1.Đối với giáo viên:
Sách giáo khoa là công cụ không thể thiếu được để có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh của mình qua bộ môn Địa lý. Sách giúp cho giáo viên thực hiện chương trình một cách thống nhất trong cả nước, trau dồi cho học sinh những kiến thức chính xác,đầy đủ, rõ ràng, có hệ thống tạo điều kiện cho giáo viên giảm nhẹ cường độ lao động mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục cao
2.Đối với học sinh:
Sách giáo khoa có giá trị nhiều mặt. Trước hết nó là công cụ truyền thông tin đến các em, những kiến thức cơ bản hoàn chỉnh theo hệ thống nhất định,sách giáo khoa còn là phương tiện giúp học sinh tự tìm hiểu: Các em có thể tìm thấy trong sách có những điểm, có những vấn đề mà giáo viên vì lí do này hay lí do khác không thể không đề cập hoặc trình bầy sơ lược ở lớp. Sách có thể bổ sung, mở rộng nâng cao trình độ hiểu biết cho các em. Như vậy sách giáo khoa còn làm cả chức năng “công cụ phát hiện” dẫn dắt các em “khám phá” ra nhiều sự vật hiện tượng
và quá trình xẩy ra ở nơi này hay nơi khác trên đất nước ta hay trên thế giới. Học sinh có thể xem kỹ các bản đồ, hình ảnh trong sách giáo khoa từ đó phát hiện ra nhiều chi tiết lý thú của các sự vật hiện tượng địa lý.
19 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nêu quan niệm và sử dụng sách giáo khoa như thế nào cho hợp lý trong giảng dạy địa lý THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đào tạo huyện vĩnh bảo
Trường thcs tam đa
*****@*****
skkn
Môn: địa lí
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Lan Đơn vị công tác: Trờng T HCS Tam Đa
Năm học: 2007 – 2008
Nên quan niệm và sử dụng sách Giáo Khoa như thế nào cho hợp lý trong giảng dạy Địa lý THCS.
PhầnI : Đặt vấn đề
Mặc dù vấn đề sử dụng sách giáo khoa đã đặt ra từ lâu nhưng trong quá trình giảng dạy Địa lý nhiều giáo viên vẫn thấy khó khăn và lúng túng trong việc vận dụng sách, để giảng dạy, nhiều học sinh chưa có thói quen, kỹ năng dùng sách giáo khoa để học tập. Mà yêu cầu sử dụng sách giáo khoa để giảng dạy và học tập là thực hiện pháp lệnh Nhà nước.
Thật vậy: Sách giáo khoa một tài liệu tổng hợp và quan trọng nhất đối với tất cả môn học trong đó có môn Địa lý. Trong sách giáo khoa đã thể hiện một hệ thống và khối lượng nhất định các kiến thức Địa lí của một chương trình, của từng lớp, từng cấp học cụ thể, theo quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước. Sách giáo khoa là một phương tiện có ý nghĩa lớn, đặc biệt khi hình thành kiến thức mới, khi củng cố ôn tập cả khi rèn luyện kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Sách giáo khoa là nguồn thông tin để học sinh khai thác kiến thức. Cụ thể:
1.Đối với giáo viên:
Sách giáo khoa là công cụ không thể thiếu được để có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh của mình qua bộ môn Địa lý. Sách giúp cho giáo viên thực hiện chương trình một cách thống nhất trong cả nước, trau dồi cho học sinh những kiến thức chính xác,đầy đủ, rõ ràng, có hệ thống tạo điều kiện cho giáo viên giảm nhẹ cường độ lao động mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục cao
2.Đối với học sinh:
Sách giáo khoa có giá trị nhiều mặt. Trước hết nó là công cụ truyền thông tin đến các em, những kiến thức cơ bản hoàn chỉnh theo hệ thống nhất định,sách giáo khoa còn là phương tiện giúp học sinh tự tìm hiểu: Các em có thể tìm thấy trong sách có những điểm, có những vấn đề mà giáo viên vì lí do này hay lí do khác không thể không đề cập hoặc trình bầy sơ lược ở lớp. Sách có thể bổ sung, mở rộng nâng cao trình độ hiểu biết cho các em. Như vậy sách giáo khoa còn làm cả chức năng “công cụ phát hiện” dẫn dắt các em “khám phá” ra nhiều sự vật hiện tượng
và quá trình xẩy ra ở nơi này hay nơi khác trên đất nước ta hay trên thế giới. Học sinh có thể xem kỹ các bản đồ, hình ảnh trong sách giáo khoa từ đó phát hiện ra nhiều chi tiết lý thú của các sự vật hiện tượng địa lý.
Ví dụ: - Vị trí chính xác của một thành phố, hải cảng ven biển.
-Hình thái đặc điểm của một bờ biển.
Tất cả đều có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy ở học sinh. Trong sách giáo khoa, các phương tiện trực quan phong phú về thể loại góp phần giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện cho học sinh nhiều thói quen, kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên có công cụ tốt( SGK ) là một việc, sử dụng công cụ tốt đó như thế nào để làm ra một sản phẩm có giá trị lại là cả một vấn đề cần quan tâm. Vì sách giáo khoa hiện nay phục vụ cho cả đối tượng:giáo viên và học sinh ,giúp họ hoàn thành hai nhiệm vụ độc lập trong một thể thống nhất là giáo dục và học tập. Làm thế nào để SGK phát huy tác dụng cao nhất đó là nội dung chính của vấn đề cần giải quyết.
Qua thực tế giảng dạy Địa lý ở nhà trường Trung học cơ sở từ năm 1993 đến nay tôi xin được phép trao đổi một số vấn đề cần thiết trong quá trình thực hiện:
Yêu cầu sử dụng SGK để giảng dạy và học tập Địa lý ở nhà trường Trung học cơ sở .
Phần hai:Nội dung:
A.Để sử dung SGK có hiệu quả trứơc hết chúng ta cần hiểu những đặc điểm chung nhất về SGK địa lý trong nhà trường THCS .
1.Hiện nay sách giáo khoa được viết bằng gam màu hấp dẫn, đẹp thu hút học sinh,sách viết mở để trống nhiều bài chohọc sinh tham gia trực tiếp vào quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: Bài 19-Khí áp và gió.(Lớp6). Mục 1- phần b:Các đai khí áp.
Học sinh tự phát hiện sự phân bố khí áp qua kênh hình(phân bố xen kẽ)
2.Cấu trúc chung sách gồm 3 phần:
a.Phần đầu: Bài mở đầu.
b.Phần giữa ( phần chính ) viết các chương, bài.
+ Cấu trúc chương: Tên chương,hình ảnh,lời dẫn
+ Cấu trúc bài: Trong từng bài có lời dẫn ( định hướng nội dung), cuối bài là các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ, câu hỏi cuối bài là các câu hỏi củng cố kiến thức rèn kỹ năng là phần kiểm tra học sinh. Cuối mỗi bài có một số bài đọc thêm ,mục đích bổ sung cho bài học chính (HS đọc thêm ở nhà).
Nội dung các bài đảm bảo hợp lý giữa bài lý thuyết và thực hành, bố trí hỗ trợ nhau. Bài lý thuyết nhiệm vụ trọng tâm trang bị kiến thức mới đồng thời góp phần rèn kỹ năng địa lý. Bài thực hành nhiệm vụ chủ yếu rèn kỹ năng đồng thời bổ sung kiến thưc ,số bài thực hành ngày càng nhiều.
Cấu trúc bài cho phép giáo viên tiến hành giảng dạy dựa trên hoạt động tích cực của thầy và trò.
c.Phần cuối: bảng tra cứu thuật ngữ.
3.Sách giáo khoa gồm kênh chữ kênh hình.
Kênh hình nhiều hơn không hoàn toàn là minh hoạ mà là khai thác kiến thức, là cơ sở hình thành kỹ năng. Hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trìu tượng góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá từ đó giúp giáo viên hướng dẫn học sinh, học kiến thức mới, rèn kỹ năng, hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng.
*Trong cấu trúc bài viết với mục đích;
+ Cung cấp thông tin : qua kênh chữ, kênh hình.
+ Sử lý thông tin: Qua hệ thống câu hỏi, bài tập.
