A. Mục tiêu bài học:
* Giúp học sinh:
- Hiểu, nắm vững văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.
- Có thái độ yêu quí, tự hào, bảo vệ môi trường và danh lam thắng cảnh.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.Tích hợp với phần tập làm văn ở trình tự miêu tả, với các văn bản khác cùng viết về động Phong Nha ( Bài thơ “Động Phong Nha” của Tố Hữu)
44 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học văn bản nhật dụng lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31: Tiết 129:
Văn bản: Động PHong Nha
Trần Hoàng
A. Mục tiêu bài học:
* Giúp học sinh:
- Hiểu, nắm vững văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.
- Có thái độ yêu quí, tự hào, bảo vệ môi trường và danh lam thắng cảnh.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.Tích hợp với phần tập làm văn ở trình tự miêu tả, với các văn bản khác cùng viết về động Phong Nha ( Bài thơ “Động Phong Nha” của Tố Hữu)
B. Chuẩn bị
1. Về trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học
a)Trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học liên quan đến công nghệ thông tin:
* Phần cứng:
- Máy vi tính, máy projector.
* Phần mềm
- Đoạn phim tư liệu.
- Phần mềm power point.
b)Trang thiết bị khác/ Đồ dùng dạy học khác:
- Bản đồ Việt Nam, sách tham khảo…
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị cho bài giảng:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh cảnh Phong Nha – Kẻ Bàng
- Đoạn phim tư liệu giới thiệu chung Phong Nha – Kẻ Bàng
- Máy vi tính, máy projector, phông chiếu.
- Que chỉ, phiếu học tập, que chỉ, phấn mầu.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn bài tiết 129 theo hướng dẫn.
- Tìm hiểu về Phong Nha – Kẻ Bàng, sưu tầm tranh ảnh và băng đĩa về
- Phiếu học tập
C. Nội dung và tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức:
* Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
GV đặt câu hỏi để dẫn vào bài: Đến nay Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Em nào có thể giới thiệu cho cả lớp biết các di sản đó không?
HS. Trả lời, bổ sung ý kiến,
Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt dẫn vào bài mới:
Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh địa Mĩ Sơn, Phố Cổ Hội An, Nhã nhạc Cung Đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên và cả quần thể rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha – Kẻ Bàng không thể không nói đến động Phong Nha. Để biết tại sao động Phong Nha lại được công nhận là di sản văn hoá thế giới, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản " Động Phong Nha” của tác giả Trần Hoàng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản:
GV: Hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản :Văn bản “ Động Phong Nha” là một văn bản nhật dụng. Trong văn bản có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, thuyết minh…Vì vậy, chúng ta nên đọc văn bản theo giọng kể, kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.
HS: - Nghe, nhớ để đọc cho đúng.
GV: Đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 3 học sinh đọc tiếp đến hết.
HS: 3 học sinh đọc diễn cảm, to, rõ. Cả lớp nghe
GV:Chiếu một số hình ảnh về động Phong Nha
HS: quan sát tranh , cố gắng tưởng tượng, cảm nhận vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha
GV: Nhận xét cách đọc của học sinh.
I .Đọc – tìm hiểu chung
Đọc:
Máy chiếu một số hình ảnh về Động Phong Nha
Động Phong Nha
Động Phong Nha
GV: Trong văn bản có nhiều từ, cụm từ là thuật ngữ chuyên môn của một số ngành. ở đây, cô lưu ý các em các từ “Đệ nhất kì quan Phong Nha”, “Vân nhũ”, “Nguyên sinh”, “Kì ảo”( Giáo viên chiếu các từ trên lên phông)
HS: Một học sinh đọc to rõ phần giải nghĩa từ để cả lớp nghe, nhớ. Các học sinh khác nghe, theo dõi SGK/147
GV: Giải thích thêm về từ “Phong Nha”.( “Phong”: nhọn; lược. “Nha”: răng. => Động Phong Nha là động răng nhọn hay còn gọi là động răng lược Ú Ví với hình dáng các thạch nhũ trong động.
? Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung mỗi phần là gì?
HS: Trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung và ghi nhanh kết quả về bố cục.
GV: Sử dụng máy chiếu kiến thức lên để học sinh khắc sâu.
GV: Để hiểu rõ hơn và cảm nhận được vẻ đẹp của động Phong Nha, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết văn bản theo bố cục trên.
