Sáng kiến kinh nghiệm - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn ngữ Văn ở trường THCS

I. Sự cần thiết , mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Trong xu hướng cải cách và phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và của trường THCS Hàng Vịnh nói riêng. Trong đó vai trò của người giáo viên giảng dạy càng lúc càng thể hiện tính quyết định đối với chất lượng chương trình dạy và học, chính vì thế việc sử dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, là then chốt để gợi mở cho học sinh vốn kiến thức xã hội.

Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất: Từ sự tích hợp của ba phân môn, từ kiến thức của các môn học khác, từ kiến thức trong cuộc sống xã hội, từ các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn.

Hơn thế nữa việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức.

 Trong giảng dạy có rất nhiều phương pháp mà giáo viên phải thường xuyên sử dụng như ; phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp tìm tòi – nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai Trong đó phương pháp nào cũng quan trọng, nhưng theo tôi phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp quan trọng nhất, vì mang đủ yếu tố cơ bản để phát huy tính tích cực, tìm tòi, tư duy của học sinh đồng thời tăng cường hiệu quả giảng dạy góp phần nâng cao thành công trong học tập và lao động.

Từ kết quả đạt được cũng như từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình để chia sẻ với đồng nghiệp, đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS. Mong sao được sự tiếp nhận và áp dụng của các đồng nghiệp để cùng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cũng như để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học. Với tên đề tài: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn Ngữ văn ở trường THCS

