Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp chấm và trả bài tập làm văn

 Một quan niệm về dạy văn: “Khai trí, khai tâm” (Lê Ngọc Trà). Thật vậy, văn có một tính chất đặc biệt, đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới, nó có cả nhận thức lý trí và tình cảm. Thực tế môn văn có một vị trí rất đặc biệt trong nhà trường. Học văn không chỉ là học những trí thức về ngôn ngữ, về lý luận, về lịch sử văn chương. mà cốt lõi của học văn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi con người: năng lực tư duy và năng lực cảm xúc và cuối cùng là năng lực cảm thụ.

- Ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng đó trong việc dạy văn. Thực tế những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn ngày càng ít đi; những giờ dạy văn không được học sinh đón nhận một cách thích thú, say mê mà tâm trạng lại như bị gò bó, chán nản và lo lắng.

- Với tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy của học sinh, nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa thật sự biết cách hướng dẫn học sinh cảm nhận vấn đề văn chương, hay có chăng chỉ là sự hướng dẫn qua loa, không đến nơi đến chốn, không có phương pháp động viên, khích lệ dù đó chỉ là sự cảm thụ rất nhỏ bé.

- Xuất phát từ vị trí, mục đích, nhiệm vụ dạy học của môn văn nói chung và phương pháp chấm và trả bài tập làm văn nói riêng là một vấn đề khiến ta phải nghiêm túc nhìn nhận, ta phải tìm ra cho được cái tâm hồn sâu thẳm ấy của một con người, thật sự trở thành một kỹ sư tâm hồn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp chấm và trả bài tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT THỚI BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN LỘC GV: TRỊNH TUYẾT NGA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CHẤM VÀ TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN Phần I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Một quan niệm về dạy văn: “Khai trí, khai tâm” (Lê Ngọc Trà). Thật vậy, văn có một tính chất đặc biệt, đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới, nó có cả nhận thức lý trí và tình cảm. Thực tế môn văn có một vị trí rất đặc biệt trong nhà trường. Học văn không chỉ là học những trí thức về ngôn ngữ, về lý luận, về lịch sử văn chương... mà cốt lõi của học văn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi con người: năng lực tư duy và năng lực cảm xúc và cuối cùng là năng lực cảm thụ. - Ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng đó trong việc dạy văn. Thực tế những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn ngày càng ít đi; những giờ dạy văn không được học sinh đón nhận một cách thích thú, say mê mà tâm trạng lại như bị gò bó, chán nản và lo lắng. - Với tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy của học sinh, nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa thật sự biết cách hướng dẫn học sinh cảm nhận vấn đề văn chương, hay có chăng chỉ là sự hướng dẫn qua loa, không đến nơi đến chốn, không có phương pháp động viên, khích lệ dù đó chỉ là sự cảm thụ rất nhỏ bé. - Xuất phát từ vị trí, mục đích, nhiệm vụ dạy học của môn văn nói chung và phương pháp chấm và trả bài tập làm văn nói riêng là một vấn đề khiến ta phải nghiêm túc nhìn nhận, ta phải tìm ra cho được cái tâm hồn sâu thẳm ấy của một con người, thật sự trở thành một kỹ sư tâm hồn. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Học sinh lớp 9 trường Trung học Cơ sở. - Đội tuyển học sinh giỏi văn 9. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu các dạng đề tập làm văn. - Hình thành kỹ năng hành văn. IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đề tài chỉ tập trung vào bài viết hai tiết của học sinh dưới nhiều dạng đề. - Phạm vi nghiên cứu: Văn 8, 9. Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Chấm bài là công việc hết sức vất vả, phức tạp nhưng cũng đầy sự hứng thú, vất vả ở chỗ giáo viên phải tập trung nhiều về sức lực và trí tuệ, và hứng thú ở chỗ là mình tận mắt chứng kiến sản phẩm tinh thần của học sinh và đó cũng là sản phẩm của chính bản thân mình qua một quá trình giảng dạy và giáo dục, được nghe những lời tâm tình, thủ thỉ của từng học sinh, được nghe tiếng lóng, được chia xẻ niềm vui với những cảm hứng sáng tạo của các em. 2. Trả bài là giờ thông báo kết quả học tập, đánh giá sản phẩm tinh thần của học sinh vì vậy giờ này thường thu hút nhiều sự chú ý của học sinh. Trả bài không phải là hoạt động hoàn lại bài cho các em và công bố điểm số. Trả bài còn là hoạt động đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp nói chung và từng bản thân học sinh nói riêng. Giờ trả bài phải nêu ra được phương hướng sửa chữa, vươn lên ở những bài sau, phải kích thích được sự thích thú, say mê hơn nữa, cố gắng hơn nữa ở học sinh, tạo ra một sức bật tốt cho bài làm tiếp theo. 3. Chấm, trả bài còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: - Kỹ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết. - Kỹ năng lập dàn ý. - Kỹ năng viết đúng theo dàn ý. - Kỹ năng lập luận. - Kỹ năng hành văn. - Kỹ năng hoàn thiện bài viết. 4. Chấm, trả bài tập làm văn còn giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo theo tinh thần đổi mới của sách giáo khoa. II. TÍNH THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ: 1. Hiện nay số lượng học sinh yêu thích môn văn ngày càng ít đi, số học sinh giỏi văn cũng theo đó mà giảm dần, giờ văn không được học sinh hưởng ứng một cách thích thú và tích cực. 2. Kết quả bài viết của học sinh chưa đạt cao, học sinh chưa rèn luyện được kỹ năng hoàn thành một bài viết. 3. Học sinh chưa thấy được điểm yếu, điểm mạnh trong bài viết của mình một cách toàn diện và cụ thể, chưa tự mình phát hiện ra được các lỗi mắc phải để tự sửa chữa. 4. Học sinh chưa thật sự phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học văn, chưa cảm thụ được một vấn đề văn chương một cách sâu sắc. 5. Bài viết hai tiết của học sinh hiện nay mắc nhiều lỗi: - Không xác định được nội dung, yêu cầu của đề bài, không biết hướng triển khai bài viết như thế nào cho hợp lý. - Bài viết được tiến hành theo kiểu nhớ gì viết nấy, không tuân thủ bước lập dàn ý đã chuẩn bị. - Lập luận lủng củng, không mạch lạc, không logíc, thiếu tính chính xác. - Cách hành văn: từ, câu, đoạn văn, bố cục, kết cấu,v.v... chưa được trong sáng, thiếu hình ảnh, chưa chính xác và hợp lý. III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ: A. CHẤM BÀI: 1. Thái độ chấm bài: - Trước hết phải có thái độ tôn trọng bài làm của học sinh thể hiện ở chổ: không gạch, xoá tùy tiện; không ghi những lời nhận xét cẩu thả, thiếu sự cân nhắc, không phê vội những lời lẽ phủ phàng như: bài làm quá yếu kém... cũng không nên vì né tránh mà không có một lời phê nào. - Không nên chỉ ghi nhận xét những cái chưa được mà cần phải có lời động viên, khích lệ đối với những cái được trong bài của học sinh dù cái đó còn rất nhỏ bé để cổ vũ, thúc đẩy các em cố gắng. Lời khen của giáo viên có giá trị và ý nghĩa rất to lớn, góp phần tạo niềm hứng thú, say mê cho các em. - Đảm bảo chấm nghiêm túc, chính xác, công bằng. Việc chấm bài không nên tiến hành theo lối “tranh thủ”, chấm xen kẻ, chấm vội... Vì nếu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng chấm sơ sài, cẩu thả, thường thiếu chính xác. Chấm bài phải được tiến hành trong sự sắp xếp cẩn thận, chu đáo, chi tiết về nội dung và biểu điểm. Không nên vì ác cảm hoặc thiện cảm của cá nhân mà có bài điểm bị hạ quá thấp hoặc nâng lên quá cao, gây sự hiểu lầm cho học sinh về giáo viên, khiến các em chán học văn, làm văn. 2. Phương pháp chấm bài: ta tạm chia việc chấm bài của giáo viên thành ba bước. a. Bước 1: chuẩn bị - Lập biểu điểm: cụ thể, tỉ mỉ, chính xác. - Có thể chia biểu điểm thành 2 phần: + Phần nội dung: Ÿ Có triển khai đầy đủ, chính xác các vấn đề mà đề bài yêu cầu không? mức độ sâu sắc của vấn đề đến đâu? Ÿ Có biết xây dựng các tiểu chủ đề không? xây dựng được bao nhiêu? bao nhiêu sát đề, xa đề? bao nhiêu bị trùng lập? lạc đề? Ÿ Mức độ sai sót của kiến thức? có bao nhiêu lỗi nặng? có bao nhiêu lỗi thuộc kiến thức văn học, xã hội, lịch sử...? Ÿ Nội dung có điểm nào đặc sắc, đáng biểu dương?... + Phần hình thức: Ÿ Kiểu bài có đúng yêu cầu của đề không? Ÿ Bố cục bài viết có hợp lý không? có cân xứng không? ... Ÿ Kết cấu bài viết có chặt chẽ không? kết cấu bị rời rạc, lỏng lẻo, mất tính liên tục ở những điểm nào? Ÿ Cách hành văn có trong sáng không? có bao nhiêu chỗ có ý mà không biết cách diễn đạt? có bao nhiêu chỗ diễn đạt cầu kỳ, sáo rỗng không có nội dung? có biết dùng hình ảnh không? bao nhiêu chỗ dùng đúng, bao nhiêu chỗ dùng sai? văn viết có bị sai phong cách không? hành văn chỗ nào hay? Ÿ Từ ngữ có bị lặp không? từ ngữ có sai nghĩa không? có đúng phong cách không? từ nào hay, sáng tạo? Ÿ Câu sử dụng có đa dạng không? có mắc lỗi ngữ pháp không? có biết sử dụng đan xen các kiểu câu không? Ÿ Đoạn văn được phân chia có hợp lý không? phân đoạn có đa dạng không? bao nhiêu đoạn có câu chủ đề? bao nhiêu đoạn viết lung tung .... Ÿ Có lỗi chính tả không? lỗi nặng, nhẹ? viết hoa có đúng qui định không? xuống dòng có lùi vào không? Ÿ Bài viết có bị tẩy xoá nhiều không? chữ viết có sạch sẽ, cẩn thận không? Ÿ Trình bày bài viết có đẹp không? dung lượng bài viết có lớn không? v.v... b. Bước 2: Chấm bài: - Lần lượt chấm từng bài. - Chỗ viết tốt hoặc chưa tốt giáo viên cần ghi vài lời nhận xét rõ ràng, ngắn gọn bên lề giấy không nên gạch loè loẹt. - Bài nào cố chỗ đáng lưu ý chung hoặc lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm văn của mình để tiện cho việc dẫn chứng trước lớp khi trả bài. - Ghi nhận xét và cho điểm: cụ thể, tránh chung chung, hời hợt, nhận xét cả điểm yếu lẫn điểm mạnh. Ngôn từ cần chuẩn mực, tránh lời phê ảnh hưởng đến nhân cách, tâm lý học sinh. Không nên ghi nhận xét xong là cho điểm ngay vì rất khó điều chỉnh khi cần thiết. c. Bước 3: Tổng kết Đây là bước chẩn bị cho một quá trình mới: quá trình trả bài. Tổng kết cẩn thận, chu đáo, giờ trả bài càng đạt hiệu quả cao. Việc ghi chép của giáo viên để phục vụ cho tiết trả bài có thể dựa vào mẫu sau: Tên HS Nội dung Hình thức Ghi chú Kiến thức Số chủ đề Sát đề Lạc đề Xa đề Bố cục Kết cấu Hành văn Từ ngữ Câu Đoạn Trình bày Sau đó, giáo viên làm một bảng tổng kết chung cho cả lớp với hai phần: phần nhận xét chung và phần nhận xét dẫn chứng cụ thể cần nêu khi trả bài bằng cách đọc nguyên văn hoặc tóm tắt, những khía cạnh sau: - Kiến thức: đầy đủ, chính xác, sai lạc.... - Triển khai chủ đề: hợp lý, không hợp lý, sát đề, lạc đề, xa đề, ... - Bố cục, kết cấu: cân xứng, không cân xứng, chặt chẽ, lỏng lẻo.... - Hành văn: trong sáng, trôi chảy, giàu hình ảnh... - Từ ngữ: sai nghĩa, sai phong cách, sáng tạo, độc đáo... - Câu: sai ngữ pháp, kiểu câu phong phú, đa dạng... - Đoạn: hay, không hợp lý.... - Cách trình bày: sạch sẽ, cẩn thận, cẩu thả... B. TRẢ BÀI: 1. Giáo viên thông báo việc trả bài làm văn cho học sinh. Đọc lại đề bài (hoặc chép lên bảng) cho học sinh nhớ lại bài viết của mình. 2. Giáo viên xác định những yêu cầu chủ yếu của bài làm về mọi mặt: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những vấn đề khác do yêu cầu của đề bài đặt ra. Nếu ghi lên bảng giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần lưu ý. 3. Dựa vào việc phân tích đề, giáo viên đánh giá kết quả làm bài chung của lớp: ưu, khuyết điểm lớn của cả lớp. Thông báo những bài viết tốt, những em có cố gắng vươn lên hoặc có sự tiến bộ rõ rệt. Giáo viên không nên công bố điểm số này vì như vậy học sinh thường mất tập