Những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (HS) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên (GV): HS tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết hoạt động nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng thu nhận được.
Việc ghi nhớ và hệ thống kiến thức một cách lôgic lại là vấn đề cũng không kém phần quan trọng, vì có thuộc bài thì mới có cơ sở vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đơn giản nhất cho việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Có nắm chắc kiến thức cũ thì mới tiếp thu kiến thức mới một cách vững chắc được.
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bảng biểu trong dạy và học ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (HS) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên (GV): HS tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết hoạt động nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng thu nhận được.
Việc ghi nhớ và hệ thống kiến thức một cách lôgic lại là vấn đề cũng không kém phần quan trọng, vì có thuộc bài thì mới có cơ sở vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đơn giản nhất cho việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Có nắm chắc kiến thức cũ thì mới tiếp thu kiến thức mới một cách vững chắc được.
1. Thực trạng của vấn đề và giải pháp mới để giải quyết
Vật lí là một môn học khó đối với HS, chính vì vậy nó đòi hỏi người GV phải có PPDH phù hợp, hấp dẫn để biến “khó” thành dễ hiểu. Nếu GV không chịu khó đầu tư mà vẫn sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều thì sẽ làm cho tiết học tẻ nhạt, nặng nề đối với HS. Tiết học bình thường dạy đã khó, tiết học ôn tập một phần học, một chương lại càng khó hơn. Do nội dung bài thường dàn trải, toàn bộ kiến thức cơ bản phải được củng cố, khắc sâu, các kiến thức có liên quan cũng cần phải liên kết thành từng chuỗi, để học sinh dễ học, dễ hiểu. Những tiết học này không thể có thí nghiệm minh họa nên thường gây tâm lí bối rối đối với HS. Ngoài ra những nội dung ôn tập thường nhiều mà học sinh hiểu kiến thức rời rạc nên không xây dựng được gì mà tỏ ra lúng túng khi GV gọi đến tên mình, nếu GV và HS không sử dụng hoặc không chuẩn bị chu đáo, các phương tiện dạy học, các thủ thuật dạy học, các kỹ năng cơ bản nhằm giúp tiết kiệm thời gian thì rất khó để cả thầy lẫn trò có thể cùng nhau đi hết nội dung cần thiết vì vậy, tôi mạnh dạng sử dụng bảng biểu trong dạy ôn tập và hướng dẫn học sinh xây dựng bảng biểu để học tập cho cá nhân mình.
1.1. Giáo viên.
Do các tiết tổng kết chương, ôn tập từng phần thường có lượng kiến thức cần củng cố và bài tập vận dụng lớn nên nếu GV không có biện pháp phù hợp, hiệu quả thì thường gây tâm lí mệt mỏi, chán học cho HS:
- GV chưa tạo ra những tình huống gây sự chú ý và kích thích hứng thú học tập của HS, chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
- GV chưa bám sát mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà HS cần nắm vững nên chưa có biện pháp làm nổi bật, khắc sâu những kiến thức đó, nhất là chưa rèn được cho HS kỹ năng nhận biết dạng bài (thuộc dạng nào, phải vận dụng những kiến thức nào để giải quyết vấn đề đó).
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập không hợp lí, không đảm bảo tính hệ thống tăng dần từ dễ đến khó hoặc đòi hỏi quá cao làm học sinh không theo kịp, dẫn đến tâm lí “sợ học”.
1.2. Học sinh.
- HS thụ động, chỉ quen nghe giảng, chờ đợi GV thông báo đáp án, ít có hứng thú học tập. Do đó kiến thức mơ hồ, khi phải vận dụng vào các trường hợp cụ thể thì lúng túng và sai sót.
- HS lười phát biểu vì sợ sai, do đó nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng thì thường ngồi yên lặng nghe giảng một chiều.
Lâu dần thành quen tôi tích lũy kinh nghiệm mỗi khi một ít. Sau nhiều năm giảng dạy, tự rút ra kinh nghiệm, kết hợp với học hỏi đồng nghiệp tôi đúc kết được một số biện pháp, kĩ năng thấy cũng hay hay để khiến tiết học đạt chất lượng hơn. Tuy đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân nhưng nhận được thông tin tích cực phản hồi từ phía HS nên tôi xin được nêu ra, rất mong được sự quan tâm góp ý và cộng tác của các đồng nghiệp để giải pháp của tôi thêm phần chặt chẽ và phù hợp hơn.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Với sự chuẩn bị công phu thì việc dạy trên lớp của GV lại vô cùng đơn giản, khỏi phải nói nhiều dễ trình bày và trình bày rõ ràng và bố cục chặc chẽ.
