1. Cơ sở lí luận:
Trong suốt qua trình phát triển xã hội, con người đã sớm dùng phương pháp bản đồ để nhận biết thực tế khách quan. ý niệm về bản .đồ là một ý niệm phức tạp, bao gồm ý niệm về không gian, phương hướng, khoảng cách xa gần, sự phân bố của các sự vật trong không gian., theo K.A Xalisep thì 02 luôn lớn hơn 01 vì bản đồ chứa nhiều thông tin bí ẩn trong nội dung của nó (VD: Thông qua các đường đồng mức vẽ trên bản đồ không chỉ biết về độ cao, độ dốc mà còn biết được về hình thái, nguồn gốc hình thành địa hình nữa) .
Bản đồ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong công tác giảng dạy cho học sinh, L.X Garaevxkai cho rằng: “Bản đồ là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dậy” , những quan niệm trên xuất hiện vào những năm nửa đầu, nửa sau của TK XX, vì vậy không còn phù hợp với ngày nay khi vai trò của người học là trung tâm của quá trình dạy học.Vai trò của bản đồ không chỉ là những giáo cụ trực quan đơn thuần mà còn là nguồn kiến thức để học sinh khai thác, nhận thức.
Trong học tập bộ môn địa lí, bản đồ là cuốn SGK địa lí thứ hai không thể thiếu đối với học sinh cũng như đối với GV dạy Địa Lí.
Trong kiểm tra cũng như trong thi cử, học sinh vẫn thường gặp câu hỏi có nội dung như: Dựa vào bản đồ công nghiệp trong átlát địa lí Việt Nam, hãy so sánh 3 TTCN: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Câu hỏi này nhằm kiểm tra những kĩ năng cần thiết của HS về bản đồ như: so sánh, đối chiếu, phân tích dựa trên kiến thức lí thuyết đã học. Những câu hỏi với bản đồ giúp HS có điều kiện phát triển
khả năng tư duy, biết tổng hợp vấn đề, qua đó dánh giá trình độ HS một cách đầy đủ, toàn diện.
19 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ trong một tiết học (bài học) địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Trong học tập môn Địa Lí ở các cấp học nói chung, cùng với các loại đồ dùng trực quan, bản đồ đã trở thành một kênh hình và là nguồn khai thác kiến thức địa lí không thể thiếu. Sử dụng bản đồ trong dạy học dịa lí còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng cần thiết như: Kĩ năng xác định phương hướng, đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ, kĩ năng quan sát, so sánh các đối tượng địa lí......, làm cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo để phát hiện các đặc điểm hoặc các mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ ( Như mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên – kinh tế với nhau nhằm giải thích sự phân bố hayđặc điểm của các đối tượng địa lí, hiện tượng địa lí). Qua làm việc với bản đồ, sẽ phát triển khả năng tư duy của học sinh trong việc độc lập chiếm lĩnh tri thức địa lí trong bài học.
Khi trình độ xã hội càng phát triển, nhu cầu đối với bản đồ tăng cả về số lượng và chất lượng, thể loại, đề tài......, trách nhiệm của mỗi giáo viên địa lí là trang bị kiến thức bản đồ thông qua truyền thụ kiến thức địa lí học.
Kiến thức văn hoá chung về bản đồ trong quá trình học môn địa lí rất cần thiết cho mỗi học sinh khi rời ghế nhà trường phổ thông vào phục vụ trong quân đội hay các ngành kinh tế khác nhau. Qua học tập với bản đồ, ngoài việc rèn luyện kĩ năng, các em còn có những hiểu biết về các quốc gia, các vùng miền ... trên thế giới, để từ đó thêm yêu quê hương, đất nước mình.
vì những ý nghĩa lớn lao trên, Tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: Sử dụng bản đồ trong một tiết học ( bài học ) địa lí.
II. Mục đích nghiên cứu
Góp phần phát triển khả năng tư duy của học sinh, hình thành và phát triển vững chắc các kĩ năng thực hành, so sánh, tổng hợp..... từ bản đồ, tạo cho học
sinh có vị thế chủ động trong chiếm lĩnh kiến thức địa lí và những điều kiện thuận lợi để học sinh tích cực tham gia hoạt động nhận thức.
Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức làm việc với bản đồ vào giải quyết những bài tập thực hành, bài kiểm tra, bài thi HS giỏi và thi tuyển vào trường đại học, cao đẳng.
