Trong đó câu Tiếng Việt là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội. Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giao.Câu Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.
Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần “ linh hồn dân tộc ấy”.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy học Tiếng Việt: Rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh lớp 6 vùng đặc biệt khó khăn", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất : Mở đầu.
1- Lí do chọn đề tài.
-Moõn Ngửừ vaờn laứ moõn hoùc coự vai troứ cửùc kỡ quan troùng trong heọ thoỏng giaựo duùc vaứ ủaứo taùo nửụực ta bụỷi daùy vaờn laứ daùy caựch ửựng xửỷ, caựch laứm ngửụứi; laứ coõng cuù ủaộc lửùc trong quaự trỡnh hỡnh thaứnh vaứ phaựt trieồn nhaõn caựch cuỷa treỷ. Môn Ngữ văn ở trường THCS được chia thành 3 phân môn : Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn.
Trong đó câu Tiếng Việt là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội. Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giao...Câu Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.
Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần “ linh hồn dân tộc ấy”.
Theỏ nhửng, treõn thửùc teỏ, phaàn lụựn hoùc sinh khoõng thớch hoùc moõn hoùc naứy, thaọm chớ coự em coứn sụù moói khi ủeỏn giụứ hoùc vaờn…Tửứ thửùc teỏ ủoự ủoứi hoỷi ngửụứi giaựo vieõn phaỷi tửù nghieõn cửựu, tỡm toứi cho mỡnh moọt phửụng phaựp daùy hoùc toỏt nhaỏt nhaốm giuựp hoùc sinh tieỏp thu baứi nhanh nhaỏt. Muoỏn theỏ thỡ phửụng phaựp daùy hoùc phaỷi khoõng ngửứng ủoồi mụựi, naõng cao; phaỷi mang tớnh tớch cửùc, chuỷ ủoọng cao nhaốm taọp trung vaứo vieọc khụi daọy sửù tửù reứn luyeọn, phaựt trieồn khaỷ naờng tửù duy, suy nghú vaứ vaọn duùng moọt caựch chuỷ ủoọng,phaựt huy tớnh tớch cửùc cuỷa hoùc sinh.v..v
Là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn bậc THCS, tôi nhận thấy kỹ năng đặt câu và chữa lỗi của học sinh còn nhièu hạn chế , đặc biệt với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn , nhiều em thường tỏ ra rất lúng túng khi yêu cầu đặt câu, có khi câu do các em đặt ra nhưng các em cũng không biết đúng hay sai, có mắc lỗi gì không?
Hoạt động trên lớp là hoạt động giao tiếp giữa thầy với trò, nếu học sinh nói chưa thành câu thì giao tiếp không đạt được mục đích, giờ học không có kết quả.Từ những điều đó tôi nghĩ, giờ dạy Tiếng Việt giáo viên có đủ điều kiện để khắc phục những hạn chế kể trên của học sinh.
-Taỏt caỷ nhửừng ủieàu treõn ủaừ thoõi thuực toõi khoõng ngửứng suy nghú, coỏ hoùc hoỷi, tỡm toứi, nghieõn cửựu caực phửụng phaựp mụựi ủeồ daùy toỏt moõn Ngửừ vaờn, ủaởc bieọt laứ phaõn moõn tieỏng Vieọt nhaốm naõng cao chaỏt lửụùng hoùc taọp cuỷa moói hoùc sinh, naõng cao hieồu bieỏt veà “kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ” cuỷa tieỏng Vieọt ủoàng thụứi giuựp caực em coự voỏn ngoõn ngửừ phong phuự; ủaởc bieọt laứ bieỏt vaọn duùng trong vaờn noựi, vaờn vieỏt…
2- Mục đích nghiên cứu.
-Nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh. Cụ thể là năng cao khả năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn , từ đó giúp học sinh thực hiện quá trình giao tiếp một cách có hiệu quả.
3- Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp 6 trường THCS Tô Hiệu.
4- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
“Kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh lớp 6 vùng đặc biệt khó khăn.” ( HS lớp 6 trường THCS Tô Hiệu- Trạm Tấu – Yên Bái.)
5- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ , có những đổi mới tích cực trong phương pháp dạy học Tiếng Việt ở vùng đặc biệt khó khăn, giúp đồng nghiệp khi giảng dạy tiếng Việt lớp 6 có những phương pháp phù hợp để đạt được nhưng kết quả cao. Đặc biệt giúp học sinh có những kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ khi tạo lập văn bản, trong giao tiếp hằng ngày.
6- Phương pháp nghiên cứu.
Trực tiếp giảng dạy, đọc tài liệu tham khảo , khảo sát đối tượng học sinh qua trực tiếp giảng dạy bằng những bài kiểm tra trắc nghiệm, bài viết tập làm văn , tham khảo ý kiến đồng nghiệp . Sưu tầm thông tin . viết đề cương , từ đó áp dụng vào để viết sáng kiến kinh nghiệm.
7-Thời gian nghiên cứu.
Tháng 9 /2008 dăng kí sáng kiến kinh nghiệm .
Tháng 10/ 2008 đến tháng 3/2009 nghiên cứu và viết sáng kiến.
Phần thứ hai : Nội dung.
Chương I : Cơ sở lí luận của đề tài.
-Thửùc hieọn chửụng trỡnh thay saựch giaựo khoa ủửụùc ban haứnh keứm theo quyeỏt ủũnh soỏ 03/ 2002/ Qẹ-BGD&ẹT ngaứy 24 thaựng 01 naờm 2002 cuỷa boọ trửụỷng Boọ GD&ẹT.
-Thửùc hieọn nghũ quyeỏt soỏ 40/2000/QH10 cuỷa quoỏc hoọi. Chổ thũ soỏ 14/2001/CT-TTG cuỷa thuỷ tửụựng chớnh phuỷ veà vieọc ủoồi mụựi chửụng trỡnh giaựo duùc( chương trình và phương pháp giảng dạy)
* Dạy học môn ngữ văn nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng ở trường THCS thực chất là góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở , chuẩn bị cho học sinh ra xã hội hoặc tiếp tục học lên nữa ở bậc học cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng , biết thương yêu quý trọng gia đình , bạn bè ; có lòng yêu nước yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái , tinh thần tôn trọng lẽ phải , sự công bằng , lòng căm ghét cái sấu, cái ác. Đó là con người biết rèn luyện để có tính tự lập, tư duy sáng tạo , bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật , trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và nằng lực sử dung tiến Việt như một công cụ tư duy và giao tiếp . đó cũng là người có ham muốn đêm tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Dạy học tiếng Việt là làm cho học sinh “ nắm được những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của tong bộ phận cấu thành tiếng Việt ”, “ nắm được những tri thức về ngữ cảnh , về ý định, về mục đích , về hiệu quả giao tiếp , nắm được các quy tắc chi phối vịêc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp trong nhà trường cũng như ngoài xã hội”.
* Cũng như việc dạy học các môn học khác , trong quá trình dạy học Tiếng Việt học sinh phải tích cực chủ động biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập, còn giáo viên thì giữ vai trò tổ chức , hướng dẫn hoạt động của học sinh .
Theo phương hướng đó giáo viên phải tích cực hoá hoạt động của người học , tạo mọi cơ hội ( chủ yếu thông qua con đường thực hành và luyện tập ) để tất cả học sinh tìm hiểu phân tích , suy nghĩ và tự nhận ra các tri thức của bài học .
*Phương pháp dạy học Tiếng Việt hiện nay phải dựa trên con đường giao tiếp .Theo đó, phải tăng cường các hoạt động giao tiếp,đàm thoại giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong toàn bộ quá trình dạy học. Từ hoạt động tìm hiểu , phân tích nhận ra tri thức , đến hoạt động thực hành , luyện tập củng cố kiểm tra và đánh giá đồng thời cũng phải giảm thiểu cách giảng dạy theo lối thuyết giảng . Hơn nữa phương pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cũng đòi hỏi người giáo viên ngữ văn phải tận dụng
mọi hoàn cảnh giảng dạy để rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng việt cho học sinh.
Để việc đổi mới phương pháp về vấn đề trên có hiệu qủa cao thì trước tiên giáo viên phải tích cực trong việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy về việc rèn kỹ năng đặt câu và sữa lỗi cho học sinh, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Tích cực chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về kỹ năng đặt câu và chữa lỗi cho học sinh qua việc tham khảo kiến thức ở các tài liệu có liên quan.
