Sáng kiến kinh nghiệm - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua môn Sinh học 9

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

QUA MÔN SINH HỌC 9”

A/ Đặt vấn đề:

Ở chương trình sinh hoc 6, 7, 8 học sinh đã được trang bị những hiểu biết về giới thực vật và động vật, còn những hiểu biết về con ngưới thì chương trình sinh học 9 sẽ cung cấp cho các em. Nhưng môn sinh học là một môn học mang nặng tính lý thuyết nên làm cho học sinh dễ nhàm chán và phần lớn các em còn mang nặng tư tưởng trọng các môn Toán, Lý, Hóa Hơn là các môn Sinh, Sử, Địa Nên quỹ thời gian các em dành cho môn sinh học rất ít và vào giờ học các em cũng ít chịu để ý nghe lời thầy cô giảng bài, chủ yếu là các em học vẹt để trả nợ cho xong.

Vậy làm thế nào để học sinh thấy rỏ là việc học tập về rèn luyện kỷ năng vẽ hình. Các môn học đều có tầm quang trọng như nhau, trong đó có môn sinh học.

B/ Giải guyết vấn đề:

Để trả lời câu hỏi trên tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được từ thực tiển giảng dạy:

I/ Trước tiên trong khâu soạn bài giáo viên phải xác định rỏ trọng tâm của bài và lựa chọn phương pháp co phù hợp với từng bài giảng.

