Cơ sở lí luận :
Chương trình sách giáo khoa địa lí 6 cung cấp cho học sinh bốn nhóm kiến thức cơ bản:
- Trái đất - Môi trường sống của con người.
- Đặc điểm của tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên trái đất.
- Mối tương tác giữa các thành phần tự nhiên của môi trường.
- Hiểu biết về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế xã hội và những vấn đề của môi trường, của quê hương.
Bên cạnh đó sách giáo khoa địa lí 6 còn rèn các kĩ năng :
-Sử dụng thành thạo các các kĩ năng địa lí, quan sát, phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ năng sử dụng biểu đồ, bản đồ.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh môi trường sống của con người.
- Hình thành và rèn luyện khả năng thu nhập, xử lí, tổng hợp và trình bày lại thông tin địa lí
Nội dung chương trình Địa lí 6 hiện hành tuy có giảm nhẹ về lí thuyết song nội dung thực hành có phần phong phú và đa dạng, yêu cầu cao hơn so với các bài thực hành ở sách Địa 6 cũ. Mỗi bài học nội dung kiến thức được trình bày đồng bộ trên cả hai kênh : chữ và hình
20 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy địa lí bằng điều khiển học sinh làm việc với đồ dùng trực quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I - đặt vấn đề
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. Một thế kỉ sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi to lớn: khoa học và công nghệ đang phát triển không ngừng, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội loài người trên Trái Đất : Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng lên, hạn hán, lở đất....thường xuyên xảy ra mà nguyên nhân sâu xa do hoạt động vô ý thức cuả con người.
ở nước ta quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có trí tuệ cao, có kĩ năng thực hành, có phẩm chất đạo đức để thích ứng với những thay đổi của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
Chính vì vậy chúng ta phải phát triển nhanh hơn, mạnh hơn hiệu quả hơn trong lĩnh vực Giáo dục- Đào tạo để đào tạo ra những con người có năng lực và phẩm chất - thích ứng với tình hình mới của đất nước và trên thế giới.
Chương trình sách giáo khoa (SGK) mới là một minh chứng hùng hồn cho sự phát triển Giáo dục - Đào tạo với một nội dung dạy học khoa học, hiện đại tiếp cận được với kiến thức trong khu vực, trên thế giới và đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có phương pháp dạy học mới phù hợp với nội dung của chương trình.
Môn Địa lí trong trường THCS góp phần giúp học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về Trái Đất -Môi trường, về những hoạt động kinh tế của con người trên bình diện quốc tế. Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước với xu thế của thời đại.Ví dụ môn Địa lí 6 còn chú trọng rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.
Xuất phát từ mục tiêu trên nội dung chương trình SGK mới có nhiều thay đổi cả về nội dung và hình thức nên khi giảng dạy và học Địa lí 6 không thể áp dụng lối dạy - học cũ được mà phải đổi mới phương pháp cho phù hợp thì hiệu quả dạy - học mới cao.
Là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy địa lí nhiều năm, tôi đã dành thời gian tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm trong giảng dạy và đã rút ra được kinh nghiệm để nâng cao giờ dạy học địa lí. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “nâng cao hiệu quả giờ dạy địa lí bằng điều khiển học sinh làm việc với đồ dùng trực quan ”.
Phần II: nội dung
1-Cơ sở lí luận :
Chương trình sách giáo khoa địa lí 6 cung cấp cho học sinh bốn nhóm kiến thức cơ bản:
- Trái đất - Môi trường sống của con người.
- Đặc điểm của tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên trái đất.
- Mối tương tác giữa các thành phần tự nhiên của môi trường....
- Hiểu biết về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế xã hội và những vấn đề của môi trường, của quê hương.
Bên cạnh đó sách giáo khoa địa lí 6 còn rèn các kĩ năng :
-Sử dụng thành thạo các các kĩ năng địa lí, quan sát, phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ năng sử dụng biểu đồ, bản đồ.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh môi trường sống của con người.