Trong quá trình giảng dạy hiện nay thì nhiệm vụ của người giáo viên dạy Ngữ văn nói chung và dạy phân môn tiếng việt nói riêng có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp các em có khả năng tư duy chính xác, có kỹ năng giao tiếp tốt trong quá trình học tập.
Chương II: Thực trạng của đề tài.
I. Lịch sử của đề tài.
Trong quá trình giảng dạy và qua việc thực hiện dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy có một số giờ dạy tiếng việt mà cụ thể là trong việc rèn kỹ năng đặt câu và sửa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao. Có những hoạt động dạy của giáo viên đôi khi còn thụ động, máy móc, hình thức. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng đặt câu cho học sinh qua các giờ dạy vì thời gian trên lớp để thực hiện và tổ chức cho học sinh rèn luyện là không nhiều.
Mặt khác do học sinh khối 6 của trường mới chuyển từ lớp 5 lên nên chưa có nhiều thời gian để thích nghi nhanh với các phương pháp học tập mới. Vì thế khiến cho một số giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. Một bộ phận học sinh còn chậm , năng lực còn hạn chế, các em học tập còn thụ động, chưa tích cực, việc chuẩn bị bài chưa tốt, khả năng nắm bắt về câu và cách chữa lỗi của không ít học sinh vẫn còn mơ hồ, chưa chắc chắn. Đặc biệt là các em là học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn , ít có điều kiện giao lưu với bên ngoài, vốn tiếng Kinh của các em chưa nhiều nên việc tiếp thu của các em là còn hạn chế .
Các em là học sinh đầu cấp nên việc rèn kĩ năng đặt câu có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ , và tránh bị mắc lỗi về những vấn đề này , để các em có nền móng kiến thức cho các lớp tiếp theo . Và đặc biệt giúp các em có vốn kiến thức về tiếng Việt , sử dụng thành thạo trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống hàng ngày để các em không gặp phải những sai sót đắng tiếc trong giao tiếp cũng như trong quá trình tạo lập văn bản.
II. Kết quả khảo sát đầu năm.
Thông qua việc khảo sát đầu năm tôi nhận thấy một số lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải là câu thiếu thành phần nòng cốt .
Câu thiếu thành phần chủ ngữ.
VD1 : Qua trận mưa rào chiều qua, làm cho sân trường em thêm sạch đẹp.
( Câu thiếu chủ ngữ)
( HS Lò văn Dũng- lớp 6 )
VD 2 : Ngày hôm nay trơì nắng, nên bị héo.
( Câu thiếu chủ ngữ)
( HS Lò Thị Hương- lớp 6)
v..v..v
+ Phân tích lỗi : Đây là câu thiếu chủ ngữ do HS nhầm trạng ngữ “Qua trận mưa rào chiều qua ” “Ngày hôm nay trơì nắng” là chủ ngữ.
+ Nguyên nhân : Vì trạng ngữ và chủ ngữ có những đặc điêm gần gũi với nhâu : đều đứng ở đàu câu , và đứng trước vị ngữ . Khi phân tích nhận diện cac thành phần câu các em lạ dựa vào hình thức cứ đứng ở đầu câu là chủ ngữ .
Mặt khác các em chưa phân biệt được đâu là thành phần chính đâu là thành phần phụ trong câu và không thấy được sự khác biệt về c hức năng của chủ ngữ và vị ngữ , trạng ngữ ở trong câu .
2- Câu thiếu thành phần vị ngữ:
VD: Dáng dấp thanh tú trong chiếc áo mầu xanh da trời của cô giáo.
( Câu thiếu vị ngữ)
(HS Lò Văn Tuấn- lớp 6)
VD2 . Chiếc áo mới , tôi mua.
( Câu thiếu vị ngữ)
( HS Lò Thị Vui- lớp 6)
( Câu thiếu vị ngữ)
v..v..v..
+ Phân tích lỗi :
Câu không có vị ngữ mà chỉ có chủ ngữ : “Dáng dấp thanh tú trong chiếc áo mầu xanh da trời của cô giáo” học sinh nhầm định ngữ thanh tú trong chiếc áo mầu xanh da trời của cô giáo” là vị ngữ.