Qua làm việc với bản đồ sẽ có nhiều học sinh giỏi, thông minh, có khả năng diến đạt tốt khi trình bày. so sánh.... đối tượng địa lí trên bản đồ. Học sinh sẽ trơ thành chủ thể hành động tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong khai thác bản đồ để kiến tạo kiến thức địa lí
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh.
- áp dụng đề tài qua việc chọn khối lớp, vận dụng vào khối 11.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng bản đồ trong dạy một tiết học (bài học) ở khối 11.
Giáo viên chuẩn bị nghiên cứu bài giảng, chuẩn bị bản đồ cho bài giảng căn cứ vào mục tiêu bài giảng, các tài liệu tham khảo SGK địa lí 11 và một số tài liệu khác.
Nghiên cứu hệ thống câu hỏi lôgích, ngắn gọn, dễ hiểu, và phát huy trí tò mò và khả năng tư duy của học sinh, khắc sâu được kiến thức cơ bản.
V. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp quan sát sư phạm : Quan sát HS sử dụng bản đồ để thấy được những ưu, nhược điểm từ đó có những biện pháp, hướng thay đổi đúng như mục đích nghiên cứu đã đề ra.
Phương pháp điều tra giáo dục : GV trò chuyện, trao đổi với HS để tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc học tập với bản đồ, từ đó có biện pháp khắc phục để đem lại sự thành công cho bài giảng.
Phương pháp thực nghiệm : áp dụng giảng dậy trên lớp để quan sát, theo dõi HS tham gia vào việc khai thác kiến thức địa lí từ bản đồ qua một tiết học
( bài học) trên lớp. Qua đó đánh giá những thành công và hạn chế qua việc áp dụng đề tài.
B. Phần nội dung
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lí luận:
Trong suốt qua trình phát triển xã hội, con người đã sớm dùng phương pháp bản đồ để nhận biết thực tế khách quan. ý niệm về bản .đồ là một ý niệm phức tạp, bao gồm ý niệm về không gian, phương hướng, khoảng cách xa gần, sự phân bố của các sự vật trong không gian......., theo K.A Xalisep thì 02 luôn lớn hơn 01 vì bản đồ chứa nhiều thông tin bí ẩn trong nội dung của nó (VD: Thông qua các đường đồng mức vẽ trên bản đồ không chỉ biết về độ cao, độ dốc mà còn biết được về hình thái, nguồn gốc hình thành địa hình nữa) .
Bản đồ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong công tác giảng dạy cho học sinh, L.X Garaevxkai cho rằng: “Bản đồ là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dậy” , những quan niệm trên xuất hiện vào những năm nửa đầu, nửa sau của TK XX, vì vậy không còn phù hợp với ngày nay khi vai trò của người học là trung tâm của quá trình dạy học.Vai trò của bản đồ không chỉ là những giáo cụ trực quan đơn thuần mà còn là nguồn kiến thức để học sinh khai thác, nhận thức.
Trong học tập bộ môn địa lí, bản đồ là cuốn SGK địa lí thứ hai không thể thiếu đối với học sinh cũng như đối với GV dạy Địa Lí.
Trong kiểm tra cũng như trong thi cử, học sinh vẫn thường gặp câu hỏi có nội dung như: Dựa vào bản đồ công nghiệp trong átlát địa lí Việt Nam, hãy so sánh 3 TTCN: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Câu hỏi này nhằm kiểm tra những kĩ năng cần thiết của HS về bản đồ như: so sánh, đối chiếu, phân tích dựa trên kiến thức lí thuyết đã học. Những câu hỏi với bản đồ giúp HS có điều kiện phát triển
khả năng tư duy, biết tổng hợp vấn đề, qua đó dánh giá trình độ HS một cách đầy đủ, toàn diện.
2. Cơ sở thực tiễn
- Trong thực tế dạy và học môn địa lí ở trường PTDT Nội trú tỉnh, nhìn chung học sinh tỏ ra có năng lực quan sát khá tốt và nhạy bén (đặc biệt K11), các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của gv, các em thường biểu hiện sự thờ ơ, kém hứng thú khi trong suốt một tiết học chỉ ngồi nghe GV giảng bài và ghi chép. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến cá nhân về những vấn đề lí thuyết thông qua khai thác bản đồ địa lí.
