Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7

Tên đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy tiếng Việt 7.

Người thực hiện: Nguyễn Duy Khang

Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Thạnh- Trảng Bàng - Tây Ninh

A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ

 1/ Lí do chọn đề tài

 -Thực hiện đúng sự chỉ đạo của Bộ,Sở,Phòng về đổi mới phương pháp dạy –học.

 -Phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy-học.

 2/ Đối tượng nghiên cứu:

 Học sinh lớp 7/ 2 trường THCS Bình Thạnh.

 3/ Phương pháp nghiên cứu:

 Nghiên cứu thực tiễn,nghiên cứu tài liệu chuyên môn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy Tiếng Việt 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy tiếng Việt 7. Người thực hiện: Nguyễn Duy Khang Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Thạnh- Trảng Bàng - Tây Ninh PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lí do chọn đề tài -Thực hiện đúng sự chỉ đạo của Bộ,Sở,Phòng về đổi mới phương pháp dạy –học. -Phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy-học. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7/ 2 trường THCS Bình Thạnh. 3/ Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn,nghiên cứu tài liệu chuyên môn. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận II. Cơ sở thực tiễn III. Nội dung vấn đề Đề tài đưa ra giải pháp mới *Phương pháp dạy học tích cực, cụ thể: -Phương pháp đàm thoại -Phương pháp gợi mở -Phương pháp vấn-đáp -Phương pháp thảo luận nhóm -Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ: + Bảng phụ + Tranh minh hoạ Một số phương pháp khác Thiết kế bài giảng Đánh giá ưu khuyết điểm và hướng khắc phục của giáo viên C. PHẦN KẾT LUẬN 1/ Nhận xét chung 2/ Hướng phổ biến áp dụng đề tài 3/ Hướng nghiên cứu tiếp LỜI NÓI ĐẦU -Từ năm học 2002, sách giáo khoa Ngữ văn mới đã được triển khai và áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. So với chương trình cũ (cải cách và chỉnh lí) thì chương trình sách giáo khoa mới có nhiều thay đổi. Cụ thể,chương trình mới được xây dựng theo hướng tích hợp của ba phân môn: Văn bản,tiếng Việt và tập làm văn; không còn phân biệt như chương trình cũ. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học mới, tích cực, phù hợp với yêu cầu của chương trình mới mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đề ra. -Phân môn tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn được sắp xếp và giảng dạy không quá khó đối với sự lĩnh hội tri thức của học sinh. Thế nhưng làm sao khi lên lớp giáo viên phải truyền thụ kiến thức để học sinh nắm được một cách chắc chắn đầy đủ kiến thức cần thiết thì đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực rất nhiều. Làm được điều này,được xem là thành công đối với người giáo viên. -Từ thực tiễn đó, để hướng dẫn học sinh học tập tốt từng tiết học ở phân môn tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn, giáo viên phải sử dụng phương pháp nào, phải tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ tri thức ra sao để truyền thụ cho học sinh đạt hiệu quả cao thì không phải là vấn đề đơn giản đối với từng giáo viên. Đó là lí do mà tôi ghi nhận và trình bày lại kinh nghiệm: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀO TIẾT DẠY TIẾNG VIỆT 7. -Dạy văn là một quá trình rất khó đòi hỏi người giáo viên phải có tài năng, có nghệ thuật sư phạm cũng như vốn kinh nghiệm phong phú. Trong nội dung bài viết này tôi chỉ xin trình bày một phần nhỏ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy, cô, đồng nghiệp để việc giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt là phân môn tiếng Việt được tốt hơn. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI -Môn Ngữ văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta bởi dạy văn là dạy cách ứng xử, cách làm người; là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thế nhưng, trên thực tế, phần lớn học sinh không thích học môn học này, thậm chí có em còn sợ mỗi khi đến giờ học văn…Từ thực tế đó đòi hỏi người giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi cho mình một phương pháp dạy học tốt nhất nhằm giúp học sinh tiếp thu bài nhanh nhất. Muốn thế thì phương pháp dạy học phải không ngừng đổi mới, nâng cao; phải mang tính tích cực, chủ động cao nhằm tập trung vào việc khơi dậy sự tự rèn luyện, phát triển khả năng tự duy, suy nghĩ và vận dụng một cách chủ động,phát huy tính tích cực của học sinh.v..v -Tất cả những điều trên đã thôi thúc tôi không ngừng suy nghĩ, cố học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp mới để dạy tốt môn Ngữ văn, đặc biệt là phân môn tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập của mỗi học sinh, nâng cao hiểu biết về từ, âm, lẫn nghĩa của tiếng Việt đồng thời giúp các em có vốn ngôn ngữ phong phú; đặc biệt là biết vận dụng trong văn nói, văn viết… 2/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Những phương pháp, biện pháp tích cực để hướng dẫn học sinh yếu, thụ động của lớp 7/ 2 (năm học 2007-2008) hiểu rõ được các kiến thức trọng tâm của một tiết tiếng Việt. 3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trình bày phương pháp dạy học tích cực vào một tiết tiếng Việt ở lớp 7/ 2 trường THCS Bình Thạnh Tuần 11 Tiết 43 Bài : TỪ ĐỒNG ÂM 4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU *Để hoàn thành bài viết này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Nghiên cứu tài liệu có liên quan : Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế dạy học Ngữ văn 7; Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. -Điều tra, dự giờ, thực nghiệm. -Đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy. -Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 6,7,8,9 các chu kì PHẦN II NỘI DUNG I> CƠ SỞ LÍ LUẬN -Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục. -Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa được ban hành kèm theo quyết định số 03/ 2002/ QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. -Phân môn tiếng Việt trong phân phối chương trình không nhiều tiết nhưng không phải vì thế mà chúng ta không quan tâm đến phân môn này.Giảng dạy tiếng Việt làm sao đạt được hiệu quả mà học sinh không nhàm chán vì đa số các em cho rằng học tiếng Việt là dễ nhất trong 3 phân môn : Văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn. Vì chương trình được biên soạn theo hướng tích hợp ngang và tích hợp dọc, giáo viên phải thực hiện một trong hai quan điểm tích hợp trên ở tiết học; trong cả quá trình lên lớp trên cơ sở xác định phương pháp chủ đạo.Vậy trong rất nhiều phương pháp, giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp nào để hỗ trợ đắc lực trong một tiết tiếng Việt mà vẫn thực hiện đúng giảng dạy theo quan điểm tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạo theo quan điểm.Đó là phương pháp tích cực nhất. II> CƠ SỞ THỰC TIỄN -Chương trình mới vẫn giữ 3 phân môn là Văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn nhưng sẽ không trình bày mục tiêu riêng của từng phân môn mà cố gắng tìm ra sự đồng qui giữa 3 phân môn để qua đó thực hiện quan điểm tích hợp. - Chương trình mới coi trọng cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Một nhược điểm của chương trình cũng như việc giảng dạy Ngữ Văn trước đây là chú trọng đến văn viết . Mặc dù viết vẫn là kỹ năng hàng đầu nhưng đòi hỏi các giáo viên chú ý đến năng lực tiếp nhận bằng thính giác và năng lực biểu đạt tư tưởng, tình cảm bằng lời nói của học sinh một cách thích đáng. Giáo viên cần chú ý đến sự hỗ trợ giữa hai nhóm kỹ năng về tiếng Việt và Văn học, bởi vì Văn học là nghệ thuật ngôn từ, cho nên giỏi về Tiếng Việt, học sinh sẽ giỏi về kỹ năng Văn học và ngược lại. Có kỹ năng văn học, học sinh sẽ hứng thú và có được những mẫu mực để noi theo khi rèn luyện kỹ năng về Tiếng Việt, để từ đó nâng cao hơn trong kỹ năng làm văn. Và lẽ đương nhiên, thiếu kỹ năng Tiếng Việt, học sinh sẽ thiếu năng lực cảm nhận tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong văn bản, dẫn đến không hứng thú học tập môn Ngữ Văn. - Qua thực tế, chất lượng của một tiết Tiếng Việt ở lớp 7/2 đã được khảo sát ở giữa HK I năm học 2007 – 2008, kết quả như sau: TSHS Kết quả xếp loại bài kiểm tra Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 45 7 15,5 10 22,2 20 44,4 8 17,9 Không khí lớp học nặng nề, học sinh thụ động, không tham gia xây dựng bài, không phát biểu …. Tôi nhận thấy đó là những nguyên nhân sau: + Học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, không chuẩn bị bài mới, không hứng thú khi đến tiết học. + Giáo viên chưa có hệ thống những câu hỏi gợi mở, tích cực, những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng tiết học… Cụ thể nhằm thu hút , lôi cuốn học sinh. Vì thế, cần áp dụng phương pháp tích cực vào tiết học để hoàn thiện vai trò “thầy thiết kế, trò thi công” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. II- NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1) Trong quá trình nghiên cứu, lên lớp, tôi đã thực hiện các phương pháp sau: a/ Phương pháp đàm thoại: Vì phương pháp giảng dạy Tiếng Việt dựa trên lý thuyết giao tiếp, cho nên phải cố gắng từng bước giảm thiểu phương pháp dạy các môn theo lối thuyết giảng: giáo viên trình bày, học sinh lắng nghe, ghi bài một cách thụ động. Khái niệm giao tiếp hóa giảng dạy có nghĩa là chuyển quá trình trình bày của học sinh thành những cuộc đàm thoại dài ngắn khác nhau giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa học sinh và học sinh với nhau. Mặc khác, giao tiếp hóa đòi hỏi khi giảng dạy trong phân môn Tiếng Việt phải đặt nó vào ngữ cảnh, phát hiện ra mục đích, ý định và cách thức trình bày nội dung, hình thức của bài học sao cho đạt mục đích mà người nói, người viết đặt ra. Trong giảng dạy, tôi thường sử dụng phương pháp đàm thoại trong phần “tìm hiểu bài”. Với phương pháp dạy mới, hầu như phần này tôi cho học sinh ghi bài rất ít, mà sử dụng phương pháp đàm thoại để cả tôi và học sinh cùng mở rộng nội dung kiến thức bài học. b) Phương pháp gợi mở: Là phương pháp chỉ sử dụng ghi học sinh không thể giải quyết được vấn đề mà cuộc đàm thoại giữa giáo viên và học sinh đang diễn ra hoặc áp dụng đối với đối tượng học sinh yếu, kém. Phương pháp này nhằm giúp các em tìm ra lời giải cho nội dung bài học muốn truyền thụ. Ta có thể sử dụng phương pháp này suốt cả tiết học. Từ những hướng dẫn, gợi mở của ta, học sinh có thể đi đến kết luận cuối cùng và hình thành ghi nhớ cũng như có khả năng giải quyết một số bài tập “hóc búa”. c) Phương pháp vấn đáp: Đây là phương pháp thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các tiết dạy. Để thực hiện tốt phương pháp này, tôi đã chuẩn bị thật kỹ cho mình một hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho mọi đối tượng học sinh. Việc chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi sẽ tạo “bước ngoặc” cho tiết học. Bởi vì, học sinh sẽ hứng thú hơn khi trả lời những câu hỏi thú vị, vừa tầm hiểu đối với kiến thức của các em. Phương pháp này đi kèm cùng phương pháp gợi mở nếu gặp câu hỏi khó. d) Phương pháp thảo luận nhóm: Dạy – học theo phương pháp mới không thể thiếu được phương pháp thảo luận