- Hình thành và rèn luyện khả năng thu nhập, xử lí, tổng hợp và trình bày lại thông tin địa lí
Nội dung chương trình Địa lí 6 hiện hành tuy có giảm nhẹ về lí thuyết song nội dung thực hành có phần phong phú và đa dạng, yêu cầu cao hơn so với các bài thực hành ở sách Địa 6 cũ. Mỗi bài học nội dung kiến thức được trình bày đồng bộ trên cả hai kênh : chữ và hình
Là sách giáo khoa mở nhiều nội dung của bài không được trình bày một cách trọn vẹn mà có những phần để trống dành cho sự tham gia bổ sung trực tiếp của học sinh thông qua hoạt đông học tập đa dạng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy buộc học sinh phải suy nghĩ phải làm việc thực sự từ đó lĩnh hội được các kiến thức và rèn luyện được các kĩ năng.
Kênh hình trong sách giáo khoa thể hiện phong phú nhưng tựu chung lại có mấy loại cơ bản : bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, các hình vẽ, bảng số liệu...Mỗi loại kênh hình phục vụ một nội dung kiến thức vì thế khai thác kiến thức ở kênh hình là việc làm vô cùng quan trọng không thể bỏ qua được khi dạy bộ môn Địa lí. Để làm tốt việc đó giáo viên và học sinh phải nắm được đặc điểm của từng loại và có phương pháp làm việc thích hợp, khoa học mới đạt hiệu quả cao.
Dạy địa lí phải hướng vào đặc trưng của bộ môn dẫn dắt học sinh tìm hiểu, rèn luyện và phát triển kĩ năng phân tích kênh hình một cách tự chủ, năng động, sáng tạo ngay trong từng thao tác của học sinh. Hay nói cách khác đó là phương pháp lấy người học làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức định hướng dẫn dắt các hoạt động của học sinh, tự khám phá ra chân lí tự tìm ra kiến thức của bài học. Người học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập không còn ở thế thụ động có như vậy giờ dạy – học địa lí mới đạt hiệu quả cao.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí 6 ở trường, qua những tiết dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo chuyên đề và kết quả học tập của học sinh tôi thấy việc dạy học địa lí 6 còn có một số hạn chế ở cả giáo viên và học sinh dẫn tới kết quả dạy học chưa cao.
a- Đối với giáo viên.
Chương trình sách giáo khoa địa lí 6 hầu hết giáo viên được tập huấn tiếp cận với phương pháp mới nhưng vẫn còn nhiều giáo viên chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ: giảng nhiều, nói nhiều, chưa chú ý đến giao việc cho học sinh nên học sinh còn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan để tìm ra kiến thức bài học còn hạn chế, sử dụng bản đồ mang tính chất minh hoạ chứ chưa chú ý hướng dẫn học sinh phân tích để khai thác kiến thức trên đồ dùng trực quan. Còn một số giáo viên sợ để học sinh phân tích mất thời gian ảnh hưởng đến tiết dạy nên thầy làm hộ, học sinh chỉ nghe và công nhận nên khả năng ghi nhớ và tư duy của học sinh không được phát triển. Mặt khác việc khai thác kiến thức ở kênh hình mới chỉ dừng lại ở những chỗ đơn giản dễ quan sát thấy chứ chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí. Ví dụ khi dạy bài: “Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời”. Giáo viên đặt câu hỏi: Vào những ngày nào trong năm Trái Đất nóng nhất ? Hầu hết giáo viên đều hướng dẫn học sinh đó là ngày 22/6 và 22/12, mà chưa liên hệ đến quỹ đạo quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là hình Elíp do đó không để ý đến vị trí của Trái Đất với Mặt Trời ngày 21/3 và 23/9 là 147 triệu km còn vị trí Trái Đất với MT ngày 22/6 và 22/12 là 152 triệu km.
Khi lên lớp ngại làm việc với đồ dùng trực quan, nhiều khi dạy chay hoặc thư viện không có đồ dùng thậm chí cũng không tự làm đồ dùng mà sử dụng ngay những kênh hình trong SGK. Việc làm đó rất hạn chế tập trung quan sát của học sinh. Nhiều đối tượng địa lí trên hình vẽ thầy chỉ nói cho học sinh nghe chứ chưa chỉ ra cho học sinh nhìn thấy nên học sinh hình thành biểu tượng địa lí rất khó khăn.
Trong giảng dạy nhiều khi giáo viên chưa thực sự chú ý đến lệnh làm việc.Nhiều lệnh làm việc còn dài, rườm rà khó hiểu, nhiều lệnh chưa đầy đủ, đôi khi tối nghĩa. Chưa phân phối thời gian hợp lí cho từng phần, các thao tác bản đồ, biểu đồ...còn lúng túng chậm chạp.
