Phần I
Đặt vấn đề
I/ Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Trong chương trình Ngữ Văn THCS phân môn Tập làm văn có một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì nó là tác phẩm đầu tay của các em để bước vào thế giới hình tượng tuyệt diệu của văn học nghệ thuật. Mỗi bài Tập làm văn ra đời là kết quả của một sự tổng hợp kiến thức đã học về lý thuyết làm văn; về kiến thức văn học; về những quan sát cảm nhận cuộc sống thiên nhiên, xã hội quanh mình. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt. Hơn nữa phân môn Tập làm văn là phân môn khó, nó khác với phân môn Văn bản, Tiếng Việt. Vì vậy trong khi dạy Tập làm văn đòi hỏi phải tích hợp ba phân môn (Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn), đồng thời phải có sự thay đổi trong cách dạy – học để đạt hiệu quả tối ưu nhất.Có nghĩa là người giáo viên phải cung cấp cho học sinh kiến thức đạt chuẩn và phương pháp phù hợp. Nhưng để làm bài văn hay, giáo viên phải định hướng cho học sinh về dạng đề văn tự sự, hình thành trong bộ não của các em một dàn ý. Trên cơ sở đó, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn sẽ giúp học sinh thành thạo viết được bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc, đúng yêu cầu từng kiểu văn bản.
12 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn tự sự - Môn Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn tự sự - môn Ngữ văn 6
Phần I
Đặt vấn đề
I/ Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Trong chương trình Ngữ Văn THCS phân môn Tập làm văn có một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì nó là tác phẩm đầu tay của các em để bước vào thế giới hình tượng tuyệt diệu của văn học nghệ thuật. Mỗi bài Tập làm văn ra đời là kết quả của một sự tổng hợp kiến thức đã học về lý thuyết làm văn; về kiến thức văn học; về những quan sát cảm nhận cuộc sống thiên nhiên, xã hội quanh mình. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt. Hơn nữa phân môn Tập làm văn là phân môn khó, nó khác với phân môn Văn bản, Tiếng Việt. Vì vậy trong khi dạy Tập làm văn đòi hỏi phải tích hợp ba phân môn (Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn), đồng thời phải có sự thay đổi trong cách dạy – học để đạt hiệu quả tối ưu nhất.Có nghĩa là người giáo viên phải cung cấp cho học sinh kiến thức đạt chuẩn và phương pháp phù hợp. Nhưng để làm bài văn hay, giáo viên phải định hướng cho học sinh về dạng đề văn tự sự, hình thành trong bộ não của các em một dàn ý. Trên cơ sở đó, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn sẽ giúp học sinh thành thạo viết được bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc, đúng yêu cầu từng kiểu văn bản.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 6, tối thấy chương trình Ngữ văn có nhiều điểm mới về phương pháp cũng như phạm vi kiến thức được nâng cao. Qua đó giúp các em phát triển năng lực tư duy và óc sáng tạo. Chính vì thế để các em có hứng thú, say mê yêu thích học văn thì người giáo viên phải có phương pháp phù hợp trong dạy - học nhằm kích thích tính tích cực ở các em. Thế nhưng đối với học sinh lớp 6 nói chung hiện nay việc lập dàn ý còn rất hạn chế. Bởi vì trước đây phân môn Tập làm văn thường có một đến hai tiết dành riêng cho việc lập dàn ý nhưng chương trình Ngữ văn 6 hiện nay việc lập dàn ý lại gộp vào trong cách làm bài văn....Thực tế cho thấy qua chấm thi các bài khảo sát, tìm hiểu chung của trường bạn tôi nhận thấy các em khi làm bài thường bỏ qua khâu lập dàn ý mà chỉ nghĩ được chữ gì thì viết vào bài chữ đó, dẫn đến bài làm thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn hay lặp ý. Mà đối với bài văn tự sự đòi hỏi các sự việc phải sắp xếp lô gíc, sự việc diễn ra trước kể trước, sự việc diễn ra sau thì kể sau. Chính vì thế, bài văn viết của các em thường không mạch lạc, lủng củng, ý rời rạc dẫn đến bố cục của bài không rõ ràng. Vậy để hình thành thói quen cho học sinh khi tiến hành làm bài văn tự sự hay miêu tả, người giáo viên phái có phương pháp phù hợp để luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý trong khi làm bài cho học sinh. Và trên đây là những băn khoăn của tôi về việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 hiện nay. Cũng từ đây, tôi đã mạnh dạn đưa ra trình bày kinh nghiệm “Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn tự sự - Môn Ngữ văn lớp 6” để trao đổi với đồng nghiệp và có thể áp dụng một số phương pháp sau để dạy tiết phân môn Tập làm văn hiệu qủa hơn.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Thực trạng:
1. Thực trạng chung:
Qua thực tế các kì thi khảo sát chất lượng của phòng và thực trạng chung học sinh lớp 6 hiện nay tôi thấy tỉ lệ thông thường học sinh đạt điểm TB trở lên trong toàn khối đều không vượt quá 50%, có lớp chỉ đạt 10 đến 12/27 em đạt điểm TB trở lên. Trên đây là những con số đáng lo ngại.