2. Tìm hiểu chú thích:
- “Đệ nhất kì quan Phong Nha”
- “Vân nhũ”
- “Nguyên sinh”
- “Kì ảo”
3. Bố cục: 3 phần
a. Phần 1: Từ đầu…. “ nằm rải rác”.
Giới thiệu vị trí địa lý và đường vào động Phong Nha.
b. Phần 2: Tiếp theo…. “ nơi cảnh chùa đất Bụt”.
Cảnh tượng Động Phong Nha.
c. Phần 3: Đoạn còn lại.
Giá trị của động Phong Nha.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản .
? Em hãy cho biết Động Phong Nha nằm ở đâu?
GV:dùng bản đồtrên máy chiếu giới thiệu về vị trí của Phong Nha- Kẻ Bàng trên bản đồ Việt Nam và giới thiệu thêm cách đi từ Hà Nội đến động Phong Nha.
GV: Chốt liên hệ với các hang động khác ( Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long, động Hương Tích ở chùa Hương) để học sinh hiểu tại sao động Phong Nha được coi là " Đệ nhất kì quan".
?Để vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động chúng ta có thể đén bằng những cách nào?
Máy chiếu đoạn băng giới thiệu đường đến động Phong Nha.
GV: (Chốt chuyển ý) Hai con đường dẫn du khách vào thăm động Phong Nha là hai con đường có phong cảnh hết sức tươi đẹp. Có thể nói bức tranh phong cảnh hữu tình trên đường đến với rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã gây sự chú ý nơi du khách. Để thấy được vẻ đẹp của động Phong Nha, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của Động Phong Nha:
GV: Như vậy, chúng ta đã biết Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình ở Miền Trung nước ta. Vậy bây giờ thầy mời các em cùng đến tham quan động.(GV chiếu đoạn phim lên cho học sinh xem để các em thấy được vẻ đẹp của Động Phong Nha.)
Động khô
? Tác giả đã miêu tả động khô và động nước như thế nào ?
GV: Chiếu lên phông, chốt giảng:
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến. Ghi nhanh kết quả vào vở.
HS quan sát bản đồ
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến. Ghi nhanh kết quả vào vở.
Nêu ý kiến dựa vào SGK
Quan sát , cảm nhận vẻ đẹp của động. Liên hệ đến nội dung bài học
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến.
Nghe, ghi ý chính.
Quan sát đoạn phim
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Giới thiệu về động Phong Nha:
a. Vị trí: Động Phong Nha thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở Tây Quảng Bình. Được gọi là đệ nhất kỳ quan.
b. Đường vào động: Có hai con đường:
+ Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi.
+ Đường bộ : Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến nơi.
c. Toàn cảnh động Phong Nha: * Cảnh bên trong động Phong Nha
Động nước
Động khô
Động khô:
- Cao 200 mét.
- Xưa là dòng sông ngầm còn nay là “ những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh màu ngọc bích óng ánh.”
Động nước:
- Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi.
- Nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh.
- Sông sâu, nước rất trong.
- Khi vào động nước phải mang theo đèn, đuốc.
õ Miêu tả khái quát.
GV:Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
1.a.Em hãy cho biết động chính được tác giả miêu tả như thế nào?( tìm những chi tiết miêu tả động chính và nhận xét)
b.Cảnh bên ngoài động có vẻ đẹp như thế nào?
2. Có ý kiến cho rằng: “ Cách miêu tả của tác giả rất hợp lí, đem lại hiệu quả cao đối với người đọc”. Em có đồng ý không? Vì sao?
GV: Trình tự miêu tả của tác giả rất hợp lý. Việc miêu tả theo trình tự không gian (từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ) cùng với phép liệt kê đã khắc họa cảnh sắc Phong Nha vừa kì vĩ vừa hết sức gần gũi đồng thời kích thích trí tưởng tượng phong phú của du khách. Qua văn bản này một lần nữa chúng ta lại thấy trong văn miêu tả việc chọn trình tự miêu tả hợp lí có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành công của văn bản. ( tích hợp với văn miêu tả)
GV bình: Dưới ngòi bút của tác giả Trần Hoàng, vẻ đẹp của động Phong Nha hiện lên vừa có nét hoang sơ, bí hiểm vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hòa tấu của âm thanh " khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt." như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Mái chèo đưa ta qua rèm đá thêu hoa Ngắm những tiên nga ngực trần mơ mộng
Những vị phật điềm nhiên phơi bụng
Bên những thằng quỉ dữ nhe nanh
Động tỏ mờ nghe gió hú luồn quanh
Như sáo tự trời xanh thổi linh hồn cho đá
Thuyền cứ trôi.. Ta ngồi nghe con sông kì lạ
Chảy lặng thầm trong núi thẳm hang sâu."