HS dễ theo dõi, dễ ghi chép nên hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt. HS dễ dàng hiểu rõ mối quan hệ giữa các đại lượng trong một công thức giữa các công thức khác nhau trên một bảng.
Tạo cho HS có thói ôn tập theo bảng biểu và rèn luyện kỹ năng xây dựng các bảng biểu theo sự hiểu của cá nhân mình.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Sáng kiến được nghiên cứu trong phạm vi chương trình vật lý THCS, nhưng phần lớn là trong chương trình vật lý 8.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài.
1.1 Vị trí của môn vật lí trong trường THCS.
Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho HS những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học; góp phần tạo cho HS các năng lực nhận thức, năng lực làm việc ; chuẩn bị cho HS tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, đủ kiến thức cơ bản để học nghề, trung cấp nghề hoặc tiếp tục học trung học phổ thông.
Môn vật lí có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho HS tư duy lôgíc và tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống.
Môn vật lí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn học khác như toán học, hoá học, sinh học....
1. 2. Mục tiêu của việc dạy học môn vật lý.
1.2.1. Đạt được một hệ thống kiến thức cơ bản và hỗ trợ với những quan điểm hiện đại, bao gồm:
- Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Các đại lượng, công thức, đơn vị của các đại lượng vật lý và dụng cụ đo cơ bản.
- Những nội dung chính của một số kiến thức vật lí quan trọng nhất.
- Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong đời sống và sản xuất.
1.2.2. Rèn luyện và phát triển kĩ năng cho HS.
- Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, kĩ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản.
- Phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ cơ bản.
- Sử dụng các thuật ngữ vật lí, các bảng biểu, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin.
1.2.3. Hình thành và rèn luyện thái độ tình cảm.
- Có hứng thú học tập bộ môn vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của những nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nhiên liệu.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
Để tiết học ôn tập một phần học, tổng kết một chương trở nên lôi cuốn, hấp dẫn đối với HS thì GV cần đầu tư công sức, lên kế hoạch dạy học thật chu đáo và có những biện pháp giải quyết tình huống khéo léo. Việc sử dụng bảng biểu trong dạy và học là một trong những giải pháp cần thiết để hỗ trợ mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện.
2.1. Đầu tư cho tiết dạy
Để có được một tiết học vật lí thành công thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Riêng với tiết tổng kết, ôn tập chương thì nó lại càng chuẩn bị kỹ hơn. Công tác chuẩn bị tốt sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng tiếp thu và nhớ kỹ của HS.
2.1.1. Chuẩn bị của giáo viên.
Ngoài việc chính là soạn giáo án, lên kế hoạch dạy học, thực hiện PPDH mới còn cần phải củng cố ngay trên từng đơn vị bài học. Vận dụng các biện pháp đổi mới PPDH chỉ mới giải quyết tốt cho HS khá, giỏi vì họ làm việc nhiều hơn. Vì vậy, GV cần phân biệt rõ các dạng câu hỏi cho từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình và yếu.
2.1.1a. Xác định được mục tiêu ôn tập củng cố các đơn vị kiến thức nào?
- Sau khi học tiết này HS phải nêu được điều gì, viết được, vận dụng được gì?
- Cần tổ chức cho HS hoạt động như thế nào để đạt được những mục tiêu trên.
- HS có thể nhầm lẫn gì? GV cần giúp đỡ, tạo điều kiện như thế nào để HS tự lực nắm được kiến thức đó?
2.1.1 b. Chuẩn bị những phương tiện và phương pháp dạy học nào?
Những phương tiện và phương pháp dạy học hiện đại đặc trưng của tiết học này là không được áp dụng. Nếu áp dụng giáo án điện tử trên phần mềm Power Point thì cũng khó mà lưu lại hết được kiến thức. Nên phải chuẩn bị cho HS một số phiếu học tập, bảng phụ, hướng dẫn lập bảng biểu ở tiết học trước để thực hiện cho tiết học này.
