Giáo dục Mầm Non là nghành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, là giai đoạn đầu trong hệ thống của sự phát triển nhân cách, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người .
Như chúng ta đã biết, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Mà còn là tương lai của nhân loại. chính vì vậy mà mục tiêu chung của nghành học Mầm Non là tiến hành giáo dục trẻ theo nhiều nội dung nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện .Một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng đó là ;Phát triển ngôn ngữ cho trẻ .Ngôn ngữ giữ vai trò hết sức quan trọng vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, giáo dục nhận thức cho trẻ là vũ khí chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15609 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 18 đến 24 tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i
Lời mở đầu
giáo dục mầm non là nghành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, là giai đoạn đầu trong hệ thống của sự phát triển nhân cách, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người .
Như chúng ta đã biết, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Mà còn là tương lai của nhân loại. chính vì vậy mà mục tiêu chung của nghành học mầm non là tiến hành giáo dục trẻ theo nhiều nội dung nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện .một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng đó là ;phát triển ngôn ngữ cho trẻ .Ngôn ngữ giữ vai trò hết sức quan trọng vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, giáo dục nhận thức cho trẻ là vũ khí chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ
Cho trẻ được sự chỉ đạo của sở giáo dục & đào tạo hà giang ;phòng giáo dục yên minh ;ban giám hiệu trường mầm non hoa hồng. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài ;một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi. Đề tài nghiên cứu được hoàn thành tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu phòng giáo dục yên minh, đặc biệt là ban giám hiệu Trường mầm non hoa hồng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Phần ii
Nội dung
1.tên đề tài :
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi từ 18-24 tháng tuổi.
2. Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. ngôn ngữ dùng để phục vụ mọi thành viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí. Có thể nói rằng trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào con người cũng cần đến ngôn ngữ.
Ngôn ngữ giúp con người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ những cảm xúc và xác lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội. Ngôn ngữ có thể nói là một sợi giây gắn bó thành viên của cả một cộng đồng, là một thứ công cụ để tổ chức xã hội,để duy trì mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.
Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp trong cuộc sống, ngôn ngữ giúp con người có thể đúc kết những kinh nghiệm sản xuất để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với ý nghĩa ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, đồng thời nó cũng có ý nghĩa là một công cụ quan trọng trong cuộc đấu tranh về phát triển của xã hội, ngoài ra trong cuộc sống ngôn ngữ còn là công cụ để tư duy là chỗ dựa của suy nghĩ và ghi lại suy nghĩ của con người.
Từ những lý do trên đã cho chúng ta thấy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng vô cùng quan trọng vì ngôn ngữ của trẻ luôn ngắn liền và đi cùng với sự phát triển tư duy. Ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú thì tư duy của trẻ càng phát triển nhạy cảm.
Quá trình phát triển ngôn ngữ là quá trình cung cấp tư ngữ cho trẻ, góp phần làm phong phú ngôn ngữ đẩy mạnh quá trình phát triển trí tuệ và tình cảm đạo đức cho trẻ, có thể nói rằng rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là góp phần tích cực vào việc trang bị cho thế hệ mầm non một phương tiện mạnh mẽ để tiếp thu kinh nghiệm quí báu của thế hệ cha anh, đồng thời tạo điều kiện cho các cháu lĩnh hội các kiến thức, những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng như vậy trong cuộc sống, nhưng làm thế nào để ngôn ngữ phát triển và muốn có ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thể nói đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Từ là đơn vị có sẵn và cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ yếu để tạo nên câu, xây dựng lời nói. Trong cuộc sống không có vốn từ thì không có ngôn ngữ hoặc vốn từ chậm phát triển thì ngôn ngữ cũng chậm phát triển hay ngược lại. Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũng phát triển phong phú. Khi con người biết sử dụng nhiều thể loại từ một cách chặt chẽ thì họ sẽ có một phong cách giao tiếp vững vàng tự tin trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội.
Để có vốn từ phát triển trước tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ lắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hoá ngôn ngữ cho trẻ.Quá trình lày liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.
Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình: ông, bà, bố, mẹ.....hay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên nhìn chung vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế.
Là giáo viên Mầm Non đã trải qua quá trình giảng dạy nhiều năm trong ngành, Tôi hiểu được việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nhưng thực tế ở địa phương nơi Tôi công tác do địa bàn rộng, thôn bản rải rác nên trẻ còn gặp nhiều thiệt thòi của môi trường sống. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy và học còn thiếu thốn, việc dạy trẻ theo các nội dung chương trình còn đơn điệu do đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn những hạn chế nhất định. Từ đó với tâm huyết yêu nghề mến trẻ, với sự ham muốn khám phá những điểm mạnh, điểm yếu về ngôn ngữ của trẻ, Tôi đã nghiên cứu kỹ phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ theo chương trình của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ban hành . Ngoài ra Tôi tự tìm tòi biện pháp đúc rút kinh nghiệm từ thực tế dạy trẻ ở các nội dung và chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi “ làm đề tài nghiên cứu, nhằm nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường Mầm Non Hoa Hồng huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.
3.Mục đích yêu cầu:
Bước đầu nghiên cứu thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi tại trường Mầm Non Hoa Hồng. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ cho trẻ.
Với yêu cầu cần đặt được như sau: Hình thành và phát triển ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Trẻ được phát triển ngôn ngữ qua các nội dung phát triển lời nói hàng ngày: trò chuyện với trẻ, Nhận biết tập nói, kể chuyện theo tranh, nghe đọc thơ. Trẻ hiểu được nghĩa của các từ đơn giản nói được câu có đủ cấu trúc chủ ngữ, vị ngữ.
4.Cơ sở lý luận:
a.Cơ sở ngôn ngữ:
Học thuyết Mác - Lê Nin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và trong cuộc sống. Ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa con người với môi trường xung quanh. Chúng ta còn thấy rằng lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ đã khẳng định chủ nhân, con người đã sáng tạo ra nó chính là quần chúng nhân dân. Con người chỉ có ngôn ngữ khi được sống trong cộng đồng xã hội loài người, khi tách khỏi cộng đồng loài người thì ngôn ngữ chỉ còn mang tính bầy đàn, chính vì thế mà tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất quan trọng. Ngôn ngữ không phải tự nhiên mà có và nó không thể hoàn thiện ngay được mà nó phải tích luỹ trong quá trình sống, trong quá trình hoạt động, vui chơi. Ngôn ngữ được phát triển cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội.
Ngôn ngữ con người nói chung tồn tại dưới dạng cụ thể, mặt khác mỗi ngôn ngữ cụ thể còn tồn tại trong đời sống dưới dạng từ điển và các sách nữ pháp mà các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu xây dựng
Ngôn ngữ tồn tại trong con người không phải do bẩm sinh di truyền mà hoàn toàn do bên ngoài vào, nhờ có người khác ở xung quanh nói từ ngữ đó mà con người biết sử dụng ngôn ngữ từ nhỏ.Từ ngữ có thể bị xoá sạch khỏi trí nhớ, thậm trí cả tiếng mẹ đẻ nếu như con người vì lý do nào đó không sử dụng đến ngôn ngữ đó. Bởi chỉ có thể nói đến sự tồn tại của ngôn ngữ chừng nào ngôn ngữ đó được sử dụng.
Ngôn ngữ phát triển sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho tư duy của trẻ phát triển. Ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện của tư duy. Tư duy phát triển giúp cho quá trình nhận thức phát triển, thúc đẩy cho việc học tập tốt hơn. Khi hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ phát triển đến đỉnh cao thì nó còn có khả năng sản sinh rất lớn, tạo ra vô hạn những lời nói trong xã hội. Ngoài ra chúng ta có thể nói thêm rằng ngôn ngữ phát triển sẽ cho thấy sự biểu hiện những thái độ, những sắc thái tình cảm khác nhau một cách tinh tế. chỉ khi hệ thống tín hiệu ngôn ngữ phát triển mới có khả năng bộc lộ tình cảm thể hiện tính đa nghĩa.
