Sáng kiến kinh nghiệm - Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp

1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN.

 Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện về mặt đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

 Trong công tác chủ nhiệm nhiều năm qua bản thân tôi tự nhận thấy trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều, tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục các em. Do vậy bản thân tôi luôn đạt ra hàng đầu về vấn đề này trước khi nhận lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học.

 Trường học của tôi nằm trên địa bàn Ấp 2 của xã Hàng Vịnh, là ngôi trường không chỉ có học sinh trong xã học mà còn có cả học sinh ở các xã lân cận theo học như xã Hiệp Tùng, Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Cho nên phương tiện đi lại của các em ở ngoài xã gặp khó khăn, phải đi học bằng đò. Hoàn cảnh kinh tế của một số gia đình đôi lúc không đủ để lo cho con mình đi học, vì thế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế. Hơn nữa là trường lại gần với khu vực chợ nên các em rất dễ xa vào các thói hư, tật xấu của xã hội, phổ biến nhất đó là tình trạng học sinh “nghiện” internet, không để ý gì đến học dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản,vắng mặt ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng.Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào tạo đăc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay. Nhận thức được điều này, nên bản thân tôi chọn đề tài về “Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NĂM CĂN TRƯỜNG THCS XÃ HÀNG VỊNH SÁNG KIẾN NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ DUY TRÌ SĨ SỐ LỚP - Đề tài thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp - Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Liên - Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THCS xã Hàng Vịnh. Hàng Vịnh, ngày 20 tháng 3 năm 2013 NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ DUY TRÌ SĨ SỐ LỚP 1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện về mặt đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Trong công tác chủ nhiệm nhiều năm qua bản thân tôi tự nhận thấy trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều, tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục các em. Do vậy bản thân tôi luôn đạt ra hàng đầu về vấn đề này trước khi nhận lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. Trường học của tôi nằm trên địa bàn Ấp 2 của xã Hàng Vịnh, là ngôi trường không chỉ có học sinh trong xã học mà còn có cả học sinh ở các xã lân cận theo học như xã Hiệp Tùng, Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Cho nên phương tiện đi lại của các em ở ngoài xã gặp khó khăn, phải đi học bằng đò. Hoàn cảnh kinh tế của một số gia đình đôi lúc không đủ để lo cho con mình đi học, vì thế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế. Hơn nữa là trường lại gần với khu vực chợ nên các em rất dễ xa vào các thói hư, tật xấu của xã hội, phổ biến nhất đó là tình trạng học sinh “nghiện” internet, không để ý gì đến học dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản,vắng mặt ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng.Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào tạo đăc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay. Nhận thức được điều này, nên bản thân tôi chọn đề tài về “Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp”. 2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN. Với sáng kiến của bản thân về việc áp dụng “ Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp”. Tôi đã thực hiện thành công trong năm học 2010 -2011 ở lớp 8A3, năm học 2011- 2012 ở lớp 8A2 và được triển khai trong khối và toàn trường cùng thực hiện. 3. MÔ TẢ SÁNG KIẾN. 3.1/ Khái quát về sáng kiến: Sáng kiến gồm 6 phần * Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. * Phạm vi triển khai thực hiện. * Mô tả sáng kiến. * Kết quả và hiệu quả mang lại. * Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. * Đề xuất, kiến nghị. 3.2/ Sáng kiến gồm các phần cụ thể sau: àGiải pháp thứ nhất: Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh: Cho học sinh làm lý lịch, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh sống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và gia đình có mấy anh chị em đang học tập, đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm học trước. Chẳng hạn như năm học này tôi đã nắm bắt kịp thời được số liệu của lớp ngay từ tuần đầu tiên. Và biết được trong lớp tôi hiện có 2 em là Nguyễn Văn Vũ và Trần Tẩu Nam là 2 trường hợp học sinh cá biệt và thường xuyên bỏ tiết ở năm học trước. Việc làm này giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của từng em, nhằm có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. àGiải pháp thứ hai :Tổ chức cán sự  lớp Lớp được đi vào nề nếp sớm là do ngay từ đầu năm, tôi đã xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương mẫu do chính các em bầu ra. Và đôi lúc cũng là nhu cầu của các em muốn thể hiện mình, muốn làm chức trách gì đó nhưng kết quả học tập lại chưa tốt thì giáo viên cũng phải tạo điều kiện để cho các em có cơ hội phấn đấu vươn lên trong học tập. Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó và tôi luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em khi có sự  việc. Ví dụ như lớp trưởng phải chịu mọi mặt của lớp, phụ trách phong trào chung. Lớp phó học tập chịu mảng học tập. Lớp phó văn thể mỹ phụ trách các phong trào văn nghệ và các hoạt động phong trào. Lớp phó lao động quản lý lớp khi có lao động của lớp cũng như của nhà trường. Ngoài ra tôi còn bầu Ban cán sự bộ môn của lớp để giải quyết những vấn đề khó trong các môn học. Thêm vào đó tôi còn chọn một em theo dõi các hoạt động của các bạn trong lớp để báo cáo riêng cho mình. Vì tôi nghĩ ở lứa tuổi này các em đang phát triển sang lứa tuổi trưởng thành, có một số em còn bao che thậm chí không dám phê bình trước lớp. Do đó, chính ban cán sự  lớp nắm bắt rất rõ về tình hình những mặt của lớp mình. Để theo dõi và nắm tình hình của lớp tôi thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt thông tin cũng như những thay đổi của lớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh của lớp mình để kịp thời đề ra biện pháp và xử lý kịp thời vấn đề bỏ học. Khi nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy tính tích cực trong công tác chuyên cần của học sinh được tốt hơn. Để công tác duy trì sĩ số học sinh thì đây cũng là một giải pháp không kém phần quan trọng trong công tác chủ nhiệm. àGiải pháp thứ ba: Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp: Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tôi chuẩn bị nội dung và phân tích kỹ những mặt ưu và cũng rất nghiêm khắc với những vi phạm nội quy của nhà trường, tôi luôn luôn biểu dương các em học yếu có tiến bộ, các em đã khắc phục được những khuyết điểm để vươn lên để khen thưởng. Cuối buổi sinh hoạt tôi thường tổ chức cho các em vui chơi tạo cho các em có được không khí ấm cúng của gia đình. Hầu hết các buổi trong tuần, tôi đều có mặt 15 phút đầu giờ để hướng dẫn các em truy bài và trao đổi với cán bộ lớp về tình hình của lớp. Hàng tuần tôi đều sơ kết theo tổ chấm chéo với nhau nhằm mục đích ngăn chặn và dập tắt những biểu hiện xấu của các em khi vừa chớm nở với biểu điểm: STT Họ và Tên Đúng tốt nội quy, nhiệm vụ người HS (20đ) Vắng không phép (-1đ) Đi học trễ (-1đ) Không thuộc bài 1 lần (-1đ) Không chú ý trong giờ học (-2đ) Trực nhật trễ (-1đ) Nói tục, chửi thề (-5đ) Tổng số điểm Ghi chú 1 Ân 2 Duy àGiải pháp thứ tư : Sự phối hợp với các giáo viên bộ môn: Việc phối hợp với các giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm theo dõi sĩ số học sinh qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em bỏ học giúp các em học tập tốt hơn. Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trường để phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. àGiải pháp thứ năm: Sự phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội Tổ chức Đoàn - Đội là một tổ chức mạnh để các em học sinh tham gia và rèn luyện ý thức. Hàng ngày các em chấm cờ đỏ theo dõi số học sinh nghỉ học ở các lớp. Thầy tổng phụ trách luôn là người sát cánh cùng giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động của các chi đội. Mỗi buổi cũng như hàng tuần tôi đều phối hợp với thầy Tổng phụ trách trong trường để kịp thời tìm ra những học sinh có biểu hiện không tốt đặc biệt có những em có biểu hiện cúp học một số tiết. àGiải pháp thứ sáu: Làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội: Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay cho Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học sinh trở lại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên cần, tích cực học tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. Đối với những phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học tập của con em học sinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt nhất duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong các kỳ họp phụ huynh bản thân tôi luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, thông báo những khoản đóng góp. Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may những việc làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ  lẫn  nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Gửi sổ liên lạc, lấy chữ ký và chữ viết của phụ huynh làm mẫu, gửi sổ liên lạc về gia đình nắm bắt ưu nhược điểm của con em mình và đưa ý kiến nhận xét. àGiải pháp thứ bảy: Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi vận động lớp giúp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, kể cả tiền hỗ trợ cho các em; nếu gặp đau ốm lại càng quan tâm hơn. Ví dụ: Năm học 2010-2011 trường hợp em Lê Hồng Ân lớp 8A3, mẹ em bị bệnh hiểm nghèo gia đình cần nhiều tiền để chữa trị tôi đã nhanh chóng vận động sự đóng góp của các em được hơn 300 ngàn để giúp đỡ. àGiải pháp thứ tám: Vận động học sinh bỏ học ra lớp:  Khi có học sinh trong lớp bỏ học tôi tìm hiểu rõ nguyên nhân như tìm hiểu về hoàn cảnh kinh tế gia đình, biện pháp giáo dục trong gia đình, nhu cầu hứng thú và thói quen của học sinh trong gia đình và trực tiếp đến gia đình học sinh bỏ học vận động học sinh trở lại trường, những trường hợp khó vận động tôi phối hợp với nhà trường và các lực lượng xã hội từ đó tìm giải pháp thích hợp nhằm sớm đưa học sinh trở lại trường. Trong quá trình vận động học sinh tôi luôn quan tâm đến mối quan hệ bạn bè của các học sinh đó để có thể từ bạn bè động viên quan tâm giúp các em sớm trở lại nhà trường. Ví dụ như trong năm học 2010 -2011 lớp tôi có một em học sinh là Lê Thành Phát thường xuyên bỏ tiết và đã có ý định nghỉ học luôn. Tôi đã vận động Ban cán sự lớp, bạn thân em học sinh đó cùng tôi đến tận nhà để vận động, đồng thời tuyên truyền cho em đó biết được việc bỏ học của mình là không tốt với chất lượng học tập của em và ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, chính vì thế em đã nhận ra và đến lớp thường xuyên hơn. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp tốt trong duy trì sĩ số cần phải biết vận dụng các biện pháp trên một cách khéo léo và khoa học. Cần biết động viên và khuyến khích kịp thời những hoạt động, việc làm mang tính chất sửa đổi ở các em chứ không phải phê bình. Phải theo dõi từng bước chuyển biến của các em mà động viên để học sinh đó không nghĩ mình bị “Ghét bỏ”. Phải biết phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “Nhà trường, gia đình và xã hội” phải biết động viên, khyến khích, khen thưởng kịp thời. 4. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI. a.Kết quả đạt được. Với những giải pháp nêu trên tôi đã áp dụng thành công trong việc duy trì sĩ số lớp trong nhiều năm qua ở lớp tôi chủ nhiệm. Cụ thể kết quả như sau: -Năm học 2010-2011, chủ nhiệm lớp 8A3: Sĩ số đầu năm 40, cuối năm 40, đạt tỉ lệ 100% -Năm học 2011-2012, chủ nhiệm lớp 8A2: Sĩ số đầu năm 30, cuối năm 28, (do có 1 học sinh xin chuyển trường và 1 học sinh xin nghỉ học dài hạn vì bị bệnh). Như vậy về mặt sĩ số lớp tôi vẫn đảm bảo, không có học sinh bỏ học. b.Bài học kinh nghiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, luôn hoà đồng và gần gũi với học sinh, nắm bắt tình hình học sinh, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh của lớp, có sự liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn, của ban giám hiệu nhà trường, chủ nhiệm. 5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN. - Về giáo dục: Giúp học sinh nhận thức được sự cần thiết của việc học, niềm vui khi được đến trường. - Về kinh tế: Tổ chức tốt việc duy trì sĩ số để học sinh không bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình cũng như giảm bớt gánh nặng cho xã hội và nạn thất nghiệp.. - Về xã hội: Bản thân người giáo viên được dư luận xã hội quan tâm, cách nhìn của phụ huynh đối với giáo viên có sự kính trọng cao. 6. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. Hành Vịnh, ngày tháng ... năm 2013 Hành Vịnh, ngày 20 tháng 3 năm 2013 Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo Nguyễn Thị Liên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hàng Vịnh, ngày 20 tháng 3 năm 2013 ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN -Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến: Hội đồng khoa học huyện Năm Căn -Họ và tên: NGUYỄN THỊ LIÊN -Đơn vị công tác: Trường THCS xã Hàng Vịnh. -Cá nhân, tổ chức phối hợp: Cá nhân -Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau: 1. Tên sáng kiến: Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp. 2. Sự cần thiết (Lí do nghiên cứu): Trong công tác chủ nhiệm nhiều năm qua bản thân tôi tự nhận thấy trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều, tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục các em. Do vậy bản thân tôi luôn đặt ra hàng đầu về vấn đề này trước khi nhận lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. 3. Nội dung cơ bản của sáng kiến. 3.1/ Khái quát về sáng kiến: Sáng kiến gồm 6 phần * Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. * Phạm vi triển khai thực hiện. * Mô tả sáng kiến. * Kết quả và hiệu quả mang lại. * Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. * Đề xuất, kiến nghị. 3.2/ Sáng kiến gồm các phần cụ thể sau: àGiải pháp thứ nhất: Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh. àGiải pháp thứ hai :Tổ chức cán sự  lớp. àGiải pháp thứ ba:.Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp. àGiải pháp thứ tư : Sự phối hợp với các giáo viên bộ môn. àGiải pháp thứ năm: Sự phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội. àGiải pháp thứ sáu: Làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội. àGiải pháp thứ bảy: Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. àGiải pháp thứ tám: Vận động học sinh bỏ học ra lớp. 4. Phạm vi ứng dụng Với sáng kiến của bản thân về việc áp dụng “ Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp”. Tôi đã thực hiện thành công trong năm học 2010 -2011 ở lớp 8A3, năm học 2011- 2012 ở lớp 8A2 và được triển khai trong khối và toàn trường cùng thực hiện. 5. Hiệu quả đạt được: Với những giải pháp nêu trên tôi đã áp dụng thành công trong việc duy trì sĩ số lớp trong những năm qua ở lớp tôi chủ nhiệm. Cụ thể kết quả như sau: -Năm học 2010-2011, chủ nhiệm lớp 8A3: Sĩ số đầu năm 40, cuối năm 40, đạt tỉ lệ 100% -Năm học 2011-2012, chủ nhiệm lớp 8A2: Sĩ số đầu năm 30, cuối năm 28, (do có 1 học sinh xin chuyển trường và 1 học sinh xin nghỉ học dài hạn vì bị bệnh). Như vậy về mặt sĩ số lớp tôi vẫn đảm bảo, không có học sinh bỏ học. - Về giáo dục: Giúp học sinh nhận thức được sự cần thiết của việc học, niềm vui khi được đến trường. - Về kinh tế: Tổ chức tốt việc duy trì sĩ số để học sinh không bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng đến khinh tế gia đình cũng như giảm bớt gánh nặng cho xã hội và nạn thất nghiệp.. - Về xã hội: Bản thân người giáo viên được dư luận xã hội quan tâm, cách nhìn của phụ huynh đối với giáo viên có sự kính trọng cao. Người đăng kí Nguyễn Thị Liên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hàng Vịnh, ngày 20 tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp. - Tên cá nhân hoặc tên người chủ trì, người đồng nghiên cứu (nếu là sáng kiến đồng tác giả) thực hiện: NGUYỄN THỊ LIÊN - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Sáng kiến viết từ tháng 8 năm 2010 và áp dụng thực hiện từ đầu năm học 2011 – 2012 đến cuối năm học 2011 – 2012. 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Trong công tác chủ nhiệm nhiều năm qua bản thân tôi tự nhận thấy trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều, tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục các em. Do vậy bản thân tôi luôn đạt ra hàng đầu về vấn đề này trước khi nhận lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. 2. Phạm vi triển khai thực hiện. Với sáng kiến của bản thân về việc áp dụng “ Những giải pháp về duy trì sĩ số lớp”. Tôi đã thực hiện thành công trong năm học 2010 – 2011 ở lớp 8A3, năm học 2011- 2012 ở lớp 8A2 và được triển khai trong khối và toàn trường cùng thực hiện. 3. Mô tả sáng kiến. 3.1/ Khái quát về sáng kiến: Sáng kiến gồm 6 phần * Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. * Phạm vi triển khai thực hiện. * Mô tả sáng kiến. * Kết quả và hiệu quả mang lại. * Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. * Đề xuất, kiến nghị. 3.2/ Sáng kiến gồm các phần cụ thể sau: àGiải pháp thứ nhất: Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh. àGiải pháp thứ hai :Tổ chức cán sự  lớp. àGiải pháp thứ ba:.Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp. àGiải pháp thứ tư : Sự phối hợp với các giáo viên bộ môn. àGiải pháp thứ năm: phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội. àGiải pháp thứ sáu: Làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội. àGiải pháp thứ bảy: Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. àGiải pháp thứ tám: Vận động học sinh bỏ học ra lớp. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại. Với những giải pháp nêu trên tôi đã áp dụng thành công trong việc duy trì sĩ số lớp trong nhiều năm qua ơ lớp tôi chủ nhiệm. Cụ thể kết như sau: -Năm học 2010-2011, chủ nhiệm lớp 8A3: Sĩ số đầu năm 40, cuối năm 40, đạt tỉ lệ 100% -Năm học 2011-2012, chủ nhiệm lớp 8A2: Sĩ số đầu năm 30, cuối năm 28, (do có 1 học sinh xin chuyển trường và 1 học sinh xin nghỉ học dài hạn vì bị bệnh). Như vậy về mặt sĩ số lớp tôi vẫn đảm bảo, không có học sinh bỏ học. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. - Về giáo dục: Giúp học sinh nhận thức được sự cần thiết của việc học, niềm vui khi được đến trường. - Về kinh tế: Tổ chức tốt việc duy trì sĩ số để học sinh không bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng đến khinh tế gia đình cũng như giảm bớt gánh nặng cho xã hội và nạn thất nghiệp.. - Về xã hội: Bản thân người giáo viên được dư luận xã hội quan tâm, cách nhìn của phụ huynh đối với giáo viên có sự kính trọng cao. 6. Kiến nghị, đề xuất. Hàng Vịnh, ngày ... tháng ... năm 2013 Hàng Vịnh, ngày 20 tháng 3 năm 2013 Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo Nguyễn Thị Liên

File đính kèm:

  • docNguyễn Thị Liên.doc
Giáo án liên quan