2.1.2. Chuẩn bị của học sinh
Tất cả các học sinh trong lớp đều phải ôn lại toàn bộ nội dung đã học trong phần, chương và phải làm trước các yêu cầu lập bảng biểu vào vở ghi. Mỗi nhóm phải chuẩn bị một bút dạ và một số giấy trắng khổ A3.
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU:
Phải nắm vững và hiểu rõ:
- Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Các đại lượng, công thức, đơn vị của các đại lượng vật lý và dụng cụ đo cơ bản.
- Những nội dung chính của một số kiến thức vật lí quan trọng nhất.
- Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong đời sống và sản xuất.
- Đọc tốt các thuật ngữ vật lí, sử dụng tốt các bảng biểu và xây dựng được các bảng biểu.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
1. Tính mới của giải pháp.
Qua nhiều năm giảng dạy, học tập được ở các đồng nghiệp qua dự giờ thăm lớp, tiếp thu các đợt sinh hoạt chuyên môn cấp phòng giáo dục với các tiết tổng kết, ôn tập chương bằng các kỹ thuật dạy học như: xây dựng sơ đồ hệ thống dạng khối, sơ đồ tư duy. Việc ôn tập, tổng kết cho một đơn vị bài học, một chủ đề thì chưa được hợp lý và đào sâu kiến thức vậy giải pháp “ Sử dụng bảng biểu trong dạy và học ôn tập” là cần thiết để nắm vững kiến thức, nhớ lâu, hiểu sâu góp phần xây dựng sơ đồ hệ thống và sơ đồ tư duy sau này.
1.1. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động củng cố kiến thức.
1.1.1 Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà ( khoảng 7 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh là việc làm thường xuyên để tạo thói quen một cách có nề nếp. Phương án kiểm tra tôi làm thường là kết hợp chấm thi đua chéo giữa các tổ được phân công từ đầu năm, có sơ kết tuyên dương, phê bình vào giờ sinh hoạt lớp thứ bảy hàng tuần.
Nếu có những bảng biểu tổng hợp kiến thức mang tính sâu rộng thì tổ chức cho từng nhóm học sinh (6 nhóm của 3 tổ) và cũng được kiểm tra như trên.
1.1.2 Hoạt động 2: Các bước thực hiện.
Sau đây tôi xin được minh họa bằng một số thí dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Tiết tổng kết chương I- Cơ học (vật lí 6).
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị đo
Dụng cụ đo
Công thức
Độ dài
l
m
thước
Thể tích
V
m3
Bình chia độ
Lực
F
N
Lực kế
Khối lượng
m
Kg
Cân
m = D.V
Trọng lượng (trọng lực)
P
N
Lực kế
P = d.V P=10m
Khối lượng riêng
D
Kg/m3
Cân+bình chia độ
D =
Trọng lượng riêng
d
N/m3
Lực kế + bình chia độ
d =
- Bước 1: Hướng dẫn kẽ bảng trống ở tiết học trước.
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị đo
Dụng cụ đo
Công thức
- Bước 2: Học sinh tự điền trước ở nhà vào bảng chuẩn bị cá nhân của mình.
- Bước 3: Thực hiện hỏi và gọi HS trả lời, GV ghi vào bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu của mình sau khi đã chọn lọc và sửa chữa.
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị đo
Dụng cụ đo
Công thức
Độ dài
l
m
thước
Thể tích
V
m3
Bình chia độ
Lực
F
N
Lực kế
Khối lượng
m
Kg
Cân
m = D.V
...
...
...
...
...
Như vậy, HS đã thể hiện mình là những người xây dựng kiến thức nên họ hăng say và tập trung hơn. Thuật ngữ vật lý do HS sử dụng không phù hợp, mỗi người một kiểu không thống nhất, khi đó GV sửa chữa, chọn lọc để thống nhất thì cá nhân HS cũng tập trung chú ý hơn. Như vậy, tác dụng ghi nhớ của HS cũng khắc sâu hơn.
Kiến thức thu được: (sau khi đã lập bảng ghi chi tiết)
F Dễ ôn tập kiến thức để nhớ lâu.
Ròng rọc (vật lý 6)
Câu hỏi: Đưa một vật lên cao thì cách làm nào lợi và lợi về gì?