Tất cả những đặc điểm vừa nói trên cho ta thấy được ngôn ngữ phát triển tới đỉnh cao tột bậc có thể gọi là một hệ thống tín hiệu đặc biệt của con người.
b.Cơ sở tâm lý:
Dưới ảnh hưởng hoạt động với đồ vật ngôn ngữ của tuổi ấu nhi phát triển mạnh, các biểu tượng thông qua hoạt động đó tạo ra cơ sở lĩnh hội nghĩa của các từ và có thể liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh.
Tuy vậy việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này phần lớn là tuỳ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Những trẻ mà người lớn ít giao tiếp thì thường nói rất chậm. Để kích thích trẻ nói, người lớn cần dạy trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói mới đáp ứng nguyện vọng của nó.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo hai hướng chính đó là:
+ Hoàn thiện sự thông hiểu của người lớn.
+ Hình thành và phát triển ngôn ngữ tích cực riêng của trẻ.
Đối với trẻ năm đầu, năm thứ hai, sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ mang tính chất tình huống của trẻ.
Ví dụ: Khi bảo trẻ thổi kèn thì chúng ta phải mang kèn ra thổi thử sau đó đứa trẻ mới cầm kèn để thổi.
Do sự kết hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần mà dần dần đứa trẻ hiểu được lời nói mà không cần phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa.
Sau 18 tháng việc hiểu lời nói tách khỏi tình huống cụ thể được tiến bộ rõ rệt, nhờ đó người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động của trẻ hoặc yêu cầu trẻ thực hiện một hành động bằng lời mà mình không cần thực hiện trước.
Ví dụ: Người lớn có thể yêu cầu trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định mà không cần đi cất cho trẻ xem.
Qua giao tiếp với người lớn, trẻ có thể hiểu được một số câu mệnh lệnh có tác dụng khởi đầu sớm hơn, tốt hơn so với lời nói có tác dụng kìm hãm.
Ví dụ: Khi cô giáo bảo trẻ “đánh trống”thì đứa trẻ hành động ngay lập tức, nhưng khi đứa trẻ đang đánh trống cô giáo bảo không đánh nữa, trẻ không ngừng ngay được mà phải đánh một lúc sau mới thôi.
12 tháng tuổi trẻ nói được 10 từ, câu thường là: ( đi - măm ). Nhưng trẻ được 14 -> 23 tháng tuổi, trẻ nói được câu có cấu trúc chủ ngữ và vị ngữ. sau đó trẻ chưa lắm được ngữ pháp nên thường hay nói ngược như: “mẹ bế “ thì nói là “ bế mẹ”…
Ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này mang tính chất tự trị.
Ví dụ: cá - chá, thịt - xịt. …
Nguyên nhân: Do phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc người lớn thường hay biến âm để luyện trẻ hay do vốn từ của trẻ có hạn nên đẻ thoả mãn nhu cầu giao tiếp trẻ tự nghĩ ra để nói. Nừu dạy trẻ nói đúng thì ngôn ngữ tự trị của trẻ sẽ biến mất nhanh chóng.
Sự liên hệ giữa việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ với bộ môn tâm lý học là một trong những cơ sở cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, giúp cô giáo có nhiều giải pháp tích cực trong việc dạy trẻ. Nhằm tạo cho trẻ có ngôn ngữ phát triển nhanh và phong phú.
c.Cơ sở giáo dục:
Cũng như các môn học khác , việc phát triển ngôn ngữ góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục. để dạy trẻ đặt kết quả tốt, giáo viên phải đảm bảo các nguyên tẳc trong giáo dục đó là: Tính khoa học, tính hệ thống, tính trực quan. Nguyên tắc vừa tiếp thu và lý luận với thực tiễn.