+ Nguyên nhân : Do HS không phân biệt được sự khác biệt giữa choc năng của định ngữ và vị ngữ . Chính vì thế khi HS phân tích và viết câu nhầm lẫn và thiếu.
Kết quả khảo sát về kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ như sau.
Lớp
sĩ số
Đặt câu
Chữa lỗi
Đặt câu đúng
Đặt câu sai
Biết phát hiện lỗi sai, chỉ ra nguyên nhân và chữa lỗi
Chưa biết phát hiện lỗi, chưa chỉ ra nguyên nhân và chưa chữa được lỗi
Lầm trạng ngữ là chủ ngữ
Chưa có chủ ngữ
Chưa có vị ngữ
Số lượng
Tỉ Lệ
Số lượng
Tỉ Lệ
Số lượng
Tỉ Lệ
Số lượng
Tỉ Lệ
Số lượng
Tỉ Lệ
Số lượng
Tỉ Lệ
6
36
10
27.7
13
36,1
7
19,4
6
16,6
13
36,1
23
63,9
Như vậy kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên để công tác giảng dạy và học tập của học sinh đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã hướng dẫn HS sửa chữa những lỗi mà các em đã mắc phải bằng những biện pháp và phương pháp phù hợp.
Chương III : Giải quyết vấn đề
I. Giải pháp thực hiện
Sau khi nghiên cứu vấn đề này bằng kinh nghiệm và năng lực của bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây.
1 - Đói vơí giáo viên
Giáo viên cần chủ động đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy, sưu tầm các lỗi sai về đặt câu và chữa lỗi, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Từ đó có cơ sở cho việc áp dụng đổi mới phương pháp cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp dạy để việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt kết quả tốt hơn.
2-Đối với học sinh
Học sinh cần phải tích cực chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ, và luyện kỹ năng về đặt câu và sửa lỗi, cũng như ý thức được tầm quan trọng của những kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp cũng như trong quá trình học tập.
Để thực hiện việc đổi mới phương pháp cần tiến hành ứng dụng về việc rèn luyện kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6 trên cơ sở đưa ra những định hướng, những hoạt động cơ bản nhất đối với một tiết dạy để cho việc dạy và học về vấn đề trên tốt hơn.
II. Các biện pháp thực hiện.
Để học sinh thấy được những lỗi sai của mình, và cách sửa sai tôi đã thực hiện các biện pháp sau :
1- Chữa lỗi sai học sinh mắc phải.
* Câu thiếu thành phần chủ ngữ.
VD1 : Qua trận mưa rào chiều qua, làm cho sân trường em thêm sạch đẹp.
( Câu thiếu chủ ngữ)
( HS Lò văn Dũng- lớp 6 )
GV hướng dẫn học sinh sửa :
VD1 : Qua trận mưa rào chiều qua, nó// làm cho sân trường em thêm sạch đẹp TN CN VN
VD 2 : Ngày hôm nay trơì nắng, nên bị héo.
( Câu thiếu chủ ngữ)
( HS Lò Thị Hương- lớp 6)
Sửa : Ngày hôm nay trơì nắng, nên cây Keo bị héo
TN CN VN
* Câu thiếu thành phần vị ngữ.vị ngữ:
VD: Dáng dấp thanh tú trong chiếc áo mầu xanh da trời của cô giáo.
( Câu thiếu vị ngữ)
Sửa là : Dáng dấp của cô giáo / thanh tú trong chiếc áo mầu xanh da trời . CN VN
VD2 Chiếc áo mới , tôi mua.
( Câu thiếu vị ngữ)
( HS Lò Thị Vui- lớp 6)
Sửa là : Chiếc áo mới , tôi / mới mua rất đẹp.
ĐN CN VN
2. Rèn kỹ năng đặt câu.
Để học sinh có khả năng đặt câu đúng, hạn chế những sai sót trong quá trình học sinh sử dụng việc đặt câu trong giao tiếp và luyện tập trong các gìơ học đặc biệt là trong các tiết kiểm tra. Cần cho học sinh hiểu rõ việc đặt câu cần phải đúng quy tắc ngữ pháp. Trau dồi vốn tiếng kinh cho học sinh.
a. Câu cần phải viết đúng với quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt.