Hình thức trong giờ dạy; nhiều giáo viên cho rằng đổi mới phương pháp là cứ phải chia nhóm thảo luận, phải phát phiếu học tập.Thực ra khi dự giờ tôi thấy việc này đôi khi chưa mang lại hiệu quả bởi lẽ nếu giáo viên không quán xuyến được lớp học thì đó là lúc những học sinh yếu kém có cơ hội để làm việc riêng.
Tuy nhiên không phủ nhận mặt tích cực của hoạt động nhóm đối với những giáo viên già dặn kinh nghiệm, khéo léo trong việc điều khiển và đạo diễn.
Chưa quan tâm đúng mức đối với các đối tượng trong lớp. Đa số các câu hỏi đều dành cho học sinh khá, số học sinh trung bình ít có cơ hội được làm việc còn số học sinh yếu chỉ ngồi nghe rồi ghi chép và công nhận ý kiến của thầy, của bạn, chưa được đánh giá thường xuyên, kịp thời nên mặt bằng kiến thức không được đều, tiết học gò bó nặng nề.
Bên cạnh những hạn chế, tồn tại cơ bản của giáo viên đứng lớp còn một hạn chế không nhỏ về phía trò.
b - Đối với học sinh
Học sinh chưa thực sự hiểu được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của bộ môn Địa lí trong nhà trường, nhiều học sinh cho rằng đó là môn học phụ môn học bổ sung.. .nên dành thời gian cho các môn Toán, Lí, Hoá, Văn.... Từ nhận thức trên dẫn đến động cơ, thái độ học tập chưa cao. Các em cho rằng chỉ cần học thuộc là được vì thế không quan tâm đến việc khai thác kiến thức từ đồ dùng trực quan nên hiệu quả học tập không cao.
Học sinh chưa có phương pháp học tập địa lý. Hầu hết việc học bài ở nhà mới chỉ dừng lại ở việc học thuộc những ý thầy cho ghi trên lớp. Một vài em tự giác làm bài tập song chỉ là những bài tập dễ như bài nhận biết...Phần lớn học sinh chưa tìm hiểu nghiên cứu bài mới ở nhà,việc học bài mới còn chờ thầy gợi ý, cho nên khi học bài trên lớp còn thụ động chưa có sự suy nghĩ tìm tòi để giải quyết vấn đề.
Là trường gần thị trấn của huyện Vĩnh Bảo, nhưng cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp , mặt bằng văn hoá, kinh tế còn thấp, sự quan tâm của gia đình có hạn. Học sinh còn lười học, mải chơi, chưa có ý thức cao trong học tập, chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc học cũng như nhiệm vụ của học sinh. Tất cả những lí do trên ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em.
Trên đây là những tồn tại, khó khăn cơ bản từ phía người dạy và người học ảnh hưởng đến kết quả học tập bộ môn địa lý trong trường THCS. Để giải quyết những tồn tại đó theo tôi cần làm tốt một số nội dung sau:
3.Một số biện pháp
Để có giờ dạy- học môn Địa lý đạt kết quả cao đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn từ khâu soạn bài - giảng bài- hướng dẫn học bài ở nhà.
a.Soạn bài theo tinh thần đổi mới hướng vào người học.
Để có tiết dạy tốt không thể xem nhẹ việc soạn bài, bài soạn có khoa học, hơp lí, chu đáo là tiết dạy thành công một nửa. Trước khi soạn bài phải tìm hiểu kĩ nội dung bài học, xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng bài trên cơ sở đó nghiên cứu xem ở mỗi mục cần dạy theo phương pháp nào? tổ chức học sinh hoạt động như thế nào? Trên cơ sở đó lưạ chọn thiết bị dạy học cho phù hợp.
