Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Thí nghiệm hóa học là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự phát hiện các hiện tượng, bản chất của các hiện tượng hóa học và các kĩ năng, kĩ xảo của người giáo viên hay học sinh thực hiện thí nghiệm đó. Tuy nhiên muốn một bài thí nghiệm hóa học thành công, đem lại hiệu quả cao cho sự nhận thức của học sinh thì GV cần phải có kiến thức chắc chắn về thí nghiệm hóa học, có kĩ năng kĩ xảo khi làm thí nghiệm, đồng thời có kinh nghiệm xử lí các trường hợp xảy ra ngoài ý muốn.
Trong bộ môn Hóa học có rất nhiều hình thức thí nghiệm như thí nghiệm biểu diễn của GV khi dạy bài mới, thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học sinh, thí nghiệm thực hành của học sinh Chính vì vậy mà người GV cần trang bị cho học sinh nhiều kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm khác nhau.
+ Đối với thí nghiệm biểu diễn của GV: Học sinh quan sát các thao tác làm thí nghiệm của GV sau đó quan sát các dấu hiệu, hiện tượng xảy ra , từ đó thảo luận và đi đến kết luận về vấn đề cần nghiên cứu.
+ Thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học sinh: Học sinh tự tay làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV và sách giáo khoa. Vì vậy học sinh cần trang bị kĩ năng làm thí nghiệm; sử dụng dụng cụ và hóa chất , khi làm thí nghiệm học sinh tự quan sát các hiện tượng xảy ra sau đó từng nhóm thảo luận và đi đến kết luận chung về vấn đề nghiên cứu.
+ Thí nghiệm thực hành của học sinh: Thí nghiệm thực hành do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm củng cố lại kiến thức đã học trong một chương; học sinh tự làm các thí nghiệm mà SGK hướng dẫn, GV chỉ hướng dẫn và uốn nắn thao tác sai, học sinh tự mình kiểm tra lại kiến thức đã học. Với hình thức thí nghiệm này đòi hỏi học sinh phải được chuẩn bị trước và ôn tập những nội dung kiến thức đã học, có kĩ năng cơ bản về thao tác làm thí nghiệm, phán đoán, suy luận, giải thích được bản chất của các hiện tượng và xử lí được các tình huống xảy ra trong khi làm thí nghiệm.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung đề tài:
A. Phần mở đầu:
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung:
I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
III. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học bằng thí nghiệm vào thực tiễn
IV. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
C. Kết luận.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
Thế kỉ XXI , thế kỉ của những phát minh khoa học có khả năng làm thay đổi diện mạo thế giới. Vì vậy để đào tạo ra những chủ nhân của những phát minh ấy thì phải cần đến sự nghiệp giáo dục. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước thì giáo dục đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ " giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế , xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước".
Để thực hiện quan điểm trên, Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VIII, về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ :" Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất; thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề " do đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng làm việc theo yêu cầu của cuộc cách mạng lớn của thời đại.
Một trong những sự đổi mới của giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm, theo hướng này GV đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm kiếm kiến thức mới.Trong sự đổi mới này không phải ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực sáng tạo trong từng phương pháp. Trong dạy học hóa học ở trường THCS bên cạnh những phương pháp dạy học mới như: vấn đáp tìm tòi, dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề, dạy và học hợp tác theo nhóm nhỏ.thì việc tăng cường sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp với thí nghiệm hóa học cũng là phương pháp đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Vì Lênin đã nói " Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn", vậy có thể xem trực quan là khâu quan trọng bắt đầu cho quá trình nhận thức. Và vì hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nên trong giảng dạy bộ môn hóa học, việc sử dụng dụng cụ trực quan và thí nghiệm là một trong những việc làm không thể thiếu đối với người GV. Với những lí do như trên nên tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài: " Phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học hóa học".
II. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm mục đích làm rõ vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học Hóa học; qua đó có tác dụng giúp các em đi tìm tri thức mới mang tính nghiên cứu, nó làm điểm xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức mới một cách chắc chắn có hệ thống, logic, bổ sung vào vốn hiểu biết nghèo nàn, các biểu hiện tích lũy còn hạn chế của các em. Bên cạnh nó còn đặc trưng với bộ môn hóa học, giúp học sinh nắm bài nhanh, qua thí nghiệm các em tận mắt thấy các hiện tượng xảy ra, thấy được sự biến đổi chất hay các điều kiện để phản ứng xảy ra ..thì các em mới tin tưởng vào khoa học một cách tuyệt đối, có niềm tin vào cuộc sống, tinh thần học tập sẽ hăng say. Thay vì trước đây học sinh học môn hóa chỉ lĩnh hội kiến thức qua lí thuyết mà không được kiểm chứng bằng thực nghiệm dẫn đến các em mất niềm tin vào khoa học, mơ hồ về các hiện tượng xảy ra trong thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế rất khó khăn. Chính vì vậy trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học thì phương pháp dạy học sử dụng dụng cụ trực quan và thí nghiệm đã mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học.