- Về khả năng nhận thức yêu cầu của đề: Nhiều học sinh không xác định đúng yêu cầu của đề bài, thậm chí không đọc kĩ đề bài, chỉ cần đọc qua loa, không cần lập dàn ý thường đặt bút viết luôn dẫn đến đề yêu cầu một đằng nhưng nội dung bài viết lại trình bày một nẻo.
- Về việc tuân thủ cách làm bài: Nhiều học sinh không tuân thủ cách làm bài, tỏ ra không nắm vững cấu trúc mà kiểu bài quy định, một số học sinh thường viết theo cảm tính và suy nghĩ chủ quan, điều này dẫn đến kết qủa thường không cao, cho dù diễn đạt tốt cũng vậy.
- Tình trạng phổ biến nhất đối với học sinh lớp 6 hiện nay là vấn đề nhận thức rất đơn giản và sơ lược khi tiến hành làm bài văn tự sự không cần thiết lập dàn ý dẫn đến sắp xếp ý lộn xộn, lặp ý hoặc thiếu ý, thiếu thời gian và chưa có động cơ thái độ đúng đắn trong học tập.
- Trong bài viết của các em, lỗi chính tả còn nhiều, lỗi dùng từ và đặt câu còn rất phổ biến. Cá biệt có những học sinh không có ý thức về việc chấm câu và nguyên tắc viết hoa. Nhiều học sinh chưa biết dựa vào dàn ý để phát triển đoạn văn, bài văn, tình trạng sử dụng văn nói trong bài viết rất nhiều. Đa số các em theo cảm tính chưa phối hợp các thao tác làm bài một cách nhuần nhuyễn để bài viết có sức thuyết phục hơn.
Thực trạng nói trên có thể coi là rào cản hạn chế chất lượng bộ môn Ngữ văn 6 những năm gần đây, đòi hỏi cấp thiết phải tìm cách khắc phục.
2. Nguyên nhân:
Thực trạng nói trên là do nhiều nguyên nhân, ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân cơ bản:
- Trong chương trình Ngữ văn 6 hiện nay “Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn tự sự - môn Ngữ văn 6” không được tách ra riêng từng tiết dạy cụ thể mà chỉ gộp vào trong các bài cách làm bài văn...
- Khả năng tư duy và yếu kĩ năng lập dàn ý ở Tiểu học không được hướng dẫn cụ thể dẫn đến lên cấp THCS cò nhiều em ngày càng đuối sức khi tiến hành làm bài văn tự sự.
- Sự hướng dẫn của SGK chưa cụ thể, dễ hiểu
- Học sinh nhận xét đề văn chưa đầy đủ, đọc đề chỉ lướt qua mà không tìm được ý; thiếu sự tưởng tượng, sáng tạo, ít cảm xúc, nghèo vốn từ. Đồng thừoi một số em chưa ý thức góp phần xây dựng bài chưa tích cực, độc lập.
- Giáo viên cũng chưa thực sự coi trọng việc rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh.
- Một số học sinh chưa thực sự quan sát thực tế hoặc ước lượng thiếu chính xác, dẫn đến khi làm bài sẽ bị lệch, dùng từ thiếu chính xác, sắp xếp các ý không theo trình tự.
