - Lí Bạch( Ngữ văn 7-T1), với vốn từ Hán Việt được trang bị, GV sẽ giúp HS cảm nhận sự tinh túy, hàm súc trong bản phiên âm so với bản dịch nghĩa, dịch thơ giữa câu : Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Và: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay. ở câu thơ dịch, chữ sinh đã bị mất đi ,làm cho hồn thơ mất đi cái động, chỉ còn lại cái tĩnh. * Về kĩ năng sư phạm: GV cần chuẩn bị tốt nghiệp vụ sư phạm khi đứng lớp . Việc sử dụng thủ thuật sư phạm nào với mức độ ra sao là tùy thuộc vào bản lĩnh của GV, bằng kinh nghiệm thực tế, học hỏi đồng nghiệp, GV sẽ có nhiều cách tiếp cận và giải mã nội dung tác phẩm, tuy nhiên kĩ năng cần và đủ của GV dạy Văn là thái độ nghiêm túc, chính xác, toàn diện đối với tác phẩm phân tích . II. Hướng tiếp cận Tác phẩm. * Về phía GV: 1. Tiếp cận từ góc độ lịch sử: GV phải nắm được bối cảnh lịch sử, thời điểm ra đời của tác phẩm, ý thức hệ của tác giả thì mới có thể thâu tóm được chính xác và toàn diện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. VD : - Khi dạy bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca, GV không thể không đặt bài thơ trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: Loạn An- Sử ( Trung Quốc) bùng nổ, gieo tai họa cho đất nước đã năm năm chưa được dẹp yên, thiên tai lại tiếp tay cho nhân họa, gieo khốn cùng cho nhân dân; để từ đó thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ thể hiện trong bài thơ. - Khi hướng dẫn đọc thêm bài : Phong Kiều dạ bạc – Trương kế, không thể không cho HS thấy được bối cảnh lịch sử : một xã hội xuống dốc, Triều đại Đường Minh Hoàng đã đến hồi đổ nát, thì khó có thể cảm nhận một cách sâu sắc các hình ảnh thơ đầu bài thơ và tâm trạng của một kẻ nhất thời bôn tẩu đang khắc khoải giữa khoang thuyền lạnh gió nơi đất khách quê người. 2. Tiếp cận từ hoàn cảnh sáng tác. Khi phân tích một số bài thơ, GV cần cho HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác . Như thế HS sẽ không bị động tiếp thu tác phẩm một chiều mà sẽ gợi cho các em trí tò mò muốn khám phá tác phẩm. VD: - Khi dạy bài Tĩnh dạ tứ – Lí Bạch , cần chú ý bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả ở xa quê mới có thể cảm nhận sâu sắc nổi nhớ quê của tác giả. - Khi dạy bài Hồi hương ngẫu thư- Hạ Ttri Chương , không thể không chú ý tới hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Tình cờ viết nhân về thăm quê sau hơn 50 năm xa quê của lão quan Hạ Tri Chương – Quý Chân tiên sinh. Điều đó góp phần giúp cho HS cảm nhận hết được nỗi buồn da diết của tác giả trong cảm giác bị lãng quên .Từ đó thấy hết được tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương. - Dạy bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca- Đỗ Phủ, cần cho HS thấy được bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh: Mùa xuân năm thứ 3 niên hiệu Càn Nguyên (760), Đỗ Phủ , nhờ bạn bè giúp đỡ, dựng được một ngôi nhà tranh bên bờ suối Cán Hoa ở thành đô tạm gọi là chỗ nương thân . Không ngờ đến tháng 8, gió lớn phá hỏng nhà, tiếp theo là mưa lớn. Nhà thơ suốt đêm không ngủ, đã viết nên bài thơ bất hủ này ... Để từ đó thấy được ước mơ cao cả của nhà thơ được bắt nguồn từ thực tếcuộc sống... 3. Tiếp cận theo đặc trưng thể loại. Như đã nói ở trên, một bài thơ Đường là một cấu trúc chỉnh thể, một hệ thống tuần hoàn khép kín . Hệ thống đó được cấu trúc một cách có quy luật với những quan hệ nội tại chặt chẽ, đồng thời có mối liên hệ phong phú với thế giới bên ngoài, tạo nên gợi ý sâu xa. Chính vì thế , khi phân tích một tác phẩm thơ Đường, GV cần hướng dẫn HS phân tích mối quan hệ nội tại chặt chẽ trong tác phẩm ( sự phối hợp có quy luật của âm thanh, ngắt nhịp, vần và không vần, đối và không đối, của xu hướng trữ tình “ do ngoại hướng” hay “do sự nhập hứng”) và xu hướng vận hành của bài thơ( từ xa đến gần, từ ngoại cảnh đến nội tâm và khi đã trữ được tình rồi thì bài thơ kết thúc, đóng lại để mở ra những ý cảnh mới trong tâm trí người đọc ) . *Về phía HS : - Nhằm khắc phục tình trạng không thông hiểu từ Hán Việt, GV cần tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, tìm hiểu bằng cách dành thời gian trái buổi tổ chức chơi đố chữ , tìm và ghép từ Hán Việt và giải nghĩa từ .Đồng thời trong bài học về từ Hán Việt, GV kết hợp giải nghĩa một số từ có liên quan . -Yêu cầu HS soạn bài trước khi đến lớp , GV có biện pháp kiểm tra chặt chẽ. - Tạo môi trường giao tiếp tốt, tin cậy lẫn nhau để HS mạnh dạn trao đổi những gì chưa hiểu rõ với bạn và GV. - HS có thái độ học tập tích cực . III. Một số vấn đề cần lưu ý khi hướng dẫn HS tiếp cận một tác phẩm thơ Đường. 1. Qua việc học thơ Đường bồi dưỡng cho HS vốn từ Hán Việt . GV cần chú ý bồi dưỡng vốn từ Hán Việt qua việt phân tích tác phẩm bằng cách tìm hiểu kĩ phần dịch nghĩa và khắc sâu việc nhớ qua phân tích những tờ quan trọng. 2. Khi phân tích thơ cần cho HS đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa và dịch thơ. Thao tác này rất quan trọng .Thứ nhất để HS thấy được sự khó khăn, gian khổ trong việc dịch thuật nói chung và dịch thơ nói riêng. Thứ hai là bồi dưỡng cho HS ý thức khoa học tối thiểu . Đồng thời đây là bước cần thiết vì có một số bản dịch thơ chưa lột tả hết ý của tác giả nhiều khi do đặc thù ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Dù mới chỉ là bước đầu song không nên bỏ qua thao tác đó. GV nên có sự khích lệ, động viên thích đáng, kịp thời đối với những nhận xét dù là nhỏ nhưng chính xác trong so sánh, đối chiếu. 3. Khi phân tích thơ Đường cần chú ý phần mở đầu và phần kết của tác phẩm. Bởi theo xu hướng vận hành của một bài thơ Đường luật câu mở đầu là trọng tâm, là đầu mối ; câu kết là câu gói gém ý tình , khắc họa sâu hơn nhưng đồng thời khái quát hơn chủ đề của bài thơ. Câu kết thường gợi ra dư ba cho người đọc. Khi khai thác một bài thơ Đường, thường khai thác theo hướng xuất phát từ đề, từ ngoại cảnh chuyển vào nội tâm” trở về” với đề . Đó là cái lẽ vì sao có người cho rằng làm một bài thơ Đường luật phải bắt đầu bằng câu cuối. VD: Trong bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố- Lí Bạch, câu mở đầu phác ra được cái phong nền của bức tranh toàn cảnh trước khi miêu tả thác nước.Đó là một phong nền đặc biệt, ấn tượng, tạo sự hiếu kì của người thưởng thức; còn câu cuối của bài thơ được coi là một danh cú vì nó đã kết hợp tài tình cái chân và cái ảo, cái hình và cái thần, tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạn của nhà thơ và để lại biết bao dư vị đậm đà trong lòng bạn đọc xưa nay. Nó đã góp phần làm cho Vọng Lư sơn bộc bố trở thành bài thơ hay nhất về cảnh thác núi Lư. Đúng như một nhà thơ đã nói: Đế khiển Ngân Hà nhất phát thùy Cổ lai duy hữu trích tiên từ. ( Trời khiến Ngân Hà sa xuống đất,Nhưng xưa nay chỉ có bài thơ của trích tiên Lí Bạch mà thôi ) 4.Tập trung phân tích các “nhãn tự”. Trong rất nhiều tác phẩm thơ Đường thường có những từ ngữ mang tính chất chìa khóa rất quan trọng, chỉ có phân tích sâu sắc những từ đó mới có thể làm bật nổi được cái thần của bài thơ. VD: - Khi dạy bài Vọng Lư sơn bộc bố, cần chú ý các từ : sinh, quải, nghi, lạc. - Khi dạy bài Tĩnh dạ tứ, cần chú ý tới các từ như: sàng, nghi, cử, đê , tư. - Khi dạy bài Hồi hương ngẫu thư , cần chú ý các từ : hồi ,tiếu, vấn, khách. 