III.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu về phương pháp giảng dạy: Dùng thí nghiệm và dụng cụ trực quan trong các giờ dạy học bài mới, bài ôn tập và thực hành trong môn hóa học.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm thông qua những tiết dạy có sử dụng dụng cụ thí nghiệm và so sánh với những tiết dạy không sử dụng dụng cụ thí nghiệm để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh. Bên cạnh còn trao đổi với những giáo viên có kinh nghiệm, trò chuyện cùng học sinh. Ngoài ra tôi còn dùng phương pháp hỗ trợ khác như nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
B. Nội dung:
I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Thí nghiệm hóa học là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự phát hiện các hiện tượng, bản chất của các hiện tượng hóa học và các kĩ năng, kĩ xảo của người giáo viên hay học sinh thực hiện thí nghiệm đó. Tuy nhiên muốn một bài thí nghiệm hóa học thành công, đem lại hiệu quả cao cho sự nhận thức của học sinh thì GV cần phải có kiến thức chắc chắn về thí nghiệm hóa học, có kĩ năng kĩ xảo khi làm thí nghiệm, đồng thời có kinh nghiệm xử lí các trường hợp xảy ra ngoài ý muốn.
Trong bộ môn Hóa học có rất nhiều hình thức thí nghiệm như thí nghiệm biểu diễn của GV khi dạy bài mới, thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học sinh, thí nghiệm thực hành của học sinhChính vì vậy mà người GV cần trang bị cho học sinh nhiều kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm khác nhau.
+ Đối với thí nghiệm biểu diễn của GV: Học sinh quan sát các thao tác làm thí nghiệm của GV sau đó quan sát các dấu hiệu, hiện tượng xảy ra , từ đó thảo luận và đi đến kết luận về vấn đề cần nghiên cứu.
+ Thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học sinh: Học sinh tự tay làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV và sách giáo khoa. Vì vậy học sinh cần trang bị kĩ năng làm thí nghiệm; sử dụng dụng cụ và hóa chất , khi làm thí nghiệm học sinh tự quan sát các hiện tượng xảy ra sau đó từng nhóm thảo luận và đi đến kết luận chung về vấn đề nghiên cứu.
+ Thí nghiệm thực hành của học sinh: Thí nghiệm thực hành do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm củng cố lại kiến thức đã học trong một chương; học sinh tự làm các thí nghiệm mà SGK hướng dẫn, GV chỉ hướng dẫn và uốn nắn thao tác sai, học sinh tự mình kiểm tra lại kiến thức đã học. Với hình thức thí nghiệm này đòi hỏi học sinh phải được chuẩn bị trước và ôn tập những nội dung kiến thức đã học, có kĩ năng cơ bản về thao tác làm thí nghiệm, phán đoán, suy luận, giải thích được bản chất của các hiện tượng và xử lí được các tình huống xảy ra trong khi làm thí nghiệm.
II.Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
Thời gian gần đây các tài liệu dạy học và giáo dục đều chú ý đến mối quan hệ giữa dạy học và phát triển. Dạy học không những trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học mà còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ, năng lực sáng tạo cho học sinh. Nhưng thực trạng dạy học hiện nay còn nhiều thiếu sót; còn chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng, còn lạc hậu hơn so với giáo dục trên thế giới. Cụ thể là:
- Về phía học sinh: Học sinh hiện nay chưa thành chủ thể của hoạt động nhận thức. Phần lớn các em tiếp thu kiến thức trên lớp một cách thụ động do đó nắm kiến thức không chắc nên kĩ năng vận dụng còn yếu. Vì vậy các em chưa thể vận dụng được linh hoạt kiến thức vào cuộc sống. Là học sinh miền núi còn nhiều khó khăn, điều kiện học tập của các em còn rất hạn chế, đa số học sinh không có sách tham khảo, chưa từng làm quen với các hiện tượng khoa học nên tư duy nhận thức của các em trong việc học môn Hóa học còn rất khó khăn.
