Sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Gia Lạc

Trong sự nghiệp giáo dục mầm non chúng ta rất coi trọng vai tròcủa ngôn ngữ đối với sự phat triển của trẻ. Ngôn ngữ được coi la phương tiện để giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ ma con người có thể hiểu được nhau, có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm quý bảutong cuộc sống. Còn đối với trẻ em ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bầy tỏ nguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào các hoạt động hình thành nhân cách trẻ.

Ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là phương tiện để giao tiếp mà nó còn là công cụ để thúc đấỵư phát triển về tư duy, nhận thức giúp cho trẻ có thể tham gia vào mọi hoạt độnghọc tập và vui chơI ở trường Mầm non.

Ngôn ngữ còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ một cách toàn diện kể cả về mặt đạo đức,chuẩn mực hành vi văn hoá,giúp trẻ có thể phân biệt được điều gì tốt,điều gì xầu và cách ứng sử giao tiếp với mọi người xung quanh sao cho phù hợp. Đặc biệt ngôn ngữ còn giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ.

Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày còn thơ ấu. Sự tác động của lời nói nghệ thuật là một phương tiệnhữu hiệu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Sự chậm chễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, khả năng tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơ, khả năng cảm thụ những giá trị nghệ thuật và những gì tốt đẹp trong cuộc sống.

Chính vì vậy trường Mầ non là trường học đầu tiên có điều kiện,có cơ hội giáo dục ngôn ngữcho trẻvà giáo viên cần phảI thường xuyên tổ chứccác hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Gia Lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PH ẦN: Đặt vấn đề cơ sở lý luận Trong sự nghiệp giáo dục mầm non chúng ta rất coi trọng vai tròcủa ngôn ngữ đối với sự phat triển của trẻ. Ngôn ngữ được coi la phương tiện để giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ ma con người có thể hiểu được nhau, có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm quý bảutong cuộc sống. Còn đối với trẻ em ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bầy tỏ nguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào các hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là phương tiện để giao tiếp mà nó còn là công cụ để thúc đấỵư phát triển về tư duy, nhận thức… giúp cho trẻ có thể tham gia vào mọi hoạt độnghọc tập và vui chơI ở trường Mầm non. Ngôn ngữ còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ một cách toàn diện kể cả về mặt đạo đức,chuẩn mực hành vi văn hoá,giúp trẻ có thể phân biệt được điều gì tốt,điều gì xầu và cách ứng sử giao tiếp với mọi người xung quanh sao cho phù hợp. Đặc biệt ngôn ngữ còn giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày còn thơ ấu. Sự tác động của lời nói nghệ thuật là một phương tiệnhữu hiệu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Sự chậm chễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, khả năng tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơ, khả năng cảm thụ những giá trị nghệ thuật và những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy trường Mầ non là trường học đầu tiên có điều kiện,có cơ hội giáo dục ngôn ngữcho trẻvà giáo viên cần phảI thường xuyên tổ chứccác hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. cơ sở thực tiễn. Trong thực tế trong những năm tôi đa giảng dậy ở lứa tuổi mẫu giáo hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được giao tiếp với trẻ, đươc quan sat hoạt động giao tiếpgiủa trẻ với trẻ … tôi nhận thấy khả năng giao tiếp của trẻ rất hạn chế, trẻ cưa mạnh dạn tự tinkhi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với những người xung quanh, cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, vốn từ của trẻ rất nghèo nàn, cách phát âm của trẻ chưa chuản, trẻ nói ngọng nhiều, đặcbiệt là ngọng các âm n,l; nói một cách tự do, ngừng nghỉ không đúng lúc, diễn ra câu chưa rõ ràng mạch lạc, khi nói thường hay ngắt quãng thở hổn hển. Và giáo viên chưu chú ý nhiều đến việc tổ chứccác hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các tài liệu tham khảo hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường rất còn nghèo nàn. Chính từ những lý do đó tôI thiết nghĩ mình sẽ phải suy nghĩ và thiết kế một số hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cụ thể là “thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường Mầm non’’. Phần II: giải quyết vấn đề. Đặc điểm tình hình. Thuận lợi : - Giáo viên nắm vững chuyên môn, năng động có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động và kiên trì trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ. - trẻ ngoan ngoãn có nề nếp trong mọi hoạt động. - Đa số phụ huynh quan tâm đến quá trình học của trẻ, phối hợp thường xuyên với giáo viên cùng dạy trẻ ở gia đình - Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chấtvà bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. b.Khó khăn: - Ngôn ngữ và vốn từ của trẻ còn hạn chế, cách phát âm của trẻ chưa chuẩn, còn nói ngọng nhiếu. - Trẻ nhnhát, thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin giao tiếp. - Khả năng tập chung chú ý chưa cao, hay phân tán. - Kỹ năng nói của trẻ chưa hoàn chỉnh. - Các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong chưởỏng trình còn đơn điệu và quá ít. I.Các biện pháp. I.Mô tả thực trạng. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, toi đã suy nghĩ tìm tòi và thiết kế một số trò chưinhằm phát triển ngôn ngữ mà trên thực tế tôi đã áp dụng với treơr trường, lớp tôi và mang lại hiệu quả rất khả quan. Cụ thể: a. Biện pháp 1: Trò chơi 1: Nói theo mẫu câu. Mục đích yêu cầu: - Củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ- rèncách diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc. Chuẩn bị: - Tranhvẽ: + Bố đang dậy bé ghép hình. + Bé đang cắm hoa. + Mẹ đang nấu cơm. + Bé đang chơI đồ chơi + bé đang đánh răng + bảng nam châm. Cách chơi: - Cô treo 1 bức tranh lên bảng,dựa vào nội dung của bức tranh cô nói 1 mẫu câu đơn giản cần luyện cho trẻ và yêu cầu trẻ nhắc lại câu đó. Ví dụ:cô treo bức tranh “bé đang cắm hoa”lên bảng.Cô nói “bé đang cắm hoa”.Cho trẻ nhắc lại câu đó . Sau đó cô treo 1 bức tranh có nội dung khác lên bảng và đặt câu hỏi với nội dung bức tranh.Yêu cầu trẻ dựa vào nội dung của bức tranh để trả lời. Ví dụ:Cô treo bức tranh vẽ “bố đang dạy bé ghép hình”lên bảng và hỏi trẻ “bố đang làm gì?” Trẻ trả lời: “bố đang dạy bé ghép hình”. ứng dụng: - Với trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơ trong chủ điểm gia đình với đề tài “gia đình của bé”và chủ điểm trường mầm non với đề tài “1 số hoạt động của trường mầm non”.Trò chơi có thể tổ chức cho trẻ chơI trong hoạt động chiều ,hoạt động góc. - Trò chơi này có thể tổ chức cho trẻ chơi tập thể_1 mình. Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ chơI chò chơI nàykết quả đạt được: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi- khả năng chú ý vào hoạt động tốt hơn. - Trẻ mạnh dạn hơn- tự tin hơn khi trả lời câu hỏi- Trẻ có thể nói được một câu hoàn chỉnh, diễn đạt câu rõ ràng mach lạc hơn. b. Biện pháp 2: Trò chơi 2: Thông minh nhanh trí: Mục đích yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ - mở rộng vốn từ. - Củng cồ kiến thức theo chủ điểm. - Phát triển khả năng tập chung chú ý ghi nhớ có chủ định. Chuẩn bị: - Bảng nam châm , rổ đựng hoa, lô tô các con vât. - Tranh vẽ: Một khu rừng với các con vật sống trong rừng( hổ ,voi, sóc, gấu, hươu,…)Tranh động vật sống dưới nước (tôm, cua, cá , rùa, ốc…) - Tranh đàn gà( gà trống ,gà máI, gà con). Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội( một đội xanh- một đội đỏ), mỗi đội 6_8trẻ. - Cô treo từng bức tranh lên bảng, yêu cầu trẻ chú ý quan sát bức tranh trong vòng 1-2 phút xem trong bức tranh có hình ảnh những con vật gì? Sau đó cô sẽ che bức tranh đi. - Yêu cầu trẻ nhớ lại vàkể tên các con vật có trong tranh. Trẻ kể đến con vật nàoco gắn hình ảnh của con vật đó lên bảng. Ví dụ: Cô treo tranh vẽ các con vật sống dưới nước lên bảng cho trẻ quan sát (1- 2phút) Cô yêu cầu: Các con hãy kể lại xẻmtong bức tranh có những con gì? Trẻ trong hai đội sẽ kể tên các con vật : tôm, cua, cá, ốc, rùa, …Trẻ kể đến con vật nào cô gắn hình ảnh lô tô con vật đó lên bảng. Cuối cùng cô lật tranhvà cho trẻ kiểm tra lại bằng cách gọi tên các con vật trong bức tranh…Mỗi một con vật đúng sẽ được thưởng một bông hoa. đội nào dành được nhiều hoa sẽ thắng cuộc. ứng dụng - Trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi ở chủ điểmThế giới động vậtvà trong hoạt động chung Lam quen vớĩ MTXQ đề tài: Một số con vật sống trong rừng, một số con vật sống trong Gia đình; một số con vật sống dưới nước. - Trò chơi này còn có thể áp dụng chơi trong các chủ điểm khác:Chủ điển gia đình, trường Mầm non, phương tiện giao thông, thế giới thực vật… Kết quả: - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ tốt hơn, phát âm chuẩn hơn. - Trẻ nhớ lâu hơn các kiến thức đã học trong chủ điểm. c. Biện pháp 3: Trò chơi 3:Nghe thấy tiếng gì. Mục đích yêu cầu: - Phát triển thính giàc ngôn ngữ. - Phát triển ngôn ngữ, rèn cách nói cả câu rõ ràng mạch lạc. Chuẩn bị: - Một số đồ vật phát ra tiếng kêu (sắc xô, phách tre, trống, ly, cốc, bát …) - Băng ghi âm tiếng người nói chuyện, tiếng rao bán hàng, tiếg chim hót tiếng đàn, tiếng nước chẩy … Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại. Cô sẽ gõ hoặc lắc một đồ vậtcó phát ra tiếng kêu hoặc cho trẻ nghe một đoạn băng nghi âm. Yêu cầu trẻ phải chú ý lắng nghe và đoán xemđó là tiếng gì kêu… Chú ý phảI nhắc trẻ phảI trả lời cả câu. Ví dụ: Cô bật băng nghi âm có “tiếng còi ô tô’’và hỏi trẻ: “đó là tiếng gi kêu’’ .Trẻ phải trả lời: “đó là tiếng còi ô tô’’. Đối với trẻ mẫu giáo bé cô có thể cho trẻ xem và nghe trước một lần những âm thanh đó. ứng dụng: - Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong rất nhiều các hoạt độngkhác nhau: hoạt động chiều, hoạt động chung – hoạt động ngoài trời. - Trò chơi này có thể áp dụng cho trẻ chơi trong chủ điểmthế giới động vật, phương tiện giao thông để củng cố kiến thức của trẻ về âm thanh của các con vật, các phương tiện giao thông, đồ vật. Kết quả: - Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực. - Khả năng tầp chung chú ý cao hơn, phân biệt được các loại âm thanh khác nhau… - Biết cách trả lời cả câuhoàn chỉnh. d. Biện pháp 4: Đuổi hình bắt chữ theo chủ đề. Mục đích yêu cầu: - Củng cố các kiến thức kỹ năng đã họctheo chu điểm. - Luyện cách phát âm, cách diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc. Chuẩn bị: - 4 cái khung tranh và các miếng ghẻp rời có vẽ hình ảnh đồ dùng gia đình. - Trước khi chơi cô cho trẻ kể lại tên các đồ dùng trong gia đình theo nhóm (đồ dùng để ăn, uống, mặc, làm bằng gỗ…). Cách chơi: Cô