Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài suy nghĩ về cách nhìn trong việc dạy và học văn ngày nay

Cuộc sống ngày càng tất bật với bộn bề lo toan, người người nhà nhà, ngành ngành tạo mọi điều kiện và tìm mọi cơ hội để được độc lập và phát triển về kinh tế. Xu thế ấy, lối sống ấy dường như đang làm cho mỗi người ngày càng thực tế hơn không chỉ người lớn – các bậc phụ huynh, mà ngay cả học sinh, đó là hiện tượng học sinh chọn các môn học có lợi thế trong lựa chọn ngành nghề sau này và có khả năng kiếm được tiền hơn.

Các bậc phụ huynh không tiếc tiền khi đầu tư cho con em mình theo học các môn khoa học tự nhiên. Các em học sinh không khỏi tự hào khi mình học giỏi hay “ sẽ “ học giỏi các môn khoa học ấy. Bên cạnh đó, cái nhìn đối với môn khoa học xã hội lại có chiều hướng xem nhẹ, coi đó là những môn học vẹt, dễ ợt không cần học cũng biết. Do đó các em học sinh theo đuổi các môn khoa học xã hội không cảm thấy thực sự tự hào khi mình là học sinh giỏi văn, học sinh giỏi địa .vv thậm chí các bậc phụ huynh thấy con em mình học thiên về các môn khoa học xã hội lại có cảm giác e dè, lo lắng không muốn cho con em mình theo con đường nó có khả năng nên có tình định hướng và gây sức ép để con em mình phải thay đổi, phải tìm hướng đi mới – hướng đi của xu thế thời đại ( ? !)