5. Chú ý tới phép đối . Thơ Đường thường có đối thanh, vừa có đối ý. Đối là bắt buộc đối với thơ bát cú , song không bắt buộc với thơ tứ tuyệt và thơ cổ thể.Tuy nhiên , nhiều lúc cổ thể cũng có dùng đối để làm nổi bật một đặc điểm nào đó của sự vật hoặc tình cảm con người. Hình thức phổ biến của đối là câu trên đối với câu dưới, song đôi lúc người ta dùng lối đối trong câu tiểu đối hay tự đối. Có lúc kết hợp cả hai lối đối ; lúc đó , cần cân nhắc xem phân tích kiểu đối nào là quan trọng . VD: - Trong bài Hồi hương ngẫu thư, tác giả sử dụng cả hai lối đối.Cả hai lối đối đó đều có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình cảm đối với quê hương của nhà thơ. - Trong bài Tĩnh dạ tứ phép đối được sử dụng ở hai câu: Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương. Mặc dầu là một bài thơ cổ thể nhưng phép đối được sử dụng rất chuẩn cả về số lượng chữ ,cấu trúc ngữ pháp, từ loại. Tuy nhiên có điểm khác biệt, chỉ trong thơ cổ thể mới có đó là đối trùng thanh,trùng chữ( đầu đối với đầu).Phép đối trong hai câu thơ đã góp phần diễn tả một cách sâu sắc mối tình quê không nói nên lời của tác giả. 6. Khi phân tích cần bám vào chữ nghĩa vì chữ nghĩa trong bài thơ Đường hết sức súc tích và cô động. Có những bài thơ từ đầu đến cuối câu chữ đều rõ ràng, dễ hiểu, mà chữ nào cũng đầy hàm ý sâu xa.Chính vì vậy ngoài những “ nhãn tự”, người phân tích không thể bỏ qua bất cứ một chữ nào . Ví dụ như bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch. Nhưng bên cạnh đó cũng cần sử dụng yếu tố ngoại văn bản để phân tích, đánh giá tác phẩm . Ngoài những yếu tố về bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác đã nói ở trên, cần chú ý tới những yếu tố khác như tác giả, đề tài của tác phẩm VD: dạy bài Tĩnh dạ tứ không thể không chú ý tới đề tài phổ biến của thơ cổ phong là “ vọng nguyệt hoài hương”. * Kết quả :Trong quá trình dạy học nhờ áp dụng những kinh nghiệm nói trên ,qua khảo sát tôi nhận thấy : Học sinh có hứng thú hơn với việc tiếp cận một tác phẩm thơ Đường , các em không còn có cảm giác ngại, mà học một cách hào hứng , sôi nổi và có hiệu quả hơn.Năng lực cảm thụ, nhận xét, phân tích thơ sâu sắc hơn, chính chắn hơn. Các em không còn thụ động mà chủ động tiếp thu, thậm chí nhu cầu muốn hiểu của các em tăng lên, giờ học động hẳn lên, “ồn ào tích cực” theo sự mong muốn của GV. C. Kết thúc vấn đề. I. Kết luận: Tóm lại để dạy học một tác phẩm thơ Đường có hiệu qủa không phải là dễ. Hơn nữa để xóa đi tâm lí “ngại” học thơ Đường của học sinh cũng là một vấn đề khiến rất nhiều GV quan tâm . Để làm được điều đó đòi hỏi người GV cần phải: - Có sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức chuyên môn và kĩ năng sư phạm. - Có hướng tiếp cận phù hợp. - Đồng thời phải biết phối hợp và phát huy tốt các phương pháp dạy- học( Phân tích kết hợp gợi mở, sử dụng phối hợp hệ thống câu hỏi để khơi gợi hứng thú cho HS ...). Từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trên, và qua áp dụng đã thu được một số kết quả nhất định. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : “ Một vài suy nghĩ trong việc hướng dẫn HS lớp 7 tiếp cận một tác phẩm thơ Đường” để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp cũng như Hội đồng thẩm định để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi. Xin chân thành cảm ơn! II. Đề xuất, kiến nghị: * Đối với nhà trường: - Cần mua một số tài liệu tham khảo về Thơ Đường để phục vụ cho việc dạy - học tốt hơn. * Đối với tổ chuyên môn: - Cần tổ chức các buổi chuyên đề trao đổi về chuyên môn

File đính kèm:

  • docSKKN ve Day Tho Duong L 7.doc
Giáo án liên quan