So sánh
Loại ròng rọc
Hướng( phương, chiều) tác dụng lực
Cường độ của lực
Kéo trực tiếp
Thẳng đứng – Dưới lên
Bằng trọng lượng vật
Dùng ròng rọc cố định
Thẳng đứng – Trên xuống
Bằng trọng lượng vật
Dùng ròng rọc động
Thẳng đứng – Dưới lên
Bằng nửa trọng lượng vật
Kiến thức thu được: (sau khi đã lập bảng ghi chi tiết)
Dùng ròng rọc cố định lợi về chiều tác dụng lực;
Dùng ròng rọc động lợi về cường độ tác dụng lực.
Ôn tập phần gương: Quang học (vật lý 7)
Bài tập: so sánh vùng nhìn thấy, độ lớn ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh đến gương của ba loại gương phẳng, cầu lồi, cầu lõm có cùng kích thước.
So sánh
Loại gương
Vùng nhìn thấy
Độ lớn ảnh ảo
Vị trí ảnh ảo đến gương
Gương phẳng
Vừa
Bằng vật
Bằng khoảng cách từ vật đến gương
Gương cầu lồi
Rộng
Nhỏ hơn vật
Nhỏ hơn khoảng cách từ vật tới gương
Gương cầu lõm
Hẹp
Lớn hơn vật
Lớn hơn khoảng cách từ vật tới gương
Kiến thức thu được: Ứng dụng của từng loại gương
F Gương phẳng dùng làm gương soi.
F Gương cầu lồi đặt ở các khúc cua gấp trên đường.
F Gương cầu lõm dùng trong nha khoa để kiểm tra răng.
Ôn tập phần độ cao - độ to của âm – Âm học (vật lý 7)
Vật dao động
Biên độ
Tần số
nhỏ
lớn
nhỏ
lớn
Phát ra âm
nhỏ
to
thấp
cao
Kiến thức thu được: F Âm to, âm nhỏ phụ thuộc biên độ dao động.
F Âm bổng(cao), âm trầm(thấp) phụ thuộc tần số dao động.
Tổng kết chương III Điện học (vật lý 7)
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị
Dụng cụ đo
Đoạn mạch nối tiếp
Đoạn mạch song song
Cường độ dòng điện
I
A
Ampe kế
I = I1 = I2
I = I1 + I2
Hiệu điện thế
U
V
Vôn kế
U = U1 = U2
U = U1 + U2
Kiến thức thu được: F Dễ nhớ kiến thức bằng hình thức đối chiếu.
Phần chuyển động (vật lý 8)
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị
Dụng cụ đo
Công thức tính
Quãng đường
s
m
Thước
Thời gian
t
s
Đồng hồ
Vận tốc
v
m/s
Thước &Đồng hồ
Vận tốc trung bình
vtb
m/s
Thước &Đồng hồ
Kiến thức thu được: F Dễ ôn tập kiến thức để nhớ lâu.
Áp lực – áp suất – Lực đẩy Ác-si-mét (vật lý 8)
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị
Dụng cụ
đo
Khái niệm, cách tính
Công thức tính
Lực đẩy Ác-si-mét
FA
N
Lực kế
Trọng lượng của thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ
F= d.V
Áp lực
F
N
Lực kế
Lực ép vuông góc lên mặt bị ép
F= p.S
Áp suất
p
N/m2
Áp kế
Áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép
Áp suất chất lỏng
p
N/m2
Áp kế
Tích trọng lượng riêng với độ sâu mực chất lỏng
Áp suất khí quyển
P
mmHg, Pa
Khí áp kế
Ở điều kiện bình thường bằng áp suất cột thủy ngân cao 76cm gây ra
Kiến thức thu được: F Dễ ôn tập kiến thức để nhớ lâu.
F Liên hệ giữa khái niệm và công thức tính.
Công- Công suất (vật lý 8)
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị
Khái niệm, cách tính
Công thức tính
Công cơ học
A
J
Lực làm vật dịch chuyển một quãng đường
A=F.s
Công suất
P
W
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Kiến thức thu được: F Dễ nhớ kiến thức bằng hình thức đối chiếu.
F Liên hệ giữa khái niệm và công thức tính.
Cơ năng 8
Vật
Thế năng đàn hồi
Thế năng hấp dẫn
Thế năng khác
Vật gắn vào lò xo đặt nằm ngang trên mặt đất.lò xo không bị giãn không bị nén
Vật được treo vào sợi dây thun
×
Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau
×
Vật gắn vào lò xo đang bị nén, đặt trên máy bay
×
×
Vật bằng sắt đặt gần nam châm
×
Kiến thức thu được: F Dễ nhận được các dạng thế năng.