- Trong những năm gần đây, việc học và kiểm tra cũng như trong thi cử Bộ GD - ĐT đã cải tiến việc ra đề, đề thi luôn lồng ghép những câu hỏi về bản đồ để HS tìm ra kiến thức. Như vậy, việc sử dụng bản đồ trong dạy một tiết học(bài học) là điều quan trọng và cần thiết để HS độc lập tìm kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV, tạo niềm say mê hứng thú của HS đối với bài giảng.
II. Thực trạng
Những năm trước đây, việc sử dụng bản đồ ở trường PTDT Nội trú tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống bản đồ chưa phong phú, năng lực của học sinh về sử dụng bản đồ còn nhiều hạn chế. Trong những bài học làm việc với bản đồ. học sinh mới chỉ dừng ở mức độ quan sát các đối tượng hiện tượng địa lí. Học sinh chưa độc lập khai thác kiến thức từ bản đồ trong một bài học( đối chiếu, so sánh, phân tích...).
Bên cạnh GV mới sử dụng bản đồ ở phương diện là đồ dùng trực quan, GV là người khai thác kiến thức bản đồ là chính, HS thụ động nghe giảng.
Trong những năm gần đây, hệ thống bản đồ phục vụ giảng dạy môn địa lí phong phú hơn ( đặc biệt bản đồ ở khối 10,11). HS tỏ ra có năng lực quan sát tốt và nhạy bén trong việc đối chiếu, so sánh, phân tích.. các đối tượng và hiện tượng địa lí trên bản đồ. Các em có niềm say mê, hứng thú khi bài giảng sử dụng bản đồ. Tuy nhiên vẫn còn một số HS kĩ năng làm việc với bản đồ còn hạn chế về nhiều mặt do rỗng kiến thức về bản đồ từ lớp dưới, một
phần HS chưa chịu khó tìm tòi học hỏi bạn bè và thầy cô giáo. Về phía GV giảng dạy, hiện nay trong cách làm việc với bản đồ, không chỉ coi bản đồ là đồ dùng trực quan đơn thuần mà coi đó là nguồn cung cấp kiến thức phong phú để phục vụ giảng dạy.
III. Biện pháp thực hiện
Chuẩn bị bản đồ cho bài giảng căn cứ vào mục tiêu bài giảng, công tác chuẩn bị gồm 3 bước:
+ Phân tích, đánh giá bản đồ trên cơ sở dựa vào hướng sử dụng đã được xác định, GV tiến hành phân tích và đưa ra những chỉ tiêu đánh giá.
+ Lựa chọn nội dung cần thiết và phu hợp với bài giảng. Ghi nhớ phạm vi, vị trí của đối tượng và hiện tượng trên bản đồ, định ra mức sử dụng và thể hiện các đối tượng đó khi dạy học.
+ Xác định hình thức tổ chức làm việc và phương pháp sử dụng bản đồ.
áp dụng việc sử dụng bản đồ trong dạy một tiết học
Địa lí lớp 11
Bài : Hợp chủng quốc Hoa Kì
Tiết1: Tự nhiên và Dân cư
Mục tiêu
Qua làm việc với bản đồ:
HS biết được đặc điểm về vị trí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
Trình bày được những đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng.
Nhận xét được sự phân bố dân cư, mật độ tập trung dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với phát triển kinh tế Hoa Kì.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích,so sánh,đối chiếu, nhận xét bản đồ để thấy được đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản, dân cư của Hoa Kì.
Qua bản đồ, phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế.
3. Cách tiến hành
Để dạy tiết học này, các bản đồ cần được sử dụng gồm:
Bản đồ treo tường :
+ Bản đồ hành chính Châu Mĩ
+ Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ.
+ Bản đồ Địa hình và khoáng sản Hoa Kì (SGK)
+ Bản đồ phân bố dân cư Hoa Kì (SGK)
Tập bản đồ thế giới và các châu lục :
+ Bản đồ hành chính (tự nhiên) Châu Mĩ.
Để dạy và học tiết này thầy và trò phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. ở đây chỉ đề cập đến phương pháp làm việc với bản đồ.