nhóm. Đó là phương pháp trọng tâm trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Người học phải đứng trước vấn đề, phải tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề. Biết hợp tác, chia sẻ để tìm đến chân lý khoa học. Vai trò của giáo viên trong thảo luận là rất quan trọng. Trong khi các em thảo luận, tôi luôn là người tổ chức tạo điều kiện lắng nghe và hỗ trợ khi cần. Ta không nên can thiệp quá sâu vào nội dung thảo luận của các em, cần để cho các em chủ động làm việc, thể hiện quan điểm của mình. Tránh để cho cuộc thảo luận tẻ nhạt, chỉ tập trung vào một số học sinh khá giỏi; cũng tránh để một vài ý kiến của một vài em nào đó lấn át ý kiến của các em khác. Cuộc thảo luận sôi nổi, bình đẳng giữa mọi thành viên sẽ giúp cho mỗi cá nhân tự tin, thoải mái hơn khi tham gia. Kết quả cuộc thảo luận được khẳng định bằng cách ghi lại (giấy hoặc bảng con), trên cơ sở đó ta sẽ nhận xét và đánh giá. e) Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ: Ä Bảng phụ: Bảng phụ là phương tiện hỗ trợ tích cực nhất, đắc lực nhất cho giáo viên và học sinh trong tiết học Tiếng Việt. Với học sinh, bảng phụ được sử dụng khi các em thảo luận nhóm. Theo đó, kết quả thảo luận được nhóm trưởng ghi vào bảng phụ và trình bày cho giáo viên xem. Ưu điểm của bảng này là dễ trình bày, xóa đi khi cần. Nhưng nhược điểm thì cồng kềnh, khổ to….. Với giáo viên, bản thân tôi sử dụng bảng phụ cho hầu hết các phần của bài học. Từ kiểm tra bài cũ đến phân tích ngữ liệu, làm bài tập bổ sung hỗ trợ, cho đến câu hỏi củng cố kiến thức và cuối cùng là phần hứơng dẫn học sinh tự học, ở nhà tôi cũng thường xuyên sử dụng bảng phụ. Ưu điểm của việc sử dụng bảng phụ là tôi có thời gian chuẩn bị trước, không cần phải ghi chép lên bảng, nên có thời gian nhiều hơn cho việc giải quyết bài tập, truyền đạt kiến thức mới. Nhược điểm của nó là phải mang nhiều tấm bảng phụ cho mỗi tiết học. Nếu có hệ thống máy chiếu thì sẽ tiện hơn rất nhiều. Ä Tranh minh hoạ: - Đây là công cụ hỗ trợ cực kỳ đắc lực trong tiết dạy Tiếng Việt mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Bởi lẽ, bản thân giáo viên không có năng khiếu hội họa mà thuê họa sĩ vẽ thì rất tốn kém. Tranh minh hoạ sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc so sánh đối chiếu và hình thành khái niệm ở học sinh và đặc biệt lôi cuốn sự chú ý, tập trung của học sinh vào bài học. - Ở tiết dạy này, tôi đã sử dụng 3 tranh mới với 3 nội dung khác nhau nhưng chúng đều có sử dụng từ “lồng”. Từ đó, tôi đã phân tích từ loại, nghĩa của chúng để các em so sánh, đối chiếu và cuối cùng đi đến khái niệm “Từ đồng âm” . 2) Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác mà mỗi giáo viên sẽ phải vận dụng khi đặt vào những tình huống cụ thể: Đó được xem là bản lĩnh của người thầy giáo, nghệ sĩ khi đứng trên bục giảng sân khấu. 3) Thiết kế bài giảng: Từ cơ sở những phương pháp nêu trên, tôi đã vận dụng chúng vào tiết dạy Tiếng Việt ở lớp 72 năm học 2007 – 2008. Tuần 11: Tiết 43 Bài: TỪ ĐỒNG ÂM. Ngày dạy : 6 / 11/ 2007. I- Mục tiêu cần đạt: 1) Kiến thức: Giúp học sinh. - Nắm được bản chất, khái niệm của từ đồng âm. - Phân biệt được từ đồng âm với từ gần âm, từ nhiều nghĩa. 2) Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng âm, khi nói, viết 3) Thái độ: Giáo dục học sinh sự giàu đẹp của Tiếng Việt, qua đó trân trọng và gìn giữ, phát huy vốn từ Tiếng Việt, yêu thích, ham học môn Tiếng Việt. II- Chuẩn bị: u Giáo viên: Bảng phụ + Tranh minh hoạ + Giáo án + SGK …. u Học sinh: Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi. III- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở , thảo luận, tích hợp, quy nạp vv……….. IV- Tiến trình: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh (1’ – 2’) 2) Kiểm tra bài cũ: ( 5’ – 7’) (2 học sinh) Giáo viên dùng bảng phụ Học sinh 1: Câu 1: v Thế nào là từ trái nghĩa ? Ä Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Câu 2: v Cặp từ nào không phải là trái nghĩa trong các cặp tự sau (3đ) A. Trẻ – già B. Sang – hèn C. Chạy – nhảy D. Sáng – tối (Đáp án C là đúng) Câu 3: v Điền từ thích hợp vào dấu ………….. trong bài ca dao sau (4đ) Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ………… đi mượn, quần …………. đi thuê. (Đáp án: ngắn – dài) Học sinh 2: Câu 1: v Thế nào là từ trái nghĩa ? (3đ) Câu 2: Điền từ thích hợp vào dấu ………………… trong câu sau Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại ……………………… (3đ) (Đáp án: cười) Câu 3: Đặt câu có chứa cặp từ trái nghĩa (4đ) Học sinh tự đặt (Ví dụ: Trong lớp em có bạn Thành thì rất cao còn bạn Lan thì rất thấp (lùn) . GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận và ghi điểm. GV nhận xét việc chuẩn bị bài của học sinh. 3) Bài mới: (30’- 35’) Giáo viên giới thiệu và ghi tựa lên bảng. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là từ đồng âm GV: Theo dõi bảng phụ ghi sẵn các ví dụ và treo 3 tranh minh hoạ cho 3 ví dụ. 1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên 2) Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng. 3) Mẹ đang lồng áo cho gối. GV tổ chức cho học sinh thảo luận: Nội dung thảo luận: u Hãy chỉ ra các nét nghĩa của các từ “lồng” trong các ví dụ trên và cho biết chúng thuộc từ loại gì ? u Nhận xét các từ trên về âm thanh và về nghĩa. l Cả 3 từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa thì khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Ä Từ cơ sở các ngữ liệu đã phân tích, giáo viên chỉ định học sinh nêu khái niệm của từ đồng âm. Học sinh có thể dễ dàng nêu được “Từ đồng âm là những từ có âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau”. Giáo viên nhận xét, chốt ý và gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/135. Bài tập nhanh: (Giáo viên treo bảng phụ) Giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong vế câu đối sau: Ruồi đậu mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt bò Đậu 1: Động từ chỉ hoạt động của con ruồi Đậu 2: danh từ chỉ một loại hạt (đỗ) Bò 1: Động từ chỉ hoạt động của con kiến Bò 2: danh từ chỉ 1 loại động vật ăn cỏ có 4 chân. Học sinh làm và sửa nhanh tại chỗ, giáo viên chốt ý và chuyển sang nội dung 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. u Căn cứ vào đâu em biết được nghĩa của các từ “lồng” trong các ví dụ trên ? l Căn cứ vào ngữ cảnh của đoạn văn hoặc căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp. u Hãy giải thích nghĩa của từ “qua” trong câu sau: “Hôm qua qua nói qua qua mà hổng qua. Hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua qua”. u Người ta sử dụng từ đồng âm trong trường hợp này nhằm mục đích gì ? l Nhằm mục đích chơi chữ . Phần này các em sẽ được học trong bài 13. GV giáo dục sự giàu đẹp của Tiếng Việt cho học sinh nghe. u Trong câu : “Đem cá về kho”. Có thể hiểu theo mấy nghĩa ? l Có thể hiểu theo 2 nghĩa: - Nghĩa 1: đem cá về kho ăn (một cách chế biến thức ăn). - Nghĩa 2: Đem cá về kho chứa ? (nơi chứa, trữ cá). => từ kho trong trường hợp này là từ nhiều nghĩa. Trong giao tiếp cần tránh hiện tượng này, tránh cách nói nước đôi, gây hiểu lầm cho người khác. GV chốt ý và gọi học sinh đọc to, rõ mục ghi nhớ 2 SGK/ 135. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài tập 1, 2, 3 cho học sinh hoạt động nhóm mỗi nhóm 2 bàn cùng thảo luận và trình bày. Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận và ghi điểm cho cả nhóm. Bài tập 4: Giáo viên cho học sinh về nhà tự làm. I – Thế nào là từ đồng âm: ? Ví dụ: SGK/135 a/ Lồng 1: Động từ – chỉ hoạt động của con ngựa. b/ Lồng 2: Danh từ – là đồ vật thường được làm bằng tre, nứa, sắt….. dùng để nhốt gà, vịt, chim… c/ Lồng 3: Động từ – hoạt động của người mẹ đang trùm áo ngoài cho chiếc gối nằm. => cả ba từ là từ đồng âm. * Ghi nhớ 1 : SGK/135 * Bài tập nhanh: II- Sử dụng từ đồng âm: 1) Nghĩa của từ đồng âm: 2) Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Ví dụ: “Đem cá về kho” Kho 1: chế biến cá thành thức ăn Kho 2: nơi chứa, trữ cá. * Ghi nhớ 2 SGK/ 135 III- Luyện tập: 1/ Bài tập 1: SGK 136 Cao 1: chiều cao Cao 2: cao hổ cốt Ba 1: ba năm Ba 2: bão táp, phong ba Tranh 1: tấm tranh Tranh 2: bức tranh thuỷ mặc Sang 1: sang trọng Sang 2: sang sông. (các từ khác tương tự ) 2/ Bài tập 2: SGK/ 136 Cổ 1: phần tiếp giáp giữa đầu và vai Cổ 2: cổ xưa Cổ 3: chỉ cô gái => Cả ba từ đều là danh từ. 3/ Bài tập 3: SGK/ 136 a/ Hai anh em ngồi vào bàn và bàn mãi mới có cách giải quyết vấn đề. b/ Con sâu lẫn sau vào bụi rậm. c/ Năm nay, năm anh em tôi làm ăn khấm khá hơn năm trước. 4) Củng cố và luyện tập: (5’ – 7’) u Từ đồng âm là từ như thế nào ? A- Có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. B- Có âm thanh giống nhau, nghĩa giống nhau. C- Có âm thanh giống nhau, nghĩa gần giống nhau. (tuỳ theo ngữ cảnh). D- Cả A, B, C đều đúng. u Sử dụng từ đồng âm cần lưu ý đến điều gì ? A- Đến quan hệ thứ bậc, lớn nhỏ B- Đến lời nói của đối tượng giao tiếp. C- Đến ngữ cảnh để tránh hiểu lầm. D- Cả A, B, C đều đúng. 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (bảng phụ) (2’) - Học thuộc bài - Làm bài tập còn lại BT4 SGK/ 136 - Chuẩn bị bài mới “Thành ngữ”. Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi. Lưu ý mục II. Sử dụng thành ngữ (xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ). V- Rút kinh nghiệm: Cần cho học sinh thêm vài ví dụ ngoài SGK để học sinh nắm kĩ hơn nội dung bài học. F Kết quả cụ thể: Sau khi áp dụng phương pháp mới cho tiết dạy, tôi thấy đã mang lại kết quả rất khả quan, cụ thể như sau: Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 72 45 17 37,7 20 44,4 8 17,9 0 Kết quả đạt được sau bài “từ đồng âm” so với khảo sát ban đầu tăng lên rất rõ. Điều đó chứng tỏ rằng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào tiết Tiếng Việt là điều rất cần thiết và hữu ích. 4) Đánh giá ưu khuyết điểm và hướng khắc phục của giáo viên: a/ Ưu điểm: - Giáo viên soạn giảng có kết hợp được các phương pháp trong hoạt động dạy và học. - Có sử dụng tốt các phương tiện dạy học ở mỗi tiết dạy. - Tạo được sự hứng thú học tập nơi học sinh, các em không còn cảm giác nhàm chán khi vào tiết học. - Phân bố thời gian hợp lý khi chia nhóm thảo luận: Học sinh thảo luận nghiêm túc, khắc sâu được kiến thức bài học. - Trình bày bảng hợp lý, ít mất thời gian cho việc ghi bảng. b/ Hạn chế: - Khi thảo luận, nhiều lúc giáo viên chưa chú ý đến các nhóm học sinh trung bình, yếu. - Đôi lúc giáo viên gợi mở khá sâu. - Hệ thống câu hỏi còn cao so đối với trình độ học sinh. - Chưa chú trọng đến các bài tập bổ trợ. c/ Hướng khắc phục: - Khắc phục các tồn tại nêu trên. - Soạn bài trước ít nhất 3 ngày, nghiên cứu kỹ giáo án và các phương pháp. - Báo với BGH về việc phụ đạo cho học sinh yếu kém. - Tăng cường dự giờ, học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước để nâng cao năng lực , kỹ năng lên lớp cho bản thân. PHẦN III: KẾT LUẬN 1) Nhận xét chung: Việc sử dụng kết hợp các phương pháp trong hoạt động dạy và học Tiếng Việt nói riêng và môn Ngữ văn nói chung, làm việc làm bắt buộc đối với giáo viên khi lên lớp. Giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh, sẽ giúp cho các em có phương pháp tự học tốt, tự thu nhận thông tin một cách co

File đính kèm:

  • docSKKN Loai A.doc