Câu đúng ngữ pháp tiếng việt là câu có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Vì thế, yêu cầu đầu tiên đối với việc đặt câu là phải đặt câu đúng với qui tắc Tiếng Việt. Chẳng hạn, những câu như:
(1) Trời / mưa.
C V
(2) Nếu trời mưa / thì chúng ta / không đi cắm trại nữa.
CN2 VN2 CN1 VN1
(3) Mùa xuân đến / chim chóc / ríu rít bay về.
C V C V
Tr C
Đây là những câu được đặt đúng với qui tắc đặt câu Tiếng Việt. Câu (1) là câu có một kết cấu chủ- vị (C-V) được gọi là câu đơn; Câu (2) là câu có hơn một kết cấu C-V, trong đó không có kết cấu C-V nào bao hàm kết cấu C-V nào được gọi là câu ghép; Câu (3) là câu cũng có hơn một kết cấu C-V nhưng chỉ có một kết cấu C-V làm nòng cốt, kết cấu C-V còn lại làm thành phần câu, được gọi là câu mở rộng thành phần.
Tuy nhiên, các qui tắc ngữ pháp của Tiếng Việt trong quá trình sử dụng vẫn có sự linh hoạt uyển chuyển mà những trường hợp sau đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn để có nắm chắc hơn và vận dụng vào cách đặt câu và xác định câu chính xác. Vì vậy khi nắm chắc các trường hợp sau các em sẽ có những kỹ năng đặt câu, phân biệt câu cũng như chữa lỗi hiệu quả hơn.
* Phần lớn các câu trong Tiếng Việt đòi hỏi phải có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy thế, tuỳ những hoàn cảnh sử dụng cụ thể, người ta có thể dùng câu đặc biệt ( Câu không phân định thành phần hay không cấu tạo theo mô hình cụm C - V), câu rút gọn ( câu bị tỉnh lược đi một thành phần nào đó)
Ví dụ những câu đặc biệt: Mưa, Mùa xuân, v v...
Hoặc những câu rút gọn sau (thành phần bị tỉnh lược).
Ví dụ:(1) - Anh đi đâu đấy?
- Đi học. ( Tỉnh lược chủ ngữ)
(2) - Ai là chủ nhà đây?
- Tôi. ( Tỉnh lược vị ngữ)
(3) - Anh ấy đi hôm nào?
- Hôm qua. ( Tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ)
* Trong phạm vi câu:
+ Trật tự giữa hai thành phần nòng cốt thông thường là chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Ví dụ: - Em / học Tiếng Việt.
C V
- Quyển sách này / rất hay.
C V
+ Trật tự các thành phần khác:
- Trạng ngữ của câu có vị trí tương đối tự do ( tuỳ theo điều kiện khách quan và dụng ý của người nói).
* Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu.
Ví dụ: - Ngày mai, tôi nghỉ học.
* Trạng ngữ có thể đứng ở giữa câu.
Ví dụ: Tôi, ngày mai, nghỉ học.
* Trạng ngữ có thể đứng ở cuối câu.
Ví dụ: Tôi nghỉ học, ngày mai.
- Đề ngữ của câu thường có vị trí đứng đầu câu.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Phần chuyển tiếp thường đứng ở đầu câu.
Ví dụ: (...) Nói tóm lại, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn.
- Phần hô - đáp ở trong câu thường có hai vị trí là:
* Đầu câu: - Nam ơi, lại đây.
*Hoặc cuối câu: - Lại đây Nam ơi.
- Phần phụ chú thường đi kèm ngay với từ mà nó bổ sung, giải thích.
Ví dụ: Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều, là nhà thơ lớn của dân tộc.
Mặt khác để học sinh có khả năng và phương pháp tốt về kỹ năng đặt câu đúng, chính xác và không sai về mặt ngữ nghĩa thì cần phải lưu ý đến biện pháp sau đây đó là;
b/ Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt.
Trong quá trình đặt câu, người viết ngoài việc lưu ý đến yêu cầu viết đúng ngữ pháp Tiếng Việt, còn phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong câu. Chẳng hạn, những câu như: Cái bàn tròn này vuông; Cái bàn gỗ này làm bằng sắt... là những câu có quan hệ ngữ nghĩa nội tại không hợp lôgic nói chung vì những câu này mâu thuẫn nhau về các nét nghĩa. Cho nên khi viết câu phải chú ý sao cho các nét nghĩa trong câu không được mâu thuẫn nhau.
