Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong giờ học Văn

 

I .Lí do làm đề tài.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Dạy văn học thật là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn học thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút”.Là người giáo viên đã khó song làm người giáo viên dạy văn càng khó hơn. Làm thế nào để các em yêu thích môn văn và học tốt bộ môn này? Làm thế nào để thắp lên trong các em niềm đam mê khát khao với văn chương? Đây là điều luôn làm tôi trăn trở?

Không giống với các bộ môn khác được giảng dạy trong nhà trường, Môn văn học có một đặc trưng rất riêng, nó đòi hỏi người học phải có một khă năng tư duy trìu tượng cao. Người học văn không phải là chỉ biết đến những sự kiện, hiện tượng được đề cập tới mà phải có những rung cảm thật sự trước một tác phẩm văn học, một sự kiện văn học. Và chỉ khi có được tình cảm đó mới thấy hết được cái hay, mới yêu thích môn văn hơn. Để làm được điều này đòi hỏi người học phải có khẳ năng liên tưởng, tưởng tượng. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này, với mong muốn giúp học sinh hiểu và yêu thích môn văn hơn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong giờ học Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. nội dung của đề tài Tên đề tài: Rèn luyện khả năng liên tưởng ,tuởng tượng cho học sinh trong giờ học văn I .Lí do làm đề tài. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Dạy văn học thật là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn học thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút”.Là người giáo viên đã khó song làm người giáo viên dạy văn càng khó hơn. Làm thế nào để các em yêu thích môn văn và học tốt bộ môn này? Làm thế nào để thắp lên trong các em niềm đam mê khát khao với văn chương? Đây là điều luôn làm tôi trăn trở? Không giống với các bộ môn khác được giảng dạy trong nhà trường, Môn văn học có một đặc trưng rất riêng, nó đòi hỏi người học phải có một khă năng tư duy trìu tượng cao. Người học văn không phải là chỉ biết đến những sự kiện, hiện tượng được đề cập tới mà phải có những rung cảm thật sự trước một tác phẩm văn học, một sự kiện văn học. Và chỉ khi có được tình cảm đó mới thấy hết được cái hay, mới yêu thích môn văn hơn. Để làm được điều này đòi hỏi người học phải có khẳ năng liên tưởng, tưởng tượng. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này, với mong muốn giúp học sinh hiểu và yêu thích môn văn hơn. Phạm vi chọn đề tài: Trong suốt năm học 2006 - 2007. III-quá trình thực hiện đề tài (Khảo sát thực tế) Lớp 9A1-Trường trung học cơ sở Phương Trung . 1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài : Qua khảo sát thưc tế, tôi thấy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ văn rất hạn chế. Hầu hết các em mới chỉ biết tái tạo lại tác phẩm tức là chỉ nói được những gì trong tác phẩm đã có, còn khả năng cảm thụ văn học rất yếu. Các em không có khả năng suy nghĩ độc lập nên gặp khó khăn khi phải trả lời các câu hỏi suy luận hay cảm thụ văn học. Trước những vấn đề văn học cần phải bộc lộ quan điểm, các em thường dựa vào đánh giá của người khác trong sách vở hoặc ở bài giảng của thầy cô giáo. Đối với các bài viết nếu không là sự bắt chước khuôn sáo thì nội dung rất sơ sài, ngôn ngữ diễn đạt nghèo nàn, cách cảm hiểu tác phẩm hết sức nông cạn. 2.Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Tôi tiến hành điều tra khả năng liên tưởng,tưởng tượng trong giờ học văn của học sinh qua 2 dạng câu hỏi. Câu hỏi tái tạo và câu hỏi cảm thụ tác phẩm. Kết quả như sau: Lớp 9A1 có 44 học sinh Câu hỏi tái tạo Câu hỏi cảm thụ Trả lời đúng :18 em Trả lời đúng :12 em Tương đối đúng :20 em Tương đối đúng :14 em Chưa đạt :6 em Chưa đạt :18 em Nội dung chủ yếu của đề tài Liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò hết sức quan trọng đối với môn văn học. Liên tưởng, tưởng tượng không những giúp học sinh xác đúng những ấn tượng trực cảm, chủ quan khi tiếp xúc với văn bản mà thông qua quá trình phân tích nó sẽ giúp học sinh chuyển từ nhận thức cảm tính sang tiếp nhận lí tính để từ dó học sinh đi vào chiều sâu, bề rộng của nhận thức , tạo cơ sở khách quan trong thao tác đánh giá toàn bộ giá trị tác phẩm. Dựa trên cơ sở thực tế, tôi nhận thấy khả năng liên tưởng,tưởng tượng của các em còn rất hạn chế. Hầu hết các em mới chỉ biết tái tạo lại tác phẩm tức là chỉ nói được những gì tác phẩm đã có, còn khả năng cảm thụ văn học rất yếu. Các em không có khả năng suy nghĩ độc lập nên gặp khó khăn khi phải trả lời những câu hỏi suy luận hay cảm thụ văn học. Rèn luyện khả năng liên tưởng,tưởng tượng không ngoài mục đích giúp các em học tốt môn văn và yêu thích hơn môn học này!.Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước như sau: 1.Giúp học sinh hiểu đúng. -Tác phẩm văn học được xem là con đẻ của nhà văn về tư tưởng, tình cảm. Cho nên muốn tìm hiểu về tác phẩm trước hết phải tìm hiểu về cuộc đời của tác giả với những tâm tư, tình cảm, tư tưởng của họ. Để qua đó nắm được những đặc điểm về phong cách sở trường…mà có được cách đánh giá toàn diện về tác phẩm Đây là việc làm quan trọng song học sinh thường dễ bỏ qua, vì vậy tôi luôn yêu cầu học sinh đọc kỹ phần giới thiệu tác giả ở sách giáo khoa, ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản về tác giả ở sách giáo khoa, giáo viên có thể cung cấp thêm những thông tin về tác giả mà mình đã hiểu thêm được để học sinh có cái nhìn thấu đáo. -Tác phẩm văn học còn là tấm gương phản ánh hiện thực, do vậy muốn tìm hiểu tác phẩm cần phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Có đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử mới hiểu hết được những giá trị mà tác phẩm đem lại, mới có thể so sánh với những tác phẩm khác cùng thời để tìm ra những nét mới của tác phẩm. -Bên cạnh việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm theo tinh thần sách giáo khoa, giáo viên nên cho học sinh biết một số những nhận xét, đánh giá về tác giả, tác phẩm, những vấn đề có liên quan đến tác giả, tác phẩm nếu có nhằm giúp học sinh có những so sánh, đánh giá đúng, định hướng đúng trong cách cảm thụ của mình. 2. Đọc văn bản. Do tính đặc thù của môn học, đọc là một hoạt động không thể thiếu. Bởi đọc gắn liền với tiếp nhận. Đọc văn không chỉ là việc phát âm kí hiệu văn bản thông thường mà là quá trình tri giác ngôn ngữ nghệ thuật đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn nét nghĩa thích hợp cho văn bản. Để khơi gợi liên tưởng tưởng tượng tích cực ở học sinh, tôi hướng dẫn các em đọc theo các mức độ: Đọc lướt để tạo ấn tượng chung…đọc nhấn mạnh vào một chi tiết mà cho là điểm sáng tạo nên giá trị tác phẩm. Đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn. Đọc diễn cảm tô đậm giá trị nội dung tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của tác giả. Để việc đọc không chỉ là việc phát âm kí hiệu văn bản thông thường mà gắn liền với cảm nhận của mình về tác phẩm, tôi thường yêu cầu học sinh: đọc chuẩn bị (đọc trước khi đến lớp) và đọc ở lớp. - ở giai đoạn đọc chuẩn bị học sinh cần phải kết hợp đọc với chú giải các từ khó, điển cố hoặc với những từ ngữ ít phổ biến. Có hiểu rõ được chú giải mới có thể cảm nhận đánh giá đúng giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm. -Trên cơ sở việc đọc chuẩn bị của học sinh, tôi hướng dẫn học sinh đọc ở lớp với sự tái hiện những kiến thức mà học sinh đã tiếp xúc trong khi đọc chuẩn bị. Trong quá trình đọc này học sinh bằng sự hình dung, liên tưởng của mình để từng bước thâm nhập bài văn, xác định được cảm xúc và giọng điệu của nhà văn. - Để việc đọc đạt được hiệu quả, học sinh cũng cần nắm vững thể loại, đặc điểm thể loại để tìm ra cách đọc phù hợp. Cần lưu ý đặc biệt tới giọng điệu của nhà văn thể hiện trong tác phẩm, ngữ điệu đổi thay tùy theo giọng điệu của nhà văn. Ngay cả trong một bài, một đoạn có những giọng đọc khác nhau. Ví dụ: Bài mùa xuân nho nhỏ Đoạn thơ một đọc với tiết tấu chậm, từ câu thơ “ Ơi con chim chiền chịên...tôi hứng” đọc với giọng thiết tha, trìu mến Đoạn thơ tiếp theo, những câu “Tất cả ...xôn xao...”đọc với tiết tấu nhanh nhằm gợi tả được sức sống mùa xuân qua nhịp điệu hối hả, qua những âm thanh xôn xao, rộn ràng trong công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước của nhân dân ta. Đến đoạn “Đất nước bốn ngàn năm....Cứ đi lên phía trước”đọc với giọng chậm lại , hơi trầm xuống thể hiện những suy ngẫm về lịch sử của dân tộc, nhấn mạnh ở câu thơ cuối để thấy một đất nước mang đầy thương tích của hai cuộc chiến tranh và cũng đang phải đối phó với giặc ngoài nhưng vẫn hăm hở xây dựng cơ đồ của mình . Đoạn “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc” đọc với tiết tấu nhanh, dồn dập, thể hiện tình cảm tha thiết , ước nguyện chân thành của nhà thơ được đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước. Như vậy,việc đọc diễn cảm sẽ có khả năng làm tái hiện một cách trọn vẹn đời sống và hình tượng tác phẩm, không khí thời đại cũng như ý đồ tư tưởng của nhà văn. 3. Tìm hiểu văn bản. Cùng với quá trình đọc, việc khơi gợi liên tưởng ,tưởng tượng cho học sinh có thể bằng nhiều hình thức khác, ở đây tôi chọn đi vào các hình thức chủ yếu: gợi mở, phân tích, giảng bình. a. Gợi mở. Đây được xem như một phương pháp cần được sử dụng tốt trong giờ dạy-học văn. Phương pháp này có nhiều mặt mạnh mà các phương pháp khác khó có được. Bằng con đường đàm thoại, gợi mở, giáo viên tạo ra cho lớp học một không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình. Những tín hiệu phản hồi được báo lại kịp thời trong khi lên lớp. Giờ dạy văn, học văn có được cái không khí tâm tình, trao đổi thân mật về những vấn đề cuộc sống do nhà văn nêu lên, mối liên hệ giữa nhà văn, giáo viên, học sinh được hình thành ngay trong lớp học. Phương pháp gợi mở trong giờ văn chủ yếu được thông qua hệ thống câu hỏi. Qua hệ thống câu hỏi, việc liên tưởng, tưởng tượng của học sinh được phát huy có hiệu quả. Quá trình liên tưởng, tưởng tượng xuyên thấm trong tất cả các hình thức và yêu cầu hỏi bằng nhiều cách: Liên tưởng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm với hoàn cảnh xã hội ;liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh, giữa nhân vật với nhau; liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật ; liên tưởng các hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác ; tưởng tượng tâm trạng của tác giả, nhân vật… Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức. Các câu hỏi nói chung và câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nói riêng không chỉ thể hiện từng bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm mà còn thể hiện logic kiến thức, tiến trình lĩnh hội đơn vị kiến thức và khả năng sáng tạo trong tiếp nhận. Câu hỏi phải