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài suy nghĩ về cách nhìn trong việc dạy và học văn ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM “ Một vài suy nghĩ về cách nhìn trong việc dạy và học Văn ngày nay” A. Đặt vấn đề Cuộc sống ngày càng tất bật với bộn bề lo toan, người người nhà nhà, ngành ngành tạo mọi điều kiện và tìm mọi cơ hội để được độc lập và phát triển về kinh tế. Xu thế ấy, lối sống ấy dường như đang làm cho mỗi người ngày càng thực tế hơn không chỉ người lớn – các bậc phụ huynh, mà ngay cả học sinh, đó là hiện tượng học sinh chọn các môn học có lợi thế trong lựa chọn ngành nghề sau này và có khả năng kiếm được tiền hơn. Các bậc phụ huynh không tiếc tiền khi đầu tư cho con em mình theo học các môn khoa học tự nhiên. Các em học sinh không khỏi tự hào khi mình học giỏi hay “ sẽ “ học giỏi các môn khoa học ấy. Bên cạnh đó, cái nhìn đối với môn khoa học xã hội lại có chiều hướng xem nhẹ, coi đó là những môn học vẹt, dễ ợt không cần học cũng biết. Do đó các em học sinh theo đuổi các môn khoa học xã hội không cảm thấy thực sự tự hào khi mình là học sinh giỏi văn, học sinh giỏi địa…..vv thậm chí các bậc phụ huynh thấy con em mình học thiên về các môn khoa học xã hội lại có cảm giác e dè, lo lắng không muốn cho con em mình theo con đường nó có khả năng nên có tình định hướng và gây sức ép để con em mình phải thay đổi, phải tìm hướng đi mới – hướng đi của xu thế thời đại ( ? !) Là một giáo viên giảng dạy bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cụ thể là giáo viên văn, tôi đã có lúc không khỏi cảm thấy buồn tủi và bất mãn về cách nhìn thiên lệch ấy – đôi khi tồn tại ngay trong đồng nghiệp của mình ! phải làm gì và sống như thế nào để giảm bớt cái nhìn ít thiện cảm và thiên lệch ấy ở xã hội và một số đồng nghiệp dạy các môn thuộc khoa học tự nhiên là những trăn trở trong tôi. B. Nội dung Với khoảng sáu năm được đứng trên bục giảng, đó không phải là một thời gian dài của đời người hay thời gian đủ dài trong nghề để trải nghiệm. Song tôi luôn nghĩ nếu mình có cái tâm và cố gắng vươn lên đến cái tầm cần có của một công việc nào đó thì ta sẽ nhận được bài học nào đó cho mình. Thực chất văn chương là vấn đề được quan tâm rộng rãi trong xã hội, người nào đó dù khô khan hay vô tâm đến dường nào thì trong đời ít nhất một lầm cảm thấy trấm thía và không thể nào quên khi được gọi ra trong văn chương lại gần gũi với bản thân mình đến thế! Với mỗi người việt nam, lời thơ của những câu ca dao như : “ Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” Hay “ Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là gét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng “… Trong “ Truyện kiều “ của Nguyễn Du ….vv được thốt ra như là máu thịt, như là lẽ tự nhiên. Vậy tại sao ngày nay rất nhiều người lớn và trẻ em, trước hết là học sinh lại không muốn thừa nhận một thi sĩ, một con người rất văn đã tồn tại sẵn trong máu thịt Việt Nam đến vậy? Để trả lời cây hỏi này, là một giáo viên dạy văn tôi xin mạo muội được lí giải như sau : Khi phản ánh cuộc sống, mỗi ngành nghệ thuật đều có chất liệu riêng để miêu tả. Âm nhạc dùng giai điệu, tiết tấu. Hội họa dùng màu sắc, đường nét. Điêu khắc dùng hình khối còn văn học dung nghệ thuật ngôn từ. Không có nghệ thuật ngôn từ thì không có hoạt động văn học. Như vậy, mỗi ngành nghệ thuật đều đã có chất liệu của riêng mình để gửi gắm tư tưởng sáng tạo và dùng cách riêng để nói lên tâm tư. Do đó không có nghệ thuật nào là tầm thường! Mỗi tác phẩm trong nhà trường là cả một quá trình chọn lọc và xem xét. Qua sự định hướng của giáo viên, học sinh dang từng bước được cảm nhận vẻ đẹp ngôn từ của văn học. Song với cách dạy đi sâu tiểu tiết và dạy theo lối bóc dỡ “ lột trần “ tác phẩm tạo cho học sinh một tâm lí yên tâm và không cần suy nghĩ thêm về tác phẩm đã học vô tình đã làm “ chết dần “ khao khát muốn được sáng tạo, được say mê của người học, người đọc. Với sự đề cao mà ngợi ca thái quá ( ?!) về tính ưu việt của phương pháp mới là gợi mở để học sinh tìm hiểu, giáo viên dạy văn đã cho phép mình đặt ra quá nhiều câu để hỏi học sinh suy nghĩ và thảo luận mà quên một điều không có cái mới nào được xây dựng mới hoàn toàn mà không dựa vào nền tảng của cái xưa cũ. “ Nếu anh bắn vào quá khứ một viên đạn thì tương lai sẽ trả lại anh phát đại bác “ là điều đã từng được khẳng định. Chính