Ngôn ngữ ấy như những lời mời gọi tha thiết, chân tình các du khách hãy đến với động Phong Nha!
Lớp chia thành 4 nhóm để tiến hành thảo luận. Nhóm 1+2 thảo luận câu hỏi 1, nhóm 3 + 4 thảo luận câu hỏi 2. Đại diện ghi ra giấy sau 3 phút các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác nghe, bổ sung .
Học sinh nghe, ghi nhanh ý chính, nhớ để vận dụng vào bài viết văn tả cảnh.
Học sinh nghe, cảm thụ cái hay, thấy được cái đẹp của động Phong Nha.
- Gồm 14 buồng thông nhau.
- Cấu tạo:
+ Đá nhiều hình khối: khối hình con gà, khối hình con cóc, khối xếp thành đốt trúc dựng đứng, khối mang hình mâm xôi, khối mang hình cái khánh, tiên ông đánh cờ...
+ Màu sắc: Thạch nhũ huyền ảo, lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc.
+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp.
õMiêu tả chi tiết, đa dạng, phong phú, gợi tả, sinh động, hấp dẫn.
=> Đây là động chính.
c2.Cảnh bên ngoài động:
- Tiếng nói, tiếng nước như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất Bụt.
- Như thế giới của tiên cảnh.
Nghệ thuật:
- Trình tự không gian ( từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ).
- Biện pháp liệt kê.( hình khối, màu sắc, âm thanh)
Sơ kết: Vẻ đẹp của động Phong Nha là vẻ đẹp lộng lẫy và kì ảo, vừa hoang sơ bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ.
Hoạt động 5:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị của động Phong Nha:
? Qua lời phát biểu của nhà thám hiểm Hao – yớt Lim – be và báo cáo khoa học của Hội địa lí Hoàng gia Anh, động Phong Nha được đánh giá như thế nào?
Định hướng: Động dài và đẹp, có bảy cái nhất: Hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất,bãi cát bãi đá rộng và đẹp nhất, hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất.
? Với vẻ đẹp của mình, động Phong Nha đã mang lại những giá trị gì?
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận để rút ra thái độ và trách nhiệm của bản thân đối với động Phong Nha nói riêng các di sản văn hoá nói chung.
? Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung luôn tươi đẹp, mỗi chúng ta cần làm gì?
GV: Chốt kiến thức, liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Học sinh phát hiện, đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hôi địa lí Hoàng Gia Anh.
Trả lời theo sự cảm nhận của cá nhân, bổ sung ý kiến, ghi ý chính.
Học sinh làm việc theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 1 bàn làm việc trong vòng 1 phút. Sau khi thảo luận cử đại diện trình bày các nhóm khác bổ sung.
2. Giá trị của động Phong Nha:
-Về văn hóa: Là di sản văn hóa thế giới.
- Về kinh tế
+ Du lịch.
+ Thám hiểm.
+ Nghiên cứu khoa học.
=> Luôn tự hào, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, đầu tư để phát triển kinh tế đất nước.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên chiếu đoạn phim những lời phát biểu của người dân Quảng Bình cho học sinh quan sát.
Sau khi học sinh quan sát đoạn phim giáo viên bình mở rộng:
Những suy nghĩ trên đây của lãnh đạo và nhân dân Quảng Bình có lẽ cũng chính là suy nghĩ của tất cả những người dân Việt Nam. Nếu người dân Quảng Bình tự haò về động Phong Nha thì tất cả chúng ta luôn tự hào vì ở đâu trên quê hương, đất nước ta cũng có cảnh đẹp với:
“Ai về thăm huyện Đông Anh
Mời xin ghé lại thăm thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây”.
Hay " Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Hay:
" Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
Và càng tự hào bao nhiêu chúng ta lại càng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần đó bấy nhiêu.
Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết văn bản:
? Qua việc tìm hiểu văn bản, các em hiểu thêm điều gì về động Phong Nha ?