+ Bài tập về nhà,học sinh tự tiếp cận, tự tiếp thu kiến thức đơn giản, câu hỏi ngắn gọn thay lời viết giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình học tập, học sinh nắm vững kiến thức hơn, thiết lập mối quan hệ và phụ thuộc, vân dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Sơ đồ cấu trúcSGK.
SGK
Kênh chữ
Kênh hình
Bài học cơ bản
Bài thực hành
Câu hỏi bài tập
Bài
Tổng kết
chương
Phụ lục
Thuật ngữ bài đọc thêm
Bản đồ sơ đồ lược đồ
Biểu đồ lát cắt
địa lý
Tranh ảnh địa lý
B.Sau khi đã nắm được sơ đồ cấu trúc SGK – Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành các bước sau:
I.Sách giáo khoa là tài liệu chính đểgiáo viên xây dựng nội dung và nắm chắc yêu cầu giảng dạy .
1.Nắm chắc nội dung sách giáo khoa để xác định kiến thức cơ bản của bài .
Nội dung sách giáo khoa có tính chất pháp lệnh nên trong quá trình giảng dạygiáo viên phải dựa vào sách giáo khoa là chủ yếu. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để nắm chắc nội dung cần truyền đạt, tìm ra những kiến thức , khái
niệm cơ bản, mối liên hệ giữa các kiến thức bài giảng với bài khác trong chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong các chương.
-Căn cứ sách giáo khoa , giáo viên xác định mức độ yêu cầu của mối liên hệ giữa các kiến thức thấy kiến thức nào học sinh đã có, kiến thức nào khó, kiến thức nào mới với bài giảng. Từ đó chỗ nào cần tập chung giảng kỹ, chỗ nào khai thác dựa vào vốn hiểu biết, chỗ nào cần giải thích qua và xác định các kỹ năng cần rèn luyện, cần giáo dục vấn đề gì?
2.Dựa vào sách giáo khoa , giáo viên định mức khai thác tài liệu đúng chương trình-sát trình độ học sinh.
Ví dụ: - Khi dạy bài 24 - Địa lý 6. Dạy về “các dòng biển” nội dung sách không có phần giải thích nguyên nhân hình thành. Vì vậy giáo viên có cần phải giải thích không? ở trong trường hợp này giáo viên không cần giải thích nguyên nhân mà chỉ cần miêu tả các dòng biển, cho học sinh nhận rõ hai loại dòng biển: Dòng nóng, dòng lạnh, ký hiệu dòng biển và học sinh nhận biết một số dòng biển trên đại dương thế giới ,những ảnh hưởng của từng loại(dòng biển) đối với các yếu tố tự nhiên đặc biệt là khí hậu.
3.Làm sáng tỏ ý trong sách giáo khoa và bổ sung cho sách giáo khoa.
a. Nghiên cứu sách giáo khoa để thấy được những nội dung cần phân tích, giải thích như:
*Giải thích và phân tích khái niệm sông suối, hồ đầm(Lứp6)
Ví dụ: -Nếu chỉ trình bày khái niệm sông suối như sách giáo khoa “dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa” bài 23-Địa lý 6 thì chưa được ở đây giáo viên cần giải thích rõ hơn “dòng chảy thường xuyên” phân biệt với dòng chảy tạm thời không cố định,‘ chảy trên mặt đất(lục địa)” phân biệt với dòng hải lưu “chảy trên biển”
*Dựa kiến thức có liên quan để giải thích sự vật hiện tượng trong bài nêu ra.
Ví dụ:-Dạy bài 27- Thiên nhiên châu Phi- địa lý 7.
-Để giải thích khí hậu châu Phi khô nóng, học sinh cần phải dựa vào vị trí hình dạng bờ biển châu Phi.
-Hoặc dựa vào khí hậu,địa hình để giải thích đặc điểm sông của một khu vực.
*Phân tích (đánh giá) ảnh hưởng của sự vật hiện tượng địa lý đối với đời sống sản xuất.
Ví dụ: -Phân tích ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đối với đời sống ,sản xuất của con người.
-Giá trị kinh tế của sông ở từng khu vực:đồng bằng hay vùng núi.
