Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giảng dạy tiết ôn tập chương

A- ĐẶT VẤN ĐỀ.

Nhìn chung, trong quá trình dạy học môn toán ở trường THCS thì việc dạy tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và cũng khá phức tạp. Bởi lẽ, trong tiết học này GV phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát cả về lí thuyết lẫn bài tập thực hành, theo đúng trọng tâm của chương và cũng nhất thiết giúp HS tự hệ thống hoá kiến thức đã học theo một trình tự logic từ khái quát đến cụ thể và ngược lại, từ đó HS vận dụng để có thể giải được các dạng bài tập cơ bản nhất. Nhưng thực tế cho thấy, đối với GV đôi lúc còn xem nhẹ tiết ôn tập chương, nên khi giảng dạy chỉ khái quát kiến thức cho HS một cách sơ lược thông qua một vài bài tập trong sách giáo khoa, chưa giúp HS khắc sâu kiến thức cũng như nắm được mối liên hệ của hệ thống kiến thức trong chương. Đối với HS, hầu như các em rất sợ tiết ôn tập chương. Bởi vì ở tiết học này không chỉ tổng hợp rất nhiều kiến thức đã học mà còn đòi hỏi ở các em sự nhạy bén và linh hoạt trong việc lựa chọn giải pháp hợp lí khi giải toán. Điều này càng dễ khiến HS chán nản, không muốn học, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của tiết ôn tập.

Từ thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân trong suốt quá trình giảng dạy ở thời gian qua, cộng với sự góp ý của đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giảng dạy tiết ôn tập chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG A- ĐẶT VẤN ĐỀ. Nhìn chung, trong quá trình dạy học môn toán ở trường THCS thì việc dạy tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và cũng khá phức tạp. Bởi lẽ, trong tiết học này GV phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát cả về lí thuyết lẫn bài tập thực hành, theo đúng trọng tâm của chương và cũng nhất thiết giúp HS tự hệ thống hoá kiến thức đã học theo một trình tự logic từ khái quát đến cụ thể và ngược lại, từ đó HS vận dụng để có thể giải được các dạng bài tập cơ bản nhất. Nhưng thực tế cho thấy, đối với GV đôi lúc còn xem nhẹ tiết ôn tập chương, nên khi giảng dạy chỉ khái quát kiến thức cho HS một cách sơ lược thông qua một vài bài tập trong sách giáo khoa, chưa giúp HS khắc sâu kiến thức cũng như nắm được mối liên hệ của hệ thống kiến thức trong chương. Đối với HS, hầu như các em rất sợ tiết ôn tập chương. Bởi vì ở tiết học này không chỉ tổng hợp rất nhiều kiến thức đã học mà còn đòi hỏi ở các em sự nhạy bén và linh hoạt trong việc lựa chọn giải pháp hợp lí khi giải toán. Điều này càng dễ khiến HS chán nản, không muốn học, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của tiết ôn tập. Từ thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân trong suốt quá trình giảng dạy ở thời gian qua, cộng với sự góp ý của đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương. B. NHỮNG PHƯƠNG ÁN VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1. Cơ sở xuất phát: - Từ tiết học này HS không chỉ nắm được những kiến thức riêng lẻ mà là một hệ thống các tri thức của toàn chương, nên kiến thức vừa rộng, vừa sâu. - Tiết ôn tập chương tổng hợp rất nhiều kiến thức, hơn nữa lại là kiến thức học rồi, nên đa số các em thường không tập trung cũng như đầu tư nhiều cho tiết học, từ đó dẫn đến việc các em không chủ động hay tư duy để giải quyết vấn đề mà tiết học yêu cầu. - Chất lượng HS không đồng đều, sỉ số trong một lớp thường đông, điều kiện trường lớp cũng tác động không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức của HS. Mặt