vì thế trong giờ dạy văn bao giờ cũng đòi hỏi cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp trong đó không thể thiếu được phương pháp giảng bình. Khi kết hợp giảng bình hợp lí giáo viên đã tạo cho học sinh thói quen liên kết vấn đề. Văn chương không chỉ cần sự chính xác mà rất cần cái mơ hồ, có lí được cảm nhận bằng sự rung động thực sự của tâm hồn. Sự rung cảm nhận bằng sự rung động thực sự của tâm hồn. Sự rung động ấy dễ làm cho người ta “ khắc cốt ghi tâm” và còn nghiền ngẫm nó khi đã gấp lại trang sách hay tập vở. Học sinh không chỉ nhớ lời cô đã giảng mà còn có thể sáng tạo và đầu tư thêm. Nói đến giáo viên, xã hội luôn nghĩ đến sự mô phạm và chuẩn mực. Người giáo viên không chỉ đẹp trên bục giảng mà còn đẹp trong mắt mọi người. Nhưng có lẽ đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn cần được ngắm và chiêm ngưỡng ở không gian rộng còn không gian hẹp của bục giảng một số giáo viên có thể cho phép mình được “tự do”? chính vì thế, rất nhiều giáo viên đã cho phép mình được trình bày bảng cẩu thả, thiếu thẩm mĩ, ghi tắt và viết xấu tùy tiện. Đặc biệt nếu đieuf này xả ra với giáo viên văn thì tính phản cảm càng tăng lên. Nếu giáo viên yêu cầu cho học sinh cần viết đúng chính tả, bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc và lời văn chính xác sinh động thì tác phong của giáo viên văn đã đúng với yêu cầu chúng ta đỏi hỏi ở học sinh chưa ? D.Scudéry đã nói “ Không có gì nguy hiểm bằng một lời khuyên tốt đi kèm với một tấm gương xấu”, điều này không khỏi khiến tôi phải suy nghĩ và đôi lúc thấy xấu hổ vì sự cẩu thả nào đó của mình. - “ Đối với cái bí mật của thơi ca, thì phải khám phá nó theo kiểm làm sao để cái kì diệu ẩn trong bí mật ấy không bị mất đi mà trái lại, việc khám phá cái bí mật ấy tăng thêm quyến ru õ”( J . Bêsê). Trong giờ dạy văn, cái bí mật được khám phá trước hết ở việc xác định đúng giọng đọc và việc đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên văn không phải là người dẫn chương trình hay chưa hẳn là một nghệ sĩ thực sự nhưng họ rất cần tố chất của các việc trên. Trong giờ dạy văn, giáo viên phải làm sao để học sinh và đồng nghiệp ( Đặc biệt đồng nghiệp khác chuyên môn ) tới dự chỉ nghe giọng đọc mẫu của giáo viên đã cảm thấy cái hay, cái hấp dẫn của tác phẩm mà không thể thực sự lí giải được cái hay ấy là từ giọng đọc của giáo viên hay cái hay ấy là từ bản thân của tác phẩm và không khỏi tò mò, bâng khuâng và xúc động. - Tôi đã có lần bị bất ngờ khi được một giáo viên không dạy môn văn hỏi một câu : “ Sao tự dưng bữa nay học sinh của mình đi học thêm văn để làm gì nhỉ ? học văn đâu có để làm gì ? “ Nếu không có đủ độ bình tĩnh và sự “ cân bằng” cần thiết có lẽ tôi đã nổi sung lên và biện minh cho thế mạnh, cái đep, sự thiết thực đến tự nhiên của bộ môn văn nhưng tôi đã không làm thế bởi tôi hiểu một điều, “ Cái nghèo” đã là duyên nợ đối với người dạy các môn khoa học xã hội nói chung và môn văn nói riêng. Chính “ Cái nghèo “ về vật chất ấy đã làm cho cái nghèo của tinh thần nảy sinh. Nhà văn Nam Cao từng viết trong một tác phẩm của mình “ Chỉ vì người nào cũng khổ nên người nọ cứ tưởng vì người kia mà khổ” ? Chẳng biết vì tự cao, vì sĩ diện hay tính đố kị của mình mà người ta thường đổ lỗi cho người khác và không muốn người khác hơn mình nhưng với riêng tôi, để người ta coi trọng và thấu hiểu được môn văn có ý nghĩa như thế nào với xã hội xưa cũng như với xã hội hôm nay hay xã hội mai sau thì chính giáo viên dạy văn phải không ngừng trau dồi bản thân. Không chỉ có lời nói hay đãi bôi nhau mà phải có một tâm hồn rộng mở, có tấm lòng nhân ái, vị tha, có lối sống chân thành, thẳng thắn, cởi mở. Chính nhân cách đẹp, chuyên môn vững và sự khéo léo của đặc trưng bộ môn sẽ là lời biện minh giàu sức thuyết phục và hùng hồn nhất. C. Kết luận Với một vài kinh nghiệm còn mang tính chủ quan cá nhân chắc chắn độ sâu sắc chưa cao. Tôi rất mong đây chỉa như một tiếng nói nhỏ để cộng hưởng cùng những trăn trở của đồng nghiệp mong làm sao cho mỗi ngày mục tiêu giáo dục của nước ta sẽ được từng giáo viên biến thành hiện thực một cách chắc chắn nhất. Và tôi hy vọng càng ngày môn văn nói riêng và các môn học khác nói chung được học trong nhà trường sẽ được đánh giá chính xác, công bằng và thực tế. Thống nhất, ngày 20-03-2008 Người viết Vũ Thị Hà

File đính kèm:

  • docskkn chi ha.doc