-Phân tích khả năng kinh tế của một miền địa hình.
b. Bổ sung nội dung kiến thức cần thiết cho sách giáo khoa.
Sách giáo khoa có nội dung chung cho cả nước và bao giờ cũng viết trước một thời gian nhất định .Vì vậy nội dung sách có nhiều điểm không kịp thời vì vậy giáo vên cần bổ sung thường xuyên:
+Những tư liệu về địa phương:
Ví dụ: - Dạy bài dân số và gia tăng dân số(bài 2-Địa lý9), giáo viên cần bổ sung tình hình dân số, gia tăng dân số ở địa phương minh hoạ cho bài giảng- thông qua bài giáo dục ý thức dân số kế hoạch hoá gia đình, qui mô gia đình hợp lý.
*Bổ sung tình hình thời sự, chính trị có liên quan đến bài giảng.
Ví dụ: -Dạy bài 7-Địa 8, mục2- Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội các nước và vùng lãnh thổ châu á.Cần bổ sung cho học sinh một số kiến thức có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như:
+9/12/2006 Quốc hội Mĩ thông qua qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam.
+11/2006 Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO.
+10/2007 Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ.
*Bổ sung các nghị quyết của Đảng Nhà nước về các vấn đề bảo vệ rừng các khu công nghiệp
4.Thông qua sách giáo khoa giáo viên nắm vững chương trình cấp học, từ đó xác định mức độ yêu cầu về nội dung cho từng lớp.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý, không phải là dạy lớp nào chỉ cần biết nội dung của chương trình của lớp ấy mà còn nắm được nội dung của chương trình cả cấp học và chương trình địa lý ở cấp tiểu học, có nắm được như vậy giáo viên
mới thấy được mối liên quan giữa các lớp, thấy được kiến thức nào học sinh đã có, kiến thức nào cần bổ sung, kiến thức nào xa lạ đối với các em cần giảng kỹ, đồng thời xác định mức độ kiến thức cần giảng kỹ, đồng thời xác định mức độ kiến thức cần truyền đạt cho từng lớp.
Ví dụ : - Nội dung “gió mùa” lớp 6- trình bày khái quát gió mùa trên phạm vi toàn thế giới, ở chương trình địa lý lớp 7-8 cũng nói đến “gió mùa” nhưng đã được cụ thể hoá ở từng châu lục, đến chương trình địa lý Việt Nam đề cập đến “gió mùa” nhưng đã được cụ thể hoá hơn trong pham vi của nước ta và phạm vi của từng miền trong cả nước.
II.Dựa vào nội dung của sách giáo khoa giáo viên xác định phương pháp và chuẩn bị đồ dùng giảng dạy cần thiết cho bài giảng thích hợp.
1..Nắm chắc nội dung sách giáo khoa để định ra phương pháp giảng dạy xác định đồ dùng dạy học cần thiết cho bài giảng.
Phương pháp giảng dạy và đồ dùng dạy học phải xuất phát từ nội dung của từng vấn đề, cho nên giáo viên phải tìm hiểu kỹ nội dung của sách giáo khoa để định ra những phương pháp giảng dạy thích hợp, cũng như những đồ dùng dạy học thích hợp,cần thiết.
2.Nghiên cứu những đồ thị, biểu đồ, tranh ảnh, hình vẽ in trong sách giáo khoa để đề ra những biện pháp hướng dẫn học sinh học tập.
a, Các đồ thị biểu đồ: thông qua các phương pháp diễn dịch hay qui nạp giáo viên tổ chức ,hướng dẫn học sinh quan sát ,phân tích,rút ra nhận xét diễn biến của từng hiện tượng địa lý thể hiện ở đồ thị biểu đồ trong sách giáo khoa, dẫn dắt hướng dẫn các em nghiên cứu cá nhân hoặc thảo luận nhóm để nắm bản chất của từng hiện tượng địa lý.
Ví dụ : Khi phân tích biểu đồ (ở những bài học đầu tiên) giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo các bước sau :
1 Mục đích làm việc của học sinh với biểu đồ.
2.Đọc tên biểu đồ xem thể hiện hiện tượng gì?(gia tăng dân số hay cơ cấu kinh tế..)