Trên đây là những khó khăn cơ bản đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn THCS nói chung và phân môn Tập làm văn 6 nói riêng hiện nay, đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ nhằm cải thiện chất lượng bộ môn.
II. Các giải pháp:
1. Dự kiến và phân phối thời gian dành cho “Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn tự sự - môn Ngữ văn 6” một cách phù hợp.
Mặc dù trong PPCT, thời gian dành cho phương pháp này khồng có tiết nào cả nhưng giáo viên vẫn có thể tận dụng các tiết dạy bám sát, các tiết dạy tăng tiết. Trong chương trình Ngữ văn 6 theo PPCT mới hiện nay có nhiều văn bản là hướng dẫn đọc thêm hay đọc thêm thì đối với những tiết đó giáo viên không dạy hết tiết mà chỉ hướng dẫn cho học sinh khoảng thời gian 10 phút sau đó dạy tiết luyện tập, ôn tập cho kiến thức đã học ở bài trước. Vì vậy, giáo viên dự kiến và phân phối thời gian hợp lí để có tiết luyện kĩ năng lập dàn ý cho các em trong việc tạo lập văn bản.
Ở tiết dạy cho phép trong PPCT giáo viên củng cố lại kiến thức lý thuyết, giúp học sinh có thể nhận diện, định hình trong bộ não về khung dàn ý khi làm đề văn tự sự để học sinh nắm rõ cấu trúc của bài, đồng thời minh họa cho học sinh qua một số ví dụ. Ở các tiết bám sát hoặc tăng tiết, các giờ luyện tập lập dàn ý cho các đề văn (GV cùng tổ đã thống nhất điều chỉnh lại PPCT theo CV của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh), giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý như hướng dẫn phần lý thuyết. Qua từng tiết có nhận xét, biểu dương khen ngợi những em tiến bộ nhanh, vận dụng tốt và giúp đỡ nhiều hơn đối với những em chậm tiến.
Lưu ý: Trong chương trình Ngữ văn 6 cần phải rèn luyện cho học sinh phương pháp rèn luyện kĩ năng... khác nữa. Vì vậy viẹc phân phối thời gian dành cho phương pháp này chỉ mỗi chủ đề hay đề bài 1 đến 2 bài tập thôi, không nên quá lạm dụng gây sự nhàm chán đối với học sinh. Vì học sinh lớp 6 bắt đầu học chương trình phân môn Tập làm văn là kiểu bài tự sự đầu tiên, nên giáo viên chỉ hướng dẫn rèn cho học sinh phương pháp này và cũng là cơ sở, chỗ dựa để các em làm quen với các kiểu bài khác.
2. Giúp học sinh hiểu khái niệm, mục đích, yêu cầu về “Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn tự sự - môn Ngữ văn 6”.
Trước hết phải cho học sinh hiểu được thế nào là lập dàn ý. Có thể hiểu: Dàn ý là cái sườn mà người viết dựa vào để định hướng về nội dung, tránh được tình trạng xa đề, lạc đề. Ngoài ra dàn ý còn là sắp xếp các ý theo trình tự phù hợp và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thỏa đáng.
- Giáo viên cần lưu ý tạo điểm nhấn cho học sinh ở chỗ: Phân biệt giữa lập dàn bài với lập dàn ý. Nó giống như một khung sườn và ta dựa vào khung sườn đó để triển khai bài văn. Dàn bài gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Còn lập dàn ý là để giải thích và làm rõ cho đề bài hay chủ đề của một bài viết.
Trong văn tự sự nó phân chia nhiều chủ đề và đề bài khác nhau:
+ Chủ đề kể truyện dân gian: Có đề bài: kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em.
+ Chủ đề kể chuyện đời thường: Phân chia thành các nhóm sau:
Kể về chuyến đi (về quê, ra thăm thành phố...)