F Liên hệ giữa khái niệm và công thức tính.
Tổng kết chương 1: Cơ học (vật lý 8)
Bài tập: Nhúng ngập 4 vật A,B,C,D có khối lượng khác nhau vào trong nước. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau.
Vật
Đại lượng
A
B
C
D
Khối lượng
100g
200g
350g
400g
Thể tích
50cm3
50cm3
50cm3
50cm3
Khối lượng riêng
2g/cm3
4g/cm3
7g/cm3
8g/cm3
Lực đẩy Ác-si-mét
0,5N
0,5N
0,5N
0,5N
GV: Làm thế nào để biết được trọng lượng riêng của các vật A,B,C,D?
HS: áp dụng công thức
GV: Làm thế nào để tính lực đẩy Ác-si-mét lên các vật A,B,C,D?
HS: áp dụng công thức . Trong đó, d là trọng lượng riêng của nước; V là thể tích nước bị vật chiếm chỗ.
Kiến thức thu được: F Dễ so sánh bằng hình thức đối chiếu.
F Dễ rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức để tính toán.
F Các vật khác nhau có thể tích như nhau, khi ngập hoàn toàn trong chất lỏng thì bị chất lỏng đó tác dụng một lực đẩy Ác-si-mét như nhau.
Các hình thức truyền nhiệt( vật lí 8)
Bài tập: Em hãy đánh dấu × vào các ô có các hình thức truyền nhiệt phù hợp.
Cách truyền nhiệt
Các vật
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Bức xạ nhiệt
Phơi lương thực dưới ánh nắng mặt trời
×
Dùng khí nóng và khô sấy lương thực
×
Bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm
×
Máy điều hòa nhiệt độ trong phòng
×
Hơ nóng kim châm cứu để làm ấm huyệt
×
Kiến thức thu được: F Dễ so sánh bằng hình thức đối chiếu.
F Dễ rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức để tính toán.
Bài tập: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (vật lý 8)
a) Tính nhiệt lượng cần dùng để đun sôi 100 lít nước từ 200C.
b) Có 3 phương án dùng nhiên liệu để đun sôi:
Dùng than đá với giá 2000đ/kg; hiệu suất bếp than 30%
Dùng dầu hỏa với giá 20.000đ/lít; hiệu suất bếp dầu 40%
Dùng điện với giá 900đ/kWh; hiệu suất ấm điện 90%
Cho biết khối lượng riêng của dầu hỏa là 850kg/m3 và 1 kWh=3600000J
Hỏi dùng phương án nào rẻ tiền nhất?
Trả lời:
Q’ = 3,36.107J
Lập bảng
Nhiên liệu
Chi tiết
Than đá
Dầu hỏa
Điện
Hiệu suất H(%)
30
40
60
Nhiệt lượng toàn phần: Q = Q’/H (J)
1,12.108
8,4.107
3,7.107
Khối lượng nhiên liệu(hoặc số kWh)
3,29kg
1,91kg
10,28kWh
Giá thành (đồng)
6580
38200
9252
Kiến thức thu được: F Chọn phương án kinh tế nhất là than đá .
F Chọn phương án, rẻ không ô nhiễm môi trường là điện .
Động cơ nhiệt (vật lí 8)
Câu hỏi: So sánh giữa máy hơi nước và động cơ đốt trong.
Máy hơi nước
Động cơ đốt trong
Nhiên liệu được đốt bên ngoài lòng động cơ
Nhiên liệu được đốt bên trong lòng động cơ
Hơi nước dãn nở sinh công đẩy pittông
Nhiên liệu bị đốt cháy sinh ra công đẩy pittông
Nhiên liệu: than, củi
Xăng, dầu
Hiệu suất nhỏ hơn 25%
Hiệu suất từ 25% đến 40%
Kiến thức thu được: F so sánh để phân biệt .
F Chọn hiệu suất cao .
Tổng kết chương 2: nhiệt học (vật lý 8)
Chất
Cách truyền nhiệt
Rắn
Lỏng
Khí
Chân không
Dẫn nhiệt
Chủ yếu
Không chủ yếu
Không chủ yếu
không
Đối lưu
không
Chủ yếu
Chủ yếu
không
Bức xạ nhiệt
không
Không chủ yếu
Không chủ yếu
Chủ yếu
Kiến thức thu được: F Phân biệt các hình thức truyền nhiệt chính của các chất .
F Ứng dụng vật có 3 hình thức truyền nhiệt là Tec-mốt .
Ôn tập phần đoạn mạch nối tiếp đoạn mạch song song - Điện học (vật lý 9).
Đoạn mạch
Hiệu điện thế
Cường độ dòng điện
Điện trở
Tính chất
Nối tiếp
U = U1+ U2
I = I1 = I2
R = R1 + R2
Song song
U= U1 = U2
I = I1 + I2
Kiến thức thu được: F Dễ nhớ kiến thức bằng hình thức đối chiếu.
F Quan hệ của các đại lượng trong các đoạn mạch.
Ôn tập chương I - Điện học (vật lý 9).
Đại lượng
Kí hiệu
Đơn vị
Dụng cụ đo
Công thức tính
Cường độ dòng điện
I
A
Ampe kế
Hiệu điện thế
U
V
Vôn kế
U = I.R
Điện trở
R
Ω
Ampekế & Vônkế
Công của dòng điện
A
J, kWh
Công tơ điện
A = P.t = U.I.t
Công suất điện
P
W
Ampekế & Vônkế
Nhiệt lượng
Q
J, cal
Nhiệt lượng kế
Q = I2.R.t
Kiến thức thu được: F Dễ ôn tập kiến thức để nhớ lâu.
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bỡi TKHT
Khoảng cách từ vật đến thấu kính
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo
Cùng chiều hay ngược chiều với vật
Lớn hay nhỏ hơn vật
Vật ở rất xa thấu kính
Thật
Ngược
Nhỏ
d>2f
Thật
Ngược
Nhỏ
d=2f
Thật
Ngược
Bằng
f < d <2f
Thật
Ngược
Lớn
d<f
Ảo
Cùng
Lớn
Kiến thức thu được: F Dễ ôn tập kiến thức để nhớ lâu.
Ví dụ 3: tiết tổng kết chương III- Quang học (vật lí 9).
Loại Xét về
Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kì
Nhận dạng
Phần rìa mỏng hơn phần giữa
Phần giữa mỏng hơn phần rìa
Điều kiện cho ảnh thật
Vật nằm ngoài tiêu cự (d>f)
Không có vị trí nào
Điều kiện cho ảnh ảo
Vật nằm trong tiêu cự (d < f)
Mọi vị trí của vật
Tính
chất
ảnh
ảo
Chiều
Cùng chiều với vật
Độ lớn
Lớn hơn vật
Nhỏ hơn vật
Vị trí
Xa thấu kính hơn so với vật
Gần thấu kính hơn so với vật
Ứng dông
M¸y ¶nh, m¾t, kÝnh l·o, kÝnh lóp
KÝnh cËn
Kiến thức thu được: F Dễ ôn tập kiến thức để nhớ lâu.
Tôi nhận thấy biểu bảng góp phần giúp hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, giúp học sinh dễ đọc, hiểu sâu và nhớ lâu. Nhờ có biểu bảng học sinh học thuộc bài nhanh hơn, hình thành ý thức phải lập bảng biểu để dễ ôn tập hơn.
1.2. Phát huy tính tích cực học tập của HS
Quá trình học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi HS hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng bài. Do đó làm thế nào để học sinh tự giác, tích cực học tập luôn là câu hỏi mà không chỉ cá nhân tôi mà nhiều GV khác cũng băn khoăn, trăn trở. Trong quá trình dạy học tôi luôn động viên khuyến khích những HS hăng hái phát biểu xây dựng bài, kể cả những em học yếu, nếu các em có phát biểu đúng thì luôn nhận được điểm động viên thoả đáng. Nếu phát biểu sai, hoặc thiếu thì đã có GV sửa chữa, bổ sung. Tóm lại, trong học tập khi xây dựng bài phát biểu sai là lẽ thường tình.