- Về phía giáo viên: Các thầy cô giáo lên lớp còn nặng về phương pháp thuyết trình; còn thí nghiệm và phương tiện trực quan còn sử dụng quá ít . Phần lớn giáo viên chỉ mới chú trọng truyền thụ kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng cho học sinh cách thức suy nghĩ để có được kiến thức đó. Bên cạnh, cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường còn hạn chế nên nhiều tiết thực hành không được tiến hành hoặc tiến hành rất khó khăn dẫn đến kết quả của giờ dạy thí nghiệm hay thực hành chưa cao.
III. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học bằng thí nghiệm vào thực tiễn:
1. Hình thức thí nghiệm:
Đối với bộ môn Hóa học thì có nhiều hình thức thí nghiệm, nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến những hình thức mà thường áp dụng trong những giờ học Hóa học ở trường THCS. Để phát huy được tối đa vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học Hóa học thì bản thân tôi có những kinh nghiệm như sau:
-Đối với hình thức thí nghiệm biểu diễn của GV trên lớp phải.
+ Đảm bảo an toàn thí nghiệm: luôn giữ hóa chất tinh khiết; dụng cụ thí nghiệm luôn sạch và khô; GV làm thí nghiệm đúng kĩ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm, nếu có sự cố xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân xử lí kịp thời. Không nên quá cường điệu hóa những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hóa chất làm học sinh quá sợ hãi, nhưng người GV phải xác định ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho tập thể và từng cá nhân HS trong lớp học. GV phải nắm vững yêu cầu kĩ thuật đối với từng loại thiết bị, từng thí nghiệm hóa chất. Phải tuân thủ những qui định khi sử dụng hóa chất, chẳng hạn: những qui định về làm việc với các chất độc, chất cháy, qui tắc khi pha loãng axit đặc, phải thử độ tinh khiết của các chất trước khi thí nghiệm phản ứng đốt cháy hiđro, axetilen, metan..
+ Đảm bảo chất lượng cao về khoa học và về mặt giáo dục, nghĩa là phải đảm bảo truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản vững chắc, chính xác khoa học hiện đại gắn với thực tiễn.
+ Đảm bảo tính trực quan : Đảm bảo trực quan là yêu cầu cơ bản của thí nghiệm. Để đảm bảo tính trực quan GV phải khéo bố trí các dụng cụ TN có kích thước, hình dáng phù hợp, dùng lượng hóa chất hợp lí sao cho để cả lớp quan sát được tốt nhất diễn biến thí nghiệm. Đối với những thí nghiệm có sự đổi màu của các chất, có sự tạo thành kết tủa, chất khí phải có sự hướng dẫn quan sát và nên dùng các phông màu thích hợp để học sinh dễ nhận thấy.
+ Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng của GV, lúc này lời giảng của GV không phải là nguồn thông tin mà là sự hướng dẫn quan sát chỉ đạo suy nghĩ của HS để đi đến kết luận đúng đắn hợp lí, qua đó các em lĩnh hội được kiến thức mới.
+ Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm, mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong từng bài dạy. GV cần xác định rõ vị trí từng loại TN để áp dụng phù hợp vào các bài cụ thể.
Ví dụ: -Khi nghiên cứu bài " Sự biến đổi chất " ở lớp 8. Bằng thí nghiệm biểu diễn, GV có thể cho học sinh thấy sự biến đổi chất của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh sau khi đốt là hiện tượng hóa học. Để kết luận được vấn đề đó thì GV cần cho học sinh thấy hỗn hợp sắt và lưu huỳnh khi chưa đun thì nam châm có thể hút được sắt chứng tỏ sắt không thay đổi tính chất. Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh sau khi đun đã tạo ra chất rắn màu xám, chất này không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt ( không bị nam châm hút) chứng tỏ đã có sự thay đổi chất nên học sinh kết luận đó là hiện tượng hóa học.
- Khi nghiên cứu bài " Tính chất hóa học Fe". GV làm thí nghiệm đốt cháy Fe trong O2, GV cần phải cho HS quan sát thấy ngọn lửa cháy sáng chói, có chất rắn màu nâu đen tạo thành là oxít sắt từ. Từ đó GV kết hợp với các phương pháp đàm thoại gợi mở, vấn đáp- giải thích minh họa dẫn dắt thêm cho học sinh đi đến kết luận được tính chất hóa học của Fe là tác dụng được với oxi.
Nhưng hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, cá biệt hóa hoạt động của học sinh trong quá trình học tập .Theo tôi, bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả các loại hình thiết bị dạy học khác như : mô hình, tranh ảnh.cần đặc biệt quan tâm đến thí nghiệm nghiên cứu và thí nghiệm thực hành của HS.
- Đối với thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học sinh : Ở thí nghiệm biểu diễn của GV thì HS chỉ được nghiên cứu bằng thị giác và thính giác thì thí nghiệm nghiên cứu bài mới của HS, HS tự tay làm thí nghiệm, các em tự làm quen với dụng cụ hóa chất sẽ mang tính tích cực cao. Ở đây HS tự tay điều khiển các quá trình làm biến đổi các chất nên có sự phối hợp giữa hoạt động trí óc với hoạt động tay chân trong quá trình nhận thức dẫn đến HS tích cực tham gia xây dựng bài, hình thành kiến thức một cách chủ động, kích thích hứng thú của HS vì thí nghiệm rèn luyện cho HS nhận thức, phân tích những dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng thực nghiệm của mình, thu hút mọi khả năng của HS vào nhận thức đối tượng.
Ví dụ: - Khi nghiên cứu bài "Hiđro" lớp 8. HS có thể tự làm thí nghiệm điều chế H2, thử tính chất của H2 ( đốt cháy H2 trong oxi và khử đồngoxit) sau đó GV kết hợp với các phương pháp như vấn đáp - tìm tòi, đàm thoại gợi mở, phương pháp so sánh.. từ đó cho HS thảo luận và đi đến kết luận về tính chất hóa học của H2.
- Khi nghiên cứu bài " Tính chất hóa học của axít" lớp 9. GV tổ chức cho HS tự làm thí nghiệm cho axit tác dụng với : quì tím, kim loại, dung dịch bazơ, oxitbazơ. Từ đó HS thảo luận nhóm và tự đi đến kết luận về tính chất hóa học của axit dựa vào các hiện tượng mà các em quan sát được.
Tùy vào điều kiện trang bị cơ sở vật chất của nhà trường mà GV có thể tiến hành theo 2 cách:
+ Cả lớp cùng làm một thí nghiệm nếu điều kiện trang thiết bị hạn chế.
+ Từng nhóm làm TN khác nhau: GV tổ chức cho HS từng nhóm làm TN. Hạn chế trường hợp chỉ có một số em chuyên phụ trách. Phải có sự phân công giữa các HS trong nhóm. Sau khi thu thập kết quả thí nghiệm GV tổ chức cho HS kết hợp thảo luận để đi đến kết luận vấn đề.
-Đối với thí nghiệm thực hành của HS: thường dùng cho bài củng cố; ôn tập kiến thức đã học, qua đó rèn luyện kĩ năng kĩ xảo cho HS, thì cần chú ý các vấn đề sau:
+ HS cần chuẩn bị trước nội dung, trình tự bài thí nghiệm.
+ GV xác định rõ nội dung, phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian và cơ sở trang thiết bị nhà trường.
Trong một tiết thực hành thường có từ 2 đến 3 thí nghiệm, trong mỗi thí nghiệm GV cần phải kết hợp linh hoạt thêm các phương pháp: TN nghiên cứu, TN kiểm chứng, đàm thoại gợi mở, vấn đáp- giải thích và so sánh.
GV cần có kĩ năng tổ chức giờ thực hành theo các bước sau:
Phân nhóm cho học sinh.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Nêu ngắn gọn mục đích thí nghiệm và phương pháp tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn HS cách quan sát và ghi chép.
Lưu ý HS cần tuân thủ qui tắc an toàn trong thí nghiệm.
Giao dụng cụ hóa chất, HS kiểm tra lại dụng cụ hóa chất, phiếu tường trình thực hành theo mẫu.
Khi HS làm thí nghiệm, GV theo dõi các thao tác của từng HS để uốn nắn những sai sót cần thiết nhưng không làm thay cho HS. Tạo điều kiện cho mỗi HS đều được làm thí nghiệm.
Cuối giờ mỗi HS đều phải làm tường trình.
Cho học sinh vệ sinh dụng cụ, dọn dẹp hóa chất
Ví dụ: Khi dạy bài thực hành: Điều chế- thu khí oxi và thử tính chất của oxi ( Bài 30/ SGK trang 102) thì giáo viên cần phải cho học sinh chuẩn bị như sau:
- Học sinh phải nghiên cứu kĩ nội dung bài thực hành. Chuẩn bị nội dung bài tường trình.
- GV cần chuẩn bị đủ dụng cụ và hóa chất cho mỗi nhóm ( tùy theo sự phân chia nhóm của mỗi lớp)
+ Dụng cụ: Mỗi bộ dụng cụ gồm: giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm chịu nhiệt có nút cao su gắn ống dẫn khí, 2 lọ thu oxi, chậu nước, hộp diêm, muôi sắt.