Khi soạn bài xây dựng các hoạt động phải phù hợp với đối tượng học sinh tránh việc làm hình thức đưa ra các hoạt động vượt quá khả năng học của học sinh. Đổi mới phương pháp cũng không có nghĩa phủ nhận hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống mà giáo viên phải linh hoạt thừa kế và phát huy những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống trên cơ sở đó xây dựng hệ thống câu hỏi hướng vào việc phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. Vì thế các câu hỏi đưa ra có tính chất gợi ý, lên vấn đề học sinh phải hướng vào đó suy nghĩ trả lời, tổng hợp thành kiến thức bài học. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi chú ý các câu hỏi dành cho các đối tượng học sinh khá giỏi, câu hỏi dành cho học sinh trung bình, câu hỏi dành cho học sinh yếu và đảm bảo ba loại câu hỏi: câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích, câu hỏi khái quát. Hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn dễ hiểu, khi phát câu hỏi học sinh suy nghĩ và trả lời đươc ngay, tiết học sẽ sôi nổi nhẹ nhàng còn nếu hệ thống câu hỏi không khoa học, lô gíc tiết học sẽ rơi vào bế tắc, trầm, lúc đó không còn cách nào hơn thầy giảng trò nghe.
b.Đổi mới dạy học trên lớp.
Khi lên lớp giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động học tập cho cho học sinh. Hạn chế việc thuyết trình giảng giải cần tạo mọi điều kiện để học sinh chủ động, tích cực làm việc với các phương tiện học tập địa lý, trao đổi với nhau trong quá trình tìm hiểu lĩnh hội tri thức rèn luyện kĩ năng.
Đối với những bài học có nhiều kênh hình. Kiến thức dược ẩn trong các kênh hình đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách phân tích từng đối tượng, từng yếu tố trên kênh hình đó. Trên cơ sở ấy giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố mà tổng hợp thành kiến thức của bài học, ở khâu này nếu giáo viên không có phương pháp thích hợp dễ thất bại học sinh sẽ không làm được như mong muốn của thầy. Khi đó thầy lại phải làm hộ trò. Với loại bài học kiểu này giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm thành thục các thao tác cơ bản sau:
-Đọc tên lược đồ, bản đồ, tranh...
-Xem bảng chú giải
-Tìm các đối tượng địa lý trên bản đồ, biểu đồ, hình vẽ...
-Đối chiếu, liên kết, so sánh các kí hiệu để tìm ra đặc điểm thể hiện trực tiếp trên bản đồ.
-Dựa vào bản đồ, lược đồ...tìm ra những đặc điểm của đối tượng địa lý không trực tiếp thể hiện trên bản đồ, biểu đồ hoặc giải thích các đặc điểm của đối tượng địa lí: ví dụ khi dạy bài 20: “Hơi nước trong không khí. Mưa”. ở mục 2 “Mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất có hình 54 giáo viên cần thao tác như sau:
-Câu hỏi 1: Em đọc tên bản đồ H.50?
-Câu hỏi 2: Quan sát bảng chú giải cho biết: những đối tượng địa lý nào được thể hiện trên bản đồ?
-Câu hỏi 3: Quan sát lược đồ cho biết những khu vực nào có lượng mưa lớn, khu vực nào có lượng mưa nhỏ, giải thích vì sao?
Như vậy ở câu hỏi 3 ý thứ nhất học sinh quan sát vào lược đồ biết ngay khu vực xích đạo có lượng mưa nhiều nhất (đặc điểm thể hiện trực tiếp trên bản đồ). Còn ý thứ hai giải thích vì sao? đó là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ vì các đối tượng địa lý không trực tiếp thể hiện trên bản đồ.
Đối với loại câu hỏi này học sinh phải liên hệ đến những kiến thức đã học mới giải thích được. Làm được điều đó giờ dạy địa lý mới sôi nổi đạt hiệu quả.
VD2: Khi dạy bài 13: “Địa hình bề mặt Trái Đất” mục 1 núi già, núi trẻ.
CH1: Căn cứ vào đâu người ta phân biệt thành núi già, núi trẻ?
CH2: Quan sát H35 cho biết đỉnh núi, sườn núi, thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Dựa vào hình dạng núi già, núi trẻ học sinh so sánh được núi già đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông và rộng, còn núi trẻ đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Còn ý thứ hai giải thích vì sao thì học sinh phải dựa vào 2 điều vừa biết đó là thời gian hình thành và hình dáng của núi. Sở dĩ núi già đỉnh tròn, sườn thoải do hình thành sớm hơn, bị tác động của ngoại lực nên bị bào mòn nhiều hơn...
Như vậy thông qua cách đặt câu hỏi, giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, yêu cầu giải quyết vấn đề đó, khi vấn đề được giải quyết thì kiến thức của bài học đã được sáng rõ, học sinh đã tiếp thu được bài nhẹ nhàng, không gò bó. Làm việc thường xuyên với bản đồ, giáo viên sẽ không bị lúng túng, nhầm lẫn khi hướng dẫn học sinh. Mặt khác các em học sinh rất hứng thú khi được làm việc với bản đồ.