II/ Hệ thống câu hỏi phải chuẩn bị kỷ trong đó phải có đu các dạng câu hỏi từ dể đến khó để tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tham gia trả lời câu hỏi. Đối với các em yếu khi được tham gia trả lời câu hỏi thì các em dần dần cố gắng chịu khó tìm hiểu để có thể tham gia trả lời những câu hỏi khó hơn, còn nếu như giáo viên chỉ đặt ra những câu hỏi khó vượt quá sức thì các em chẳng những không tham gia xây dựng bài mà còn tạo ra cho các em một sức ép làm cho các em cảm thấy dù có cố gắng như thế nào đi nữa cũng không thể trả lời được câu hỏi, dần dần làm cho các em nhàm chán khi học tập sinh học. Còn đối với những em khá giỏi nếu như không có những câu hỏi khó chỉ có những câu hỏi dể thì sẽ không phát huy được khả năng tư duy của các em.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua môn Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA MÔN SINH HỌC 9” A/ Đặt vấn đề: Ở chương trình sinh hocï 6, 7, 8 học sinh đã được trang bị những hiểu biết về giới thực vật và động vật, còn những hiểu biết về con ngưới thì chương trình sinh học 9 sẽ cung cấp cho các em. Nhưng môn sinh học là một môn học mang nặng tính lý thuyết nên làm cho học sinh dễ nhàm chán và phần lớn các em còn mang nặng tư tưởng trọng các môn Toán, Lý, Hóa Hơn là các môn Sinh, Sử, Địa Nên quỹ thời gian các em dành cho môn sinh học rất ít và vào giờ học các em cũng ít chịu để ý nghe lời thầy cô giảng bài, chủ yếu là các em học vẹt để trả nợ cho xong. Vậy làm thế nào để học sinh thấy rỏ là việc học tập về rèn luyện kỷ năng vẽ hình. Các môn học đều có tầm quang trọng như nhau, trong đó có môn sinh học. B/ Giải guyết vấn đề: Để trả lời câu hỏi trên tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được từ thực tiển giảng dạy: I/ Trước tiên trong khâu soạn bài giáo viên phải xác định rỏ trọng tâm của bài và lựa chọn phương pháp co phù hợp với từng bài giảng. II/ Hệ thống câu hỏi phải chuẩn bị kỷ trong đó phải có đu ûcác dạng câu hỏi từ dể đến khó để tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tham gia trả lời câu hỏi. Đối với các em yếu khi được tham gia trả lời câu hỏi thì các em dần dần cố gắng chịu khó tìm hiểu để có thể tham gia trả lời những câu hỏi khó hơn, còn nếu như giáo viên chỉ đặt ra những câu hỏi khó vượt quá sức thì các em chẳng những không tham gia xây dựng bài mà còn tạo ra cho các em một sức ép làm cho các em cảm thấy dù có cố gắng như thế nào đi nữa cũng không thể trả lời được câu hỏi, dần dần làm cho các em nhàm chán khi học tập sinh học. Còn đối với những em khá giỏi nếu như không có những câu hỏi khó chỉ có những câu hỏi dể thì sẽ không phát huy được khả năng tư duy của các em. *Khi dạy bài: “Sự đông máu, sự truyền máu và cấp cứu khi bị chảy máu” Thì giáo viên có thể dùng các câu hỏi như sau: 1/ Em có nhận xét gì khi bị đứt tay? 2/ Thế nào là sự đông máu? 3/ Máu trong mạch có bị đông không? Tại sao? 4/ Máu ra khỏi mạch thì bị đông lại? Tại sao vậy? 5/ Trong trường hợp nào người ta truyền máu? 6/ Ở người có mấy nhóm máu? 7/ Trước khi truyền máu bác sĩ phải làm gì? Tại sao? 8/ Sự đông máu và sư ngưng máu khác nhau ở điểm nào? 9/-Hãy giải thích vì sao nhóm máu O truyền được cho tất cả các nhóm máu khác(O, A, B, AB)? - Còn nhóm máu A(hay B hoặc AB) thì không truyền được cho nhóm máu O? Với những kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế thì học sinh yếu, trung bình có thể trả lời được các câu hỏi: 1, 2, 5, 6, 7, còn dựa theo gợi ý của giáo viên các em khá, giỏi sẽ trả lời được các câu: 3, 4, 8, 9. Khi bản thân các em trả lời được câu hỏi 9 thì làm cho các em cảm thấy thích thú vì các em đã được nghe nhièu về sự truyền máu nhưng không rỏ vì sao nhóm máu này không truyền được cho nhóm máu kia, nay đã tự mình giải thích được những thắc mắc đó thì sẽ làm cho các em thích học tập bộ môn hơn vì có những kiến thức rất bổ ích cho cuộc sống hằng ngày. * Hay khi dạy bài “Hồng Cầu” thì có thể sử dụng các câu hỏi: 1/ Thế nào là Hồng cầu? 2/ Hồng cầu có ở đâu? 3/ Số lượng hồng cầu tính trong đơn vị máu là bao nhiêu? 4/ Tại sao số lượng hồng cầu ở nam nhiều hơn ơ ûnữ? 5/ Chức năng của hồng cầu là gì? 6/ Tại sao những người công nhân làm việc ở mỏ than thường hay bị ngộ độc khí Cacbon ôxít? 7/ Tại sao những người dân tộc sống trên đồi núi, cao nguyên số lượng hồng cầu lại nhiều hơn những người sống ở đồng bằng? Trong đó: + Câu 1, 2, 3, 5 dành cho hợc sinh yếu, trung bình. + Câu 4, 6, 7 dành cho học sinh khá, giỏi. III/ Phải sưu tầm tranh ảnh, tư liẹu, vẽ sơ đồ, mẫu vật thật. . . để áp dụng cho từng bài dạy khi cần thiết, Vì đối với những bài dạy cần phải có những dụng cụ trực quan mới giúp học sinh nắm vững được nội dung bài, nếu giáo viên lại dạy chay làm cho các em không hiểu được dẩn đến sự đơn điệu và nhàm chán. Ví dụ: Bài “ Cấu tạo tim và sự hoạt động của tim” . Nếu giáo viên sử dụng tim lợn, tranh vẽ các khoang tim và các van tim SGK sinh học 9 học sinh sẽ đối chiếu, so sánh từ đó nắm vững được tim có cấu tạo như thế nào và thấy rằng tim động vật lớp thú không khác gì nhiều so với tim con người. Về sự hoạt động của tim nếu giáo viên sử dụng sơ đồ chu kìø tim thì học sinh dể dàng nhận biết được chu kì vận động của tim ra sao và làm cho các em khắc sâu kiến thức hơn. Hay bài “ Sự tuần hoàn máu và bạch huyết”. Nếu không có sơ đồ hệ tuần hoàn thì học sinh không thể nào nắm được sự luu thông máu trong hai vòng tuần hoàn như thế nào. . . IV/ Bên cạnh đó khâu kiểm tra bài cũ cũng góp phần không ít trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Trong quá trình kiểm tra bài cũ bên cạnh câu hỏi kiểm tra lại kiến thức thì giáo viên phải cho học sinh giải thích những vấn đề mở rộng có liên quan với kiến thức đó, có như vậy mới làm cho học sinh trong giờ học chú ý bài giảng, chịu khó suy nghĩ tìm tòi để các em hiểu sâu được vấn đề và bỏ đi thói quen học vẹt. V/ Cho các em vẽ hình và sơ đồ đối với những bài cần thiết có như vậy vừa giúp các em có kĩ năng vẽ hình, vừa giúp các em nắm vững kiến thức thông qua sơ đồ, hình vẽ mà không cần phải học thuộc lòng. Ví dụ như thông qua hình vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn thì các em có thể nêu được sự tuần hoàn máu trong cơ thể như thế nào một cách rõ ràng, điều mà sự học thuộc lòng không làm được vì kiến thức rất khó nhớ. . . C/ Kết quả: Khi tôi áp dụng các biện pháp vừa nêu trên thì kết quả học tập của học sinh có phần chuyển biến tích cực, ý thức học tập của các em đối với bộ môn ngày càng cao. Kết quả cụ thể qua việc khảo sát kết quả học tập ở hai lớp 91 và 92 như sau: * Tháng 10: Kiểm tra lần 1 (Đầu học kì I). - Lớp 91 và 92 tổng số học sinh là 68 có số điểm như sau: Điểm số Số học sinh Tỉ lệ % Điểm dưới 5 21 30, 9 % Điểm 5 12 17, 6 % Điểm 6, 7 21 30, 9 % Điểm 8, 9 12 17, 6 % Điểm 10 2 3 % * Tháng 11: Kiểm tra lần 2 (giữa học kì I) với số điểm như sau: Điểm số Số học sinh Tỉ lệ % Điểm dưới 5 3 4, 4 % Điểm 5 10 14, 7 % Điểm 6, 7 27 39, 7 % Điểm 8, 9 15 22 % Điểm 10 13 19, 2 % Tóm lại theo cách làm này tôi đã tập dần cho học sinh thói quen suy nghĩ sâu vấn đề, bỏ đi thói quen “học vẹt”. Vì các em không thể chỉ trả lời suông câu hỏi mà đòi hỏi các em phải giải thích được vấn đề. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, tuy vậy trong quá trình giảng dạy thì quý đồng nghiệp củng có nhiều kinh nghiệm khác hay hơn, kính mong quý đồng nghiệp góp thêm ý kiến để giúp tôi hoàn thiện tốt hơn kinh nghiệm giảng dạy của mình. Ý kiến của hội đồng xét duyệt: - Có đầu tư cải tiến phương pháp trong sáng kiến - Có đưa ra những tình huống, câu hỏi phù hợp với các đối tượng học sinh . - Cần quan tâm về kĩ năng vẽ hình cho các em để phát huy tính tích cực của các em - Xếp loại: Tốt Long Đức, ngày 06 tháng 12 năm 2003 Người viết Dương Thị Mộng Thúy

File đính kèm:

  • docSKKN THUY.doc