+ Hóa chất: KMnO4 ; S
GV tổ chức cho học sinh thực hành theo các kĩ năng nêu trên, học sinh tự làm 2 thí nghiệm có trong SGK và từ đó kiểm tra lại kiến thức đã học về oxi.
* lưu ý: với bài thí nghiệm này GV cần phải hướng dẫn cho học sinh cách lắp đúng ống nghiệm đun (ống nghiệm lắp hơi chúc xuống dưới để khi đun không gây vỡ ống nghiệm trong trường hợp hóa chất bị ẩm, khi thu xong oxi bằng phương pháp đẩy nước nên rút dụng cụ ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn tránh sự chênh lệch áp suất làm nước tràn vào ống nghiệm nóng gây vỡ ống nghiệm.
2. Các biện pháp cần thực hiện khi sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan:
- HS tự quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm và tính chất các chất khi quan sát trực tiếp TN, mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, phim.
- HS được tự làm thí nghiệm khi học bài mới và khi ôn tập, củng cố, tự lắp ráp mô hình.
- Tăng dần việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trong dạy học hóa học nói chung và trong khi tiến hành thí nghiệm nói riêng.
IV. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
1. Kết quả đạt được:
Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học bằng thí nghiệm và dụng cụ trực quan trong giảng dạy bộ môn Hóa học tại trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc trong vòng 2 năm . Qua nhiều tiết dạy và thực hành có dùng dụng cụ thí nghiệm tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài nhanh hơn , các em khắc sâu hơn kiến thức đã học và vận dụng được kiến thức lí thuyết vào việc giải các bài tập định tính hóa học như: tách hỗn hợp, nhận biết hóa chất, phân biệt hiện tượng v.v
Qua phương pháp này kiến thức, kĩ năng của học sinh được củng cố một cách vững chắc, sâu sắc, kết quả học tập của học sinh càng hoàn thiện hơn.
2. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học- phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học hóa học tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ nội dung, phương pháp và kĩ năng để làm các bài thí nghiệm. Đối với những thí nghiệm thường xảy ra sự cố ngoài ý muốn thì GV cần phải nắm rõ nguyên nhân để giải thích cho học sinh hiểu.
- Học sinh phải được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn thí nghiệm, nắm rõ công dụng của dụng cụ và tính chất hóa học của hóa chất cần nghiên cứu. Bên cạnh học sinh phải có kĩ năng làm thí nghiệm, tuân thủ nghiêm ngặt qui tắc an toàn trong khi làm thí nghiệm và trong phòng thí nghiệm để tránh xảy ra những nguy hiểm mà hóa chất gây ra.
- Sau mỗi giờ thực hành GV cần cho học sinh rút ra những kinh nghiệm khi làm thí nghiệm để các em khắc sâu hơn kiến thức và kĩ năng đã được thực hành.
C.KẾT LUẬN.
Với những ưu điểm vừa nêu trên, việc áp dụng phương pháp giảng dạy bằng thực nghiệm và phát huy hơn nữa vai trò của thí nghiệm là một việc làm không thể thiếu đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học. Phương pháp này có ưu điểm hơn nữa là có thể kết hợp chặt chẽ và góp phần nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học khác như phát hiện tìm tòi và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm nhỏ, đàm thoại
Ngoài những ưu điểm của phương pháp tôi vừa nêu trên thì bên cạnh cũng còn những hạn chế mà trong quá trình thực hiện còn mắc phải nên đã dẫn đến kết quả của nhiều tiết dạy còn chưa đạt hiệu quả cao như quá trình nhận thức, tư duy của HS còn hạn chế, các em ít được tiếp xúc với những hiện tượng khoa học nên trong quá trình nhận xét hiện tượng hóa học còn gặp nhiều khó khăn. Thao tác làm thí nghiệm còn lúng túng nên dẫn đến kết quả chưa cao. Dụng cụ hóa chất của nhà trường còn hạn chế nên các bài thực hành chưa thực hiện đầy đủ và phong phú..
Trên đây là những kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học - phát huy vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn hóa học mà tôi muốn chia sẻ với quí đồng nghiệp. Thời gian vào nghề còn ít ỏi nên phương pháp giảng dạy của bản thân sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quí đồng nghiệp để phương pháp dạy học của tôi càng hoàn thiện hơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_vai_tro_cua_thi_nghiem_trong.doc