Các nhóm kể về một kỉ niệm đáng nhớ (cuộc gặp gỡ, việc tốt ...)
kể về người thân (ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô...) v.v
Mỗi nhóm đều có dạng đề khác nhau. Nhưng phần quan trọng nhất của bài viết là phần thân bài. Vậy nên khi lập dàn ý học sinh phải lấy được dẫn chứng, quan sát thực tế cuộc sống quanh mình để có vốn kiến thức liên quan giải quyết được đề baì cô động trong phần thân bài. Muốn vậy, giáo viên đưa ra hai cách lập dàn ý:
* Dàn ý đại cương: Hiểu một cách nôm na: Chỉ trình bày những ý chính nhất, ý lớn nhất. Qua đó, người đọc biết được chủ đề của bài văn đó.
- Ví dụ: Lập dàn ý đại cương cho đề bài: kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em.
Giáo viên phải định hướng cho học sinh xác định yêu cầu đề:
+ Chọn một truyền thuyết để kể lại bằng ngôn ngữ của mình.
+ Bám sát chủ đề, bố cục, cốt truyện của truyện dân gian cần kể.
+ Có thể chọn ngôi kể và thứ tự kể...
Giáo viên vận dụng phương pháp gợi ý:
+ Giới thiệu truyện em định kể là truyện gì, vì sao em lại thích kể lại truyện đó.
+ Kể lại câu chuyện theo cảm xúc, mục đích giao tiếp và dụng ý của em. Có thể lồng ghép thêm những nhận xét, cam rnghĩ của cá nhân vào lời kể, kết hợpgiải thích ý nghĩa lịch sử xã hội của truyện.
Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu HS lập dàn ý đại cương:
Mở bài: Giới thiệu truyện Sơn tinh Thủy Tinh.
Thân bài: + Vua Hùng kén rễ
+ Sơn Tinh Thủy Tinh đến cầu hôn
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rễ
+ Sơn Tinh Thủy Tinh đánh nhau
+ Kết quả trận đánh
Kết bài: Cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá của em về truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
* Dàn ý chi tiết: Có nhiệm vụ phát triển ý lớn, cụ thể hóa ý lớn nhằm tập trung làm rõ, nổi bật ý lớn (chủ đề) bài viết.
- Ví dụ: Kể về mẹ
Để làm được hoàn chỉnh đề văn trên trong tiết luyện tập thì người giáo viên phải định hướng cho học sinh biết cách làm. Tiến hành các bước sau: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
+ Xác định được yêu cầu của đề:
-> Kể về người thấn trên cơ sở những kỉ niệm sâu sắc đã có, có chọn lọc về người đó.
-> Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học về ngôi kể, thứ tự kể và cách làm bài văn kể chuyện đời thường.
+ Giáo viên dùng phương pháp gợi ý:
-> Giới thiệu khái quát về người định kể (là ai, có quan hệ với em như thế nào, tình cảm của em và lí do vì sao em lại kể về người đó)
-> Giới thiệu về ngoại hình, tính cách người đó (những nét tiêu biểu, gây ấn tượng, nói đúng bản chất nhân vật).
-> Chọn kể những kỉ niệm sâu sắc, không thể nào quên về người đó hoặc giữa kỉ niệm về người đó với em.
-> Những cảm xúc, suy nghĩ của em về người đó: yêu quý, kính trọng, nhớ ơn, không quên, mong ở gần,...
+ Dựa trên cơ sở đó giáo viên đinh hướng cho học sinh lập dàn ý chi tiết (phương pháp độc lập).
Mở bài: Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất là mẹ - một người phụ nữ vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.
Thân bài:
+ Kể về ngoại hình của mẹ:
-> Vóc dáng cao, gầy, da không trắng, mũi không cao
-> Con người làm việc bàn tay khô ráp.
+ Những công việc của mẹ:
-> Chưa ngày nào thấy mẹ làm ngừng làm việc: dậy sớm, chuẩn bị ăn sáng cho cả nhà, tất bật đi làm, chiều về dọn dẹp...
-> Tuy bận rộn mệt mỏi vậy mà lúc nào mẹ cũng vui vẻ, dịu dàng, quan tâm tới con cái...
-> Mẹ là hình ảnh đẹp đẽ nhất trong trái tim tôi, một phụ nữ đảm đang, ý chí quyết tâm, ham học hỏi là điểu tôi khâm phục nhất ở mẹ.