Ngoài ra việc phát triển ngôn ngữ còn phải dựa vào đặc điểm riêng của tưng trẻ để có thể lựa chọn những phương pháp đảm bảo cho sự phát triển ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Bên cạnh đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn sử dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực giáo dục học như: Khẳng định việc dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kết hợp giữa hình thức giấu tập thể và cá nhân.
Đặc biệt ở lứa tuổi nhà trẻ, để đặt được kết quả cao, giáo viên phải lắm được nguyên tắc dạy trẻ: “học mà chơi, chơi mà học”. trẻ học thông qua các hình thức giờ học, trò chuyện, vui chơi…Trẻ lĩnh hội các tri thức một cách thoải mái , nhẹ nhàng, hứng thú chứ không bị gò bó, ép buộc. Trong cuộc sống hàng ngày , khi giao tiếp với người lớn, với bạn bè trẻ sẽ có cơ hội để nhận thức những biểu tượng về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của một số loại từ, phát triển năng lực ngôn ngữ trong tự nhiên.
Tóm lại: Giáo dục học có thể nói là cơ sở để xác định nội dung tốt nhất trong việc dạy nói cho trẻ.
d.Cơ sở sinh lý:
Mối quan hệ với giải phẫu sinh lý là cơ sở tự nhiên của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Học thuyết về các tín hiệu đã khẳng định ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Chính vi vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triển, hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung. Các nhà giải phẫu đã khẳng định: Trong ba năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu những vùng não chỉ huy ngôn ngữ. biết được những điều này sẽ giúp giáp viên phát triển cho trẻ đúng lúc mới đặt được kết quả tốt.
Đứa trẻ nào khi sinh ra cũng có cơ chế phát âm nhưng chưa hẳn đã nói được. Nhược điểm nàydo sự phát triển không đầy đủ của hệ thần kinh và trung tâm ngôn ngữ, cần phải thúc đẩy việc hoàn chỉnh cơ chế phát âm của trẻ làm cho nó phát triển bình thường sao cho quá trình nắm vững khẩu ngữ không bị ngưng trệ giủptẻ tích luỹ nội dung cho ngôn ngữ, tức là tích luỹ các biểu tượng, các ý nghĩ. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho tư duy của trẻ phát triển do đó cả các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải tiến hành càng sớm càng tốt.
Để ngôn ngữ của trẻ phát triển hoàn thiện thì bộ máy phát âm của trẻ phải hoàn thiện. Khi trẻ bị chứng dị tật của bộ máy phát âm như: hở hàm ếch, ngắn lưỡi, các bệnh về phổi, thanh khí quản, thì việc dạy nói cho trẻ hết sức khó khăn. Chính vì thế trong thời kỳ mang thai người mẹ phải có chế đọ dinh dưỡng đặc biệt, phòng tránh ốm đau để khi đứa trẻ sinh ra được hoàn thiện.
Tóm lại: Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có quan hệ khăng khít với nhiều ngành khoa học khác. dựa trên cơ sở của các ngành khoa học mà phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tìm ra những cách làm tốt nhất để phát triển lời nói cho trẻ.
5.Thời gian và phạm vi thực hiện đề tài:
Đề tài được thực hiện trên hai nhóm 18 -> 24 tháng tuổi tại trường Mầm Non Hoa Hồng - huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang.
Thời gian: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011.
6.Biện pháp thực hiện:
a.Các bước tiến hành để tổ chức tốt tiết dạy:
Nhận biết tập nói, kể chuyện theo tranh…nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên phải nắm vững mục đích yêu cầu, nội dung của từng loại bài dạy có hệ thống câu hỏi gợi mở đảm bảo yêu cầu giáo dục, sắp xếp chỗ ngồi học hợp lý, giọng nói điệu bộ phải hấp dẫn, thái độ nhẹ nhàng gần gũi yêu thương trẻ. Kiến thức truyền thụ cho trẻ phải chính xác, không nói ngọng, nói lắp. thể hiện tốt phương pháp bộ môn, sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc có hiệu quả, đưa nội dung tích hợp vào bài dạymột cách phù hợp nhẹ nhàmg. khi tích hợp hai nội dungthì một nội dung mới và một nội dung củng cố ôn luyện. đây là sự kết hợp có logic và hợp lý nhằm phát huy tính cực của trẻ, tăng cường hiệu quả của giờ học.