giới thiệu với trẻ chủ đề chơi: Các loại đồ dùng trong gia đìng. - Cô treo bức tranh lên bảng và giới thiệu với trẻ các miếng ghépcủa bức tranh. Mỗi một miếng ghép sẽ là hình ảnh của một loại đồ dùng trong gia đình… Trẻ lên chơi sẽ lựa chọn một miênge ghép. Cô sẽ đọc câu đố về đồ dùngcó trong miếng nghép đó. Trẻ lên chơI sẽ phảI đoán xemđó là đồ dùng gì. Nừu trẻ trả lời đúng miếng ghép đó sẽ được lật lên, còn nếu trẻ trả lời chưa chính xác thì phần trả lời sẽ thuộc về người khác. Tương tự với các miếng ghép còn lại. - Khi tất cả các miếng ghép đã được mở ra, trẻ sẽ phảI trả lời xem tất cảnhững đồ dùng đó thuộc nhóm đồ dùng gì. ứng dụng: - Trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơI trong chủ điểm gia đình, thế giới thực vật, nghề nghiệp… Cụ thể trong các hoạt động LQMT đề tàI một số đồ dùng trong gia đình, một số con vật sống trong rừng,một số con vật sống trong gia đình. Kết quả: - Trẻ tham gia chơi rất tích cực. - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của cô giáo. - Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc hơn. Trẻ nhớ lâu hơn các kiến thức theo chủ điểm. e. Biện pháp 5:Trò chơi 5:Đối đáp: Mục đích yêu cầu: - Phát triển vốn từ, luyện cách phát âm. - Củng cố kiến thức đã học theo chủ điểm. Chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn ở giữa lớp. Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội đứng ở hai phía đối diện nhau, mỗi đội 7-10 trẻ. Mỗi đội cử ra một bạn đội trưởng để “oản tù tì’’, đội nào thắng sẽ được gọi tên một con vật trước, đội còn lại sẽ phải gọi tên một con vật khác, nhưng không được trùng tên với con vật mà đội trước đã gọi. Cứ như thế hai đội luân phiên nhau gọi tên các con vật. Luật chơi: Đội nào mà gọi tên các con vật mà đội khác đã gọi thì một trẻ thuộc đội đó phảí đứng vào trong vòng tròn. đội nào hết người trước sẽ bị thua cuộc. ứng dụng: - Trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong chủ điểm thế giới động vật. Ngoai ra trò chơi này còn có thể áp dụng cho trẻ chơi trong chủ điểm thế thực vật, trường mầm non, gia đình phương tiện giao thông. Kết quả: - Trẻ tham gia vào trò chơi rất tích cực. - Trẻ nhớ lâu hơn các kiến thừc đã học. - Vốn từ của trẻ phát triển phophú hơn. - Trẻ phát âm chuẩn hơn, mạnh dạn tự tin hơnkhi tham gia vào hoạt động. g. Phương pháp 6: Trò chơi 6: Đố ai kể được nhiều nhất. Mục đích yêu cầu: - Phát triển vốn từ, luyện cách phát âm cho trẻ. - Củng cố cách sử dụng danh từ chính xác cho trẻ3-6 tuổi. Chuẩn bị: - Bảng nam châm. - Một rổ hoa. Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội. Cô sẽ là chủ tròvà nói mọt từ chỉ một đối tượng nào đó. Trẻ sẽ suy nghĩ và kể tên các bộ phận chính của đối tượng đó. - Đối với trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi thì cô đưa đối tượng đó ra cho trẻ quan sát và trả lời. Luật chơi: Đội nói sau không được lặp lại từ của đội nói trước. ỉng với mỗi từ đúng sẽ được thưởng một bông hoa. Đội nào dành được nhiều hoa sẽ chiến thắng. Ví dụ:Cô nói từ “Con gà’’ trẻ ở hai đôi sẽ thi đua kể tên các bộ phận của con gà: “đầu gà, đuôI gà, chân gà, mắt gà,…’’. ứng dụng: Trò chơi nàytôi có thể áp dụng cho trẻ chơi trong các tiết học lam quen vơí MTXQ – phần tim hiểu đặc điểm của một con vật, một đồ vật hay một đối tượng nào đó; hoặc phần trò chơi củng cố sau tiết học, hoạt động chiều. Kết quả: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi. - Vốn từ của trẻ phát triển phong phú hơn. - Kiến thức theo chủ điểm sâu rộng hơn. - Cách phát âm của trẻ chính xác hơn. h. Biện pháp 7:Trò chơi 7 : Nói truyền ống. Mục đích yêu cầu: - Phát triển thính giác ngôn ngữ. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. - Phát triển khả năng truyền đạt rõ ràng chính xác. Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 4 ngôi nhà (trẻ có thể chui vào được ). Mỗi ngôi nha khoét hai lỗ nhỏđút vừa cái óng dài 10cm, đường kính 5cm. Cách chơi: Mỗi lần chơi 4- 5 trẻ chơi. 4 trẻ sẽ chui vào trong ngôi nhà, 1 trẻ sẽ đứng bên ngoài. Cô sẽ nói 1 câu hoặc hát một cẩutong một bài hát nào đó… trẻ đứng ngoài có nhiệm vụ nói truyền ống câu đó cho trẻ đứng trong ngôi nhà thứ nhất. Trẻ trong ngôi nhà thứ nhất sẽ đón nhận câu nói đóvà truyền qua ống cho bạn đứng trong ngôi nhà thứ hai. Cứ như thế nói truyên qua ốngcho bạn đứng trong ngôi nhà cuối cùng. Trẻ trong ngôi nhà cuối cùng khi nhận được thông tín sẽ chui ra ngoài và nhắc lại câu nói đố cho tất cả mọi người cùng nghe. ứng dụng: Trò chơi này có thể tổ chức cho trẻ chơi ở mọi thời điểm:Hoạt động chiều, hoạt động góc, hoạt động chung. Có thể tự tổ chức chơI theo nhóm. Kết quả: - Khả năng ghi nhớ của trẻ tốt hơn. - Trẻ có thể nhắc lại một câu nói hoàn chỉnh và nói rõ ràng mạch lạc hơn. 2. Kết quả chung của tất cả các trò chơi. - Trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động một cách tích cực. - Trẻ mạnh dạn – tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt độngvà sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với những người xung quanh. - Trẻ có thể nói được một câu hoàn chỉnh rõ ràng mạch lạc. - Khả năng tập chung chú ý và ghi nhớ của trẻ tốt hơn. - Vốn từ của trẻ phong phú hơn – phát âm chuẩn hơn, đặc biệt là số lượng trẻ nói ngọng các âm n, l đã giảm rất nhiêu so với đầu năm. - Khắc sâu hơn các kiến thức đã học trong các chủ điểm. 3. Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên nắm được đặc điểm ngôn ngữ của trẻ theo độ tuổi, tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ. - Tâm huyết đối với nghề, có nhiều hình thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt độngvà rèn kỹ năng cho trẻ. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng hướng dẫn và rèn kỹ năng nói cho trẻ. - Mạnh dạn học hỏi và tích cực tìm tòi và sáng tạo trò chơi phát triển kỹ năng ngôn ngữ làm giầu vốn từ cho trẻ . Phần III: Kết luận. ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Tôi đã suy nghĩ tìm tòi và thiết kế được 7 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ, qua thử nghiệm tôi tháy rằng trẻ ở lớp tôi đã chủ động hơn rất nhiều khi tham gia vào hoạt động, mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp, khả năng tập chung chú ý của trẻ tốt hơn . Ngoài ra các trò chơi này còn giúp cho giáo viên ở trường tôi và phụ huynh ở lớp toi dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ và lựa chọn trò chơi củng cố kiến thức cho trẻ sau tiết học. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi,trong quá trình thực hiện còn rất nhiều thiếu xỏtất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến củacaps trên và chị em đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn! Người viết Những chữ viết tắt GD: Giáo dục MN: Mầm non ĐVTCĐ: Đóng vai theo chủ đề MG: Mẫu giáo HĐ: Hoạt động QH: Quan hệ NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục GV :Giáo viên mục lục Lời cảm ơn PhầnI: Những vấn đề chung Lý do chọn đề tài nghiên cứu Khách thể và đối tượng nghiên cứu Giả thuyết khoa học Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non. Chương II: Xây dựng biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non. Phần III: Kết luận và kiến nghị sư phạm 3.1 Kết luận chung 3.2 Kiến nghị sư phạm Trang 1-2 3 4-6 7 8 9 21 26

File đính kèm:

  • docBài tập tốt nghiệp đại học.doc.doc