khác, đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết ôn tập chương không có, chủ yếu GV tự làm. 2.Những yêu cầu để thực hiện các biện pháp: a) Đối với giáo viên: - Nắm chắc các kiến thức cơ bản, hệ thống hoá được kiến thức của từng phần, từng bài, từ đó lựa chọn dạng bài tập áp dụng hợp lí. - Nắm được tình hình học tập của từng đối tượng HS. - Có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết ôn tập. b) Đối với học sinh: - Chuẩn bị bài tốt theo yêu cầu mà GV đưa ra ở tiết học trước. - Chủ động và tự giác trong việc ôn tập kiến thức cũ - Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế. - Linh hoạt trong việc cân nhắc ,lựa chọn các giải pháp hợp lí khi giải toán. 3. Sơ lược cấu trúc tiết ôn tập: Tiết ôn tập chương nội dung gồm 2 phần : Phần lý thuyết và phần bài tập. Phần lý thuyết: sách giáo khoa đưa ra các câu hỏi theo hệ thống các kiến thức cơ bản từ đầu chương đến cuối chương. Ở phần này giáo viên cho học sinh về chuẩn bị, giáo viên cũng chuẩn bị nhưng dưới hình thức cao hơn, gắn kết các kiến thức với nhau theo một trình tự lô gíc để giảng cho học sinh biết được các vấn đề liên quan với nhau như thế nào từ đó học sinh có cách suy luận. Phần bài tập: Giáo viên cần sắp xếp các bài tập theo từng dạng hoặc từng nhóm cùng sử dụng một kiến thức nào đó, để từ đó hướng dẫn học sinh làm bài tập đạt kết quả cao. 4. Các phương án và biện pháp thực hiện: Theo tôi có ba phương án cơ bản để tiến hành giảng dạy tiết ôn tập. Phương án1: Ôn lý thuyết xong, làm bài tập ( đây là cách dạy truyền thống). * Tiến hành: ¡ Chuẩn bị: - Học sinh: Cho học sinh về nhà soạn câu hỏi ở sách giáo khoa và bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên: Về soạn câu hỏi nhưng với mức độ cao hơn học sinh, chuẩn bị phần bài tập sắp xếp theo những dạng cơ bản để hướng dẫn học sinh làm bài tập. ¡ Lên lớp: - Giáo viên vừa hỏi vừa hệ thống các câu hỏi cùng các câu trả lời của học sinh để khái quát kiến thức của chương theo một hệ thống, giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức cơ bản của chương. - Bài tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở từng dạng, từ đó dẫn đến cách làm tổng quát của mỗi dạng bài tập. - Cuối tiết giáo viên rút ra kết luận chung: Ở chương này học sinh cần nắm được những kiến thức gì? * Đánh giá phương án 1:. - Ưu điểm: Củng cố được các kiến thức lý thuyết riêng và hệ thống hoá các kiến thức theo trình tự bài học. - Nhược điểm: Sự kết nối giữa lý thuyết và bài tập rời rạc. Phương án 2: Làm bài tập kết hợp kiểm tra lý thuyết (đây cũng là một phương án truyền thống). * Tiến hành. ¡ Chuẩn bị: (Như phương án 1) ¡ Lên lớp: - Giáo viên sắp xếp những bài tập có cùng một dạng hay cùng sử dụng những kiến thức vào từng nhóm. - Sau đó giáo viên sửa mẫu (hoặc hướng dẫn cho học sinh sửa). Khi sửa đến đâu, cần kiến thức lý thuyết nào giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, hoặc giáo viên nhắc lại các kiến thức đó cứ như thế cho các dạng bài tập. * Đánh giá phương án 2: - Ưu điểm: Học đến đâu, thực hành đến đó, biết được những dạng bài tập này cần những kiến thức lý thuyết nào, tiết kiệm đựơc thời gian. - Nhược điểm: Không hệ thống hoá được các kiến thức một cách cơ bản. Đôi khi bỏ sót kiến thức không ôn tập (có thể trong bài tập không có điều kiện sử dụng đến kiến thức đó). Phương án 3: Hệ thống hoá kiến thức một cách tổng quát (giáo viên kết hợp với học sinh). Xong phần này giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập kết hợp kiểm tra lý thuyết như ở phương án 2. * Đánh giá phương án 3: - Ưu điểm: Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản, vừa kết hợp học và hành từ đó học sinh nắm chắc các kiến thức. - Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương án này thì: +GV phải tốn nhiều thời gian đầu tư, suy nghĩ biện pháp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành. +Đòi hỏi năng lực chuyên môn GV cao hơn. 5. Phương án 3 đề xuất minh hoạ: ÔN TẬP CHƯƠNG I – HÌNH HỌC 8 MỤC TIÊU. Kiến thức: - Nắm được khái niệm tứ giác, các dạng tứ giác đặc biệt theo một hệ thống (hình thang, hình thang cân, hình bình hành …). - Điểm đối xứng – Trục đối xứng, Tâm đối xứng. Kĩ năng: - Vẽ hình, nhìn hình, làm toán chứng minh các tứ giác là hình gì? - Suy luận để tìm điều kiện cho tứ giác từ hình này à hình khác. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: bộ tứ giác, bảng phụ, dụng cụ vẽ hình. - Học sinh: + Soạn các câu hỏi ôn tập chương theo hướng dẫn của GV ở tiết trước. + Bảng nhóm. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Sơ đồ hệ thống các loại tứ giác Tứ giác Hình thang Hình thang vuông Hình bình hành Hình chữ nhật 1 Hình vuông 4 Hình thang cân Hình thoi 3 2 5 7 6 8 9 GV tiến hành dùng bảng phụ và các tứ giác nổi (Bộ đồ dùng dạy học 8). Dạy hệ thống các loại tứ giác. GV: lần lượt đặt câu hỏi, yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. Nhắc đến loại nào, đính vào bảng loại đó và ghi tên của tứ giác vào hình tương ứng. Chẳng hạn: - Tứ giác có 2 cạnh đối song song là hình gì? - Hình thang có 1 góc vuông là hình gì? - Hình thang có 2 cạnh bên song song là hình gì? … Cứ như thế đến hình vuông. GV lưu ý HS: hình ở ngọn của mũi tên là dạng đặc biệt của hình ở gốc của mũi tên, nó có các tính chất của hình ở gốc mũi tên, ngoài ra còn có thêm tính chất riêng. Qua phần này học sinh nắm được dấu hiệu nhận biết, tính chất, định nghĩa của các loại tứ giác đã học ở chương. GV cho HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - Tứ giác đó là hình thang. - Hình thang vuông. - Hình bình hành. HS: Lưu ý vấn đề. Hoạt động 2. Làm bài tập kết hợp ôn lý thuyết. Bài tập 87(sgk): (treo bảng phụ) GV: để HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài toán, sau đó gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống. Bài tập 88(sgk): GV yêu cầu HS vẽ hình theo nội dung bài toán. GV: hướng dẫn HS thực hiện - Để EFGH là hình chữ nhật ta phải có điều kiện gì? GV cho HS trả lời tự do. Sau đó hướng HS tới EFGH là hình bình hành. -Dựa vào giả thiết, ta sẽ chứng minh EFGH là hình bình hành theo dấu hiệu nào? Có thể HS chưa nhận ra ngay dấu hiệu chứng minh, vì thế GV gợi ý tiếp: -Xét , có nhận xét gì về đoạn thẳng EF? -Từ EF là đường trung bình của ta suy ra được điều gì? -Tương tự, hãy tìm mối liên hệ giữa HG với AC? Sau khi giúp HS định hướng được cách làm bài, GV gọi HS lên bảng trình bày chứng minh: tứ giác EFGH hình bình hành. GV dẫn dắt HS thực hiện câu a: Hãy nêu các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật có liên quan đến hình bình hành. Từ câu trả lời của HS, GV hướng để HS nhận ra cách chứng minh: hình bình hành có một góc vuông. Để Ê=900 ta cần có điều gì? Khi nào thì HE EF ? GV gợi ý tiếp để HS phát hiện ra mối quan hệ giữa hai đường chéo. GV: cho HS hoạt động nhóm câu b và câu c , yêu cầu HS trình bày trên bảng nhóm. Sau ít phút, gọi đại diện một nhóm treo bảng nhóm. - Trước khi vào bài tập 89 GV hỏi HS một số câu hỏi về đối xứng trục,đối xứng tâm. ? Định nghĩa, cách vẽ hai điểm đối xứng qua một điểm? ? Định nghĩa, cách vẽ hai điểm