*Trò chuyện với trẻ: Trẻ 18 tháng tuổi, ngôn ngữ chủ động của trẻ phát triển rất mạnh. Từ 18 -> 24 tháng tuổi trẻ có thể nói được câu 3 -> 5 từ. Trẻ lứa tuổi này đã biết tập trung chú ý nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô. vì vậy cô có thể trò chuyện với từng trẻ, từng tốp trẻ hoặc cả nhóm trẻ. Trong khi trò chuyện với trẻ Tôi đặc biệt chú trọng đến việc đặt ra các câu hỏi: cái gì đây? để làm gì? con gì đây? kêu thế nào? ăn cái gì? ai đây? Cháu con bố nào? cháu học lớp cô nào?...
Với hệ thống câu hỏi trên nhằm kích thích trẻ tham gia vào câu chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tích cực. Đồng thời với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các câu hỏi, trò chuyện Tôi thường xuyên quan tâm giáo dục lễ giáo cho trẻ, nhắc trẻ cảm ơn khi được ai cho hoặc giúp đỡ việc gì đó và xin lỗi khi làm gì không đúng.
*Kể chuyện theo tranh: Trẻ 2 tuổi rất thích xem tranh nhận biết được các nhân vật và hành động câu các nhân vật đó trong tranh ( nếu nội dung tranh gần gũi với trẻ ). Trẻ có thể hiểu được nội dung các câu chuyện ngắn, đơn giản, ngần gũi với trẻ. chính vì vậy khi tiến hành một giờ dạy kể chuyện theo tranh cho trẻ, cô giáo cần chú ý nội dung bức tranh phải thật gần gũi với sinh hoạt của trẻ. Câu chuyện chỉ gồm từ 1 đến 3 nhân vật đang hoạt động.
Trình tự tiến hành kể chuyện theo tranh của lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi gồm những bước sau:
+ Cô giới thiệu tên tranh, các nhân vật trong tranh.
+ Cô kể mẫu câu chuyện thật đơn giản theo nội dung bức tranh.
+ Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về nội dung bức tranh, đặt câu hỏi để trẻ dựa vào câu chuyện trả lời.
Khi tiến hành kể chuyện theo tranh cho trẻ ngoài việc tuân thủ các bước lên lớp theo đúng giáo trình: “ hướng dẫn và gợi ý và thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3 -> 36 tháng”. của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Ngay vào đầu giờ học Tôi đã chú trọng tạo ra các tình huống gây hứng thú nhằm tập trung thu hút và sự chú ý của trẻ vào bài học một cách nhẹ nhàng. các lần dạy sau trẻ tập kể bằng cách đưa ra các mẫu câu cho trẻ tập nói theo cô.
*Nghe đọc thơ: Trẻ từ 18 -> 24 tháng tuổi rất thích nhẩm đọc theo cô và có khả năng học thuộc bài thơ. Khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô đọc diễn cảm, rõ ràng toàn bộ bài thơ làm nhiều lần, kết hợp với các động tác minh hoạ. Cô đọc với âm lượng vừa đủ để cả lớp cùng nghe, phát âm chuẩn xác tránh nói ngọng. Khi đọc phải ngắt nghỉ đúng chỗ, thể hiện được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ. Chú ý đến các từ tượng hình, tượng thanh.
Tiến trình tiết học “ nghe đọc thơ “ cho trẻ từ 18 -> 24 tháng tuổi. Cô cho 7 -> 8 trẻ ngồi xung quanh cô. Cô đọc chậm rãi toàn bộ bài thơ làm nhiều lượt và khuyến khích trẻ đọc theo cô từ cuối của các câu. Khi Cô đọc phải chú ý sửa sai cho trẻ.