Tính không mâu thuẫn giữa các nét nghĩa của từ ngữ trong câu thể hiện ở ba điểm sau:
b.1- Câu phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan. Những câu phản ánh không đúng hiện thực khách quan là những câu sai.
Ví dụ: “ Truyện Kiều” là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Công Hoan.(là một câu sai).
b.2 - Quan hệ giữa các thành phần câu, về các câu phải hợp lôgic. Những câu có quan hệ không hợp lôgic là những câu sai.
Ví dụ: Vì trời nắng nên đường lầy lội.( là một câu sai).
b.3 - Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải là quan hệ đồng loại. Những câu có các thành phần này thuộc các loại khác nhau là những câu sai.
Ví dụ: Người chiến sĩ bị hai vết thương, một vết ở bên đùi trái và một vết ở Quảng Trị ( là một câu sai).
Mặt khác đối với học sinh thì việc xác định và hiểu rõ về tác dụng của các dấu câu là điều rất quan trọng vì nếu nắm chắc tác dụng của các dấu câu thì khi đặt câu và sử dụng câu sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu. Do vậy học sinh sẽ có kỹ năng xác định và đặt câu chính xác. Cho nên phải cho học sinh nắm chắc biện pháp sau đây, đó là;
c - Câu phải được đánh dấu câu phù hợp.
VD : Khi tôi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn miêu tả về chị gái mình,có em học sinh viết như sau:
“ Chị gái, em không xinh lắm, nhưng trông chị rất duyên. Mắt chị, em rất tròn và to, hàm răng của chị trắng và đều , em rất thích ngắm chị mỗi khi chị cười.”
Đây là đoạn văn học sinh đánh dấu không phù hợp đọc đoạn văn ta thấy đoạn văn nói về chính người viết văn chứ không phải là viết về chị gái mình.
Do đó, khi đặt câu, người viết phải đặc biệt chú ý đến việc đặt dấu câu làm cho các quan hệ về ngữ pháp, ngữ nghĩa được tách bạch, rõ ràng, tránh cho người đọc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu.
Trong Tiếng Việt hiện nay sử dụng một số loại câu chủ yếu sau:
c.1) Dấu chấm: Dùng để đánh dấu sự kết thúc của câu trần thuật.
c.2) Dấu chấm hỏi: Dùng để đánh dấu câu nghi vấn.
c.3) Dấu chấm lửng: Dấu dùng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng vì xúc động; hài hước; biểu thị sự kéo dài âm thanh; biểu thị khoảng cách khách quan về thời gian, ; biểu thị điều người nói chưa nói hết ...( Dấu chấm lửng khi đặt trong ngoặc đơn, ngoặc vuông(...)[...] dùng để biểu thị lời dẫn trực tiếp bị lược bỏ một số câu).
c.4) Dấu chấm phẩy: dùng để phân cách các thành phần tương đối độc lập trong câu.
c.5) Dấu chấm than: Dấu dùng để đánh dấu câu cảm thán hoặc câu cầu khiến ( Dấu chấm than đôi khi đặt cùng dấu chấm hỏi( ? ) để biểu thị thái độ mỉa mai, châm biếm).
c.6) Dấu ngang cách: Dấu dùng để phân biệt thành phần chêm xen, đặt trước những lời đối thoại, các bộ phận liệt kê.
c.7) Dấu hai chấm: Dấu dùng để báo hiệu điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giái thích, thuyết minh, báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, lời đối thoại.
c.8) Dấu ngoặc đơn: Dấu dùng để tách các thành phần có tác dụng giải thích, bổ sung; đóng khung bộ phận chỉ nguồn gốc lời trích dẫn...
c.9) Dấu ngoặc kép: Dấu dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, đóng khung tên riêng, tên tác phẩm, đánh dấu những từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác..
c.10) Dấu phẩy: Dấu dùng để tách các thành phần cùng loại, các vế câu; tách các thành phần biệt lập ( hô ngữ, phần chuyển tiếp, phần chú thích, trạng ngữ...) tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.