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn ngữ Văn ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS I. Sự cần thiết , mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Trong xu hướng cải cách và phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và của trường THCS Hàng Vịnh nói riêng. Trong đó vai trò của người giáo viên giảng dạy càng lúc càng thể hiện tính quyết định đối với chất lượng chương trình dạy và học, chính vì thế việc sử dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, là then chốt để gợi mở cho học sinh vốn kiến thức xã hội. Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất: Từ sự tích hợp của ba phân môn, từ kiến thức của các môn học khác, từ kiến thức trong cuộc sống xã hội, từ các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn... Hơn thế nữa việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức. Trong giảng dạy có rất nhiều phương pháp mà giáo viên phải thường xuyên sử dụng như ; phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp tìm tòi – nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vaiTrong đó phương pháp nào cũng quan trọng, nhưng theo tôi phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp quan trọng nhất, vì mang đủ yếu tố cơ bản để phát huy tính tích cực, tìm tòi, tư duy của học sinh đồng thời tăng cường hiệu quả giảng dạy góp phần nâng cao thành công trong học tập và lao động. Từ kết quả đạt được cũng như từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình để chia sẻ với đồng nghiệp, đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS. Mong sao được sự tiếp nhận và áp dụng của các đồng nghiệp để cùng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cũng như để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học. Với tên đề tài: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn Ngữ văn ở trường THCS II. Phạm vi triển khai thực hiện. Tại trường THCS xã Hàng Vịnh III. Mô tả sáng kiến. Thực trạng ban đầu: Trong những năm gần đây, tình hình học sinh trong nhà trường có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, với tình trạng học sinh chây lười trong việc học các môn, trong đó có bộ môn Ngữ văn. Tình trạng học sinh còn lười học môn ngữ văn cũng có nguyên nhân từ giáo viên chưa gây được sự hứng thú trong các tiết dạy của mình. Chính vì lẽ đó, kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được là chưa cao. Cụ thể như trong năm học 2010-2011, kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn học sinh của lớp 7a4 chỉ đạt kết quả như sau: Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém 39 0 9 20 8 2 2. Nhóm và cách chia nhóm: a. Nhóm: Theo quan niệm của tôi nhóm là một tập hợp từ 2 đến 9 học sinh gọi là nhóm, do vậy một nhóm có thể có 2 học sinh, 3 học sinh, 4 học sinh 9 học sinh. Nhưng khi nào ta mới xếp 2 hoặc 3 học sinh thành một nhóm, 4 đến 6 học sinh thành một nhóm, và 7 đến 9 học sinh thành một nhóm. Đây là câu hỏi mà giáo viên nào cũng có thể trả lời được, đó là dựa và mức độ câu hỏi thảo luận. Đúng như vậy nếu câu hỏi thảo luận ở mức độ khó, cần có sự tham gia của nhiều thành viên, thì ta có thể xếp nhiều học sinh thành một nhóm, để từ đó mỗi nhóm có thể phân chia công việc hợp lí cho từng thành viên, nếu câu hỏi thảo luận ở mức độ thấp ta xếp ít học sinh thành một nhóm Và để cụ thể hơn về cách sắp xếp số lượng học sinh phù hợp với mức độ thảo luận, theo tôi nhóm được thành lập như sau: - Nhóm từ 2 đến 3 học sinh( có thể gọi là nhóm “ rì rầm” ): Nhóm này giáo viên cho học sinh thảo luận những câu hỏi mang tính trao đổi ngắn gọn về một vấn đề cụ thể ( Có hoặc không, đúng hoặc sai tại sao, chọn đáp án đúng, hoặc những nội dung trả lời ngắn gọn) *Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận nội dung sau: + Ví dụ 1: Hai văn bản” Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” thuộc kiểu văn bản nhật dụng. Đúng hay sai? + Ví dụ 2 : Trong các từ ghép sau từ nào không phải là từ ghép chính phụ. A.Cô giáo B. Sự hỗn láo C. Lễ độ D.Chà đạp - Nhóm từ 4 đến 6 học sinh ( có thể gọi là “nhóm nhỏ “ ): Khi giáo viên đặt câu hỏi thảo luận mà cần có sự trao đổi hoặc thực hành về một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực chung... Ví dụ 1: Trong văn bản “ Mẹ Tôi” vì sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? Ví dụ 2: Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở? - Nhóm từ 7 đến 9 học sinh ( có thể gọi là “nhóm lớn” ): Giáo viên cho học sinh trao đổi những chủ đề sâu sắc hoặc mang tính so sánh, Ví dụ 1: So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép, tay chân với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng? Ví dụ 2: Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt trong ngoại ngữ mà em học ( tiếng Anh) b.Cơ cấu nhóm: - Trong nhóm gồm các thành phần: + Trưởng nhóm: quản lí, chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhóm. + Thư kí nhóm: Ghi chép lại kết quả các công việc của nhóm sau khi đạt được sự đồng tình của cả nhóm. + Báo cáo viên: thay nặt nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm cần linh hoạt, các em lần lượt thay nhau đóng vai các thành viên trên, nhưng cũng không nhất thiết lúc nào cũng phải có đầy đủ các thành phần, tuy nhiên không thể thiếu trưởng nhóm. c. Cách chia nhóm: Qua thời gian giảng dạy và dự giờ một số giáo viên trong tổ, tôi nhận thấy, nhiều giáo viên rất tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm, trong đó các nhóm được chia ra bằng cách; cho 1 đến 2 bạn ở bàn trước quay xuống thảo luận với 1 đến 2 bạn ở bàn sau. Theo tôi cách chia nhóm như trên tương đối hợp lí, bởi lẽ phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất của trường. Ngoài ra cũng điều kiện về cơ sở vật chất như trên chúng ta cũng phải nên căn cứ vào nội dung câu hỏi thảo luận để có phương án chia nhóm cho hợp lí, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Dưới đây là một số cách chia nhóm mà tôi thường áp dụng như sau: TT Cách chia nhóm Kiểu nhóm và khi sử dụng nhóm 1 Gọi số: Cho học sinh đếm từ số 1 đến số mà nhóm dự kiến - Nhóm nhiều trình độ - Nhóm cùng trình độ 2 Biểu tượng - Nhóm cùng trình độ hay nhiều trình độ. - Nhóm hình thành ngẫu nhiên. 