đối xứng qua một đường thẳng? Bài tập 89(sgk). GV: hướng dẫn HS vẽ hình theo nội dung bài toán. Hướng dẫn HS làm câu a). Chứng minh E đối xứng với M qua AB. ? So sánh: ED và MD. Xét : Có nhận xét gì về đoạn thẳng DM? Được gì? ? ED = DM DMAB Nếu thời gian không cho phép thì GV hướng dẫn các câu còn lại, để HS về nhà làm. Câu b) Cho HS suy luận và tự làm dựa theo các dấu hiệu nhận biết. Câu c) ? Chu vi tứ giác AEBM được xác định như thế nào. Mà tứ giác AEBM là hình gì? à Chu vi tứ giác. Câu d) Nhắc lại các cách chứng minh 1 tứ giác là hình vuông à Cách làm. HS: thực hiện theo hướng dẫn của GV. Kết quả điền: a)hình thang, hình bình hành, b)hình thang, hình bình hành. c) hình vuông. Chứng minh: E là trung điểm của AB F là trung điểm của BC à EF là đường trung bình của ABC. à EF // AC ; EF = AC (1) Chứng minh tương tự: HG // AC ; HG = AC (2) Từ (1) và (2) à EF//HG,EF=HG Vậy EFGH là hình bình hành a) Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật khi Ê = 900 HEEF ACBD ( vì HE // BD, EF // AC) Vậy với điều kiện AC BD thì tứ giác EFGH là hình chữ nhật. b) Hình bình hành EFGH là hình thoi khi EF = EH AC = BD (vì EF =AC, EH = BD ) Vậy với điều kiện AC = BD thì tứ giác EFGH là hình thoi. HS: trả lời theo ý của mình c) Hình bình hành EFGH là hình vuông khi EFGH vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi AC BD và AC = BD. Chứng minh: a) Vì E đối xứng với M qua D à ED=DM ; E, D, M thẳng hàng. (1) Vì AM là trung tuyến à M là trung điểm của BC; mà D là trung điểm của AB (gt) à DM là đường trung bình của ABC. à DM // AC mà AC AB (gt) à DM AB (2) Từ (1)và(2)à E đối xứng M qua AB HS ghi chép hướng dẫn và lưu ý yêu cầu của GV. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức cơ bản vừa ôân tập . Hướng dẫn về nhà: -Ôân tập thật kĩ theo nội dung vừa học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. -BTVN: 89(b,c,d), 90 - SGK C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Trước đây, mỗi khi dạy tiết ôn tập chương tôi cảm thấy rất nặng nề và luôn lúng túng khi dẫn dắt để HS nhắc lại kiến thức cũ. Nhưng sau khi vận dụng cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm này tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc hệ thống kiến thức cho HS, điều này càng làm cho GV hứng thú hơn khi giảng dạy, đối với HS thì hăng hái phát biểu xây dựng bài. Hơn nữa, trong quá trình học tập HS đã biết tự suy luận, tìm tòi, khám phá bài toán, HS đã biết chủ động làm bài tập, không đợi sự nhắc nhở, thúc giục của GV. Không như trước đây, tôi luôn nhận thấy ở các em sự chán nản, thiếu tập trung khi học tiết ôn tập chương và chấp nhận một chiều những vấn đề mà GV đưa ra, vì thế hầu như các em không hiểu rõ được bản chất vấn đề sau tiết học này. Trên đây là kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương mà tôi đã rút ra được trong quá trình tìm tòi, học hỏi và tôi cũng đã vận dụng có hiệu quả ở đơn vị công tác. Thông qua kết quả kiểm tra cuối chương tôi nhận thấy: học tập của HS ngày một tiến bộ, chất lượng kiểm tra đạt khoảng 70% từ trung bình trở lên (đối với những lớp đại trà). Ở bài viết này tôi chỉ xin nêu ra một số kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình công tác của mình.Tôi rất mong được Hội đồng khoa học các cấp xem xét, đóng góp, giúp tôi phát huy những kinh nghiệm vốn có của mình và có thêm những kinh nghiệm mới, để cho việc giảng dạy của tôi ngày một tiến bộ hơn. Cà Mau, ngày 04 tháng 03 năm 2007 NGƯỜI VIẾT HỒ TUYẾT NGHI

File đính kèm:

  • docSKKNON TAP CHUONG ICUC HAY.doc