3. Quan sát để biết đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì?(số dân,ngành kinh tế..) trên lãnh thổ nào? thời gian nào?
-Các đại lượng thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường,hình quạt, hình cột).Trị số đại lượng tính bằng gì? (triệu người hay %).
-Đối chiếu so sánh độ lớn của các hợp phần(biểu đồ cột chồng, biểu đồ tròn, biểu đồ miền), chiều cao của cột (biểu đồ cột), độ dốc của đồ thị (biểu đồ đừơng), Kết hợp số liệu (nếu có) rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý thể hiện trên biểu đồ.
-Kết hợp kiến thức đã học xác lập mối quan hệ để giải thích.
b. Các hình ảnh , hình vẽ trong sách giáo khoa có rất nhiều mỗi hình ảnh ,hình vẽ minh hoạ cho một sự vật hiện tượng địa lý nêu ra trong bài. Giáo viên cần xác định xem hình vẽ , hình ảnh đó minh hoạ cho nội dung nào?.Nếu một bài có nhiều hình thì lựa chọn hình nào để hướng dẫn học sinh tìm ra nội dung và hình nào minh hoạ cho nội dung. Trong quá trình giảng bài đoạn nào sẽ dừng lại để sử dụng hình ảnh.
*Lưu ý :khi khai thác kiến thức từ tranh ảnh giáo viên cần hướng dẫn học sinh các bước sau:
+Nêu tên ảnh:thể hiện đối tượng gì ? ở đâu ?
+Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lý thể hiện trong ảnh.
+Nêu biểu tượng khái niệm địa lý trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng địa lý thể hiện trong ảnh.
3.Dựa vào các bản đồ in trong sách giáo khoa để khắc phục những hạn chế của bản đồ treo tường trong khi giảng.
–Thực tế giảng dạy cho thấy mặc dù bản đồ treo tường có những nội dung thể hiện rõ ràng, nhưng giáo viên không thể tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp quan sát bản đồ để tìm ra nội dung.
Ví dụ: -Tìm vị trí giới hạn châu lục hay khu vực.
-Xác định toạ độ của một địa điểm.
-Tìm những mỏ khoáng sản chủ yếu một khu vực.
Vì vậy khi soạn bài giáo viên cần nghiên cứu tổ chức học sinh quan sát bản đồ trong sách giáo khoa thay thế bản đồ treo tường.Như vậy sẽ khắc phục tình trạng
học sinh ngồi xa không trông thấy hết nội dung thể hiện trên bản đồ treo tường mà còn tích cực rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích, đồng thời tạo điều kiện học sinh phát triển tư duy.
4.Dựa vào các bản đồ, hình ảnh trong sách giáo khoa giáo viên làmm thêm những đồ dùng dạy học cần thiết.
Trong giảng dạy địa lýhiện nay,vẫn còn thiếu rất nhiều đồ dùng, vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần dựa vào bản đồ, các hình vẽ sách giáo khoa để bổ sung những đồ dùng còn thiếu.
Ví dụ:
Khi dạy bài24-Biển và đại dương(Địa6) mục2- Sự vận động của nước biển và đại dương.Dạy về hiện tượng sóng biển giáo viên cần vẽ hình sự chuyển động của sóng biển.
Qua hình vẽ, học sinh sẽ hình dung được
Sự chuyển động của sóng biển thực chất
là sự vận động tại chỗ của các hạt nước
theo chiều thẳng đứng, và học sinh hiểu
hiện tượng sóng xô bờ chỉ là ảo giác.Từ đó
học sinh sẽ hình thành được đầy đủ khái niệm về sóng biển
+Hoặc dựa vào bản đồ hướng gió, các miền khí hậu, sự phân bố mưa giáo viên có thể phóng to các hình vẽ in trong sách giáo khoa thay cho bản đồ
5.Sử dụng các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
Dựa vào các câu hỏi ,các bài tập trong sách giáo khoa giáo viên chọn lọc những câu hỏi, bài tập có nội dung thiết thực phục vụ cho nội dung của bài học, phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh ở nhà, đồng thời dự kiến những vướng mắc(khó khăn) đa số học sinh vướng phải khi giải quyết những câu hỏi, bài tập của sách giáo khoa mà giáo viên đã giao để có những hướng dẫn cần thiết. Đồng thời giáo viên có thể dựa vào những câu hỏi của sách giáo khoa nhanh chóng xác định kiến thức cơ bản của bài giảng trong quá trình chuẩn bị bài soạn.