trung, khó theo dõi công việc tiếp theo của giáo viên. 4. Nêu dẫn chứng cụ thể về các ưu khuyết điểm của lớp: Bài nào? đoạn nào? câu nào? có thể nêu tên học sinh cụ thể → hình thức biểu dương, động viên khích lệ các em. Với những học sinh mắc lỗi, giáo viên không nên nêu tên trước lớp mà chỉ cần đọc dẫn chứng vì làm như vậy sẽ gây cho học sinh tâm lí bị phê bình trước lớp khiến các em chán nản, không nhiệt tình trong học tập. 5. Phân tích và sửa chữa lỗi (đây là phần dành nhiều thời gian nhất) giáo viên tập trung sửa chữa phân tích những lỗi điển hình, phổ biến chung của cả lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa chữa. Những lỗi cần sửa được ghi lên bảng, gọi học sinh lên sửa và cả lớp cùng tiến hành sửa và ghi vào tập của mình. Giáo viên gọi học sinh đọc bài sửa của mình → giáo viên nhận xét bài sửa của học sinh. 6. Xây dựng dàn bài mẫu: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn bài và ghi lên bảng. 7. Giáo viên đọc một vài đoạn mở đề, kết luận, vài đoạn văn hay cho cả lớp nghe → giáo viên nêu một vài lời bình cần thiết. 8. Công bố điểm và trả bài cho học sinh. 9. Học sinh đọc lại bài, xem lại chỗ sai và sửa chữa. Giáo viên giải đáp những thắc mắc (nếu có) của học sinh. 10. Dặn dò học sinh về nhà tự sửa chữa bài và chuẩn bị cho công việc viết bài làm văn tiếp theo IV. KẾT QUẢ VIỆC PHỔ BIẾN GIẢI PHÁP: 1. Bản thân là một giáo viên dạy văn tôi nhận thấy thực trạng nhiều học sinh THCS hiện nay dành sự thích thú cho bộ môn ngữ văn rất hiếm hoi, dẫn đến tình trạng là kết quả bài viết của học sinh không được cao. Lý do có thể nói là rất nhiều: do chưa nắm được kỷ lý thuyết, không được hướng dẫn những giờ thực hành luyện tập đến nơi đến chốn, chưa nắm được các kỹ năng cần thiết để tiến hành một bài viết hai tiết v.v... đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài viết của học sinh nói riêng và việc cảm thụ văn chương nói chung. 2. Song dù khó khăn đến đâu cũng phải khắc phục để giảng dạy, hướng dẫn học sinh hiểu sâu biết kỷ, biết cách tự minh rèn luyện để nắm được những kỹ năng cơ bản của một bài tập làm văn. 3. Với nội dung nghiên cứu và trình bày ở trên về phương pháp chấm và trả bài tập làm văn tôi thấy học sinh đã hình thành được những kỹ năng cơ bản để tiến hành một bài viết có chất lượng, làm cơ sở, tiền đề cho một lối cảm thụ văn chương đầy sáng tạo và mới mẻ. 4. Cũng nhờ nghiên cứu phương pháp chấm và trả bài tập làm văn này mà bản thân tôi ngộ ra được một cái nhìn đúng đắn, nghiêm túc về tiết trả bài tập làm văn, một thái độ tích cực trong việc chấm bài, là con đường đi đến sự thành công trong công tác giảng dạy bộ môn ngữ văn. Phần III: KẾT LUẬN CHUNG - Qua việc nghiên cứu và thực hiện giảng dạy, khi tôi viết đề tài này tôi nhận thấy việc giảng dạy cho học sinh các kiến thức cơ bản và kỹ năng làm bài tập làm văn có một tầm quan trọng đặc biệt trong bộ môn ngữ văn. - Giáo viên nên có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc chấm và trả bài làm văn để là động lực, niềm tin, niềm tự hào để học sinh có sự say mê hứng thú trong học tập, yêu thích môn học. - Kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng các giải pháp ở một số lớp 8, 9 của trường THCS Tân Lộc tôi thấy học sinh không còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trước các dạng đề văn, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các em có lối văn mới mẻ, độc đáo. - Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân tôi nên không thể tránh khỏi những thiếu sót tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các bạn đồng nghiệp để tôi rút được kinh nghiệm dạy môn ngữ văn ở những năm tiếp theo được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân lộc, ngày tháng năm 2008 Người viết Trịnh Tuyết Nga

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(2).doc
Giáo án liên quan