-> quan điểm của mẹ: “Học chưa bào giờ là đủ”, tốt nghiệp xuất sắc Đại học Y, ngoài công việc cơ quan mẹ còn làm công việc gia đình...
-> Kể lại kỉ niệm ngày mẹ làm luận án tiến sĩ: đêm khuya, mọi người đi ngủ, mẹ đọc và viết tới sáng thế nhưng mẹ không sao nhãng việc nhà...
-> Lời hứa cố gắng chăm chỉ để mẹ vui lòng, bớt mệt mỏi trong cuộc sống.
Kết bài:
+ Vô cùng yêu quý và tự hào về mẹ của mình.
+ Luôn khắc ghi hình ảnh mẹ.
* Mục đích của dàn ý: Giúp học sinh hệ thống được toàn bộ nội dung và phạm vi vấn đề do đề bài nêu ra. Trên cơ sở đó, học sinh xác định được các ý lớn của bài và từ đó các em dựa vào cái sườn của dàn bài để phát triển đoạn; đồng thời giúp người viết phân bố thời gian hợp lí trong quá trình làm bài. Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục bởi dàn ý là cái tự xây dựng, mang tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng cho mỗi học sinh. Chắc chắn rằng các em sẽ thành công trong việc tạo lập văn bản.
* Yêu cầu khi lập dàn ý:
- Xác đinh yêu cầu của đè
- Gạch những từ trọng tâm trong đề văn
- Cần lựa chọn ý tiêu biểu
- Các ý lớn (nhỏ) có mối quan hệ với nhau, bởi ý nhỏ cụ thể hóa ý lớn để đạt mục đích diễn đạt của người viết.
3. Hướng dẫn học sinh ghi và sắp xếp các tên mục lớn, nhỏ trong một đề bài
- Ví dụ: Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em.
Như ở phần lập dàn ý đại cương mà giáo viên hướng dẫn: phần quan trọng nhất trong đề bài là thân bài – nó được biểu hiện các mục lớn bằng:
I.Vua Hùng kén rễ.
1,
2,
3,
II. Sơn Tinh Thủy Tinh đến cầu hôn
1,
2,
3,...
Từ các mục lớn đó phải được quy ước cùng một loại thứ tự (I,II,III). Còn các ý nhỏ (I.
1,2,3; II. 1,2,3...). Như các mục đã sắp xếp theo thứ tự lô gíc trên vừa giúp học sinh tiện theo dõi và xác định được các ý lớn, nhỏ trong đề bài. Đồng thời tạo được thói quen cho học sinh trong suy nghĩ, ý tưởng khi lập dàn ý một cách khoa học.
4. Sử dụng ngôn ngữ trong dàn ý:
Thói quen của học sinh lớp 6 khi lập dàn ý còn lúng túng bởi các em chưa hiểu rõ câu với ý. Mà thông thường đối với lập dàn ý thì văn nói hay văn viết cũng phải dùng ý ngắn gọn, viết theo lối thông báo vắn tắt nhất, sử dụng từ hay ý phải cô đọng, các câu rút gọn, không rườm rà...
5. Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu trúc của việc lập dàn ý cho đề văn tự sự.
Trong văn tự sự nó chia làm nhiều chủ đề, mỗi chủ đề có nhiều nhóm và mỗi nhóm có nhiều dạng đề khác nhau. Nó chỉ cung cấp những hiểu biết về nhân vật, sự kiện, bố cục, đoạn văn, ngôi kể, thư tự kể; tự sự đời thường, tự sự tưởng tượng sáng tạo...Nhưng chương trình Ngữ văn 6 chỉ dành thời gian thực hành viết văn tự sự qua ba kiểu bài chính: Kể lại truyện dân gian, kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng. Giáo viên cần phải cho học sinh thấy được ba kiểu khác nhau về cơ bản.
* Kể chuyện dân gian:
Mở bài
- Giới thiệu cụ thể về truyện dân gian (truyền thuyết hay cổ tích)
- Bám sát chủ đề, cốt truyện
- Ngôi kể...
Thân bài
- Nắm được các sự việc chính, mối quan hệ giữa các sự việc, nhân vật, trình tự, diễn biến, thời gian, không gian, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của sự việc
- Biết dùng ngôn ngữ chủ động, sáng tạo, trình bày được diễn biến câu chuyện, hành động nhân vật.