GV: Chốt nội dung tổng kết lên phông chếu gọi 1 -2 học sinh nhắc lại.
GV chốt toàn bài: Qua tiết học này chúng ta đã hiểu tại sao động Phong Nha lại được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cô mong rằng sau tiết học này mỗi chúng ta lại càng tự hào hơn về tổ quốc Việt Nam. Và cô hi vọng một ngày không xa chúng ta sẽ được đặt chân đến " Đệ nhất kì quan Phong Nha" để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ của nó.
Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh củng cố và chuẩn bị bài ở nhà.
GV sử dụng sơ đồ để củng cố toàn bộ nội dung kiến thức của bài.
GV tổ chức cho học sinh điền vào sơ đồ những nội dung chính của bài. ( Xem phần phụ lục )
GV: Ra bài tập, dặn dò công việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Học sinh quan sát phim, ghi nhớ.
Học sinh nghe, ghi nhớ
Cá nhân trả lời, bổ sung các em khác ghi lại kết quả.
Học sinh nghe, lắng sâu kiến thức.
Học sinh điền thông tin chính của bài học vào giấy và dán vào sơ đồ.
Học sinh nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.
III.Tổng kết:
Bằng những từ ngữ gợi hình gợi cảm cùng với trình tự miêu tả hợp lí, tác giả Trần Hoàng đã giúp người đọc hiểu động Phong Nha được xem là kì quan thứ nhất, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ đó, chúng ta thêm tự hào và thêm yêu Tổ Quốc Việt nam giàu và đẹp.
IV. Củng cố – dặn dò:
1. Củng cố: Sơ đồ củng cố kiến thức
2.Dặn dò:
- Về nhà viết đoạn văn giới thiệu động Phong Nha theo cảm nhận của bản thân.
- Ôn lại nội dung bài học.
- Soạn bài " Ôn tập về dấu câu"
Kết thúc tiết học giáo viên cho học sinh xem đoạn phim
ca múa nhạc- đón mừng di sản.
Hát mừng di sản phong nha- kẻ bàng
Âm nhạc: Thái Quí - Mộng Lân
Biên đạo múa: Vinh Hiển
Bểu diễn: Tốp ca múa
phần một:
đặt vấn đề
Năm học 2004 - 2005 là năm thứ ba dạy học sinh theo sách giáo khoa Ngữ văn mới trên phạm vi cả nước, cũng là năm đầu tiên đổi mới chương trình Ngữ văn lớp 8. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới nội dung phương pháp, để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường phổ thông trung học, học sinh chúng ta được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trong con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy Ngữ văn trong quá trình giảng dạy từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy mới như đảm bảo nguyên tắc tính tích hợp, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tình huống tự bộc lộ ... Vai trò của người thầy trong phương pháp mới này sẽ là sức hút kỳ diệu biến giờ học văn đơn điệu trước đây trở nên thi vị hứng thú, phong phú, sâu sắc hơn, khép lại cánh cửa chán học văn của học sinh ngày nay.
Trong môn Ngữ văn phần văn bản luôn chiếm số tiết nhiều hơn cả (2 tiết một tuần). Phần văn bản thường là những tiết học đầu tiên của mỗi tuần nên thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở cung cấp ngôn ngữ mới cho phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp: nghe, nói, đọc, viết. Từ năm 2002 - 2003 đến nay trong nội dung thay sách đã đưa vào loại văn bản mới có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong việc giáo dục học sinh đó là văn bản nhật dụng. Vậy có cần phương pháp dạy kiểu văn bản mới như thế nào (đặc biệt là phần văn bản nhật dụng lớp 8) để đạt hiệu quả cao là vấn đề nhiều giáo viên còn băn khoăn, trăn trở. Từ thực tế giảng dạy tôi chọn đề tài "Phương pháp giảng dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8" làm vấn đề để các đồng nghiệp nghiên cứu trao đổi.
phần hai:
giải quyết vấn đề
I- Cơ sở lý luận:
Nghị quyết số 02/NQ-HNTW khoá VIII của Đảng đã nêu bật yêu cầu: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học". Luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nêu rõ: "phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tạo tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên".
Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Như thế một giáo án giờ văn bản kiểu mới không chỉ là bản đề cương nội dung chi tiết về cái hay, cái đẹp của áng văn thấy tâm đắc mà còn là bản thiết kế việc làm của học sinh.
Để có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trước hết phải nói đến cấu trúc nội dung văn bản của sách giáo khoa. Qua các văn bản các em không chỉ cảm thụ nội dung nghệ thuật của những hình ảnh cao đẹp, của con người, cuộc sống mà còn giúp các em đến với những vấn đề vừa hiển nhiên vừa bức thiết trong thực tiễn đời sống. Kiểu văn bản nhật dụng lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn 6, 7, 8 đã thực hiện được sứ mệnh của nó trong con đường tiếp nhận tri thức của học sinh. Không chỉ khoán vấn đề giáo dục môi trường cho môn sinh học, giáo dục truyền thống cho môn lịch sử, giáo dục pháp luật cho môn giáo dục công dân ... môn Ngữ văn không thể đứng ngoài cuộc.
II- Cơ sở thực tiễn.
Trong chuẩn học môn tiếng Anh nghệ thuật của bang Niu Óc (Mỹ) công bố tháng 3 năm 1996, người ta có nêu một hồi ký viết về vụ thảm sát Mỹ Lai ở Việt Nam. ở Anh trong "Quy định mới" của chương trình quốc gia công bố năm 1995 có ghi rõ: "yêu cầu cho học sinh tiếp xúc với các kiểu văn bản gần gũi với thực tế cuộc sống. ở Pháp chương trình Ngữ văn chủ trương dạy văn bản thuộc thể loại báo chí, các loại văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng. ở Trung Quốc, trong văn thơ cổ, có mặt cả những bài nặng màu sắc khoa học tự nhiên của Thẩm Quát (đời Tống); trong văn thơ hi ện đại có mặt cả những bài đề cập đến phương pháp toán học của Hoa La Canh. Trong phần cuối của cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" xuất bản trước năm 1945, giáo sư Dương Quảng Hàm cũng đã dựa vào trên mười văn bản giống như văn bản nhật dụng theo như quan niệm hiện nay.
Nêu những dẫn chứng trên để thấy được việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lý không chỉ riêng đối với nền giáo dục nước ta mà còn đối với nền giáo dục của các nước trên thế giới.
Trở lại với thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, nhiều giáo viên chỉ khai thác các văn bản ở giá trị nội dung, nghệ thuật còn các giá trị về liên hệ thực tế cuộc sống thì hạn chế, hoặc bị bỏ qua. Một số còn vận dụng phương pháp giảng dạy mới một cách máy móc, hoặc chưa được thường xuyên, hoặc trở lại với thói quen dạy học cũ: thầy nói, trò nghe, ghi chép.
Về phía học sinh: vẫn còn thói quen thụ động quen nghe chép ghi nhớ những gì giáo viên nói chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học. Đa số học sinh chưa chủ động v ận dụng kiến thức kỹ năng của văn học vào thực tế cuộc sống, ít biết liên hệ giữa thực tế cuộc sống với văn học. Từ đó dẫn đến việc học sinh ít nắm bắt, quan tâm hoặc thờ ơ với những vấn đề nóng hổi bức thiết của đời sống xã hội trong và ngoài nước. Từ thực tiễn trên có thể nói rằng việc tìm ra phương pháp tốt nhất để dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8 nói riêng và kiểu văn bản khác nói chung là một việc làm cần thiết trong xu thế phát triển ở môn Ngữ văn và trong nền giáo dục Việt Nam.
III- Phương pháp nghiên cứu đề tài.
1. Thống kê, phân loại.
Với phương pháp này tôi chia phần văn bản Ngữ văn lớp 8 thành kiểu bài tự sự, biểu cảm nghị luận, nhật dụng từ đó có cái nhìn toàn diện về kiến thức phần văn lớp 8 và xác định được vị trí nhiệm vụ kiểu văn bản nhật dụng căn cứ vào đó nghiên cứu vấn đề cụ thể của đề tài.
2. Miêu tả và phân tích.
Dùng phương pháp này để chỉ rõ những phương pháp cơ bản, cấu trúc tiến hành dạy kiểu văn bản nhật dụng lớp 8. Trên cơ sở miêu tả nội dung của một bài văn bản nhật dụng lớp 8, đề xuất những nhiệm vụ, yêu cầu cùng với biện pháp thực hiện cho phù hợp.
IV- Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Trong đề tài này, tôi dựa trên phương pháp dạy văn bản nói chung để nghiên cứu phương pháp dạy kiểu văn bản nhật dụng lớp 8. Minh hoạ cụ thể qua bài 10; tiết 39 "thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000".