Ví dụ:
Đối với chương trình địa lý 9, tất cả những bài tập có liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ. Giáo viên nên giao thành bài tập về nhà yêu cầu học sinh hoàn thành.
+Đối với dạng bài tập yêu cầu cụ thể vẽ loại biểu đồ gì?(biểu đồ cột, tròn, đường) thì giáo viên cần lưu ý học sinh cách vẽ cơ bản.
+Đối với dạng bài tập không nêu rõ phải vẽ dạng biểu đồ nào chỉ yêu cầu vẽ trên cơ sở bảng số liệu đã cho như:Dựa vào bảng số liệu sản lượng thuỷ sản thời kỳ 1990-2002 hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản thời kỳ1990-2002. Đối với dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định dạng biểu đồ cần vẽ thể hiện rõ sản lượng thuỷ sản.(biểu đồ đường hoặc miền)
6. Tận dụng sách giáo khoa, giáo viên cải tiến công việc viết bài soạn.
Dựa vào sách giáo khoa giáo viên cải tiến việc viết bài soạn, tập trung công việc thể hiện các vấn đề:phân tích ,giải thích những kiến thức đã nêu trong sách giáo khoa.Thể hiện những vấn đề giáo viên đã suy nghĩ, chọn lọc để đưa vào bài giảng nhằm sáng tỏ nội dung của bài:
+Đó là các kiến thức minh hoạ cho nội dung của sách.
+Đó là những kỹ năng cần thiết để nắm vững nội dung của sách.
+Đồng thời là những yêu cầu nội dung biện pháp tiến hành bài học và kiểm tra của giáo viên đối với quá trình học tập ở lớp cũng như ở nhà.
III .Trên cơ sở sách giáo khoa giáo viên có cách giảng dạy trên lớp hợp lý, hiệu quả cao.
1.Ghi bảng hợp lý.
Học sinh đã có sách giáo khoa để học tập ở trênlớp và tự học ở nhà vì vậy giờ địa lý giáo viên chỉ cần ghi bảng các vấn đề sau:
a.Dàn ý chính của bài: tạo điều kiện cho học sinh theo dõi để dễ dàng nắm nội dung của bài giảng và nội dung của sách giáo khoa trong quá trình giảng dạy .Ghi chép những điều cần ghi bổ sung cho từng dàn ý, để về nhà dễ dàng học sách giáo khoa kết hợp những điều đã ghi bổ sung cho sách ở trong vở.
b.Những số liệu hoặc địa danh chủ yếucho từng nội dung:nhằm cho học sinh biết đó là những số liệu ,địa danh tối thiểu cần nắm vững trong một bài địa lý.
c.Những địa danh khó phát âm,nhất là địa danh nước ngoài :để giáo viên có thể phát âm cho học sinh vừa nghe,theo dõi sau đó yêu cầu một số em phát âm lại.
d.Những bảng thống kê,những hình vẽ nhằm khái quát hoá những nội dung chủ yếu tạo điều cho học sinh dễ hiểu dễ nhớ nội dung của bài hoặc hình thành các biểu tượng địa lý chính xác cho học sinh
2.Đầu tư thích đáng về thời gian cho từng nội dung của bài.
Tận dụng sách giáo khoa để giảng dạy và học tập giáo viên có điều kiện giảng nhanh (giảng lướt) một số nội dung đồng thời có thể tập trung giảng kỹ một số nội dung cần thiết.
a.M ột số vấn đề có thể hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu:
*Những khái niệm nội dung học sinh đã học qua nay sách giáo khoa nhắc lại nhằm đảm bảo tính hệ thống của bài.
*Những nội dung đơn giản học sinh có thể tự đọc và tự tìm hiểu.
b. Cần đầu tư thoả đáng để giảng các vấn đề.
*Những biểu tượng khái niệm mới đối với học sinh.