được xây dựng trên cơ sở yêu cầu cấp độ kiến thức của bài học, phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp,vừa làm cho học sinh có kha năng suy nghĩ tìm tòi sáng tạo Câu hỏi trong giờ văn phải được xây dựng thành một hệ thống có tính toán. Cần có sự cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể và câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Phạm vi câu hỏi có khi rất hẹp thuộc một từ một câu, một hình ảnh, một biện pháp nghệ thuật nhưng có khi lại là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết huy động những kiến thức ngoài tác phẩm. Câu hỏi cần xây dựng một cách hợp lý từ dễ đến khó. Có khi hỏi được theo lối diễn dịch có lúc lại là quy nạp. Các loại câu hỏi tôi thường sử dụng trong giờ giảng văn là: - Câu hỏi phát hiện thông tin : Ví dụ: Bài “Chị em Thúy Kiều” Sau khi giới thiệu khái quát vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã đi vào giới thiệu vẻ đẹp riêng của hai chị em. Qua những lời thơ miêu tả Thuý Vân, em hình dung như thế nào về nhân vật này ?. -Câu hỏi tái hiện, liên tưởng tưởng tượng : Ví dụ: Bài “Những ngôi sao xa xôi” Qua lời kể của nhân vật Phương Định, đã giúp em hình dung gì về cuộc sống , chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa ? -Câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận, phân tích. Ví dụ : Hình ảnh “mặt trời” ở khổ đầu bài thơ lặp lại ở khổ cuối cùng với cách gieo vần “ơi” tạo cho em ấn tượng gì về khí thế lao động của con người trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ? Hoặc bài”Những ngôi sao xa xôi” học sinh thảo luận câu hỏi: Vì sao tác giả không đặt nhan đề cho tác phẩm là “Tổ trinh sát mặt đường”,”Chuyện về ba nữ thanh niên xung phong” mà lại đặt là “Những ngôi sao xa xôi”? - Câu hỏi so sánh. Ví dụ :cùng viết về cảnh hoàng hôn song hoàng hôn trong thơ Huy Cận ở bài “Đoàn thuyền đánh cá” có gì khác với hoàng hôn nơi Đèo Ngang trong thơ Bà Huyện Thanh Quan ? - Câu hỏi nâng lên nhận xét khái quát, đánh giá. Ví dụ : Qua đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” đã giúp em hiểu gì về phẩm chất của các nữ thanh niên xung phong nói riêng và tuổi trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ? - Câu hỏi vận dụng kiến thức. Ví dụ : Từ việc tìm hiểu tác phẩm “Lặng Lẽ Sa Pa” thế hệ trẻ các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nước ? Để giờ văn thành giờ đàm thoại, trò chuyện bằng văn chương giữa thầy và trò, câu hỏi trong giờ văn không nên chỉ là những phát hiện giản đơn hay nhắc lại một vài yếu tố vụn vặt của tác phẩm. Điều đó sẽ làm cho việc tiếp nhận của học sinh rời rạc, không bản chất, hời hợt, nông cạn, giờ học nhàm chán buồn tẻ, kém hiệu quả. Để việc tiếp nhận của học sinh diễn ra theo một quá trình liên tục, các câu hỏi liên tưởng tưởng tượng còn phải có mối quan hệ với các câu hỏi trong sách giáo khoa đã được học sinh chuẩn bị ở nhà.Thực hiện điều đó, giáo viên vừa tạo ra động lực tiếp nối dòng suy nghĩ, liên tưởng của học sinh, vừa kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của các em. Kinh nghiệm của tôi là không nên đặt câu hỏi một cách đơn độc như: em cho biết câu thơ sử dụng nghệ thuật gì? (hình ảnh, từ, chi tiết) hay như thế nào ? Người giáo viên luôn phải xem đặt câu hỏi là một nghệ thuật. Câu hỏi cần có sự kết hợp giữa những lời đề dẫn, gợi mở, khi là tình huống hấp dẫn bất ngờ kích thích sự suy nghĩ tưởng tượng đối với ngôn ngữ văn chương, sự rung cảm của chính bản thân người thầy qua ngữ điệu phù hợp. Ví dụ: Dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” tôi