Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Phú Riềng B

Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.

 Vì vậy “ Mục tiêu” của giáo dục mầm non là đặt nền móng đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào phổ thông một cách thuận lợi.

- Trong những năm qua giáo dục mầm non có những tiến bộ nhất định để cải tiến các hoạt động giáo dục trẻ. Nhưng không khỏi còn những hạn chế trong nội dung và phương pháp giáo dục. Bản chất phương pháp giáo dục mầm non của chúng ta vẫn còn đồng loạt cứng nhắc, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, của từng cá nhân trẻ. Thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải cố gắng nhiều hơn nữa để đáp ứng sự phát triển con người trong thời kỳ đổi mới đất nước.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Phú Riềng B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN THỨC VẤN ĐỀ. « Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dặn: “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Vì vậy “ Mục tiêu” của giáo dục mầm non là đặt nền móng đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào phổ thông một cách thuận lợi. - Trong những năm qua giáo dục mầm non có những tiến bộ nhất định để cải tiến các hoạt động giáo dục trẻ. Nhưng không khỏi còn những hạn chế trong nội dung và phương pháp giáo dục. Bản chất phương pháp giáo dục mầm non của chúng ta vẫn còn đồng loạt cứng nhắc, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, của từng cá nhân trẻ. Thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải cố gắng nhiều hơn nữa để đáp ứng sự phát triển con người trong thời kỳ đổi mới đất nước. I - NỘI DUNG. a. Cơ sở xuất phát. - Nhiệm vụ đặt ra như vậy nên kế hoạch chăm sóc giáo dục tre ûluôn được nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp để phù hợp với “mục tiêu” và lứa tuổi của trẻ.trong đó môn tìm hiểu môi trường xung quanh đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua môn tìm hiểu môi trường xung quanh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện môi trường xung quanh từ đó các kỹ năng tư duy trẻ được phát triển. Đó là lý do tôi chọn môn tìm hiểu môi trường xung quanh làm đề tài nghiên cứu. b.Thực trạng: -Trong những năm qua dạy tre û} tìm hiểu môi trường xung quanh ~ giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài (Màu sắc ,hình dáng, các bộ phận. Công dụng) của sự vật hiện tượng, còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan, trong quá trình quan sát và tìm hiểu. Giáo viên nói, trẻ chủ yếu được nhìn, nghe và trả lời; ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm. Giáo viên chưa đưa ra những câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, Khám phá của trẻ vì vậy trẻ ít có những trải nghiệm ,điều kiện để giải quyết vấn đề, giờ học cứng nhắc, trẻ nhàm chán, mau quên, không phát huy được kỷ năng tư duy cho trẻ. II – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. a – Thuận lợi: - Trường bán trú nằm ở điểm tập trung. - Vườn trường rộng, xanh, sạch, đẹp. - Đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công, có chí cầu tiến bộ. - Ban giám hiệu nhà trường có chuyên môn và quản lý giỏi. b – Khó khăn: - Trường nằm ở xã lẽ, trẻ xa thực tế với phố xá, các danh lam thắng cảnh. - Môn học rộng. - Có nhiều đề tài quá trừu tượng. - Phòng năng khiếu chưa co.ù - Dụng cụ thí nghiệm vật thật còn thiếu. - Đội ngủ giáo viên chưa được chuẩn hoá. III – BIỆN PHÁP - Nhận thức được điều đó, trong suốt hai năm qua tôi luôn tìm tòi, học hỏi, tham khảo, sáng tạo, đầu tư và rút ra một số kinh nghiệm sau, tôi xin mạnh dạn trình bày: 1. Biết phối hợp hợp lý và khéo léo các phương pháp khi tổ chức tiết học cuả trẻ. - Phát triển các phương pháp thực hành, các phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi khám phá, phát hiện giải quyết các vấn đề. 2. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức tiết học của trẻ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp như: • Tổ chức tiết học trong lớp: Vd: Đề tài "Một số đồ dùng trong gia đình"… • Tổ chức tiết học ngoài tời: Vd: Đề tài " Cây xanh và môi trường sống"… • Tổ chức tiết học qua buổi tham quan thực tế: Vd: Đề tài " Tham quan trường tiểu học"… • Tổ chức tiết học trong lúc dạo chơi: Vd: Đềø tài " Trường mầm non" , " Một số phương tiện giao thông đường bộ"… • Tổ chức tiết học qua chiếu phim hoặc nói chuyện chuyên đề với người được mời đến: Vd: Đề tài" Thủ đô Hà Nội","Bác Hồ và cuộc đời hoạt động của Bác"… 3. Tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh theo các bước: • Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám phá bằng các giác quan nhìn, sờ, nghe, ngửi, nếm.dành thời gian nhất định cho trẻ cầm, nắm, ngắm ngiá, chơi với đối tượng(nếu có thể) bắt chước vận động tếng kêu hình dáng của sự vật hiện tượng. Vd: trẻ bắt chước tiếng kêu, vận động của máy bay,bắt chước hình dáng tiếng kêu của con vịt. • Cho trẻ thể hiện những gì trẻ khám phá được, cô cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi nhằm tích cực hoá đứa trẻ, các câu hỏi đưa ra phải phù hợp với từng thời điểm trong quá trình tìm hiểu, nhằm cung cấp kiến thức hiểu biết của trẻ. Vd: con nhìn thấy gì? Nói về điều gì? Vì sao? Tại sao?...và phát triển các kỷ năng nhận thức như: quan sát, so sánh, phân loại,đo lường, tính toán, sữ dụng số,giao tiếp, suy luận, dự đoán, thử nghiệm… • Tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm (nếu có thể) trẻthử nghiệm, quan sát, phát hiện và đưa ra kết luận. Vd: cho trẻ gieo trồng chăm sóc một số loại cây. + Cho các con vật nuôi ăn uống và quan sát, thảo luận… Trong quá trình thử nghiệm, trẻ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi Vd: điều gì sẽ xẩy ra nếu cây không có nước? Cây không có nắng? + Nếu không được ăn, cá sẽ ra sao? • Tổng hợp đánh giá: hỏi trẻ hôm nay đã làm được gì? Phát hiện ra điều gì? Sau đó cô ghi lại những hiểu biết của trẻ và tổng kết lại. • Xác định hoạt động tiếp theo: Có thể cho trẻ vẽû, làm mô hình hoặc nói về những điều trẻ khám phá được Vd: Đề tài "Một số con vật nuôi" thì cho trẻ vẽ con vật yêu thích Đề tài "giời thiệu thủ đô Hà Nội" thì cho trẻ xếp mô hình "Nhà sàn Bác Hồ", " lăng Bác"… Đề tài: "Tham quan trường tiểu học" thì cho tre ûnói về những điều trẻ khám phá được. 4. Đăng ký thao giảng - đòn bẩy nâng cao chất lượng. * Sau khi đã hoàn chỉnh kế hoạch tôi mạnh dạn đăng ký thao giảng với đề tài "Cây xanh và môi trường sống" - cho trẻ tiếp xúc vơí vườn cây, trẻ được trải nghiệm , thử nghiệm theo nhóm khoảng 10 phút( gieo trồng, chăm sóc một số loại cây,quan sát theo dỏi sự phát triển của cây). - tiết học với không gian ngoài trời, cô cho trẻ dạo chơi, tham quan vườn trường, ngồi dưới bóng mát của cây để tìm hiểu về môi trường sống, các bộ phận của cây như: rể, thân, lá. sờ vào thân lá của cây, ngửi hoa lá của cây, nếm quả… - nhận xét thảo luận những điểm khác nhau (thân to- thân nhỏ,lá dày- lá mỏng, hoa vàng-hoa đỏ…) - thu thập nhiều loại hoa lá để so sánh kích thước, hình dạng, mùi vị, vàlàm bộ sưu tập. -trẻ dự đoán người ta trồng cây đó để làm gì? - Cô chuẩn bị thêm các loại "khí " Đen, Hồng bằng bọt xà phòng để minh hoạ cho trẻ biết cây nhả khí hồng(oxy) con người cần để thở, và hấp thụ khí đen( cácbôníc) con người thải ra để trẻ biết mối liên hệ giữa cây với môi trường sống… - chơi trò chơi đoán cây qua lá. * Qua thao giảng nhận được sự hổ trợ, góp ý chân tình của Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp. tiết học rất thành công. * Tiết học tập trung vào họat động của trẻ theo kiểu tổ chức cho trẻ tự hoạt động, tìm tòi khám phá, phát hiện và tự nói lên những điều mình tìm hiểu được sau đó trẻ được thực hành và áp dụng vào thực tiển, lúc đầu có thể tốn thời gian hơn nhưng trẻ được hoạt động tích cực, sáng tạo. Ngôn ngữ tư duy của trẻ được phát triển đồng thời những kiến thức trẻ thu được sẽ vững chắc