- Trong cách kể thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ của người kể một cách chân thành, tự nhiên.
- Có thể lồng thêm những nhận xét, cảm nghĩ của cá nhân vào lời kể, kết hợp giải thích ý nghĩa lịch sử xã hội của truyện
Kết bài
Khẳng định ý nghĩa, cảm nghĩ của em về truyện (nhân vật)
* Kể chuyện đời thường:
Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện em định kể (chứng kiến hoặc đã nghe kể lại)
- Câu chuyện trong đời sống thường ngày
- Kể về người thật, việc thật
- Có thể chọn ngôi kể...
Thân bài
- Truyện kể việc gì? Sự việc xảy ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Do ai làm? Việc diễn biến ra sao (nguyên nhân, quá trình, kết quả)?
- Người kể chọn lựa và sắp xếp các tình tiết, diễn biến câu chuyện một cách có nghệ thuật, có dụng ý.
- Có quyền sáng tạo (gắn liền với thực tế, có ý nghĩa)
Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện đã kể
* Kể chuyện tưởng tượng:
Mở bài
- Tùy theo tưởng tượng của mình mà giới thiệu câu chuyện (kể truyện cổ tích, mượn lời đồ vật, con vật tự giới thiệu...)
- Ngôi kể
Thân bài
- Xác định rõ đề tài, nhân vật, ngôi kể, trình tự kể...
- Sáng tạo chi tiết, có tính chất hư cấu, tưởng tượng
- Các tình huống kể, các chi tiết tưởng tượng, sáng tạo phải hợp lí
- Dựa trên cơ sở các chi tiết đã có trong sách vở hay trong thực tiễn nhưng phải có ý nghĩa.
- Thay đổi ngôi kể, mượn lời; tưởng tượng ra tình tiết mới; kết cục mới kể lại.
=> Đóng vai nhân vật, tự giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật và kể lại sự việc mà nhân vật tham gia; thể hiện niềm vui và những suy nghĩ của nhân vật.
Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện tập, luôn yêu cầu học sinh phải nhắc lại lý thuyết về cách làm bài và phải luôn đối chiếu với cấu trúc bài để xem mình đã tuân thủ cấu trúc của kiểu bài hay chưa. Đây có thể xem là một yêu cầu có tính chất bắt buộc, không những ở kiểu bài này mà tất cả các kiểu bài khác cũng thế.
Để các em hiểu và diễn đạt đúng khi lập dàn ý tôi đưa ra một số phương pháp vận dụng cho học sinh.
III. Phương pháp hướng dẫn học sinh khi lập dàn ý:
Lập dàn ý chính là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. Nhưng có những trường hợp các ý phải được sắp xếp theo một trật tự bắt buộc vì có giải quyết xong ý này mới đủ điều kiện giải quyết ý kia.
Trong quá trình lập dàn ý không thể bỏ qua hai thao tác cơ bản và cũng là hai kĩ năng rèn luyện cho học sinh. Đó là tìm ý và lập dàn ý. Chính vì thế, tôi rất tâm đắc với nhận xét của nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh: “Bố cục bài văn giống như bộ xương con người vậy. Không có bộ xương con người đứng lên làm sao được”. Trong thực tế giảng dạy ngoài các tiết học chung tôi đã lồng ghép để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong các tiết như: Luyện nói trước lớp, các tiết luyện tập phân môn tập làm văn, đặc biệt nhất qua tiết trả bài Tập làm văn.
Cụ thể tôi đã đưa ra một số phương pháp sau để áp dụng vào trong giảng dạy phân môn Tập làm văn 6:
* Tiết luyện nói: Tôi thường chọn 1 đến 2 đề trong SGK (Tiết luyện nói đó) yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà trước.
Đến lớp giáo viên dành khoảng 5 đến 7 phút định hướng cho học sinh về cách thực hiện các đề đó và để các em ổn định lai tâm thế chuẩn bị lên lớp trình bày. Tùy theo khả năng của mỗi em, giáo viên không nên bắt buộc, gò bó học sinh phải lập dàn ý chi tiết hay đại cương mà qua tiết học này giúp học sinh biết lập dàn ý. Dựa vào dàn ý phát triển ý nhỏ (dàn ý chi tiết).
* Trong giờ luyện tập làm văn ở lớp: Xem đây là tiết thực hành rất quan trọng. Trong quá trình các em học lý thuyết và dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chỉ việc thực hành theo yêu cầu của đề, giáo viên không làm thay mà gợi ý để học sinh làm việc độc lập (có thể theo nhóm). Muốn đạt đươc mục đích của tiết luyện tập, học sinh phải trình thự qua các thao tác: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn trong một bài văn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng không quá chú trọng tới việc lập dàn ý thì học sinh sẽ nhanh chóng bỏ qua thao tác tìm hiểu đề, tìm ý. Hơn nữa để tránh được sự nhàm chán, ỷ lại, phụ thuộc vào sách giáo khoa, giáo viên lấy bài tập ngoài sách giáo khoa để học sinh có sự sáng tạo, có ý thức làm việc tích cực...
* Trong giờ trả bài Tập làm văn:
Đối với tiết học này, giáo viên chỉ dùng phương pháp gợi ý, định hướng cho học sinh để các em có thói quen tiến hành các bước khi làm bài. Bắt buộc học sinh phải thiết lập các bước này trên giấy nháp. Sau đó, giáo viên cùng lớp sữa chữa lại dàn ý đó. Dựa vào dàn ý đã chữa các em có thể đối chiếu với bài làm của mình để biết được bài làm đủ ý chưa, sắp xếp theo trình tự chưa, cách phát triển ý như thế nào.
* Phương pháp tìm ý:
1. Hướng dẫn học sinh tìm ý:
* Trong quá trình học sinh tìm hiểu đề các em đã xác định được yêu cầu của đề. Từ đó các em có phản ứng ngay. Hàng loạt ý xuất hiện trong đầu các em thì lúc đó phải nhanh chóng ghi ra giấy nháp, đó là ý độc đáo, sát với yêu cầu của đề, cũng có ý không cần thiết trong bước tìm ý hoặc xa đề. Nhưng các em cũng phải ghi tất cả những ý mà mình mường tượng được vào giấy nháp, sau đó sắp xếp lại.
* Ví dụ: Trong mơ, em đã được trò chuyện cùng Thánh Gióng. Hãy kể lại giấc mơ đó.
- Khi các em đã xác định yếu cầu của đề thì liệt kê một loạt ý sau:
+ Sau cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng tôi mơ thấy Thánh Gióng...
+ Một thanh niên rất khôi ngô, tuấn tú...
+ Đang luyện tập võ nghệ bảo vệ xóm làng
+ Tôi đến gần một ngôi nhà mà anh đang tập võ nghệ.
+ Tôi hỏi anh làm thế nào để trở thành vị thánh
+ Gióng kể lại với tôi
+ Anh dạy cho tôi mấy đường võ...
Tuy nhiên, đây là bước khởi đầu nên học sinh không tránh khỏi một số hạn chế nhất định về tư duy, năng lực. Dẫu sao, cách làm này dù ít hay nhiều các em cũng hiểu được bước tìm ý.
2. Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi: (phương pháp này có thể áp dụng cho học sinh có học lực TB, yếu). Vì phương pháp này các em có thể dựa vào câu hỏi để xây dựng ý, đồng thời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Ví dụ: Kể về một người thân (tùy học sinh chọn).
- Xây dựng câu hỏi:
+ Giới thiêu ai?
+ Có quan hệ với em như thế nào?
+ Tình cảm của em và lí do vì sao em lại kể về người đó.
+ Người đó có đặc điểm gì tiêu biểu? Tính tình ra sao?
+ Em có kỉ niệm sâu sắc nào với người đó không?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
Từ những câu hỏi trên, giáo viên có thể phân lớp thành 3 nhóm (2 câu/ nhóm) để tự các em làm. Sau đó đại diện lên trình bày bằng bảng phụ. Các nhóm nhận xét chéo, cuối cùng giáo viên sữa lại hoặc bổ sung ý. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh đánh số vào các ý theo thứ tự (sắp xếp các ý theo trình tự).