Để học sinh thành thạo và đạt được kỹ năng đặt câu đúng theo quy tắc ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa phù hợp thì cần phải giúp học sinh rèn luyện câu. Vì đối với các em thì nếu như càng được rèn luyện về các phương pháp đặt câu thì càng làm cho các em có điều kiện hoàn chỉnh khả năng của mình đối với việc đặt câu và sử dụng câu trong giao tiếp tốt hơn. Do vậy cần thực hiện các thao tác sau đây;
d - Một số thao tác rèn luyện câu.
d.1. Đặt câu- mở rộng và rút gọn câu:
* Đặt câu và mở rộng câu:
- Đặt câu: Nông dân gặt.
- Thêm các từ ngữ mở rộng chủ ngữ.
Ví dụ: Nông dân xã tôi gặt.
-Thêm các từ mở rộng vị ngữ.
Ví dụ: Gió thổi -> Gió thổi mạnh.
- Thêm các từ mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Nông dân gặt -> Nông dân xã tôi gặt lúa mùa.
- Thêm các từ ngữ làm thành phần trạng ngữ, đề ngữ của câu.
Ví dụ: Gió thổi -> Hôm nay, gió thổi mạnh.
- Hôm nay, gió mùa đông bắc thổi mạnh.
* Rút gọn câu: Biện pháp làm cho câu chỉ còn lại hai thành phần chính ( C-V).
Ví dụ: Con tàu xinh xinh trườn đi trong đêm tối.
-> Con tàu / trườn đi .
C V
d.2) Tách và ghép câu:
* Tách câu: Biện pháp làm cho một câu ( có nhiều vế, nhiều bộ phận) trở thành nhiều câu riêng biệt. Ví dụ: Thầy giáo xem báo còn học sinh đọc sách.
-> Thầy giáo xem báo. Học sinh đọc sách.
* Ghép câu: Biện pháp ( ngược lại với tách câu) làm cho nhiều câu đơn trở thành một câu. Ví dụ: - Ông nội đến. Mọi người ra đón ông.
-> Ông nội đến, mọi người ra đón ông.
- Trời nổi gió. Một cơn mưa ập đến.
-> Trời nổi gió và một cơn mưa ập đến.
3. Rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Trước hết để học sinh nắm được cách chữa lỗi, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được Câu đúng quy tắc ngữ pháp như phần kỹ năng đặt câu đã nêu ra. Nghĩa là câu phải có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ mới được chấp nhận. Đó chính là cơ sở và yêu cầu đầu tiên để học sinh có kỹ năng cơ bản đối với việc chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. Vậy để giúp học sinh chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ tốt cần thực hiện một số biện pháp sau đây;
a - Phải xác định được thành phần chủ ngữ , vị ngữ và rút ra lỗi sai của câu.
Đối với học sinh thì đây là một thao tác cơ bản nhưng cần thiết bắt đầu cho việc chữa lỗi.Vì chỉ khi nào học sinh đã xác định được câu mà mình cần sửa đã có đầy đủ thành phần chủ - vị chưa, câu đó có thiếu thành phần nào không, nếu thiếu thì thiếu thành phần chủ ngữ hay vị ngữ thì lúc đó học sinh mới có cơ sở để tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo về chữa lỗi một cách hiệu quả. Mà muốn xác đinh được chủ ngữ và vị ngữ trong câu thì cần phải vận dụng kỹ năng ; Đặt câu hỏi để kiểm tra và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ ( Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?, Cái gì?, Con gì?,... Còn vị ngữ thì trả lời cho các câu hỏi: Là ai?,Là cái gì?, Làm gì?, Như thế nào?, Làm sao?...) Ví dụ;
(1) - Anh / đi đâu đấy (2) - Ai / là chủ nhà đây?
C V C V
(3) - Em / học Tiếng Việt.
C V
Ví dụ: Để thực hiện việc sữa lỗi về chủ ngữ hoặc vị ngữ cho các câu sau;
a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí ”, em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
c) Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
* Yêu cầu
- Học sinh xác định được thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
- Xác định Lỗi sai của câu là do thiếu thành phần nào trong câu.
* Kết quả
a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Tr V
( Như vậy đây là câu thiếu thành phần chủ ngữ)
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí ”, em / thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Tr C V
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ , vị ngữ)
c) Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
C V
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ)
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem ngu van 6(2).doc