hỏi: Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, tươi đẹp. Ta đã từng gặp một “Mùa xuân chín” trong thơ Hàn Mặc Tử hay “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính. Nhưng với Thanh Hải khái niệm mùa xuân của Ông thật lạ “Mùa xuân nho nhỏ”,đặc biệt hơn mùa xuân ấy lại biết “lặng lẽ dâng cho đời”. Vậy theo em mùa xuân mà Thanh Hải nói đến ở đây là mùa xuân nào? mùa xuân ấy có ý nghĩa gì ? Với các câu hỏi đưa ra cho học sinh, không phải câu hỏi nào học sinh cũng dễ trả lời. ở dạng câu hỏi có tính chất suy luận, nâng cao hoặc cảm thụ văn học, giáo viên cần phải luôn đặt ra tình huống gợi mở cho các em như thế nào để vừa đảm bảo các em đi đúng trọng tâm kiến thức, vừa đảm bảo được tiến trình giờ dạy và không tạo ra thời gian trống một cách nặng nề. Ví dụ: Trong bài “Cảnh ngày xuân”trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu hỏi: Phân tích so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích-Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh-Trên cành có mấy bông hoa lê)với cảnh mùa xuân trong câu thơ : “Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. Tôi sẽ hỏi học sinh bằng những câu hỏi gợi mở : - Hai câu thơ của Nguyễn Du có gì giống với hai câu thơ cổ Trung Quốc ? - Câu thơ “Phương thảo liên thiên bích” với câu “cỏ non xanh tận chân trời”theo em câu thơ nào giàu hình ảnh và sức sống hơn ? - Cũng là nói sự xuất hiện của hoa lê ,sự sáng tạo của Nguyễn Du được thể hiện ở chỗ nào ? Từ đó em có nhận xét gì về bức tranh cảnh mùa xuân trong thơ của Nguyễn Du và tài năng của ông ? Từ những câu hỏi gợi mở này học sinh sẽ thấy được :Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân của Nguyễn Du tuy không phải là hoàn toàn sáng tạo của ông song ông đã có sự tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc. So với hai câu thơ xưa rõ ràng hai câu thơ của Nguyễn Du đã trở thành một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân. Nền của bức tranh là mầu xanh non bát ngát đến tận chân trời của đồng cỏ. Trên cái nền xanh dịu mát ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hoà đến tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân- một vẻ đẹp quyến rũ: vừa mới mẻ tinh khôi,giàu sức sống lại khoáng đạt trong trẻo lại vừa nhẹ nhàng, thanh khiết. Bức tranh mùa xuân mà Nguyễn Du vẽ nên ta thấy cảnh vật như đang cựa mình lớn lên như đang mang hơi thở và sức sống tràn trề của mùa xuân b. Phân tích. Đọc diễn cảm cùng phương pháp gợi tìm sẽ gắn liền hoạt động phân tích. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong giờ giảng văn. Phân tích tác phẩm nhằm khám phá chiều sâu nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học.Việc phân tích tác phẩm làm cho hoạt động nhận thức không dừng lại ở nhận thức cảm tính mà là nhận thức lý tính. Hoạt động phân tích trong giờ dạy tác phẩm bao giờ cũng là hoạt động có chủ đích, từ chủ đích mà quy định phải phân tích cái gì ? phân tích như thế nào ? Đối tượng của hoạt động phân tích rất phong phú và rất rộng : phân tích văn bản, phân tích hình tượng kết cấu, phân tích tính cách nhân vật, phân tích ngôn ngữ đối thoại, phân tích tâm trạng, phân tích tình huống truyện, phân tích lời kể, phân tích biện pháp tu từ, phân tích sự vận động cảm xúc trong bài thơ, phân tích thời gian, không gian nghệ thuật, tính nhân dân, tính hiện thực, tính nhân đạo, phân tích cái bi, cái hài... Để việc phân tích đi đúng hướng, có chiều sâu giáo viên cần xác định đúng và bám chắc vào yêu cầu cần đạt của tiết học bám vào thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản. Cần đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời, có