Như vậy sẽ có 5 bản đồ được sử dụng để dạy học tiết này. Tuỳ từng kiến thức cần được hình thành mà sư dụng các bản đồ khác nhau. ta có thể tiến hành làm việc với bản đồ để hình thành kiến thức theo các đề mục của bài như sau :
I.Lãnh thổ và vị trí địa lí
ở mục này ta dùng các bản đồ sau :
- Bản đồ hành chính (Tự nhiên) Châu Mĩ (Treo tường)
- Bản đồ hành chính (Tự nhiên) Châu Mĩ (Tập bản đồ thế giới và châu lục)
1.Lãnh thổ
Hoạt động 1 : Cá nhân
Kiến thức cơ bản ở đây là HS phải nhận biết được :
+ Hoa Kì là nước có diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau LB Nga và Ca-na-đa)
+ Lãnh thổ gồm 3 bộ phận : - Bán đảo A- la-xca
- Quần đảo Ha-oai
- Trung tâm lục địa Bắc Mĩ
Mở đầu GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét về diện tích của Hoa Kì so với các nước trên thế giới.
- Xác định vị trí của 3 bộ phận : Bán đảo A-la-xca, quần đảo Ha-oai, trung tâm lục địa Bắc Mĩ (GV gọi một số HS lên bảng xác định trên bản đồ treo tường)
- HS nhận xét lãnh thổ hình khối của trung tân lục địa Bắc Mĩ có ảnh hưởng gì tới tự nhiên và kinh tế của Hoa Kì.
2.Vị trí địa lý
Kiến thức cơ bản là HS phải nhận biết được:
+ Hoa Kì nằm ở bán cầu Tây
+ Giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
+ Tiếp giáp Ca-na-đa và gần với các nước Mĩ La Tinh
GV yêu cầu HS cả lớp xác định vị trí của Hoa Kì trên bản đồ hành chính – chính trị châu Mĩ. (Tập bản đồ thế giới và các châu lục) với những gợi ý:
+ xác định vị trí của Hoa Kì
+ Tiếp giáp với những nước và đại dương nào?
+ Tìm điểm cực Bắc và Nam trên lục địa.
Tiếp sau đó, GV yêu cầu một vài HS lên xác định những kiến thức vừa tìm được trên bản đồ treo tường.
Như vậy, tất cả HS tự tìm ra kiến thức và được bổ sung, làm chính xác kiến thức của mình nhờ tham khảo thêm kiến thức của các bạn và của thày giáo.
Công việc tiếp theo là làm sao để HS thấy được vai trò, ý nghĩa của vị trí địa lí Hoa Kì đối với sự phát triển kinh tế.
ở đây, bản đồ sẽ là cơ sở để HS kết hợp với kiến thức lí thuyết tìm được những ý nghĩa và vai trò trên nhờ những gợi ý của GV.
II. Điều kiện tự nhiên
Hoạt động2: nhóm
Bản đồ được sử dụng để dạy mục này sẽ là:
+ Bản đồ tự nhiên châu Mĩ ( treo tường và Tập bản đồ thế giới và châu lục)
+ Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ (treo tường)
+ Bản đồ địa hình và khoáng sản (SGK)
GV yêu cầu các nhóm quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên (treo tường và tập bản đồ) sau đó yêu cầu:
+ Xác định vị trí 3 vùng tự nhiên của Hoa Kì: Vùng phía Tây, vùng Trung Tâm, vùng phía Đông.
Tiếp sau đó GV yêu cầu đại diện một số nhóm lên xác định trên bản đồ treo tường.
Công việc tiếp theo GV gợi ý để các nhóm dựa vào bản đồ địa hình và khoáng sản Hoa Kì, Bản đồ tự nhiên để nhận xét, so sánh về: Địa hình, khí hậu, thế mạnh tài nguyên của từng vùng tự nhiên. Sau đó, lập bảng kiến thức tổng hợp về các bộ phận lãnh thổ Hoa Kì.
Phần Trung tâm lục địa Bắc Mĩ
BĐ A-la-xca & QĐ Ha-oai
Vùng phía Tây
Trung Tâm
phía Đông
Vị trí
Địa hình,khí hậu
Thế mạnh tài nguyên
Khó khăn
Cuối cùng. GV chỉ định một vài HS (Thường là khá, giỏi) lên trình bày kiến thức đã khai thác được trên bản đồ Địa lí tự nhiên(treo tường)
GV bổ sung, làm chính xác kiến thức(bằng bảng phụ), HS cả lớp so sánh kết quả nghiên cứu của mình và sửa chữa, hoàn thiện công việc trên lớp.