Ví dụ:
-Hầu hết các biểu tượng, khái niệm chung trong chương trình địa lý đại cương(lớp 6).
-Những biểu tượng khái niệm cụ thể trong chương trình địa lý7-Thiên nhiên con người các châu lục.
*Mốiquan hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lý trong không gian.
Ví dụ:
-Căn cứ vào vị trí địa lý địa hình để giải thích các đặc điểm của yếu tố khí hậu.
-Phân tích mối liên hệ tổng hợp giữa các yếu tố tự nhiên khi giảng dạy các chương trình địa lý đại cương và thiên nhiên con người các châu lục.Các bài về đất động thực vật của chương trình địa lý tự nhiên Việt Nam.
*Những sự vật hiện tượng địa lý có tác dụng ảnh hưởng nhiều đến các sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ:
Giảng về vị trí địa lý của châu Phi khi giảng đến nội dung “Châu Phi nằm ở hai bên đường xích đạo” giáo viên cần khắc sâu các vấn đề như:đừơng xích đạo chạy qua gần chính giữa châu Phi, phần lớn đất đai của châu Phi nằm ở trong phạm vi 2 đường chí tuyến(nội chí tuyến).
*ảnh hưởng của các hiện tượng và sự vật địa lý đối với sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người, vai trò của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các hiện tượng sự vật địa lý .
Ví dụ:Gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của con người theo mùa gió.
3.Tích cực tổ chức hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng địa lý.
Việc tận dụng có hiệu quả sách giáo khoa để giảng dạy và học tập theo phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm nên ở trên lớp không mất nhiều thời gian đọc và chép tóm tắt, đồng thời có những nội dung có thể giảng lướt hoặc giới thiệu qua nên có “dư” một số thời gian vì vậy giáo viên cần tận dụng thời gian này rèn luyện các kỹ năng địa lý cần thiết cho học sinh như:
+Tổ chức hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, phân tích đồ thị(biểu đồ) bảng thống kê để tìm ra nội dung của bài.
+Tổ chức cho nhiều học sinh đặc biệt là lớp 6 được thực hành và sử dụng các đồ dùng dạy học của bộ môn địa lý như:
- Đọc bản đồ ,đồ thị,ảnh địa lý.
- Sử dụng quả địa cầu tìm các đường xích đạo, chí tuyến vòng cực.
IV.Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập trên cơ sở SGK.
Giáo viên phải khẳng định cho học sinh thấy sách giáo khoa là tài liệu chính để học tập. Những điều học sinh ghi được ở trên lớp là tài liệu giúp cho học sinh nhớ lại những điều giáo viên đã phân tích nội dung của sách, giải thích nguyên nhân của sự vật hiện tượng địa lý đã nêu trong sách, đồng thời phải hướng dẫn cho các em cách học tập trên cơ sở của sáchgiáo khoa.
Cụ thể:
1.Rèn luyện kỹ năng và phát triển tư duy dịa lý ngay trong lớp học.
Dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh được rèn các kỹ năng và phát triển tư duy thông qua các hình thức sau:
+Tìm hiểu mối liên quan hữu cơ giữa sự vật hiện tượng địa lý thể hiện trên bản đồ của sách giáo khoa, để giải thích từng sự vật họăc từng hiện tượng địa lý nêu trong bài.
+Quan sát và phân tích biểu đồ , đồ thị, ảnh , hình vẽ, bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa để tìm ra nội dung và khắc sâu những nội dung chủ yếu của bài.
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kênh chữ của sách giáo khoa để nhằm bổ sung hoặc minh hoạ cho những nội dung chủ yếu của bài.