3. Tìm ý bằng tự lựa chọn:
- Cách 1: Giáo viên đưa ra một bức tranh và yêu cầu học sinh quan sát và tìm ý ở bức tranh (phương pháp này có thể áp dụng cho học sinh có học lực khá, giỏi)
- Cách 2: Cho một đề bài giáo viên đưa ra một loạt ý yêu cầu học sinh lựa chọn ý tiêu biểu viết vào giấy nháp (phương pháp này có thể áp dụng cho học sinh đại trà).
- Ví dụ: Cách 1: Học sinh khá, giỏi.
Giáo viên đưa ra bức tranh cho truyện Thạch Sanh và dựa vào bức tranh em hãy chọn chi tiết nào để minh họa cho bức tranh đó?
+ Các chi tiết Thạch sanh sống ở gốc cây đa, gia tài chỉ có lưỡi búa, mình trần, đóng khố
+ Thạch Sanh đánh nhau với chăn tinh ở miếu
+ Thạch sanh đánh nhau với đại bàng ở hang sâu
+ Thạch Sanh gảy đàn trong ngục
+ Thạch Sanh gảy đàn đánh lui quân lính của mười tám nước chư hầu
+ Niêu cơm thần của Thạch Sanh thiết đãi cả mấy vạn tướng, quân sĩ
Trên đây là một số ví dụ về việc rèn luyện kĩ năng tìm ý cho đề văn tự sự. Thao tác này làm được một cách thành thạo như đã nêu ở trên thì bước tiếp theo là lập dàn ý thì chắc chắn sẽ không khó khăn đối với các em. Chỉ việc dựa vào các ý mà các em sắp xếp lại thành dàn bài (MB,TB,KB).
* Phương pháp lập dàn ý:
1. Học sinh lập dàn ý theo mẫu:
Dựa vào dàn ý có trong SGK của tiết luyện nói về văn tự sự (Trang 77- Ngữ văn 6 tập 1). Trên cơ sở dàn ý mẫu sẽ giúp học sinh không gặp khó khăn, nhưng nó có phần hạn chế ở các em: Phụ thuộc vào sách giáo khoa, động cơ học tập không tích cực, tính sáng tạo ít, không theo mạch cảm xúc của người kể...
2. Phương pháp tự lập dàn ý:
Thông thường dàn ý có 3 phần (MB,TB,KB) những căn cứ từng kiểu bài để lập dàn ý. Có nhiều cách lập dàn ý:
Ví dụ: Cho đề bài: Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu.
Cách 1:
* Mở bài: Giới thiệu sự việc định kể.
* Thân bài: Kể lại sự việc theo trình tự thời gian, không gian bằng hối tưởng.
* Kết bài: Kết quả của sự việc, cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc
Nếu giáo viên áp dụng cách 1 trên để lập dàn ý cho học sinh đại trà thì các em sẽ rất khó triển khai ý, gặp khó khăn. Với dàn ý trên tôi thường đặt câu hỏi: Theo em dàn ý trên đã hợp lý chưa?, Hãy bổ sung và sắp xếp lại nếu cần thiết? Với những bài tập này tôi thường yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thiết lập lại một dàn ý đạt chuẩn. Điều đó kích thích được sự hứng thú khi làm bài tập của các em.
3. Phương pháp lập dàn ý bằng cách sữa lại
Khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, tôi thường ra các bài tập để rèn luyện. Có thể giáo viên thiết lập một dàn ý chưa chính xác yêu cầu học sinh sữa lại. Phương pháp này thiết thực với học sinh bởi các em đã biết sắp xếp ý, mà còn có khả năng nhận biết một dàn ý hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, tôi thường hướng dẫn học sinh triển khai ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo trình tự. Đặc biệt khi sắp xếp các ý đó các em cần phân biệt mức độ các ý. Trong dàn bài có ý lớn, ý nhỏ thì phải đánh dấu bằng kí hiệu hoặc tô đậm, không trình bày các ý dàn đều nhau.
Ví dụ: Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu.
Cách 2:
* Mở bài
File đính kèm:
- SKKN lap dan y van 6.doc