V- Nội dung đề tài.
A. Cấu trúc chương trình Ngữ văn lớp 8.
- Văn bản tự sự: 8 bài
- Văn bản nhật dụng: 3 bài
* Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
* Ôn dịch, thuốc lá
* Bài toán dân số
- Văn bản biểu cảm: 11 bài
- Văn bản nghị luận: 6 bài
Nhìn chung hệ thống văn bản Ngữ văn lớp 8 rất phong phú, nhiều thể loại, nhiều bài với nội dung sâu sắc rất có ý nghĩa cho việc giảng dạy hiện nay. Từ sự kế thừa và phát triển nâng cao hơn so với hệ thống văn bản nhật dụng lớp 6, lớp 7 phần văn bản nhật dụng lớp 8 đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa rộng hơn, thiết thực hơn trong cuộc sống. Mặc dù chỉ có 3 tiết, không nhiều so với các kiểu văn bản biểu cảm, tự sự, nghị luận song nó lại có vị trí quan trọng thiết yếu trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh.
* Sách giáo khoa và sách giáo viên.
- Sách giáo khoa là tài liệu chính để giáo viên giảng dạy và học tập. Khi dạy và học giáo viên và học sinh phải biết tận dụng triệt để sách giáo khoa, chú ý đọc thêm tài liệu để hiểu sách.
- Sách giáo viên: Giáo viên dạy phải hiểu rằng, sách giáo viên không thể áp dụng máy móc cho bất kỳ đối tượng nào. Giáo viên sử dụng như một tài liệu tham khảo, hướng dẫn, cần cân nhắc, chọn lọc kiến thức cho phù hợp với học sinh của lớp mình dạy.
B. Phương pháp dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8.
1. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc dạy và học văn bản nhật dụng.
- Trước hết phải hiểu được thế nào là văn bản nhật dụng; Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, dân số v.v...
- Mục đích dạy văn bản này là tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, quan tâm đến những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày, gắn kết với đời sống thực tế (vấn đề môi trường, dân số, tệ nạn xã hội). Mỗi văn bản nhật dụng là một cánh cửa mở ra giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm và nhận thức của các em.
- Dạy văn bản nhật dụng phải từ cái trước mắt có tính cập nhật và thời sự chỉ ra ý nghĩa lâu dài muôn thuở, từ cái của một nơi chỉ ra cái của mọi nơi, từ một phương diện chỉ ra mối liên quan với nhiều phương diện.
Ví dụ: ở văn bản "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000". Từ việc giúp các em nhận rõ tác hại của bao bì nilông giúp các em có hành động và ý thức bảo vệ môi trường, có suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- ở văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" từ việc giúp các em nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân, cộng đồng đến việc tạo ra cho các em có ý thức quyết tâm phòng chống thuốc lá ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Mục giới thiệu bài.
Giới thiệu bài giảng một cách hấp dẫn, nhằm gây hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới đưa ra mục tiêu của bài học cho học sinh. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này dưới nhiều hình thức khác nhau như kể một câu chuyện, trình bày sinh động một đoạn trích của bài học mới, đưa một thông tin hấp dẫn, một số tranh ảnh, giáo cụ trực quan có liên quan đến một phần nội dung nào đó của bài học mới.
Khi dạy bài "Ôn dịch, thuốc lá" giáo viên có thể trích dẫn câu "Thuốc lá còn đe doạ tính mạng, sức khoẻ con người còn mạnh hơn cả AIDS" vậy vì sao lại có thông tin đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu tác hại của việc hút thuốc lá trong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá".
3. Mục đọc hiểu văn bản.
Trong dạy và học văn, đọc là một khâu rất quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn bản, bao gồm nhiều cách đọc khác nhau: đọc đúng, đọc thần, đọc thành tiếng, cơ bản là đọc diễn cảm. Trong chương trình Ngữ văn mới đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh phải tương đối thành thạo, cần hướng dẫn cho học sinh đọc có vận dụng của tư duy, tình cảm, góp phần tái hiện nội dung văn bản. Điều cốt tử với mọi giờ học văn là từ đọc văn bản giúp học sinh hiểu - cảm thụ đúng văn bản thấm thía mối liên hệ khăng khít giữa văn bản với cuộc sống. Từ khâu
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem van 8.doc