3 Chỉ định - Nhóm cùng trình độ hay nhiều trình độ. - Nhóm hình thành có chủ định. 4 Cặp đôi - Nhóm cùng trình độ hay nhiều trình độ. 5 Tình bạn - Nhóm cùng trình độ hay nhiều trình độ. 6 Cố định - Nhóm hình thành có chủ định. - Nhóm cùng trình độ hay nhiều trình độ. * Chia nhóm theo chủ định. - Chia nhóm theo địa bàn xã, ấp - Chia nhóm theo ngành nghề cùa gia đình Ví dụ: Chia nhóm theo địa bàn xã, ấp + Nhóm: Gồm những em học sinh ở ấp I - Ấp II. Câu hỏi tích hợp: Hiện nay nhiều các tệ nạn xã hội, theo em để phòng tránh các tệ nạn xã hội đó thì mỗi chúng ta phải làm gì? Ví dụ: Chia nhóm theo ngành nghề của gia đình. + Nhóm: Gồm những em gia đình làm nông nghiệp. Câu hỏi: Tục ngữ có câu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Em hãy giải thích câu nói trên. + Nhóm: Gồm những em gia đình làm ruông. Câu hỏi: Tại sao khi cải tạo ruông người ta thường rắc vôi? * Chia nhóm ngẫu nhiên: ( áp dụng với những câu hỏi thảo luận mang tính thông dụng ) - Câu hỏi: ? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không dùng đựơc ? - Hai hoặc ba bàn gần nhau thành một nhóm. - Những học sinh ngồi bên trái thành một nhóm, những học sinh ngồi bên phải thành một nhóm. 3. Các bước tiến hành thảo luận: - Cũng qua các tiết dự giờ - thăm lớp, tôi thấy có nhiều giáo viên khi cho học sinh thảo luận nhóm thì thường thành lập nhóm trước sau đó mới cho câu hỏi thảo luận, và ngược lại, hoặc có giáo viên khi cho học sinh thảo luận có phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm, có giáo viên thì không hay khi học sinh thảo luận có giáo viên ngồi tại chỗ để quan sát, có giáo viên thì đi xuống quan sát và hướng dẫn từng nhóm, và khi thu hoạch kết quả thảo luận của từng nhóm thì có rất nhiều cách khác nhau, như cho học sinh đứng tại chỗ phát biểu, học sinh của nhóm khác nhận xét, học sinh ghi nội dung thảo luận vào bảng phụ, lên bảng ghi nôi dung hoặc dán nội dung có sẵn vào bảng phụ - Mỗi giáo viên có một phương pháp giảng dạy khác nhau, nhưng theo tôi để tiến hành thảo luận nhóm thì giáo viên cần phải thực hiện các bước sau: Giaùo vieân Hoïc sinh * Bước 1: - Thành lập nhóm, chia nhoùm, quy ñònh thôøi gian thaûo luaän - Cung cấp thông tin về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm Theo dõi, lắng nghe * Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm. - Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động. - Nêu câu hỏi, vấn đề. Lắng nghe và nhận nhiệm vụ * Bước 3: Điều khiển, hỗ trợ các nhóm thảo luận Các nhóm thảo luận dưới sự điề khiển của trưởng nhóm * Bước 4: Tổ chức báo cáo kết quả thực hiện - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. - Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc. * Bước 5: Giáo viên nhận xét và kết luận Theo dõi, lắng nghe IV. Kết quả, hiệu quả mang lại. Qua thời gian giảng day, đặc biệt là những tiết có sự “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn Ngữ văn” tôi nhận thấy kết quả đạt được rất đáng khích lệ, cụ thể: Nếu như trước đây các em học sinh có thái độ khó đón nhận khi vào giờ học bộ môn này. Đó là kết quả mà tôi không thể mong đợi hơn, vẻ rất lo ngại mỗi khi đến tiết Ngữ văn thì bây giờ các em rất hồ hởi và phấn khởi, từ sự thích thú, yêu mến môn học này đã giúp các em chăm chỉ học tập và kết quả học tập ngày càng tốt hơn. Cụ thể như trong năm học 2011-2012 và HK I của năm học 2012- 2013 kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn của học sinh lớp 7a4 là: Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém 38 4 18 16 1 0 So sánh với kết quả của năm học 2011-2012 tôi nhận thấy rằng việc học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều em trước đây học còn trung bình hoặc yếu thì nay có sự tiến bộ rất nhiều. Kết quả này đã được nhà trường, đồng nghiệp ghi nhận. V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Trong trường THCS xã Hàng Vịnh VI. Kiến nghị, đề xuất - Tổ chức hội thi làm chuyên đề. Tổng kết khen thưởng kịp thời – Nhân mô hình để học tập. - Kịp thời trang bị đầy đủ thiết bị và đồ dùng dạy học, sách tham khảo có chất lượng cho trường. - Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn văn, sắp xếp để các em học sinh có điều kiện tham khảo, nghiên cứu. Áp dụng việc giảng dạy máy chiếu nhiều hơn để việc giảng dạy được thuận lợi hơn. - Quan tâm đến chế độ chính sách khi giáo viên có nguyện vọng học tập nâng cao nghiệp vụ. Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết . . . Đoàn Văn Thắng Hàng Vịnh, ngày tháng ..năm 2013 Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docSKKN Thao luan nhom - thắng 2012-2013.doc
  • docTóm tắt ND sáng kiến đề nghi công nhận- thắng.doc