2. Ghi chép trong điều kiện có sách giáo khoa.
Sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu để học sinh học tập ở lớp cũng như ở nhà, vở ghi chỉ là tài liệu tham khảo nhằm giúp cho học sinh có cơ sở nhớ lại mối liên hệ để giải thích hoặc phân tích những sự vật hiện tượng địa lý nêu trong sách, giúp học sinh nắm được những chi tiết cần nhớ để minh hoạ, nắm được hướng phân tích(đánh giá) ảnh hưởng của các sự vật hiện tượngđịa lý nêu trong sách. Vì vậy không phải tất cả học sinh ghi chép như nhau mà tuỳ theo trình độ hiểu biết của từng em, tuỳ theo năng lực tiếp thu từng em có yêu cầu ghi chép khác nhau,do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi như sau:
a.Những vấn đề tất cả học sinh đều phải ghi:
-Dàn ý của bài học ghi trên bảng (các tiêu đề) để các em dễ dàng nắm được cấu trúc của bài học, dễ dàng ghi những điều cần ghi bổ sung cho từng dàn ý nếu cảm thấy cần ghi.
-Những số liệu, địa danh chính do giáo viên ghi lên bảng:nhằm giúp các em biết đó là những chi tiết chính cần ghi nhớ để minh hoạ cho từng vấn đề đã nêu ở trong bài.
-Những câu hỏi ,bài tập,những chỉ dẫn ôn tập của giáo viên.
-Những yêu cầu về nhà cần làm, cần học,đọc và tìm hiểu.
b. Những vấn đề cần ghi hoặc không cần ghi tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng học sinh.
-Những hình vẽ minh hoạ đơn giản của giáo viên trong khi giảng bài.
-Những thống kê hoặc sơ đồ phục vụ cho một nội dung nhất định của bài học mà giáo viên đã ghi trên bảng phụ để treo lên bảng trong quá trình giảng bài.
-Nét chủ yếu về mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng địa lý tạo điều kiện dễ dàng phân tích hoặc giải thích một số nội dung địa lý nêu ra trong bài hoặc ở trong sách giáo khoa.
-Phương hướng, cách đánh giá ảnh hưởng của một sự vật hiện tượng địa lý đối với sản xuất và đời sống con người.
-Những dẫn chứng minh hoạ của địa phương, đất nước ,thế giới mà sách giáo khoa chưa đề cập đến.
3.Biết cách tự học ở nhà một bài địa lý trên cơ sở sách giáo khoa.
-Đọc vở ghi một vài lượt để nắm được dàn ý của bài và những nội dung minh hoạ cần ghi nhớ.
-Xem lại các ước hiệu của bản đồ in trong sách giáo khoa nhằm củng cố các ước hiệu đã có, đồng thời bổ sung thêm những ước hiệu mới.
-Dựa vào bản đồ in trong sách lần lượt đọc và giải thích nội dung của bài thể hiện ở bản đồ, đọc và phân tích(giải thích) nhiều lần tới khi nắm vững nội dung của từng vấn đề và mối liên hệ hữu cơ giữa chúng với nhau .Hoặc quan sát rồi nhận xét (giải thích) những nội dung của bài thể hiện qua ảnh địa lý, bảng thống kê ,đồ thị, biểu đồ sách giáo khoa.
-Đọc sách giáo khoa một vài lượt nhằm bổ sung một số nội dung, một số chi tiết trên bản đồ(biểu đồ, ảnh địa lý) chưa thể hiện hết hoặc do trình độ hạn chế của từng học sinh nên chưa thấy hết những nội dung của bài đã thể hiện qua kênh hình.
-Dựa vào kênh hình đọc lại toàn bộ nội dung của bài một cách hệ thống hoàn chỉnh.
4.Giải quyết những câu hỏi, bài tập của giáo viên giao cho về nhà.
-Tự trả lời các câu hỏi của sách đã nêu ra.
-Làm bài tập thực hành hoặc câu hỏi tổng hợp mà giáo viên đã giao.
-Dựa nội dung các bài trong sách giáo khoa để ôn tập, so sánh, hệ thống hoá những kiến thức đã học sau mỗi chương, tổng kết chương trình sau khi kết thúc năm học.
V. Một số điểm giáo viên cần lưu ý trong khi sử dụng SKGđể giảng dạy.
1, Tránh ỷ lại vào sách trong giảng dạy.
a. Bài giảng hoàn toàn như bài in trong sách: lên lớp giáo viên giảng hoàn toàn như nội dung sách, không thêm bớt câu nào,chữ nào hoặc tóm tắt nội dung sấch.
b. Bài giảng hoàn toàn xa lạ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_neu_quan_niem_va_su_dung_sach_giao_kho.doc