2. Khả năng áp dụng.
Nhiều năm học qua tôi đã tiến hành sử dụng bảng biểu phục vụ làm bài tập, ôn tập, một bài, một phần và một chương nhằm mục đích khảo sát kết quả của những thử nghiệm của mình.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã lập số liệu so sánh kết quả học tập của HS khối 8 năm học 2010-2011 ( đã áp dụng) với HS khối 8 năm học 2009- 2010 ( chưa áp dụng) thì thu được kết quả như sau:
Đối
tượng
Sĩ
số
Điểm
0 " 2
Điểm
2 " 4,9
Điểm
5,0 " 6,4
Điểm
6,5 " 7,9
Điểm
8,0 "10,0
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Chưa áp dụng
68
0
0
8
11,76
26
38,24
15
22,06
19
27,94
Đã áp dụng
74
0
0
5
6,76
24
32,43
22
29,73
23
31,08
Qua áp dụng đề tài tôi đã thử nghiệm trên tất cả các khối lớp ở từng mức độ khác nhau từ ít đến nhiều từ đơn giản đến phức tạp, tôi thấy HS tiến bộ hơn khá nhiều.
Việc sử dụng bảng biểu bảng biểu trong dạy ôn tập góp phần xây dựng kiến thức không nhỏ trong các giải pháp hiện có như xây dựng sơ đồ hệ thống, sơ đồ tư duy,...
Việc áp dụng giải pháp này không khó nếu mỗi GV đều có dày công chuẩn bị, mỗi người một ít đầu tư công sức. Giải pháp sẽ hoàn hảo sau một kỳ sinh hoạt chuyên môn cấp phòng là điều dễ dàng.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội.
Bằng việc áp dụng các biện pháp trên tôi cảm nhận được tiết dạy của mình đã trở nên chất lượng, thu hút HS tập trung xây dựng bài tích cực hơn rất nhiều.
- Hướng dẫn xây dựng biểu bảng đã tạo ra không khí thi đua, tích cực học tập giữa các cá nhân và giữa các nhóm trong phần lớn các tiết học.
- HS chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động học tập thì GV dễ dàng thu nhận thông tin phản hồi từ phía HS, kịp thời xử lí được những tình huống có vấn đề. Chính vì vậy mà có thể nâng cao được chất lượng học tập của HS, xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. HS tích cực học tập hơn nên hăng hái bộc lộ suy nghĩ, qua đó GV cũng rèn được cho HS khả năng mạnh dạn trước tập thể.
- Cũng qua cách học xây dựng biểu bảng mà giáo dục cho HS tinh thần trách nhiệm với nhóm và thói quen lao động hợp tác theo sự phân công có kế hoạch của nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm với công việc chung. Những HS khá giỏi sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những HS yếu kém hơn, khắc phục được tâm lý tự ti với những HS yếu kém đó. Sự hợp tác trong nghiên cứu học tập là tiền đề quan trọng cho lao động hợp tác nhóm, kinh doanh nhóm trong tương lai ở xã hội công nghiệp hiện đại.
C. KẾT LUẬN.
Tuy thời gian áp dụng các biện pháp trên chưa nhiều nhưng thông qua những kết quả thu nhận ban đầu và những thông tin phản hồi tích cực từ phía học sinh đã giúp tôi khẳng định được hướng đi đúng đắn của mình.
Tuy nhiên đối với một số ít học sinh lười học, năng lực học tập quá kém (thiểu năng trí tuệ) thì tôi nhận thấy các biện pháp trên chưa phát huy nhiều tác dụng.
Hiện tại và tương lai tôi sẽ cố gắng khai thác triệt để và tìm hiểu học hỏi thêm để khắc phục những hạn chế của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả của các tiết dạy bài tập, ôn tập, tổng kết chương với mục tiêu dễ học, mau nhớ, lâu quên và giờ học nhẹ nhàng hơn.
Trên đây là một kinh nghiệm tôi đã áp dụng tại trường THCS Võ Xán trong những năm vừa qua. Đó chỉ là ý tưởng cá nhân, có thể tốt với GV này nhưng không thích hợp với GV khác. Tuy tôi nhận thấy nó có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Do vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp để tôi chỉnh sửa ngày càng phù hợp hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Phong, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Người viết
Nguyễn Văn Ngữ
Xác nhận của BGH Trường THCS Võ Xán
Đề tài đã được áp dụng trong năm học:
Đề tài đã được xếp loại:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề về đổi mới PPDH môn vật lí THCS
2. Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở trường THCS môn
File đính kèm:
- SKKN Su dung bang bieu trong day va hoc on tap.doc