Điều khiển các hoạt động của học sinh là một nghệ thuật sư phạm của người thầy. Một trong các hoạt động đó là chia nhóm thảo luận. Để học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn gợi ý rõ ràng, phân công thư ký cụ thể và dành lượng thời gian nhất định cho từng hoạt động. Khi nhận lệnh của giáo viên,học sinh tập trung thảo luận giáo viên phải xuống tận các nhóm xem xét đôn đốc nhắc nhở kịp thời... Khi học sinh báo cáo kết quả giáo viên phải cho nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của họcc sinh, không được tuỳ tiện bỏ qua khâu này vì đó là lúc học sinh chờ đợi thầy đánh giá chúng. Nếu giáo viên tổ chức không khéo, không đúng các bước tiết học sẽ trở lên lộn xộn, mất trật tự rơi vào hình thức giờ học không có hiệu quả cao
4.Thực nghiệm
a) Bài dạy thực nghiệm
Bài 8: sự chuyển động của trái đất quanh mặt TRờI
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được quỹ đạo của sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời , thời gian chuyển động và thời gian chuyển động.
- Nhớ được các vị trí: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trên quỹ đạo Trái Đất.
- Biết sử dụng mô hình “ Trái Đất quanh mặt trời” để mô phỏng chuyển động thực tiễn của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát , kĩ năng phân tích mối liên hệ địa lí.
3. Giáo dục : có thái độ nhìn nhận đúng đắn các hiện tượng tự nhiên , khơi gợi lòng say mê khám phá khoa học .
II. Phương pháp dạy học.
1. phương tiện của thầy
-Tranh vẽ sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Mô hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Bảng phụ ghi các mùa tính theo dương lịch, tính theo âm lịch SGK27
2. Phương tiện của trò:
- Quả địa cầu (nếu có)
- Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a- Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì?
Giả sử Trái Đất không có hiện tượng tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ ra sao?
b- Giờ khu vực là gì ? Khi khu vực giờ gốc là 2 giờ thì khu vực giờ 7 là mấy giờ ?
3- Bài giảng:
Vào bài (1phút): Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn có chuyển động quanh Mặt Trời. Sự chuyển động tịnh tiến này đã sinh ra những hệ quả quan trọng như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với sự sống trên Trái Đất.
Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: -Giúp học sinh hiểu được sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
Phương pháp phân tích trên đồ dùnh trực quan
Giáo viên treo tranh vẽ H, Trái Đất mũi tên chỉ hướng quay của tráiđất quanh t23 phóng to giới thiệu mặt Trời rục, hướng vận động của TĐ quanh mặt trời.
Hỏi 1: Quan sát hình vẽ cho biết Trái Đất cùng một lúc tham gia mấy chuyển động? Hướng các chuyển động?
(chú ý các mũi tên)
Hỏi 2: Nhận xét quỹ đạo chuyển động của trái đất quanh mặt trời (GV mô tả hình E lip)
GV dùng mô hình cho Trái Đất quay quanh Mặt Trời (chý ý mô hình có hạn chế không thể hiện được quỹ đạo hình Elip)
Hỏi 3: Thời gian trái đất chuyển động quanh mặt trời là bao nhiêu?
GV giới thiệu khi chuyển động trên quỹ đạo mặt trời có lúc TĐ gần MT có lúc xa MT.
Hỏi 4: Nhậm xét độ nghiêng hướng nghiêng của trục TĐ ở các vị trí xuân phân,hạ chí,thu phân và đông chí?
GV :sự chuyển động đó gọi là sự chuyển động tịnh tiến.
Vậy chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất có ý nghĩa như thế nào trong việc hình thành các mùa?
Hoạt động 2: - Giúp học sinh giải thích và chứng minh được hiện tượng các mùa trong năm.
- Phương pháp: Phân tích trực quan
-Thời gian : 18 phút
TRái đất cùng một lúc tham gia hai chuyển động .Vừa tự quay quanh trục, vừa quay quanh mặt trời.
-Hướng tự quay quanh trục trùng với hướng quay quanh mặt trời(Tây-Đông )
Trái đất chuyển động quanh MT theo quỹ đạo hình Elip gần tròn
HS quan sát mô hình
Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời hết 365 ngày 6 giờ
-Khi chuyển động quanh mặt trời trục TĐ lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không thay đổi.
Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
-Trái Dất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây-Đông theo quỹ đạo hình E lip
Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời hết 365 ngày 6 giờ
-Khi chụyển động trên quỹ đạo độ nghiêng và hướng nghiêng của truc trái đất không thay đổi
GV cho mô hình dừng lại ở vị trí 22/6 hạ chí.
H1: Quan sát mô hình kết hợp hình vẽ cho biết ngay22/6 nửa cầu nào ngả về phía MT?nhận xét lượng ánh sáng và nhệit độ ở hai nửa cầu?Khi đó nửa cầu Bắc là mùa gì? Nửa cầu Nam là mùa gi?
Tương tự GV điều khiển cho TĐ dừng lại ở vị trí 22/12.Yêu cầu HS quan sát mô hình kết hợp với hình vẽ.
H2: Cho biết ngày 22/12nửa cầu nào ngả về phía MT? nhận xét lượng nhiệt, ánh sáng và chế độ mùa ở 2 nửa cầu?
H3: Em nhận xét gì về chế độ mùa ở 2 nửa cầu ở 2 thời điểm hạ chí và đông chí.
GV điều khiển mô hình cho Trái Đất dừng lại ở ngày 21/3 và 23/9 yêu cầu học sinh quan sát.
Em cho biết Trái đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt trời như nhau vào các ngày nào? nhận xét lượng nhiệt và ánh sáng ở 2 nửa cầu.
H4: Khi đó chế độ mùa ở 2 nửa cầu Bắc và Nam như thế nào?
H5: Vậy những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng các mùa.
H6: Gỉa sử trục TĐ không nghiêng mà thẳng đứng thì hiện tượng các mùa như thế nào?
GV yêu cầu học sinh quan sát bảng phụ cách tính mùa theo dương lịch và theo âm dương lịch.
H7: Cho biết một năm có mấy mùa ? cho biết cách tính mùa nửa cầu Bắc theo âm dương lịch chênh với cách tính theo dương lịch bao nhiêu ngày?
GV: Tính mùa theo dương lịch dựa vào Mặt Trời .Tính mùa theo âm dương lịch dựa vào Mặt Trăng và Mặt Trời.
H8:Nước ta nằm ở nửa cầu nào? chế độ mùa của nước ta phân ra như thế nào?
GV: gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-Ngày 22/6 nửâ cầu Bắc ngả về phía MT góc chiếu Mặt trờivào mặt đất ở nửa cầu Bắc lớn nên nửa cầu Bắc nhận nhiều ánh sáng và nhiệt.
-Khi đó nửa cầu Bắc là mùa nóng; nửă cầu Nam là mùa lạnh
-Ngày 22/12 nửa cầu Nam ngả về phía MT góc chiếu MT vào Mặt Đất ở nửa cầu Nam lớn nên nửa cầu Nam nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng.Khi đó nửa cầu Nam là mùa hè, nửa cầu Bắc là mùa đông
ở hai thời điểm này chế độ mùa trái ngược nhau ở hai nửa cầu.
TĐ hướng cả 2 nửa cầu như nhau về phía MT vào 2 ngày 21/3 và 23/9. MT chiếu thẳng vào xích đạo nên lượng nhiệt và ánh sáng phân bố như nhau ở 2 nửa cầu.
Đó là lúc chuyển tiếp giưa mùa nóng và mùa lạnh.
Vì Trái Đất quay quanh MT và trục TĐ luôn nghiêng về một phía.
Hiện tượng các mùa sẽ không rõ rệt không có mùa hè, mùa đông.
Người ta chia một năm làm 4 mùa:
-Theo âm dương lịch ngày hạ chí thu phân ,đông chí ,xuân phân là thời gian giữa mùa hạ ,thu,đông,xuân.
-Theo dương lịch hạ chí, thu phân, đông chí, xuân phân là thời gian bắt đầu mùa hạ, thu, đông, xuân.
-Như vậy tính theo âm dương lịch sớm hơn dương lịch 45 ngày.
Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc trong vành đai nhiệt đới nên sự phân hoá 4 mùa không rõ rệt.
+ ở miền Bắc có bốn mùa nhưng 2 mùa xuân và thu chỉ là thời kỳ chuyển tiếp của mùa nóng và mùa lạnh.
+ ở miền Nam hầu như quanh năm chỉ có 2 mùa:mưa va khô.
2-Hiện tượng các mùa
-Hai nửa cầu luân phiên nhau ngả về phía MT nên lượng nhiệt và ánh sáng phân bố ở 2 nửa cầu khác nhau tạo nên các mùa.
-Ngày 26/6 hạ chí.
-Ngày 22/12 đông chí.
-Ngày 21/3 xuân phân.
-Ngày 23/9 thu phân.
Các mùa tính theo âm lịch và dương lịch có sự khác nhau về thời gian.
Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3- Giúp học sinh củng cố nắm chắc kiến thức của từng phần .
Phương pháp: Làm bài tập trắc nghiệm (GV chuẩn bị bảng phụ)
- Thời gian: 7
4.Củng cố:
Đánh dấu x vào ’ với những ý đúng
Bài 1:Khi chuyển động quanh MT trục Trái Đất:
’Luôn nghiêng về một phía
’Lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia
’Luôn thẳng đứng
Bài 2: ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở xích đạo vào ngày nào?
’Ngày 22/6 ’Ngày 21/3
’Ngày 22/12 ’Ngày 23/9
Bài 3: Ngày 22/6 là ngày gì?
’ Đông chí ’Xuân phân
’Hạ chí ’Thu phân
Bài 4:Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện ý đúng:
a) Ngày 22/6 nửa cầu...............ngả về phía Mặt Trời nên nửa cầu...............nhận được....... ..............ánh sáng và nhiệt nên nửa cầu.......................là mùa................................
b) Ngày 22/12 nửa cầu........ ............ ngả về phía Mặt trời nên nửa cầu...................nhận được....................ánh sáng và nhiệt nên nửa cầu...... ..............là mùa.........................
Bài 5: Làm một số bài tập ở tập bản đồ.
Hoạt động 4:
- Giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà phục vụ cho bài học sau.
-Phương pháp hướng dẫn
-Thời gian (3 phút)
5. Hướng dẫn về nhà:
-Ôn tập sự vận động tự quay của TĐ và các hệ quả.
-Nắm chắc hai vận động chính của Trái Đất.
- Tìm hiểu bài hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa .Phân tích hình 24; hình 25.
- Kết quả thực nghiệm.
Sau giờ dạy thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát kết quả của học sinh lớp 6A.
Kết quả bài làm của học sinh thu được:
Lớp 6A 36 hs
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Chưa thực hiện đề tài
6 =16,7%
15= 41,7%
10 = 27,8%
5 = 13,9%
Sau khi thực hiện đề tài
12 = 33,3%
17=47,2 %
6 = 16,7%
1=2,8%
Nhận xét: Qua giờ học bằng điều khiển học sinh làm việc với đồ dùng trực quan học sinh được làm nhiều, độc lập suy nghĩ, chủ động lĩnh hội kiến thức của bài học,tiết học sôi nổi,hấp dẫn, chất lượng giờ dạy-học đạt hiệu quả cao.
Phần III: phần kết luận
Qua quá trình nghiên cứu ,thực nghiệm dạy địa lí 6 tôi rút ra một số bài học:
- Để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy địa lí giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài soạn từ việc xác định mục tiêu bài học cho đến thiết kế các tổ chức hoạt động của học sinh phải phù hợp với mặt bằng kiến thức học sinh đang có. Các hoạt đông đảm bảo tính lôgíc, khoa học.
-Xây dựng hệ thống câu hỏi để khai thác kiến thức từ kênh hình phải đảm bảo đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp...tránh nôn nóng đưa ra những câu hỏi khó mà yêu cầu học sinh giải quyết đựơc ngạy. .Hệ thống câu hỏi phải hướng vào đối tượng là học sinh.giúp học sinh độc lập suy nghĩ qua đó học sinh tự chiếm lĩnh được tri thức mới.
-Trong quá trình giảng bài trên lớp tận dụng tối đa các kênh hình để khai thác kiến thức vì khi phân tích kênh hình, hình thành những biểu tượng khó quên đối với học sinh các em sẽ nhớ lâu hơn và hiểu sâu sắc hơn những điều chính mình tìm ra.
-Giáo viên phải xác định vai trò của mình trong giờ dạy là vô cùng quan trọng nhưng không phải là trung tâm mà là người định hướng , điều khiển
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_gio_day_dia_li_bang.doc