III.Dân cư
ở mục này, phương pháp làm việc với bản đồ không đóng vai trò quan trọng. Phương pháp sử dụng, phân tích tài liệu thống kê sẽ là phương pháp chủ đạo.
Bản đồ được dùng ở đây chủ yếu để HS thấy được đặc điểm phân bố dân cư của Hoa Kì.
Phần này GV yêu cầu HS dựa vào Lược đồ phân bố dân cư nhận xét về sự phân bố dân cư Hoa Kì?
+ Mật độ tập trung dân cư ra sao? Phân bố dân cư có sự thay đổi theo xu hướng nào?
+ Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều ở Hoa Kì? ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến phát triển KTXH?
Như vậy tất cả HS sẽ tự tìm ra kiến thức, sau đó GV yêu cầu HS trình bày và GV chính xác kiến thức.
Bước tiếp theo GV yêu cầu HS liên hệ đến sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
Một công việc không thể thiếu được là khi tự học, ôn lại bài ở nhà, HS cũng cần kết hợp học với vở ghi, học SGK với bản đồ, ngoài việc phải hoàn thành các bài tập trong SGK HS cần làm các bài tập trong tập bản đồ lớp 11 để rèn luyện thêm các kĩ năng cần thiết trong học tập với bản đồ.
IV.Kết quả
Trong thực tế giờ học với bản đồ HS đón nhận sôi nổi hơn. Học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập, chủ động trong lĩnh hội kiến thức.
Trong quá trình áp dụng đề tài vào giảng dạy 2 lớp 11 C,D cho thấy:
Tổng số học sinh 65
Trước khi thực hiện: 65 học sinh có 20 học sinh đạt từ trungbình trở lên (chiếm 30.8%)
Sau khi áp dụng đề tài: 65 học sinh thì có 55 học sinh đạt từ trung bình trở lên
( chiếm84.6% )
Trong đó có 25 học sinh đạt kết quả khá, giỏi (chiếm 38.5%)
Sau khi thực hiện đề tài cho thấy học sinh đã nắm được những kĩ năng cần thiết trong việc học tập với bản đồ.Đã chủ động trong việc tìm tòi kiến thức. Học sinh có hứng thú trong học tập và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo.
Hạn chế:
Sự so sánh,đối chiếu của HS về các vùng tự nhiên của Hoa Kì chưa nhanh nhậy.
Các em lên trình bày kiến thức còn thiếu tự tin trước tập thể lớp.
Một số HS còn ỷ vào sự làm việc của các bạn, không tư duy tìm hiểu kiến thức bài học (Tập trung ở học sinh yếu, kém )
C. Phần kết luận
I. một số kết luận
Qua nghiên cứu phương pháp giảng dạy như trên,Tôi thấy phần nào đã tháo gỡ được những khó khăn, lúng túng của học sinh khi tiếp cận với kiến thức và kĩ năng làm việc với bản đồ. Giúp các em phát triển tư duy, chủ động trong vai trò người học.Quan trọng nhất là khả năng giúp cho các em làm việc tập thể và tự khẳng định mình trước tập thể lớp, tăng tính tự tin, học hỏi lẫn nhau và biết được sức học của mình để phấn đấu vươn lên.
II .Một số kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu đề tài này để giảng dạy ở nhà trường phổ thông.
Tiếp thu những kiến thức mới về việc sử dụng bản đồ trong một tiết học để bổ sung bài giảng.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
SGK Địa Lí 11
Chuyên đề Địa lí Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Đại cương về bản đồ học( Trường Đại học SP Thái Nguyên)
Giáo dục đại cương II(Biên soạn; Lê Định, Nguyễn Thị Tính, Vũ Lệ Hoa)
ảnh bản đồ
Mục lục
Phần mở đầu
Trang
Lí do chọn đề tài
Trang 1
II. Mục đích nghiên cứu
Trang 1
III. Đối tượng nghiên cứu
Trang 2
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 2
V. Phương pháp nghiên cứu
Trang 2
Phần nội dung
I. Cở sở khoa học
1.Cơ sở lí luận
Trang 3
2. Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng
Trang 4
III. Biện pháp thực hiện
Trang 5,6,7,8,9,10,11,12
IV. Kết qủa
Trang 13
Phần kết luận
I.Một số kết luận
Trang 14
II. Một số kiến nghị
Trang 14
III. Tài liệu tham khảo
Trang 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_trong_mot_tiet_hoc_bai.doc