Nhận biết tập nói: Trẻ ỏ lứa tuổi này không những có khả năng nhận biết từng sự vật riêng lẻ mà còn có khả năng khái quát hoá đơn giản các sự vật hiện tượng. Vì vậy : Khi dạy trẻ từ 18 -> 24 tháng tuổi nhận biết tập nói, Tôi chú trọng sử dụng các đồ dùng trực quan đa dạng ( vật thật, đồ chơi, tranh ảnh ) bằng cácnguyên vật liệu khác nhau như: cao su, nhựa bông…và các đồ dùng tự tạo bằng những nguên vật liệu sẵn có ở địa phương. có kích thước mầu sắc khác nhau như: To, nhỏ, mầu đỏ, xanh, vàng…Các đồ dùng dạy trẻ phải đảm bảo tính giáo dục và tính thẩm mỹ.
Nội dung nhận biết tập nói ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi có hai loại bài dạy:
- Loại bài dạy làm quen với vật:
+Nếu nội dung bài dạy giúp trẻ làm quen với tên gọi và 1 -> 2 đặc điểm đặc trưng của vật thì một lần luyện tập cô giáo cho trẻ làm quen với 2 -> 3 vật.
Ví dụ: Trong bài nhận biết tập nói: “ con bò, con lợn “ cô tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ một cách phù hợp, hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ vào nội dung bài dạy sau đó cô đưa từng con vật ra và hỏi trẻ: Con gì đây? nó kêu như thế nào? Khi trẻ trả lời song theo câu hỏi của cô, cô tiếp tục đặt hai con vật cạch nhau và đặt câu hỏi: con gì đây? Kêu như thế nào? con gì kêu éc…éc? Con gì kêu bò…bò?. Cô mở rộng tiết dạy bằng cách hỏi trẻ nhà các cháu nuôi con gì? nó kêu như thế nào? con gì nữa?...
Cô cho trẻ xem tranh con bò, con lợn và đặt các câu hỏi như trên. cuối giờ học cô có thể cho trẻ chơi trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tận dụng mọi cơ hội để phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm cho trẻ.
+Nếu nội dung bài dạy giúp trẻ làm quen với đặc điểm của một vật, thì một lần luyện tập Cô cho trẻ làm quen với 4 -> 5 đặc điểm của vật đó.
Ví dụ: Trong bài nhận biết tập nói: “ con thỏ “ cô tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn thu hút trẻ. Sau khi cho thỏ xuất hiện cô mượn lời thỏ chào trẻ và dạy chào bạn thỏ, cô đặt câu hỏi: con gì đây? tai thỏ thế nào? lông thỏ mầu gì? đuôi thỏ thế nào? thỏ thích ăn gì? với hệ thống câu hỏi này nhăm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc làm quen với một số đặt điểm rõ nét về con thỏ.
- Loại bài dạy ôn luyện:
Cho trẻ ôn luyện các vật đã học trong tháng, lúc đầu cô cho trẻ xem, nhắc lại từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc, mỗi lần cho trẻ luyện tập gồm 3 bước:
Bước 1: Quan sát.
Khi cho trẻ quan sát vật, cô không nói ra ngay tên gọi, đặc điển của vật mà nên đặt thành câu hỏi ngắn gọn, chính xác để dịnh hướng sự trả lời của trẻ và phát huy tính chủ động, tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và đặt lại câu hỏi để trẻ nhắc lại.
Bước 2: Luyện tập.
Trong bước luyện tập cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi để trẻ trả lời. Ví dụ:
+ Con gì đây?
+ Cái gì đây?
+ Để làm gì?
+ Như thế nào?
+ Có cái gì?...
Cùng một nội dung trả lời, cô phải đặt nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Ví dụ:
+ Gà gáy thế nào?
+ Con gì gáy ò…ó…o ?
Với những câu hỏi trên nhằm phát triển ngôn ngữ đồng thời kích thích sự phát triển tư duy cho trẻ.
Bước 3: Trò chơi.
Phần cuối cô cho trẻ chơi trò chơi chọn tranh lôtô theo tên gọi của vật hoặc trò chơi vận động ( Chim bay ) nhẹ nhàng phù hợp với nội dung bài dạy nhằm củng cố kiến thức trẻ vừa lĩnh hội.
b.Kết quả so sánh đối chứng:
Trước khi thực hiện đề tài
tiết học đơn điệu, trẻ chóng chán
Nền nết học tập còn kém, ngôn ngữ của trẻ phát triển có phần hạn chế.
Tỷ lệ trẻ nắm được yêu cầu của bài dạy đặt 60%.
Sau khi thực hiện đề tài
Khi vào bài nhẹ nhàng hấp dẫn.
Tiết dạy phong phú, trẻ hứng thú tự giác.
Nền nếp học tập và ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển tốt.
Tỷ lệ trẻ nắm được yêu cầu của bài dạy đạt từ 80 -> 90%.
7.Những bài học kinh nghiệm:
a.Giá trị thực hiện:
Yên Minh là một huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, chiếm 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc giao tiếp hàng ngày bằng tiếng phổ thông là rất ít, phần đa sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy khi tiếp nhận trẻ vào trường Mầm Non thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn. với đề tài: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi ” đã được đưa vào áp dụng và bước đầu đặt được kết quả khả thi tại các trường Mầm Non trên địa bàn huyện.
b.ý nghĩa thực tiễn:
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi ”vào phương pháp dạy trẻ, phát triển lời nói có ý nghĩa thực tiễn khi học tập ở trường cũng như khi ở nhà, từ đó trẻ có vốn ngôn ngữ nhất định trong giao tiếp không những cho riêng bản thân mà còn phát triển cả ở trong cộng đồng thôn xóm. Nhờ đó tạo được nền tảng vững chắc cho trẻ khi bước vào học ở các lớp lớn cũng như khi bước vào học ở trường tiểu học.
c.Những bài học kinh nghiệm:
Để cho trẻ có một nền tảng vững chắc về ngôn ngữ ngay từ khi bắt đầu tập nói, thì việc cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng quan trọng, nó quyết định việc học tập cũng như việc giao tiếp của trẻ. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm Tôi nhận thấy rằng, Để cung cấp ngôn ngữ cho các cháu một cách có hiệu quả thì người giáo viên phải thực hiện tốt một số công việc sau:
- Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ. Thường xuyên tham khảo học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế về kinh tế xã hội và dân cư tại địa bàn nơI mình công tác.
- Nghiên cứu kỹ đối tượng trẻ của lớp mình giảng dạy về tâm sinh lý cũng như khả năng phát triển ngôn ngữ riêng của từng trẻ.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết việc cung cấp ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho các cháu sao cho phù hợp với thực tế nơi địa bàn mình dạy học mà cụ thể là của nhóm lớp mình dạy.
- Xây dựng giáo án tiết dạy sao cho linh hoạt phù hợp với địa phương nơi mình dạy, để trẻ được học theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học ” mà vẫn đảm bảo theo yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã chỉ đạo.
Có thực hiện như vậy thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi mới đạt hiệu quả cao.
Phần iii
Kết luận
1.Kết luận chung:
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi từ 18 -> 24 tháng tuổi là vô cùng quan trọng,đặc biệt là trẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số lại càng quan trọng hơn. Bởi vì từ khi trẻ được sinh ra trong quá trình nuôi dưỡng hàng ngày, trẻ thường xuyên tiếp xúc với bố mẹ, ông bà, anh chị, và bà con lối xóm. Do đó ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của trẻ chiếm ưu thế ( có thể nói là chiếm 100% vốn ngôn ngữ của trẻ ). Chính vì vậy khi tới lớp học ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ thì việc tiếp xúc và làm quen với ngôn ngữ phổ thông là hoàn toàn mới lạ. Cho nên để thuận lợi trong việc cung cấp ngôn ngữ phổ thông cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có niềm đam mê trong c
File đính kèm:
- SKKN phat trien ngon ngu cho tre1824th.doc