những so sánh, đối chiếu phù hợp về mặt nội dung, nghệ thuật giưã những tác phẩm cùng loại, cùng thời... Quá trình phân tích có thể đi từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại.Song để đảm bảo tính sáng tạo của học sinh, , phát huy được tính chủ động của các em thì quá trình phân tích nên đi theo hướng quy nạp.Tức là từ các phân tích chi tiết, bám sát vào các chi tiết nghệ thuật nâng lên thành phân tích khái quát. Cũng nhờ quá trình phân tích này mà học sinh phát hiện được quan điểm thái độ của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Hiểu và cảm cùng tác phẩm đây là điều cần đạt tới qua mỗi giờ giảng văn. C. Giảng bình. Nếu phân tích tác phẩm là một hoạt động không thể thiếu trong giờ giảng văn thì lời bình của giáo viên cũng có một vai trò quan trọng trong viêc phát huy khả năng liên tưởng,tưởng tượng của học sinh.Thực tế cho thấy ai biết bình và bình giỏi giờ giảng văn sẽ gây được hứng thú mang mầu sắc cảm xúc văn học rõ rệt và không giờ giảng văn nào thành công mà lại thiếu lời bình của giáo viên. Muốn bình tốt giáo viên cần phải là người am hiểu,cảm sâu sắc bài văn, là bạn tri âm của nhà văn thì mới tạo được tiếng nói tri âm với người nghe là học sinh của mình. Hiểu biết về tác phẩm nhuần nhuyễn đến độ biến thành rung động cảm xúc, tình cảm chủ quan, mới có khả năng gây cảm và truyền cảm. Phạm vi bình đối với tác phẩm văn học cũng rất rộng có thể là đề tài, chủ đề, kết cấu, ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm thậm chí có thể đi sâu vào khía cạnh sâu sắc độc đáo trong phong cách của nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên trong một giờ giảng văn giáo viên không nên quá lạm dụng lời bình. Cần phải xác định được chỗ nào nên bình và thực hiện lời bình như thế nào? Trong quá trình bình cần kết hợp nhuần nhuyễn với giảng. Giảng mà không bình thì ý gọn và khô, bình mà không giảng thì ý đồ miên man xa vời, cần phải giảng cho vỡ nghĩa thì mới có thể cảm được. Giáo viên cần chú ý các từ ngữ điển cố, ý nghĩa của lời văn… Có rất nhiều cách bình song ở đây tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số cách thức bình giảng mà tôi cho là hiệu quả. + Lời bình kết hợp với quá trình phân tích. Ví dụ: Trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương tôi chọn hình ảnh hàng tre ở khổ thơ một để bình: Như vậy, tới lăng Bác ấn tượng đầu tiên của tác giả về lăng Bác là hàng tre. Những hàng tre dài rộng, hàng tre xanh xanh mầu đất nước Việt Nam. Mỗi dân tộc, mỗi sứ sở có một loài cây riêng tượng trưng cho đất nước mình. Đất nước Cu Ba với những cánh đồng mía bạt ngàn; Hà Lan với hoa tuy líp mộng mơ; nước Nga xa xôi với hàng bạch dương cao vút. Vậy chọn cây tre để nói đến dân tộc Việt Nam có gì lạ đâu. Đã có biết bao nhiêu tác giả trước Viễn Phương miêu tả cây tre mà ở đây sao có gì gần gũi thiêng liêng đến vậy. Hàng tre đã trở thành hồn thiêng sông núi mang “mầu dân tộc”, cái điệu xanh ngăn ngắt của tre đã trường tồn bất diệt, bất chấp”bão táp mưa sa”để giữ thế đứng của mình “đứng thẳng hàng”. Dân tộc Việt Nam đã hoá thân vào hàng tre, để được gần gũi, nâng niu giấc ngủ cho Bác kính yêu. để hàng tre ấy mang cốt cách người Việt nam: kiên cường, bất khuất, không bao giờ chịu cúi mình trước gian nguy thử thách. + Dùng lời bình để chuyển tiếp. Ví dụ: Sau khi giảng xong đoạn Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích tôi chuyển tiếp: Có thể nói thiên diễm tình của Kiều và Kim Trọng vừa mới mở ra đã vội vàng khép lại. Buổi thề nguyền mới đây thôi mà đã trở thành kỷ niệm. Càng nhớ chàng Kim, Kiều càng ân hận.Nàng thương người yêu ngày đêm mong đợi trông chờ tin tức của mình một cách vô vọng .Từ nhớ chàng Kim, Kiều chuyển sang thương thân. Có thể nói Nguyễn Du là người cực kỳ tinh tế khi nắm bắt chính xác tâm lí nhân vật. Nhớ thương, ân hận hơn bao giờ hết Kiều càng ý thức được tình cảm của mình dành cho Kim Trọng đó là tình yêu chung thuỷ không bao giờ nhạt phai. Song có một tình cảm nữa chi phối Kiều lúc này cũng làm cho cõi lòng nàng đau đớn, đó là tình cảm nào? (chuyển sang ý: Kiều nhớ cha mẹ) +Bình bằng một lời khen trực tiếp Ví dụ:Tôi bình chi tiết Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu và cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Nguyễn Du quả thật là thiên tài khi ông đã gọi ra các cung bậc tình cảm rất khác nhau,rất phù hợp của Kiều.Cùng là nỗi nhớ ấy thế mà Kiều nhớ người yêu lại là “tưởng”một nỗi nhớ da diết như hình với bóng, còn nỗi nhớ cha mẹ lại là “xót”tình cảm ấy mới sâu nặng, thấm thía làm sao. +Bình theo lối so sánh Ví dụ: Dạy bài Đoàn thuyền đánh cá tôi chọn hai câu đầu để bình theo lối so sánh. Vẫn là cảnh hoàng hôn đấy thế mà khi xưa trong thơ bà Huyện Thanh Quan thì thật buồn , ảm đạm, hiu quạnh làm sao.Còn nay hoàng hôn trong thơ Huy Cận thì tươi tắn, rực rỡ tràn đầy sức sống. Sự khác biệt ấy đâu phải là do thiên nhiên mà là do tâm hồn con người đã được hồi sinh bởi có một luồng sinh khí mới của một thời đại mới. Như vậy thông qua quá trình đọc ,tìm hiểu văn bản với một số hình thức nêu trên đã góp phần làm cho quá trình liên tưởng ,tưởng tượng của học sinh được tốt hơn gắn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Và như thế tôi đã giúp các em hiểu văn , yêu văn và gắn bó với môn học này hơn. IV-KếT QUả THựC HIệN Có SO SáNH Đối chứng Trong năm qua, cùng với việc tham khảo các tài liệu,dự chuyên đề, dự giờ,tôi luôn cố gắng áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào giờ giảng văn để rèn luyện khả năng lên tưởng, tưởng tượng cho học sinh. Qua việc thực hiện đề tài tôi thấy: khả năng tiếp nhận cảm thụ văn học của các em đã được nâng lên rõ rệt, các em có hứng thú học môn văn hơn, say mê tìm hiểu kiến thức. Các em đã bước đầu có kỹ năng phân tích bình giảng văn học, kỹ năng nói, viết. Kết quả khảo sát cuối năm như sau : Câu hỏi táI tạo câu hỏi cảm thụ Lớp 9A1: Trả lời đúng :20em Trả lời đúng :20em Tương đối đúng :24 em Tương đối đúng :18em Chưa đạt :0 Chưa đạt :6 em v- những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài -Để việc liên tưởng, tưởng tượng của học sinh đa dạng phong phú tôi có một vài đề xuất : Nhà trường nên tạo điều kiện cho các em hoạt động ngoại khoá bằng cách thu thập các băng hình về các tác giả-tác phẩm; thành lập câu lạc bộ văn thơ để học sinh yêu văn có điều kiện gặp gỡ trao đổi. Trên đây là những suy nghĩ, tâm tư, những kinh nghiệm nho nhỏ của tôi được rút ra qua quá trình giảng dậy, học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu. Có muôn nẻo đường đến với trái tim và cũng có muôn ngàn con đường tiếp cận với văn học. Biết rằng dạy văn là khó. Dẫu vậy tôi vẫn luôn mong muốn rằng qua mỗi giờ văn học của mình sẽ thắp lên trong lòng mỗi học sinh một ước mơ, một suy nghĩ đẹp, dù đó là rất nhỏ. Rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Phương trung ngày 15 tháng 5năm 2007 Người viết đề tài Nguyễn Thị Tâm ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ..........................................

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Ren luyen kha nang lien tuong tuong tuong cho hoc sinh trong gio hoc Van.doc
Giáo án liên quan