hơn, hiệu quả dạy học sẽ cao hơn. * Tạo mối quan hệ giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với cô giáo. 5. Phối hợp với phụ huynh học sinh để nhận được sự hổ trợ như: Tranh ảnh, thơ, bài hát…và có sự thống nhất cách giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình. KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ. * Lớp học biết cách sử dụng hợp lý các điều kiện cần thiết sẵn có ở đơn vị để tổ chức các hoạt động của trẻ: Vd: Đơn vị tôi nằm sát trường tiểu học nên đề tài “Tham quan trường tiểu học” cô liên hệ trước và tổ chức tiết học tham quan thực tế để trẻ nhận thức được ở trường tiểu học có những ai? Học những gì? Vì sao cần nhiều đồ dùng học tập như vậy? Bàn ghế ở trường tiểu học như thế nào so với bàn ghế ở trường Mầm Non?... + 90% trẻ hứng thú, và vui mừng vì sắp tới được lên trường tiểu học. - Đơn vị sát đường lộ nên tiết học “Một số phương tiện giao thông đường bộ" tôi đã tổ chức buổi dạo chơi, quan sát trực tiếp để trẻ thấy được vận tốc nhanh chậm? Các phương tiện đi lại trên đường?... + 95% trẻ biết được về đặc điểm, vận tốc và công dụng của các loại PTGT, biết được mọi người khi tham gia giao thông phải thực hiện tốt luật lệ đi đường, phải đội mủ bảo hiểm khi đi xe máy… - Các tiết học như: “Bác Hồ và cuộc đời hoạt động của Bác” tôi đã trao đổi và liên hệ với Bác lão thành cách mạng ở địa phương để mời Bác đến trò chuyện với trẻ, nhằm cung cấp và mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về Bác Hồ. Qua buổi trò chuyện đó tôi cũng biết thêm nhiều điều về cuộc đời của Bác Hồ. + trao đổi với phụ huynh biết được, đa số trẻ thích kể về Bác, mong được về Hà Nội thăm Bác Hồ, thích treo ảnh Bác,đọc thơ,hát về Bác… * Phối hợp với phụ huynh học sinh để phụ huynh hỗ trợ tranh ảnh, thơ ca, băng đĩa. Vd: Đề tài “ Giới thiệu về thủ đô Hà Nội” rất trừu tượng, tôi đã tổ chức tiết học qua chiếu phim , nhờ sự hổ trợ của phụ huynh:Viết Long ( cho lớp mượn ti vi) và phụ huynh: Tiến Lam hổ trợ một đầu máy củ. * Khi tổ chức tiết học trẻ rất thích, chăm chú xem , xem xong trẻ kể lại được nhiều điều về thủ đô Hà Nội. * Bên cạnh đó lớp học có thêm nhiều đồ phục vụ cho nhiều hoạt động khác, rất phong phú. * Cung cấp cho trẻ môi trường phong phú nhiều vật liệu khác nhau: Vật thật, đồ chơi, tranh ảnh…để trẻ tự khám phá mọi lúc mọi nơi. * Thường xuyên góp ý và khuyến khích trẻ trong quá trình học. IV – KẾT QUẢ: ² Qua hai năm thực hiện chuyên đề trường tôi đạt kết quả sau: w Có sự thay đổi lớn về nội dung và phương pháp dạy môn tìm hiểu môi trường. w Môn học được tổ chức đa dạng hoá hình thức w Lớp học có thêm nhiều đồ dùng phục vụ cho nhiều hoạt động khác, rất phong phú w Bản thân tôi đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. w Lớp có 12 cháu BKBN các cấp, đạt tỷ lệ 30%.Trong đó có 9 cháu đạt BKBN cấp tỉnh. w Trẻ nắm chắc bài đạt 85 – 95 % w Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách chủ động , tích cực, sáng tạo. w Phát huy tính tích cực sáng tạo của giáo viên V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM: ² Sau hai năm thực hiện chuyên đề tìm hiểu môi trường tôi đả rút ra một số kinh nghiệm sau: w Để dạy tốt môn tìm hiểu môi trường xung quanh , giáo viên cần phải tích cực thích thú say mê với môn học. w Có kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đơn vị. w Giáo viên luôn kiên trì, có biện pháp mới, sáng tạo mới. Biết giải quyết các tình huống một cách linh hoạt . Tổ chức tiết học luôn đa dạng hoá hình thức. w Luôn tạo môi trường hoạt động phong phú, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. wTạo mọi điều kiện cho trẻ được thực hành và giúp trẻ suy nghỉ,về những gì chúng đang nhìn thấy và đang làm còn quan trọng hơn là lời giải thích. w Phối hợp với phụ huynh học sinh để nhận được sự hổ trợ ïvề nguyên vật liệu,đồ dùng đồchơi. w cách dạy của giáo viên chỉ đạo cách học của trẻ.

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc